Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 6 - Tiết 13-24 - Năm học 2015-2016 - Vũ Thị Hảo

1. Đề bài 1:

* Dàn bài tham khảo:

a) Mở bài:

- Giới thiệu lí do đến quan sát dòng sông.

- Giới thiệu cảnh chung bao quát ( dòng sông hiền hòa, dạt dào sức sống thanh xuân).

b) Thân bài:

- Tả lòng sông:

+ Nước sông trong xanh, sóng lăn tăn, dòng nước nhẹ trôi, phản chiếu ánh nắng xuân.

+ Những chiếc thuyền, ca nô ngược dòng. Những chiếc thuyền con thả lưới, đò ngang đầy khách Âm thánh vang lên.

+ Nước cạn, nổi lên một bãi cát dài, nhiều chô đã được hoa màu phủ xanh.

- Tả bầu trời trên con sông:

+ Bầu trời trong xanh, nắng xuân hồng tươi ấm áp, những đám mây bông nhẹ trôi.

+ Đàn chim bay lượn tiếng hót vang lừng.

- Tả cây cối hai bên bờ sông:

+ Cây cối tốt tươi (tả cụ thể chi tiết một số cây to sum sê lá)

+ Thảm cỏ xanh mượt, bãi dâu, bãi ngô xanh tươi.

+ Người đi lại trên bờ Người chờ đò bên sông Người đi chăm bón hoa màu Người tranh thủ trời nắng đi giặt giũ.

c) Kết luận:

- Cảnh bao quát cuối cùng: Mặt trời lên cao, dòng sông càng rực rỡ, càng tấp nập hơn. Cây cối hai bên bờ mơn mởn đón ánh nắng xuân.

- Cảm tưởng: Vui, say trước cảnh đẹp của dòng sông dưới ánh nắng xuân.

 

