Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I - Mục tiêu

Học xong bài này, HS biết:

-Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.

- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II – Tài liệu và phương tiện

- Các tranh ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

-Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, nói về lòng biết ơn tổ tiên.

III- Các hoạt động dạy – học

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (bài tập 4, SGK)

* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.

* Cách tiến hành

 

docx26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc, con đường vẫn dài dằng dặc.
 Bầu trời cao vời vợi.
 Cái hang này sâu hun hút.
Bài tập 4
 - Cách thực hiện như BT 3
 - Tìm từ ngữ:
Tả tiếng sóng
ì ầm, ầm ầm, ầm ào, ào ào, ì oạp, lao xao, thì thầm
lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên, đập nhẹ lên
Cuồn cuộn, trào dâng, cuộn trào, điên cuồng, điên khùng, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp
Đặt câu, VD:
 + Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm
 + những làn sóng trườn nhẹ (đập nhẹ) lên bờ cát/Những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước.
 + những đợt sóng hung dữ xô vào bờ, cuốn trôi tất cả mọi thứ trên bãi biển.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS viết thêm vàovở những từ ngữ tìm được ở BT3, 4: thực hành nói, viết những từ ngữ đó.
Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2019
BUỔI SÁNG
Toán:
Tiết 38: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- So sánh hai số thập phân; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự đã xác định.
- Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân.
II. Chuẩn bị
- Vở BT, SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Cách so sánh số thập phân
- Cho HS nêu cách so sánh số thập phân 
 + Có phần nguyên bằng nhau
 + Có phần nguyên khác nhau
Bài 1: HS làm bài, gọi HS nêu kết quả
Bài 2: HS đọc đề , giải thích cách làm , HS tự làm bài. 
 a. Khoanh vào 5,964
 b. Khoanh vào 9,32
Khi chữa bài nên cho HS giải thích cách làm, chẳng hạn, phần a cả bốn số đều có phần nguyên là 5, ta thấy: 5,946; 5,96; 5,964 đều lớn hơn 5,694 (vì chữ số hàng phần mời của 5,694 bé hơn chữ số ở hàng phần mời của các số kia: xét các chữ số ở hàng phần trăm của ba số này ta tìm đợc 5,946 là số bé nhất ; xét các chữ số ở hàng phần nghìn của 5,96 tức 5,960 và 5,964 ta thấy 5,964 > 5,960 . Vậy 5,964 là số lớn nhất.
Bài 3 : Có thể cho HS tự làm hoặc giao về nhà.
2. Hoạt động 2:Tìm giá trị của số hoặc chữ số chƯa biết.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a. 9,6x < 9,62	x = 0 	x = 1
b. 25,x4 > 25,74	x = 8	x = 9
IV. Dặn dò : Về làm bài tập còn lại trong SGK.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I - Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói:
 - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn: tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy - học
 - Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên; truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 5 (nếu có)
 - Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 (5 phút : kiểm tra bài cũ 
 HS kể 1 - 2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam
 -Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện (33 phút )
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề.
 - Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng lớp): Kể một câu chuyện em đã nghe hayu đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 - Một HS đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK. Cả lớp theo dõi.
 - GV nhắc HS: những truyện đã nêu ở Gợi ý 1 (cóc kiện trời, Con chó nhà hàng xóm, Người hàng xóm..) là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em cần kể chuyện ngoài SGK.
 - Một số HS nói tên câu chuyện sẽ kể (kết hợp giới thiệu những truyện các em mang đến lớp - nếu có)
 VD: Tôi muốn kể câu chuyện về anh Trương Cảm ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, rất có tài gọi chim. Truyện này tôi đã đọc trên báo an ninh thế giới - tháng 6, năm 2005 vừa qua (HS giới thiệu tờ báo)/ Tôi muốn kể câu chuyện về một chú chó tài giỏi, rất yêu quý chủ, đã nhiều lần cứu chủ thoát chết. Tôi đọc truyện này trong cuốn Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Giắc Lơn-đơn.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi: “Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?”
 - GV nhắc HS chú ý kể chuyện tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong Gợi ý 2: với những câu chuyện dài, các em chỉ cần kể 1 - 2 đoạn.
 - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện. GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em.
 - Thi KC trước lớp:
 + Các nhóm cử đại diện thi kể 
 + Mỗi HS kể chuyện xong đều trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa chuyện.
 - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm: bình chọn bạn tìm được chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút ) - GV nhận xét tiết học
Tập đọc
Trước cổng trời
I - Mục tiêu
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
Biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao.
 2. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi
 có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cũng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
 3. Thuộc lòng một số câu thơ
II- Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
 - kiểm tra bài cũ
 HS đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
 -Giới thiệu bài
 Dọc theo chiều dài của đất nước ta, mỗi miền quê đều có những cảnh sắc nên thơ. Bài thơ Trước cổng trời sẽ đưa các em đến với con người và cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng của một vùng núi cao.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài (33 phút )
