Giáo án Tuần 20 Khối 2

TOÁN: (Tiết 98) Bảng nhân 4

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Lập được bảng nhân 4 . Thuộc lòng bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4) . Biết đếm thêm 4 (BT cần làm bài 1; bài 2; bài 3)

II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy học toán 2 (HĐ1)

III. Các hoạt động dạy - học:

 Hoạt động 1:

 - HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3

 * GTB - Ghi đầu bài

Hoạt động 2: Lập và ghi nhớ bảng nhân 4:

* Lập phép nhân- bảng nhân 4.

 - GV nêu bài toán -HS đọc lại đề -phân tích đề.

- GV HDHS thao tác trên các tấm bìa có 4 chấm tròn

- HS nêu cách thao tác

 

doc15 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 20 Khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhân 3 . Thuộc lòng bảng nhân 3
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3) . Biết đếm thêm 3
(BT cần làm bài 1; bài 2; bài 3)
II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy học toán 2 (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:
 - HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2 
 * GTB - Ghi đầu bài . 
Hoạt động 2: Lập và ghi nhớ bảng nhân 3: 
* Lập phép nhân- bảng nhân 3.
 - GV nêu bài toán -HS đọc lại đề -phân tích đề.
- GV HDHS thao tác trên các tấm bìa có 3 chấm tròn 
- HS nêu cách thao tác 
- HS lập phép nhân, đọc phép nhân 
- GV viết bảng: 3 x 1 = 3
- HS đọc: 3 nhân 1 bằng 3 
* HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3
 Lập các phép nhân: 3 x 2 = 6 3 x 10 = 30 (Tương tự như trên)
* HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3
- HS luyện đọc thuộc lòng bảng nhân 3 trên lớp.
Hoạt động 3: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
 - HS nối tiếp nhau đọc phép tính kết quả 
 - HS - GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố HS đọc bảng nhân 3
Bài 2: - HS đọc đề toán - tóm tắt đề toán. 
 - HS làm vào vở BT - 1HS lên bảng làm
 - HS - GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố về giải toán có một phép nhân.
Bài 3 : (cách tiến hành tương tự bài2)
* Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân. 
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
-------------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 31 tháng 1 năm 2012
Kể chuyện:
Ông Mạnh thắng thần gió (GDKNS)
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết sắp xếp lại bức tranh theo đúng với trình tự câu chuyện 
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh đúng với trình tự . (HS khá, giỏi: - Biết kể lại được toàn câu chuyện với giọng kể tự nhiên kết hợp với điệu bộ, cử chỉ nét mặt . Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện)
 - Có khả năng nghe, theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
 *GD kỹ năng giao tiếp: GDHS trong giao tiếp có văn hóa với thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường xanh sạch, đẹp.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS tiếp nối nhau kể “Chuyện bốn mùa”.
B. Bài mới: * GTB: 
Hoạt động1: Sắp xếp lại các tranh theo trình tự câu chuyện:
- HS nêu yêu cầu 1 SGK
- HS quan sát tranh - Nêu nội dung từng tranh.
- HS nêu sắp xếp tranh theo nội dung câu chuyện 
- HS, GV nhận xét.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện:
- GV yêu cầu HS Kể toàn bộ câu chuyện. 
- HS tập kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện trong nhóm 
- Các nhóm thi kể trước lớp
- HS khá, giỏi thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện
- HS, GV nhận xét. Bình chọn nhóm, cá nhân HS thể hiện tốt.
 * GDHS trong giao tiếp có văn hóa với thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường xanh sạch, đẹp.
Hoạt động 3: Đặt tên khác cho câu chuyện: (HS khá, giỏi)
- GV cho HS đặt tên khác cho câu chuyện
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
- GV ghi nhanh một vài ý kiến
- HS trao đổi nhận xét chọn tên phù hợp
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------
Thể dục: (t39)
Đứng kiễng gót hai tay chống hông
Trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” 
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông. 
 - Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước (sang ngang, lên cao chếch chữ V)
 - Làm quen với trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động và kết hợp vần điệu.