doc19 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 6 - Tiết 13-24 - Năm học 2015-2016 - Vũ Thị Hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn, câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụtrong các văn bản đã học?
(HS thảo luận nhóm)
GV chia HS ra thành các nhóm (linh hoạt đối với HS từng khối lớp) tổ chức cho HS thi làm bài tập.
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác nhận xét.
GV tổng kết.
1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
GV hướng dẫn HS xác định các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
I/ Lý thuyết
1. So sánh
a. Khái niệm.
b. Phân loại
c. Ví dụ.
2. Nhân hóa
a. Khái niệm.
b. Phân loại
c. Ví dụ.
II/ Luyện tập
* Phát hiện các câu văn, câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụtrong các văn bản đã học.
1. Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”.
* Các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
- Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Cái chàng Dế Choắt gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
- Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.
-Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất.
GV hướng dẫn HS xác định các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
2. Văn bản: “Sông nước Cà Mau”.
GV hướng dẫn HS xác định các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
GV hướng dẫn HS xác định các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
3. Văn bản: “Bức tranh của em gái tôi”.
GV hướng dẫn HS xác định các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
4. Văn bản: “Vượt thác”.
GV hướng dẫn HS xác định các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
GV hướng dẫn HS xác định các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
5. Văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ”.
GV hướng dẫn HS xác định các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
* Các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa:
- Bởi tôi ăn uống điều độtôi chóng lớn lắm.
- một chàng Dế thanh niên cường trángđôi cánh tôi thành cái áo dài
- hai cái râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng
- Tôi đi đứng oai vệcho ra kiểu cách con nhà võdám cà khịa với bà con trong xómkhi tôi to tiếng thì ai cũng nhịnnhững gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
- Tôi đã quát mấy chị cào cào
- 
2. Văn bản: “Sông nước Cà Mau”.
* Các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
- sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chit như mạng nhện.
- bọ mắt đen như hạt vừng.
- Dòng song Năm Căn nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Những đống ngỗ cao ngất như núi
- Những ngôi nhà bènhư những khu phố nổi.
* Các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa:
- Năm Căn đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú
3. Văn bản: “Bức tranh của em gái tôi”.
* Các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
- Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ.
- Mặt chú bé như tỏa sáng ra một thứ ánh sáng rất lạ.
- Tôi nhìn như thôi miên.
4. Văn bản: “Vượt thác”.
* Các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng
- Những động tác thả sào, rút sào rập rang nhanh như cắt
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúccác bắp thịt cuồn cuộnnhư một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Dương Hương Thư vượt thác khác hẳn Dương Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ
- Những cây to nom xanhư những cụ già vung tay tiến về phía trước
* Các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa:
- những chùm cổ thụ dáng mãnh liệt
5. Văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ”.
* Các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh:
Bóng Bác cao lồng lộng.
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
4. Củng cố:
Hệ thống hóa 2 phép tu từ bằng sơ đồ
5. Hướng dẫn học tập: 
- Tìm được các biện pháp nghệ thuật trong các văn bản đã học.
- Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tùy chọn) có sử dụng biện pháp so sánh. Chỉ rõ ý nghĩa của biện pháp so sánh đó.
