Giáo án Tuần 14 Khối 2

TOÁN: (Tiết 68) Luyện tập

I.Mục tiêu: - Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi100, dạng đã học.

- Biết giải bài toán về ít hơn. Thực hành xếp hình.

 (Bài tập cần làm: bài 1; bài 2(cột1,2); bài 3; bài 4).

II. Đồ dùng : - 4 hình tam giác vuông cân như SGK (BT4)

III. Các hoạt động dạy - học:

 Hoạt động 1:

 - HS làm bảng con : 55 – 18 = 96 - 48 =

 * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - GV ghi đầu bài

Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm

Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập

 - HS làm vào vở bài tập - HS nêu kết quả

 - HS + GV nhận xét, chữa bài.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 14 Khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS có thái độ đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần BVMT
(Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp)
II. Đồ dùng: - Tranh minh họa (BT3), phiếu giao việc (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- HS hát bài: “Em yêu trường em”
Hoạt động1: Tìm hiểu một số việc làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp: 
- HS đọc nội dung tiểu phẩm
- HS đóng tiểu phẩm
- HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý
- HS trình bày kết quả thảo luận
- HS + GV nhận xét
* KL: Vứt giấy, rác vào đúng nơi qui định là giữ được trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ:
- GV giao việc cho từng nhóm - Nêu câu hỏi thảo luận
- HS quan sát tranh BT3 và thảo luận trong nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS + GV nhận xét
* Để giữ trường lớp sạch đẹp chúng ta cần phải làm trực nhật hằng ngày, không vẽ bẩn lên bàn ghế, tường vứt rác bừa bãi là góp phần BVMT
 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến:
- HS làm bài trong vở bài tập (bài 2)
- 1HS lên bảng làm trên bản phụ
- HS + GV nhận xét
* Giữ trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS. Điều đó thể hiện lòng yêu trường lớp, trường lớp sạch đẹp giúp chúng ta học tập, sinh hoạt tốt.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2009
Kể chuyện: Câu chuyện bó đũa
Tích hợp GD BVMT (Trực tiếp)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên phối hợp với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối của câu chuyện .
- GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
- Tập chung theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn.
 (HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại, dựng lại câu chuyện (BT2)
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ: - HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “Bông hoa niềm vui”.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1: Kể từng đoạn theo tranh:
- HS nêu yêu cầu 1, đọc gợi ý SGK
- GV cho HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- GV giúp HS kể mẫu tranh 1
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Các nhóm thi kể trước lớp.
- HS + GV nhận xét, bình chọn nhóm, bạn kể hay.
Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện: (HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu 2
- GV hướng dẫn HS phân vai trong nhóm.
- HS thảo luận trong nhóm phân vai dựng lại câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS + GV nhận xét. Bình chọn nhóm thể hiện tốt.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------	 .
Thể dục: (T27) Trò chơi “vòng tròn”
I. Mục đích yêu cầu:
- Thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
- Học trò chơi “Vòng tròn”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường sạch sẽ kẻ 3 đường tròn đồng tâm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- HS khởi động xoay các khớp tay, khớp chân
- HS chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc, chuyển thành đội hình vòng tròn, vừa chạy vừa hít thở sâu.
- HS ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần
Phần cơ bản:
- GV HD trò chơi vòng tròn 
- HS điểm số 1-2, 1-2
- GV nêu tên trò chơi, HD cách chơi - Luật chơi
- GV tổ chức HS chơi
Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Đi đều và hát
- Cúi người thả lỏng
- GV nhận xét chung giờ học - Dặn dò
------------------------------------------.--------------------
Toán: (T67) 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi100, dạng 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29. 
- Biết thực hiện phép trừ liên tiếp (Tính giá trị biểu thức số). 
- Biết giải toán có một phép trừ dạng trên. 
(Bài tập cần làm: bài 1(cột1,2,3); bài 2(cột1); bài 3).
II. Đồ dùng: Bảng phụ BT2
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động1:
 - HS lên bảng làm 37 - 8, 78 - 9
 * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - Ghi đầu bài 
Hoạt động 2: HD học sinh thực hiện phép trừ 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29:
* Phép trừ 65 - 38:
 - GV viết phép trừ 65 - 38 - HS đọc
 - HS nhận xét: Số bị trừ, số trừ
