Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 144: Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ - Năm học 2015-2016

Mục tiêu: HS biết vận dụng phần kiến thức và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và kĩ năng nói để nói trước lớp

Gọi HS đọc đề bài (SGK- 112)

GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài.

GV hướng dẫn học sinh tìm ý cho đề bài

GV yêu cầu học sinh nêu dàn ý đã chuẩn bị ở nhà và thống nhất chung dàn ý trên bảng phụ

GV hướng dẫn cách nói về tư thế, tác phong, ngữ điệu: trình bày lưu loát, diễn đạt hay, thoát ý (không phải là học thuộc lòng)

Học sinh khuyết tật: Đọc chép chính tả phần mở bài

GV uốn nắn

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 144: Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/3/2016
Ngày giảng: 9A 3/2016
 9B 3/2016
Ngữ văn: Tiết 144 - Bài 27:
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT ĐOẠN THƠ, MỘT BÀI THƠ
I- Mục tiêu:
* Mức độ cần đạt:
- Giúp HS có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
- Luyện tập cách lập ý, lập dàn ý và cách dẫn dát vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2. Kĩ năng:
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Vấn đáp, trao đổi, phân tích/ kĩ thuật dạy: Động nào, trình bày
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra đầu giờ (4p)
H: Dàn ý của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
( + Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày nhận xét, đánh giá.
- Cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ.
+ Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.)
Kiểm tra bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động: Khởi động (1p)
Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là thế nào? Vậy giờ học ngày hôm nay sẽ giúp các em củng cố kiến thức về cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ và rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện nói
Mục tiêu: HS biết vận dụng phần kiến thức và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và kĩ năng nói để nói trước lớp
Gọi HS đọc đề bài (SGK- 112)
GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài.
GV hướng dẫn học sinh tìm ý cho đề bài
GV yêu cầu học sinh nêu dàn ý đã chuẩn bị ở nhà và thống nhất chung dàn ý trên bảng phụ
GV hướng dẫn cách nói về tư thế, tác phong, ngữ điệu: trình bày lưu loát, diễn đạt hay, thoát ý (không phải là học thuộc lòng)
Học sinh khuyết tật: Đọc chép chính tả phần mở bài
GV uốn nắn
HS lần lượt nói trước tổ trong 15 phút
Gọi HS trình bày từng phần trước lớp
Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
Giáo viên nhận xét, đánh giá và khuyến khích HS bằng cách cho điểm.
10p
24p
I. Đề bài: 
Bếp lửa sưởi ấm một đời - bàn về bài thơ “Bếp lửa”của Bằng Việt.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
* Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Nghị luận văn học
- Nội dung: Hình ảnh bếp lửa – Tình cảm bà cháu
- Phạm vi: văn bản “Bếp lửa” ( Bằng Việt)
* Tìm ý:
- Tình yêu quê hương của tác giả
+ Hình ảnh bếp lửa
+ Tình cảm bà cháu
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm 
- Nội dung: Bếp lửa sưởi ấm một đời
b. Thân bài
- Bếp lửa và lòng cháu thương bà (3 câu đầu): (dẫn chứng)
- Kỉ niệm một thời đen tối, đói khổ (5 câu tiếp): (dẫn chứng)
- Kỉ niệm sâu sắc về bà trong thời gian tám năm ròng (11 câu tiếp): (dẫn chứng)
-Tô đậm những phẩm chất cao quý của người bà kính yêu (10 câu tiếp): (dẫn chứng)
- Suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ 
-Tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa
 c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ và liên hệ bản thân về hình ảnh bếp lửa
II. Luyện nói:
1. Trình bày trước tổ:
2. Trình bày trước lớp:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
4. Củng cố (3p) 
- GV nhấn mạnh, khái quát lại kiến thức cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
5.Hướng dẫn học bài (2p)
- Bài cũ: Nắm kiến thức về bài nghị luận về một đoạn thơ, đoạn thơ
- Chuẩn bị bài “Biên bản”
+ Đọc trước các nội dung của bài (SGK- 123)
+ Tìm hiểu đặc điểm của biên bản

File đính kèm:

  • docTIẾT 144.doc