Ngày soạn: 11/ 1/ 2016
Tiết 17 + 18:
Luyện tập quan sát, tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa
 trong văn miêu tả
A/ Mục tiêu cần đạt
Ôn tập văn miêu tả.
Luyện tập giúp học sinh biết quan sát lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong văn miêu tả
Rèn kỹ năng làm văn miêu tả
B/ Chuẩn bị
 GV: các chi tiết miêu tả mẫu.
 HS: quan sát miêu tả.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1: Ổn định tổ chức
2: Kiểm tra bài cũ
3: Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức về văn miêu tả.
GV yêu cầu HS nhắc lại:
Thế nào là văn miêu tả? Các dạng đề văn miêu tả thường gặp là gì? 
(HS làm việc độc lập).
HS trả lời.
HS khác nhận xét.
GV hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Lập dàn ý cho đề bài: Một đêm trăng trung thu trên quê hương em.
HS suy nghĩ độc lập.
GV hướng dẫn HS lập dàn ý.
HS lên bảng trình bày.
GV hướng dẫn HS nhận xét.
? Mở bài, em sẽ giới thiệu những gì? (Giới thiệu chung về đêm trăng rằm.)
- Em định sẽ giới thiệu như thế nào? (Đó là một đêm trăng rằm đáng nhớ)
? Em sẽ chọn những chi tiết nào để tả về đêm trăng rằm?
GV lưu ý: Chúng ta đã được biết bản chất của văn miêu tả là làm cho người đọc, người nghe hình dung được sự vật, sự việc, con người, cho nên khi miêu tả, chúng ta phải chọn những chi tiết đặc sắc, nổi bật nhất để có thế phân biệt với các sự vật, sự việc, con người khác.
- Những đặc điểm nổi bật của đêm trăng rằm:
+ Bầu trời và ánh sao đêm như thế nào?
+ Ánh trăng tỏa xuống ra sao?
+ Hàng cây,
+ Làng xóm có gì khác mọi ngày?
+ Không gian có gì thay đổi?
? Em sẽ sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa như thế nào?
GV gợi ý: Chúng ta có thể sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả các chi tiết, ví dụ như:
- So sánh: Bầu trời và ánh sao đêm là một tấm áo đen khổng lồ có gắn những viên kim cương lấp lánh.
- Nhân hóa: hàng cây như được tắm gội những chiếc lá chao nghiêng lấp loáng.
? Em có cảm nghĩ gì về đêm trăng rằm trên quê hương em? 
(Mỗi đêm trăng trên quê hương em đều là một kỉ niệm đẹp với em. Nó sẽ theo em suốt cuộc đời.)
Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Em hãy tả cảnh bình minh trên quê hương em.
HS suy nghĩ độc lập.
GV hướng dẫn HS lập dàn ý.
HS lên bảng trình bày.
GV hướng dẫn HS nhận xét.
? Mở bài, em sẽ giới thiệu như thế nào? 
( Giới thiệu quang cảnh bình minh trên quê hương em)
(Cảnh đó ở đâu? Vào thời gian nào? Em có trực tiếp được chứng kiến cảnh đó không?)
? Em sẽ chọn những chi tiết nào để tả và sẽ tả theo trình tự như thế nào?
GV lưu ý: Em có thể miêu tả cảnh bình minh trên quê hương em theo trình tự thời gian (từ lúc trời hửng sáng, bình minh đến lúc mặt trời lên cao) hoặc không gian (từ gần đến xa, từ thấp lên cao hoặc ngược lại).
- Tả những nét chung nổi bật của toàn cảnh: Những nét bao quát khi thoạt nhìn cảnh: 
Quang cảnh chung, cảm tưởng chung về cảnh.
- Tả từng bộ phận của cảnh ( theo trình tự hợp lí từ ngoài vào trong hoặc từ trên xuống dưới,...).
+ Chọn tả những nét tiêu biểu nhất, xác định trung tâm của cảnh cần miêu tả là gì?
+ Chú ý tả đường nét, màu sắc của cảnh vật. Sự liên quan giữa cảnh vật ấy với cảnh vật xung quanh nó.
+ Tả người, vật gắn với cảnh (nếu có).
GV lưu ý: Chú ý sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh. Ví dụ như:
- So sánh: Con đường làng như một dải lụa uốn quanh giữa hàng cây xanh tốt, suốt đêm vắng lặng giờ đây nhộn nhịp tiếng chân người.
- Nhân hóa: đám mây trắng bồng bềnh nhởn nhơ ở một góc trời
? Trước một cảnh bình minh đẹp như vậy, em có cảm nhận gì?
Bài tập 3: Cho đoạn văn:
 “Trời vừa xẩm tối, màn đêm như một tấm lụa khổng lồ đang dần dần phủ xuống, bao trùm lên vạn vật, gió nhè nhẹ thổi, cây lá đu đưa thầm thì trò chuyện. Bầu không khí trở lên mát mẻ. Một lúc sau trăng mới từ từ nhô lên. Mặt trăng tròn vành vạnh như cái đĩa trắng tuôn ánh sáng xuống mặt đất. Cảnh vật được khoác lên mình một tấm áo dát vàng”.
a) Xác định nội dung đoạn văn.
b) Chỉ ra hình ảnh so sánh và nhân hóa trong đoạn văn.