 - 1 HS lên bảng tự đặt tính và tính phép tính - Lớp làm bài vào bảng con
 - HS nêu cách đặt tính, cách tính nhiều lần.
* HS thực hiện các phép trừ còn lại tương tự như trên.
 - GV chốt cách đặt tính và tính.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - 2HS lên bảng làm.
 - HS + GV nhận xét.
 - HS đổi vở kiểm tra - Nhận xét.
* Củng cố cách đặt tinh, rồi tính.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - Tổ chúc trò chơi “Tiếp sức” 2 nhóm 
 - GV nêu tên trò chơi - HD cách chơi - Luật chơi
 - HS + GV làm trọng tài
 - HS + GV tổng kết, tuyên dương
* KL : Cách tìm kết quả dãy tính theo 2 bước tính.
Bài 3: - HS đọc đề.- HD HS tìm hiểu đề
 - HS làm vào vở bài tập - 1HS lên bảng giải.
 - HS + GV nhận xét, chữa bài
 - HS khác đọc bài làm của mình - Nhận xét
* Củng cố cách giải dạng toán ít hơn.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------------
Tự nhiên - xã hội: (Tiết 14) Phòng tránh 
 ngộ độc khi ở nhà 
 ( GDKNS )
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được một số biểu hiện khi ngộ độc.
- Biết xử lí khi người nhà và bản thân bị ngộ độc
(Nêu được một số lý do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc )
* GDKN ra quyết định: GDHS sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng ngăn nắp.Không để thức ăn với các chất tẩy rửa hoặc hóa chất khác để phòng tránh ngộ độc ở nhà. 
II. Đồ dùng: Hình vẽ trong SGK trang 30, 31. Một vài hộp thuốc tây (HĐ1,2)
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ:
B. Bài mới: * GTB : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thứ, lí do có thể gây ngộ độc:
 - HS kể tên những thứ có thể gây ngộ độc, lí do gây ngộ độc qua đường thức ăn, uống.
 - HS nêu - GV ghi bảng.
 - HD HS quan sát tranh 1, 2, 3 - Nêu nội dung tranh và trả lời câu hỏi trong SGK.(thảo luận nhóm)
 - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
 - HS + GV nhận xét, bổ sung. 
* HS đọc lại những thứ gây ngộ độc và lí do khiến gây ngộ độc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng tránh ngộ độc:
 - HS quan sát tranh 4, 5, 6 trang 31 theo nhóm đôi (Hỏi và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói mọi người trong từng hình đang làm gì? nêu tác dụng của việc đó).
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- HS + GV nhận xét, bổ sung
- HS liên hệ việc phòng tránh ngộ độc ở nhà.
* GV: Củng cố cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
* GDHS sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng ngăn nắp.Không để thức ăn với các chất tẩy rửa hoặc hóa chất khác để phòng tránh ngộ độc ở nhà. 
Hoạt động3: Đóng vai xử lý người ngộ độc: 
- GV nêu tình huống - HS thảo luận theo nhóm đôi 
- HS phân vai theo tình huống 
- Các nhóm thể hiện trước lớp
- HS + GV nhận xét, bổ sung.
* KL: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi điện cấp cứu, đem đến cơ sở y tế gần nhất.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tập đọc: Nhắn tin
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc rành mạch 2 mẫu nhắn tin; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Giọng đọc thân mật, biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, vui hồn nhiên.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Nắm được cách viết nhắn tin (ngắn gọn, đủ ý). Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II. Đồ dùng: - Bảng phụ (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: - 2 HS đọc bài “Câu chuyện bó đũa” trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B.Bài mới: * GTB : GV giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng, hiểu nghĩa từ:
- GV đọc mẫu toàn bài, HD học sinh cách đọc.
- Luyện đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp.
 + Luyện đọc từ : nhắn tin, lồng bàn .
- Luyện đọc từng mẫu nhắn tin trứơc lớp: 
+ HS đọc nối tiếp
+ HD học sinh cách ngắt nghỉ hơi.
+ HD HS tìm hiểu nghĩa từ mới
- Đọc từng mẫu nhắn tin trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thành tiếng + đọc thầm
- HS lần lượt trả lời câu hỏi
* KL : Mẫu nhắn tin thường ngắn gọn và đầy đủ các nội dung cần nhắn
- HD HS thực hành viết mẫu nhắn tin vào giấy
- HS viết vào giấy
- HS nối tiếp nhau đọc trước lớp
- HS + GV nhận xét, chỉnh sữa.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------
thể dục: (T 28) 	 Trò chơi “Vòng tròn”
I. Mục đích yêu cầu:
- Thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
- Tiếp tục học trò chơi “Vòng tròn”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa diểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, vẽ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m, 3,5m và 4m.
II. Các hoạt động dạy - học: 
A. Phần mở đầu:
	- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
	- Học sinh khởi động
	- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần
B. Phần cơ bản
	- Học sinh chơi “Vòng tròn” 
	- Học sinh điểm số theo chu kỳ 1- 2
	- Tập nhảy chuyển đội hình