II. Đồ dùng: - 1 chiếc còi, kẻ sẵn sân chơi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Phần mở đầu:
 - Tập hợp, lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
 - Khởi động xoay các khớp 
 - Ôn bài thể dục phát triển chung
Phần cơ bản:
Ôn 2 chân ra trước kiễng gót 2 tay chống hông: 
- 1 HS thực hiện lại động tác 
- HS luyện tập trong nhóm 
- HS trình diễn trước lớp theo nhóm
- HS - GV nhận xét 
Chơi trò chơi: “Chạy đổi, chỗ vỗ tay nhau”
- HS tập đọc vần điệu - HS nêu cách chơi, luật chơi
- HS tham gia chơi 
 - GV quan sát - nhận xét 
Phần kết thúc:
 - HS tập hợp hàng ngang
 - HS đi thả lỏng
 - Nhận xét, dặn dò 
-------------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 97) Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thuộc lòng bảng nhân 3.Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3) 
 - Tìm số thích hợp của dãy số (BT cần làm bài 1; bài 3; bài 4)
II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi BT 1, 2
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1: 
 - HS đọc thuộc bảng nhân 3.
 * GTB - Ghi đầu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập: - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả 
- HS - GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc bảng nhân 3
* Củng cố bảng nhân 3.
Bài 3: - HS đọc đề bài - HS phân tích đề 
 - Lớp làm vào vở - 1HS lên bảng giải -
 - HS - GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả
 * Củng cố giải bài toán đơn có một phép nhân. 
Bài 4: - HS nêu yêu cầu
 - Lớp làm vào vở BT -2HS lên bảng làm
 - HS -GV nhận xét - HS đổi vở kiểm tra kết quả
 * Tìm số thích hợp của dãy số
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
 ----------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội: ( Tiết 20)
An toàn khi đi các phương tiện giao thông
(GDKNS)
I. Mục đích yêu cầu: Sau bài HS biết:
 - Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể sảy ra khi đi các phương tiện giao thông.Thực hiện những quy định về trật tự an toàn giao thông
 - Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể sảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hỏa
 - Một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao
*GD kỹ năng tư duy phê phán: HS cần phê phán những hành vi sai quy định khi đi các phương tiện giao thông.
II. Đồ dùng: - Tranh minh họa SGK .
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS kể các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông?
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài 
Hoạt động 1: Một số tình huống có thể sảy ra khi đi các phương tiện giao thông:
- GV chia nhóm - Giao tình huống thảo luận cho từng nhóm
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
*Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải bám chắc, không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hỏa, không bám ở cửa xe, thò đầu hoặc đưa tay ra ngoài khi tàu xe đang chạy trên đường. 
Hoạt động 2: Một số điều lưu ý khi đi các phương tiện giao thông:
- HS quan sát tranh SGK
- HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV
- HS nêu những điểm cần lưu ý khi đi các phương tiện 
- HS - GV nhận xét
* Lưu ý HS cần lưu ý khi đi trên xe khách.
*GD kỹ năng tư duy phê phán: HS cần phê phán những hành vi sai quy định khi đi các phương tiện giao thông 
Hoạt động 3: Vẽ tranh:
- Tổ chức cho HS vẽ những phơng tiện giao thông mà em biết
- HS giới thiệu phơng tiện giao thông mà em vẽ 
- HS + GV nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
 Thứ 4 ngày 1 tháng 2 năm 2012
Tập đọc: Mùa xuân đến
 (GDBVMT)
 I. Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rành mạch được bài văn.
- HS giỏi biết đọc bài với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
- Biết một vài loại cây, loại chim trong bài
- Hiểu ý nghĩa từ mới: nồng nàn, đơm dáng, trầm ngâm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân, mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi. Trả lời được CH1, 2; CH 3(a,b)
(HS khá giỏi trả lời được đầy đủ CH 3)
* GD Hoc sinh bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Đồ dùng: - Bảng phụ (HĐ1).
III Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS đọc phân vai: Ông Mạnh thắng thần gió
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài 
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
- GV đọc mẫu toàn bài, HD học sinh cách đọc.
- Đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp.
 + Luyện đọc tiếng, từ khó:Rực rỡ,chú khướu,trầm ngâm
- Đọc từng đoạn trước lớp: + HS đọc nối tiếp.
 + HD học sinh cách ngắt, nghỉ hơi.
 + HD HS tìm hiểu nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS - GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- 1HS đọc cả bài - lớp đọc thầm từng đoạn - Cả bài
- Lần lượt trả lời câu hỏi SGK
- HS nhận xét - GV chốt
* GD Hoc sinh có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
* Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, muôn vật trở nên tươi đẹp.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
- HS luyện đọc cá nhân
- HS thi đọc lại cả bài.
- HS, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
 ----------------------------------------------------------
thể dục: (T40)
Một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
Trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
I. Mục đích yêu cầu:
 - Tiếp tục học trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”. Yêu cầu HS biết cách chơi có kết hợp vần điệu và tham gia chơi tương đối chủ động
II. Đồ dùng : -1 chiếc còi
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Khởi động xoay các khớp tay, chân 
- Đứng vỗ tay hát
 - Ôn bài thể dục phát triển chung 
B. Phần cơ bản:
Ôn trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” 
 - HS nhắc lại cách chơi
- HS đọc vần điệu: “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau hai ba” 
- GV dùng còi điều khiển chơi
 - HS tham gia chơi: “Chạy bên phải đường vỗ tay trái vào nhau” 
 - HS + GV nhận xét 
 C. Phần kết thúc:
 - HS lắc người thả lỏng - nhảy thả lỏng
 - Đứng vỗ tay và hát
 - Nhận xét - Dặn dò
--------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 98) Bảng nhân 4
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Lập được bảng nhân 4 . Thuộc lòng bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4) . Biết đếm thêm 4 (BT cần làm bài 1; bài 2; bài 3)
II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy học toán 2 (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:
 - HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 
 * GTB - Ghi đầu bài 
Hoạt động 2: Lập và ghi nhớ bảng nhân 4: 
* Lập phép nhân- bảng nhân 4.
 - GV nêu bài toán -HS đọc lại đề -phân tích đề.
- GV HDHS thao tác trên các tấm bìa có 4 chấm tròn 
- HS nêu cách thao tác 
- HS lập phép nhân, đọc phép nhân 
- GV viết bảng: 4 x 1 = 4
- HS đọc: 4 nhân 1 bằng 4 
* HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4
 Lập các phép nhân: 4 x 2 = 4 4 x 10 = 40 (Tương tự như trên)
* HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4
- HS luyện đọc thuộc lòng bảng nhân 4 trên lớp 
Hoạt động 3: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
 - HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả
 - HS - GV nhận xét
* Củng cố ghi nhớ bảng nhân 4.
Bài 2: - HS đọc đề bài - phân tích đề - tóm tắt 
 - HS làm vào vở bài tập - 1HS lên bảng giải
 - HS, GV nhận xét, chữa bài. - HS đổi vở kiểm tra kết quả
 * Củng cố về giải bài toán có một phép nhân 
Bài 3: - HS nêu yêu cầu 
 - HS nối tiếp nhau đếm thêm 4 
 - HS, GV nhận xét
* Củng cố dãy số hơn kém nhau 4 đơn vị.
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò
--------------------------------------------------------------------
chính tả: Tuần 20 ( t 2 ) 
( GDBVMT) 
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ . Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x và iêc/ iêt
 * GD HS thấy được tính cách thật đáng yêu của nhân vật Gió từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép bài viết, bài tập1
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS viêt bảng con:giả vờ, giã gạo. 
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết:
- GV - HS đọc bài thơ
- HS tìm hiểu nội dung bài:
- GD Hoc sinh yêu thiên nhiên
- HS tìm những chữ có dấu hỏi, dấu ngã, tiếng bắt đầu d/r/gi
- HS viết bảng con các tiếng, từ khó:mèo mướp,trèo, bưởi
- GV nhận xét cách trình bày
- GV đọc bài - HS nghe viết bài vào vở
- HS soát lỗi bài
 - GV chấm bài, nhận xét 
 * GD HS thấy được tính cách thật đáng yêu của nhân vật Gió từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
Hoạt động 2: HD làm bài tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu
 - 1HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở 