HS thảo luận nhóm.
GV gọi HS trình bày.
GV hướng dẫn HS nhận xét.
GV tổng kết.
I/ Lý thuyết
1. Văn miêu tả
a) Khái niệm:
- Miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc con người phong cảnh làm cho những cái đó như đang hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 
- Trong văn miêu tả năng lưc quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
b) Các dạng văn miêu tả:
- Văn miêu tả người.
- Văn miêu tả cảnh.
II/ Luyện tập
Bài tập 1: 
* Lập dàn ý cho bài văn:
a) Mở bài: Giới thiệu đêm trăng nơi em ở
- Đó là một đêm trăng rằm
b) Thân bài:
- Bầu trời và ánh sao đêm là một tấm áo đen khổng lồ có gắn những viên kim cương lấp lánh
- Ánh trăng tỏa xuống trần gian mát rượi như bà mẹ hiền đưa nôi dịu dàng ru con ngủ.
- Dưới ánh trăng, hàng cây như được tắm gội những chiếc lá chao nghiêng lấp loáng.
- Làng xóm trở nên huyền ảo, lung linh và dần chìm vào giấc ngủ.
- Dưới ánh trăng, bọn trẻ đang nô đùa, chúng gọi nhau ríu rít như bầy chim non.
- Đêm dần về khuya trăng ngả về đằng tây, ánh trăng như rực rỡ hơn, kiều diễm hơn như nàng công chúa diện bộ váy màu vàng nhạt lung linh lấp lóa.
- Không gian trở nên tĩnh lặng dường như từ trong những ngôi nhà tiếng thở nhè nhẹ, đều đều của những đứa trẻ say giấc nồng, với những giấc mơ đẹp đẽ vẳng ra êm êm.
c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng trên quê hương em.
Bài tập 2: 
* Lập dàn ý cho đề bài: Em hãy tả cảnh bình minh trên quê hương em.
a) Mở bài: Giới thiệu về cảnh bình minh trên quê hương em (Cảnh đó ở đâu? Vào thời gian nào? Em có trực tiếp được chứng kiến cảnh đó không?)
b) Thân bài: 
- Tả quang cảnh chung, những nét bao quát cảnh. 
- Tả chi tiết: 
+ Tả bầu trời, những hạt sương long lanh trên những cành cây. 
+ Hình ảnh con đường làng quen thuộc. (Con đường làng như một dải lụa uốn quanh giữa hàng cây xanh tốt, suốt đêm vắng lặng giờ đây nhộn nhịp tiếng chân người.)
+ Cảnh đoàn người tấp nập, gọi nhau ý ới, cảnh các bạn học sinh đi học. (Từng đoàn người kéo nhau ra đồng, tiếng gọi nhau í ới. Tiếng chó sủa râm ran cả một quãng đường. Từ các ngõ xóm, các bạn học sinh nhanh chân bước tới trường. Trông ai cũng gọn gàng với bộ đồng phục với chiếc cặp sách ngay ngắn trên lưng và chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai đang bay trong gió sớm.) 
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó
(đó là một cảnh thật đẹp, để lại nhiều cảm xúc).
Bài tập 3:
* Xác định nội dung đoạn văn: đoạn văn tả một đêm trăng đẹp.
* Chỉ ra các hình ảnh so sánh, nhân hóa:
+ Màn đêm như một tấm lụa khổng lồ.
+ Mặt trăng tròn vành vạnh
4. Củng cố: 
- Các kỹ năng này là kỹ năng cơ bản cần có khi đi làm văn miêu tả.
5. Hướng dẫn học tập
 - Biết cách sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh khi miêu tả.
 - Từ dàn ý trong bài 1 và bài 2, em hãy viết thành hai bài văn hoàn chỉnh.
Ngày soạn: 18/ 1/ 2016
CHỦ ĐỀ BÁM SÁT
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
Tiết 19 + 20:
Luyện tập quan sát tưởng tượng, so sánh, liên tưởng
 trong văn miêu tả
A/ Mục tiêu cần đạt
 - Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, lựa chọn, các chi tiết tiêu biểu, so sánh liên tưởng trong văn miêu tả.
 - Rèn kĩ năng quan sát, liên tưởng trong văn miêu tả.
 - Có ý thức làm văn theo đúng trình tự tư duy, tránh tùy tiện.
B/ Chuẩn bị
 - GV: Các bài văn mẫu
 - HS: Luyện tập quan sát.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1: Ổn định tổ chức.
2: Kiểm tra bài cũ.
3: Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức về văn miêu tả.
GV yêu cầu HS nhắc lại về văn miêu tả:
- Văn miêu tả thực ra người miêu tả làm việc gì?
- Năng lực nào của người viết thể hiện rõ?
- Văn miêu tả có cần thiết với cuộc sống không? Vì sao? (Nhất là với trẻ thơ)
HS phát biểu.
HS khác nhận xét.
GV hướng dẫn HS chốt.
? Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có vai trò như thế nào trong văn miêu tả?
? Em hãy nhắc lại phương pháp viết văn miêu tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh?
(HS suy nghĩ độc lập.)