	- Tập nhún chân hoặc bước tại chỗ, vỗ tay theo nhịp khi nghe hiệu 
lệnh “Nhảy” hoặc tiếng còi hoặc tín hiệu quy đinh của giáo viên các em nhảy chuyển đội hình.
- Tập đi có nhún chân, vỗ tay theo nhịp khi có lệnh nhảy chuyển đội 
 hình	
C. Phần kết thúc
	- Đi thường và hát
	- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng
	- Giáo viên nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 68) Luyện tập
I.Mục tiêu: - Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi100, dạng đã học.
- Biết giải bài toán về ít hơn. Thực hành xếp hình.
 (Bài tập cần làm: bài 1; bài 2(cột1,2); bài 3; bài 4).
II. Đồ dùng : - 4 hình tam giác vuông cân như SGK (BT4)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1: 
 - HS làm bảng con : 55 – 18 = 96 - 48 =
 * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - GV ghi đầu bài 
Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu bài tập cần làm 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - HS nêu kết quả
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ một số.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập - 2 HS lên bảng làm.
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách đặt tính và tính dạng trừ có nhớ dạng toán 76, 55, 88, 47, trừ đi một số. .`
Bài 3: - HS đọc đề toán - HS phân tích đề.
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm. 
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách giải bài toán ít hơn.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài tập - HD HS phân tích mẫu .
 - HS thực hành xếp hình - 1HS lên bảng thực hành xếp hình (với bộ đồ dùng GV đã chuẩn bị).
 - HS + GV nhận xét, bổ sung
* Củng cố cách xếp hình theo mẫu.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Chính tả : TUÂN 14 (T1) 
I. Mục đích yêu cầu : 
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật. 
- Làm được BT 2a/b/c; BT 3a/b/c.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS lên bảg viết, lớp viết vào bảng con chữ : ngủ, nghỉ
B. Bài mới: * GTB
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết:
	- Giáo viên đọc đoạn viết - học sinh đọc lại
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn viết
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm các hiện tượng chính tả và cách 
 trình bày
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các từ có âm và vần học sinh 
 thường viết sai
	- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết và soát lỗi
	- Giáo viên thu và chấm một số bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: - HS nêu yêu cầu
 - Lớp làm vào VBT - 1 HS lên bảng làm
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cho học sinh cách viết đúng một số các âm vần dễ lẫn i /iê.
Bài 3: (Tiến hành tơng tự bài 2)
* Củng cố cách đọc viết tiếng từ có ăt/ ăc.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------
âm nhạc : (T14) Ôn bài hát: “Chiến sỹ tí hon”
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. 
(Tập biểu diễn bài hát).
- Tập đọc thơ theo âm, hình tiết tấu bài hát
II. Giáo viên chuẩn bị:
	- Tranh ảnh bộ đội duyệt binh, nhạc cụ (HĐ1)
	- Sưu tầm một số bài thơ 5 chữ (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động1: Ôn bài hát “Chiến sỹ tí hon”
	- Học sinh xem tranh ảnh bộ đội duyệt binh
	- GV hát mẫu - HS đọc lời ca 
- Học sinh hát tập thể sau đó luyện theo tổ, nhóm
	- Hát kết hợp gõ đệm
	- Hát kết hợp đứng dậm chân tại chỗ, vung tay nhịp nhàng
	- Tập trình diễn bài hát trước lớp theo tốp ca.
Hoạt động 2: Đọc thơ theo âm, hình tiết tấu:
- Tập đọc thơ theo âm, hình tiết tấu bài hát
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc nhiều đoạn thơ khác nhau
	- Học sinh tự đọc
Hoạt động 3: Trò chơi tìm lời ca trong âm thanh tượng trưng:
	- Thay lời hát bằng âm thanh tượng trưng cho tiếng đàn, tiếng kèn, 
 tiếng trống kết hợp phụ hoạ.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 26 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu: Tuần 14
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
- Nêu được một số từ về tình cảm gia đình (BT1).
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai , làm gì? (BT2);
- điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống (BT3). 
II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi bài tập 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS làm bài tập 1 (Tuần 13)
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: HD học sinh làm bài tập:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS kể những từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em.
 - GV + HS nhận xét, bổ sung.
* Củng cố từ chỉ về tình cảm yêu thương giữa anh chị em.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập
 - GV ghi mẫu .
 - GV hướng dẫn mẫu.
 - HS làm vào vở bài tập - 2HS lên bảng làm (BP).
 - GV + HS nhận xét, bổ sung.
* Củng cố cách tìm bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai, là gì?