 - GV - HS nhận xét, HS đọc bài làm đúng
* Củng cố cho HS đọc viết chữ bắt đầu là s/ x 
Bài 2: (Tiến hành tương tự bài 1)
* Củng cố chữ bắt đầu là s/ x và iêc/ iêt
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
--------------------------------------------------------------
Âm nhạc: (T20)
 ÔN bài hát :Trên con đường đến trường
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca 
 – Biết hát kết hợp vỗtay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản (HS khá,giỏi biết gõ đệm theo phách, theo nhịp ).
 II. Đồ dùng: - GV- HS một số nhạc cụ gõ
 III. Các hoạt động dạy – học : 
 A. Bài cũ:
 B. Bài mới : * GTB - Ghi đầu bài
 Hoạt động 1: Ôn bài hát: Trên con đường đến trường
 - HS hát ôn theo tổ, nhóm, cả lớp 
 - HS hát kết hợp gõ đệm
 - GV theo dõi chỉnh sửa 
 - Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản
 - HS khá, giỏi biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 
Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “ rồng rắn lên mây”
 - GV nêu tên trò chơi,cách chơi, luật chơi.
 - HS đọc lời bài hát - HS tham gia chơi 
 - GV theo dõi uốn nắn 
 Hoạt động nối tiếp: Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 2 tháng 2 năm 2012
Luyện từ và câu: Tuần 20
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
 Mở rộng vốn từ về thời tiết. Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa .Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ “Khi nào” để hỏi về thời điểm .Điền đúng dấu chấm, dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho 
II. Đồ dùng: - Bảng phụ (BT1,3)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS nêu các mùa trong năm
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ ngữ về thời tiết: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - đọc các từ 
- HS nêu miệng các từ chỉ mùa phù hợp .
- HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS đọc lại các từ
* Củng cố từ chỉ thời tiết của các mùa.
Hoạt động 2: Thay thế từ khác cho cụm từ: “khi nào”
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập - GV HD cách làm.
 - 1HS lên bảng làm -lớp làm bài vào vở.
 - HS đọc bài làm của mình.
 - HS - GV nhận xét.
* Củng cố cách dùng cụm từ: bao giờ, lúc nào, tháng mấy thay thế cho cụm từ khi nào? 
Hoạt động 3: Sử dụng dấu chấm, dấu chấm than: 
Bài 3: - HS nêu yêu cầu - lớp đọc thầm
 - 1HS lên bảng làm - Lớp làm bài vào vở
 - HS - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Củng cố dùng dấu chấm đặt ở dưới câu kể, dấu chấm than đặt ở cuối câu biểu lộ sắc thái, cảm xúc.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò 
------------------------------------------------------------
Tập viết: CHữ Q HOA 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Viết đúng chữ Q hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ. 
- Viết đúng chữ và cụm từ ứng dụng Quê cỡ vừa, cỡ nhỏ. 
“Quê hương tươi đẹp” Chữ viết đều nét và nối nét đúng quy định
II. Đồ dùng: - Mẫu chữ Q (HĐ1) 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS viết vào bảng con chữ: P - Phong
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: HD học sinh viết chữ Q hoa
 - Giới thiệu mẫu chữ hoa Q. 
- HS quan sát và nhận xét:+ Độ cao
 + cấu tạo.
 - GV viết mẫu chữ Q, HD cách viết.
 - HS luyện viết vào bảng con 
- GV nhận xét, uốn nắn.
Hoạt động 2: HD viết cụm từ ứng dụng: 
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng “Quê hương tươi đẹp”.
- HS đọc cụm từ ứng dụng
- Giúp HS hiểu nghiã cụm từ ứng dụng
- HS nhận xét: + Về độ cao các con chữ
 + khoảng cách, cách nối nét
- HD học sinh viết cụm từ ứng dụng:
+ GV viết mẫu lên bảng- HD cách viết.
- HS viết vào bảng con chữ: Quê
- GV uốn nắn, nhận xét.
Hoạt động 3: HS luyện viết:
- GV nêu yêu cầu bài viết.
- HS viết bài - GV theo dõi, uốn nắn
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò 
-------------------------------------------------------------
Toán: ( Tiết 99 ) Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thuộc lòng bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4) 
 - Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép tính nhân.
 - Tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản
II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi BT 1, 2
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1:
 - HS đọc thuộc bảng nhân 4.
 * GTB - Ghi đầu bài . 
Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nối tiếp nhau nêu kết quả 
- HS - GV nhận xét, chữa bài.
 - HS đọc bảng nhân 4
* Củng cố bảng nhân 4, bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu
 - Lớp làm vào vở BT -1HS lên bảng làm
 - HS - GV nhận xét - HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố cách thực hiện biểu thức. 
Bài 3: - HS đọc đề bài - HS phân tích đề 
- Lớp giải vào vở - 1HS lên bảng giải
 - HS - GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm tra kết quả
* Củng cố giải bài toán đơn có một phép nhân. 
Bài 4: - HS khá giỏi tự làm
 - HS nối tiếp nhau nêu số
 - HS nêu cách tìm số - HS nhận xét
* Củng cố đếm thêm 4 vào số để được số liền sau dãy
Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò 
 -. ----------------------------------------------------
Thủ công : (T20)
Gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng (T2)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết cách gấp, cắt trang trí được thiếp chúc mừng
- Gấp, cắt trang trí được thiếp chúc mừng có thể gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức có thể đơn giản.
* HS khéo tay gấp, cắt trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.
- HS hứng thú làm được thiếp chúc mừng để sử dụng.
II. Đồ dùng: GV: - Một số mẫu thiếp chúc mừng 
 - Quy trình gấp, cắt.
 HS: - Giấy màu, kéo, bút màu, bút chì
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: * GTB:
Hoạt động1: Thực hành:
- Cho HS nhắc lại các bước gấp, cắt 
- GV cho HS quan sát một số mẫu 
- HS thực hành - GV theo dõi uốn nắn
Hoạt động2: Trưng bày - Đánh giá sản phẩm:
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- HS nhận xét, đánh giá sản phẩm 
- HS - GV chọn bài làm tốt
- GV đánh giá chung
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò : 
 ----------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 3 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn: Tuần 20
(GDBVMT) 
I, Mục đích yêu cầu: 
- Đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài văn ngắn . 
- Dựa vào gợi ý viết được đoạn văn ngắn (từ 3 - 5 câu) nói về mùa hè
*GD Hoc sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng: - Tranh ảnh về mùa hè (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:
B. Bài mới: * GTB - Ghi đầu bài 
Hoạt động 1: Đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn: 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc đoạn văn.
 - HS đọc và trả lời trong nhóm đôi. 
 - Nhóm trình bày trước lớp
 - HS - GV nhận xét.
* Đây là đoạn văn tả vẻ đẹp của mùa Xuân tả phải sử dụng nhiều giác quan để quan sát mới thấy được vẻ đẹp của mùa Xuân. 
* GD Hoc sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn về mùa hè:
- HS đọc yêu cầu - Các câu hỏi gợi ý
- GV giới thiệu một vài tranh ảnh về mùa hè
- HS nêu nội dung tranh
- GVhướng dẫn cách làm
- HS làm bài vào vở - HS đọc bài làm
 - HS - GV tuyên dương HS có bài làm tốt.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
 -------------------------------------------------------------------
Toán: (t100) Bảng nhân 5
I. Mục tiêu: Giúp HS: - Lập được bảng nhân 5 .Thuộc lòng bảng nhân 5
 - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5) . Biết đếm thêm 5
 (BT cần làm bài 1; bài 2; bài 3)
II. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy học toán 2 (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1:
 - HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4 
 * GTB - Ghi đầu bài 
Hoạt động 2: Lập và học thuộc bảng nhân 5: 
* Lập phép nhân- bảng nhân 5.
 - GV nêu bài toán -HS đọc lại đề -phân tích đề.
- GV HDHS thao tác trên các tấm bìa có 5 chấm tròn 
- HS nêu cách thao tác 
- HS lập phép nhân, đọc phép nhân 
- GV viết bảng: 5 x 1 = 5
- HS đọc: 5 nhân 1 bằng 5 
* HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5
 Lập các phép nhân: 5 x 2 = 10 5 x 10 = 50 (Tương tự như trên)
* HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5
- HS luyện đọc thuộc lòng bảng nhân 5 trên lớp 
Hoạt động 3: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 
 - HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả
 - HS - GV nhận xét
* Củng cố ghi nhớ bảng nhân 5.
Bài 2: - HS đọc đề bài - phân tích đề - tóm tắt 
- Lớp làm vào vở bài tập - 1HS lên bảng giải
 - HS - GV nhận xét, chữa bài - HS đổi vở kiểm

File đính kèm:

  • docT20.doc
Giáo án liên quan