GV hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Nếu phải viết một đoạn văn tả mùa thu quê hương em, em dự định chọn cái gì để viết?
HS làm bài tự do.
GV hướng dẫn HS khác góp ý, bỏ sung.
Bài tập 2:
Cho đoạn thơ:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp dây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
 (Khi con tu hú – Tố Hữu).
a) Đoạn văn trên tả cảnh gì ? Cảnh được tả qua những chi tiết nào ?
b) Nhận xét về bức tranh trong đoạn thơ?
c) Dựa vào ý thơ hãy lập dàn bài để tả cảnh đó?
GV thảo luận nhóm trong bàn.
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
HS khác nhận xét.
I/ Lý thuyết
1. Khái niệm
- Văn miêu tả tái hiện lại chân dung đối tượng cần miêu tả bằng ngôn ngữ, năng lực quan sát của người viết bộc lộ rõ nét nhất.
- Miêu tả rất gần gũi với tuổi thơ:
+ Giúp các em tả lại cảnh, vật, người trong cuộc sống một cách sinh động.
+ Giúp các em làm văn tự sự tốt hơn.
2. Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
- Muốn miêu tả trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
3. Phương pháp viết văn miêu tả cảnh:
- Xác định đối tượng. 
- Quan sát, nhận xét về đối tượng.
- Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày theo một thứ tự hợp lí. Lời văn, đoạn văn đảm bảo sự liên kết, mạch lạc.
- Bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
+ Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định.
+ Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó.
II/ Luyện tập
Bài tập 1:
* Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của cảnh mùa thu:
+ Trời se lạnh
+ Hồ nước trong xanh
+ Trời xanh, mây trắng
+ Gió thổi nhè nhẹ. Hoa cúc nở nơi vườn nhà.
...
Bài tập 2:
a) Đoạn văn trên miêu tả cảnh mùa hè với tiếng tu hú kêu, lúa chiêm chín, ve ngân, trời xanh,...
b) Nhận xét về bức tranh trong đoạn thơ: Đây là một bức tranh về cảnh sắc mùa hè rất sinh động.
c) Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu cảnh mùa hè (giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Giới thiệu từ âm thanh đặc trưng gợi mùa hè...
* Thân bài: Tả bao quát chi tiết đến cụ thể:
- Bầu trời mùa hè: cao, trong, xanh. Những đám mây, làn gió...
- Cảnh vật:
+ Cánh đồng lúa chín ( sử dụng so sánh, nhân hóa...)
+ Cây trong vườn (tả chi tiết) cho nhiều trái chín.
+ Thu hoạch ngô phơi.
+ Hình ảnh những cánh diều bay lượn với đử màu sắc, âm thanh vì vu gợi sự thanh bình...
+ Âm thanh tiếng ve ngân...
* Kết bài: Em yêu cảnh sắc mùa hè, yêu cuộc sống bình yên của làng quê.
4. Củng cố: Khẳng định vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
5. Hướng dẫn học tập:
- Viết đoạn văn miêu tả cảnh mùa thu trên quê hương em. 
- Chuẩn bị bài luyện nói về văn miêu tả: Em hãy tả con sông quê em vào một buổi sáng mùa xuân. Tả cảnh mùa hè trên quê hương em.
Chia 4 nhóm chuẩn bị bài trình bày.
Ngày soạn: 19/ 1/ 2016
Tiết 21 + 22:
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
A/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
 - Rèn kĩ năng nói trước tập thể (lớp) qua đó nắm vững hơn kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Học sinh cần: 
 - Luyện kĩ năng nhận xét cách nói của bạn.
 - Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin.
 - Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng.
 - Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của chủ đề.
 - Rèn năng lực giao tiếp, thuyết trình, đánh giá
B/ Chuẩn bị
 - GV: Giáo án, Sách tham khảo
 - HS: Tập nói ở nhà.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
GV yêu cầu HS trình bày phần bài chuẩn bị.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét chung.
Sau khi kiểm tra phần chuẩn bị, HS tiến hành thảo luận nhóm về bài chuẩn bị của mình để chọn ra bài viết tốt nhất trình bày trước lớp.
GV hướng dẫn HS luyện nói trước lớp.
GV yêu cầu hình thức trình bày trước lớp.
- Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin.
- Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng.
- Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của chủ đề.
HS không nhìn vào giấy chuẩn bị đọc.
GV chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1 + 2: luyện nói về đề 1.