Bài 3: - HS nêu yêu cầu - Đọc đoạn văn
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm (BP).
 - HS + GV nhận xét, sửa bài.
* Củng cố cách sử dụng câu dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------
Tập viết: CHƯ M HOA 
I. Mục đích yêu cầu : 
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Miệng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3lần).
- Viết chữ đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Giáo dục HS ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng: - Mẫu chữ hoa M (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - Cả lớp viết vào bảng con chữ L, Lá.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con: 
1. Hướng dẫn viết con chữ hoa M:
 - GV gắn chữ mẫu M lên bảng.
 - HS quan sát, nhận xét mẫu
 - GV chỉ vào chữ mẫu miêu tả lại cấu tạo và cách viết.
 - GV viết mẫu lên khung hình - Hướng dẫn cách viết
 - HS viết bảng con chữ M . 
2. Hướng dẫn viết tiếng, câu ứng dụng:
 - GV đưa bảng phụ, giới thiệu câu ứng dụng: Miệng nói tay làm - HS đọc câu ứng dụng - HS nêu nghĩa câu ứng dụng.
 - HS nhận xét: + Độ cao các con chữ.
 + Khoảng cách giữa các chữ.
 + Cách nối nét, cách đánh dấu thanh.
- HD cách viết, cách nối nét giữa các con chữ 
- HS viết bảng con tiếng Miệng. 
- HS + GV nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 2: HS viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết, HD HS cách viết.
- HS thực hành viết.
- GV theo dõi uốn nắn.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò.
	 - GV nhận xét chung giờ học.
--------------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 69) Bảng trừ
I. Mục tiêu: - Củng cố các bảng trừ có nhớ 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Vận dụng các bảng trừ để làm tính rồi trừ liên tiếp. 
- Luyện tập kĩ năng vẽ hình.
(Bài tập cần làm: bài 1; bài 2(cột1).
II. Đồ dùng: - Bảng phụ ( BT3)
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động1:
 - HS làm 17 - 7 - 2 = 17 - 9 =
 * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - Ghi đầu bài 
Hoạt động2: HD học sinh làm bài tập-GV nêu bài tập cần làm
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập 
 - HS nối tiếp đọc kết quả, GV ghi bảng.
 - GV + HS nhận xét.
* Củng cố HS đọc thuộc bảng trừ.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở bài tập -1HS lên bảng làm.
 - GV+ HS nhận xét - HS nêu cách làm
* Củng cố cách thực hiện dãy tính liên tiếp.qua 2 bước.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập - HD HS quan sát mẫu
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm.
 - HS nhận dạng hình vẽ
 - GV + HS nhận xét.
* Củng cố biểu tượng hình vuông, hình tam giác.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò.
	 - GV nhận xét chung giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Thủ công: (T14) Gấp, cắt, dán hình tròn (T2)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô.
Với HS khéo tay:
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn có kích thước khác.
- HS có hứng thú với giờ học thủ công.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Giấy thủ công, kéo .
- Hình mẫu, qui trình gấp 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới: * GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 1: Nhắc lại qui trình gấp, cắt, dán hình tròn: 
- GV treo tranh quy trình . HS quan sát
- HS nêu lại các qui trình gấp cắt dán hình tròn
+ Bước 1: Gấp hình.
+ Bước 2: Cắt hình
+ Bước 3: Dán hình
Hoạt động 2: Thực hành:
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- HS thực hành theo nhóm, 
- GV quan sát HD thêm.
Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm:
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV + HS các nhóm nhận xét, đánh giá.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò.
	 - GV nhận xét chung giờ học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn: Tuần 14 
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh (BT1).
2. Rèn kĩ năng viết :
- Viết được một mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý (BT1).
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:
B. Bài mới: * GTB : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi kể về bạn nhỏ trong tranh:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - Các câu hỏi gợi ý
 - HS quan sát tranh - Nêu nội dung tranh.
 - HS trả lời lần lượt các câu hỏi
 - HS + GV nhận xét, bổ sung..
* Củng cố cách trả lời câu hỏi kể về bạn nhỏ trong tranh
Hoạt động 2: Viết mẫu tin nhắn:
Bài 2: - HS đọc tình huống và nêu yêu cầu - GV giúp HS nắm vững yêu cầu
 - HS nói nội dung viết nhắn tin của mình trước lớp.
 - GV hướng dẫn HS cách trình bày.
 - HS viết bài vào vở.
 - Nhiều HS tiếp nối nhau trình bày trước lớp.
 - HS + GV nhận xét, chỉnh sửa
* Củng cố cách viết nhắn tin.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 70) Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ tro

File đính kèm:

  • docT14.doc