- Nhóm 3 + 4: luyện nói đề 2.
Đề bài 1: Em hãy tả con sông quê em vào một buổi sáng mùa xuân.
Nhóm 1 và nhóm 2 tiến hành thảo luận nhóm.
Các cá nhân trong nhóm lần lượt trình bày bài luyện nói của mình.
Mỗi nhóm sẽ cử 1 nhóm trưởng để ghi lại vắn tắt kết quả luyện nói của các thành viên.
Sau đó, cả nhóm sẽ chọn ra người nói tốt nhất để đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
HS lên trình bày sẽ nói theo dàn ý đã chuẩn bị, không cầm bài viết trước để đọc.
Đề bài 2: Tả cảnh mùa hè trên quê hương em.
Nhóm 3 và nhóm 4 tiến hành thảo luận nhóm.
Các cá nhân trong nhóm lần lượt trình bày bài luyện nói của mình.
Mỗi nhóm sẽ cử 1 nhóm trưởng để ghi lại vắn tắt kết quả luyện nói của các thành viên.
Sau đó, cả nhóm sẽ chọn ra người nói tốt nhất để đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
HS lên trình bày sẽ nói theo dàn ý đã chuẩn bị, không cầm bài viết trước để đọc.
Sau khi các nhóm trình bày, HS khác nhận xét về:
+ Nội dung bài luyện nói
+ Tác phong của người trình bày.
Dựa vào tiêu chí đó để GV đánh giá và cho điểm động viên.
I/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
1. Kiểm tra.
2. Học sinh thảo luận nhóm.
II/ Luyện nói trước lớp
1. Đề bài 1:
* Dàn bài tham khảo:
a) Mở bài:
- Giới thiệu lí do đến quan sát dòng sông.
- Giới thiệu cảnh chung bao quát ( dòng sông hiền hòa, dạt dào sức sống thanh xuân).
b) Thân bài:
- Tả lòng sông:
+ Nước sông trong xanh, sóng lăn tăn, dòng nước nhẹ trôi, phản chiếu ánh nắng xuân.
+ Những chiếc thuyền, ca nô ngược dòng. Những chiếc thuyền con thả lưới, đò ngang đầy khách Âm thánh vang lên.
+ Nước cạn, nổi lên một bãi cát dài, nhiều chô đã được hoa màu phủ xanh.
- Tả bầu trời trên con sông:
+ Bầu trời trong xanh, nắng xuân hồng tươi ấm áp, những đám mây bông nhẹ trôi.
+ Đàn chim bay lượn tiếng hót vang lừng.
- Tả cây cối hai bên bờ sông:
+ Cây cối tốt tươi (tả cụ thể chi tiết một số cây to sum sê lá)
+ Thảm cỏ xanh mượt, bãi dâu, bãi ngô xanh tươi.
+ Người đi lại trên bờ Người chờ đò bên sông Người đi chăm bón hoa màu Người tranh thủ trời nắng đi giặt giũ.
c) Kết luận:
- Cảnh bao quát cuối cùng: Mặt trời lên cao, dòng sông càng rực rỡ, càng tấp nập hơn. Cây cối hai bên bờ mơn mởn đón ánh nắng xuân.
- Cảm tưởng: Vui, say trước cảnh đẹp của dòng sông dưới ánh nắng xuân.
2. Đề bài 2:
* Dàn bài tham khảo:
a) Mở bài:
- Giới thiệu cảnh mùa hè (giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Giới thiệu từ âm thanh đặc trưng gợi mùa hè...
b) Thân bài: Tả bao quát chi tiết đến cụ thể:
- Bầu trời mùa hè: cao, trong, xanh. Những đám mây, làn gió...
- Cảnh vật:
+ Cánh đồng lúa chín ( sử dụng so sánh, nhân hóa...)
+ Cây trong vườn (tả chi tiết) cho nhiều trái chín.
+ Thu hoạch ngô phơi.
+ Hình ảnh những cánh diều bay lượn với đử màu sắc, âm thanh vì vu gợi sự thanh bình...
+ Âm thanh tiếng ve ngân...
c) Kết bài: Em yêu cảnh sắc mùa hè, yêu cuộc sống bình yên của làng quê.
4. Củng cố: Nhắc nhở học sinh cần chú ý sử dụng tốt các kỹ năng làm văn miêu tả.
5. Hướng dẫn học sinh học bài 
 - Luyện viết đoạn văn miêu tả (ví dụ là miêu tả quang cảnh trường em trong buổi lễ chào cờ đầu tuần,) có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. Gạch chân và phân tích tác dụng của một phép so sánh và một phép nhân hóa có trong bài viết.
Ngày soạn: 21/ 1/ 2016
Tiết 23 + 24:
Luyện viết đoạn văn miêu tả
A/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn trong văn miêu tả.
 - Hình thức: đoạn văn miêu tả.
 - Nội dung: Đảm bảo theo yêu cầu của đề.
B/ Chuẩn bị
 - GV: Giáo án, Sách tham khảo,
 - HS: Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Cho đoạn văn:
“ Chị tôi có dáng người cân đối, có thể nói là đẹp, một vẻ đẹp không kiêu sa mà rất đằm thắm. Nhìn chị, người ta bị thu hút bởi mái tóc dài ôm lấy khuôn mặt trái xoan xinh xắn. Khuôn mặt lúc nào cũng hồng như được thoa một lớp phấn. Đôi mắt tròn to, trong sáng giống như mắt bồ câu. Hàng mi dài uốn cong tự nhiên làm cho đôi mắt vốn dĩ đã đẹp nay còn có thêm 

File đính kèm:

  • docGiao_an_tu_chon.doc
Giáo án liên quan