a) Luyện đọc 
- chia bài làm 3 đoạn để đọc nối tiếp :
 + Đoạn 1: 4 dòng đầu
 + Đoạn 2: tiếp theo đến Ráng chiều như hơi khói.
 + Đoạn 3: Phần còn lại
 - GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó được chú giải sau bài (nguyên sơ, vạt nương, triền..); giải nghĩa thêm từ áo chàm (áo nhuộm màu lá chàm, màu xanh đen mà đồng bào miền núi thường mặc); nhạc ngựa (chuông con, trong có hạt, khi rung kêu thành tiếng, đeo ở cổ ngựa), thung (thung lũng).
 - HS đọc theo cặp .
 - Một ,hai HS đọc toàn bàI 
 - GV đọc mẫu.
B) Tìm hiểu bài 
 HS đọc khổ 1 và cho biết :
 - Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”? Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là một đèo cao giữa 2 vách đá: từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
 - Đọc khổ thơ 2 và Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.. (Các em có thể miêu tả lần lượt từng hình ảnh thơ hoặc miêu tả theo cảm nhận, không nhất thiết theo đúng trình tự)
 VD: Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo có thể thấy cả một không gian mênh mông, bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những lòng thung lúa đã chín vàng màu mật đọng, khoảng trời bồng bềnh mây trôi, gió thoảng. Xa xa kia là thác nước trắng xoá đổ xuống từ triền núi cao, vang vọng, ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi bóng mình xuống đáy nước. Không gian nơi đây gợi vẻ nguyên sơ, bình yên như thể hàng ngàn năm nay vẫn như vậy, khiến ta có cảm giác như được bước vào cõi mơ.
 - Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
(Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng, mây trôi, tưởng như đó là cổng đi lên trời, đi vào thế giới của truyện cổ tích/Em thích những hình ảnh hiện ra qua màn sương khói huyền ảo; những sắc màu cỏ hoa, con thác réo ngân nga, đàn dê soi đáy suối. Những hình ảnh đó thể hiện sự thanh bình, ấm no, hạnh phúc của vùng núi cao..)
 + Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên? GV gợi ý nếu HS lúng túng.
 Bức tranh trong bài thơ nếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào?
(Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: người Tây từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau; người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm; tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã; những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
C) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 (từ Nhìn ra xa ngút ngát đến như hơi khói) chú ý đọc với giọng sâu lắng, ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của vùng cao.
 - HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ em thích; có thể thuộc lòng đoạn 2; thi đọc thuộc lòng.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoạc thuộc các đoạn hoặc cả bài thơ.
BUỔI CHIỀU
Bài 8
Xô Viết Nghệ - Tĩnh
I. Mục tiêu
Học song bài này, HS biết:
- Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1931.
- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ - Tĩnh đã đấu trang giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ.
II. Đồ dùng học tập
- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện)
- Lược đồ hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam.
- Phiếu học tập cảu HS
- Tư liệu lịch sử liên quan đến thời kì 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
* Hoạt động1: (Làm việc cả lớp)
- GV có thể giới thiệu bài, kết hợp với sử dụng bản đồ:
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước (1930 - 1931). Nghệ - Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh).
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ -Tĩnh trong những năm 1930 – 1931
 (tiêu biểu cho sự kiện 12 - 9 - 1930).
+ Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
+ ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
* Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
- GV cho HS đọc SGK, sau đó GV tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 ; nhấn mạnh: Ngày 12 - 9 là ngày Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- GV nêu sự kiện theo diễn ra trong năm 1930.
* Hoạt động 3: (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)
- GV nêu câu hỏi: Những năm 1930 - 1931, trong các thon xã ở Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô Viết đã diễn ra điều gì mới ?
- HS đọc SGK, sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập.
- GV yêu cầu một vài học sinh dựa vào kết quả làm việc của mình để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
+ Không hề xảy ra trộm cướp
+ Chính quyền cách mạng bãi bỏ những phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan để áp phá nạn rượu chè, cờ bạc,...
- GV trình bày tiếp:
Bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man, chúng điều thêm binh lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sỹ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết, đến giữa 1931, phong trào lắng xuống.
* Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì:
- GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận:
+ Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
IV. Thông tin tham khảo
Thơ văn đương thời nói về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh:
Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau !
Kìa bến thuỷ đứng đầu dậy trước,
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I - Mục tiêu
 1. Biết lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp của địa phương.
 2. Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh)
II- Đồ dùng dạy - học : Một số tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
 - Kiểm tra bài cũ 
 HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước (đã viết ở tiết TLV trước, về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh). GV nhận xét, chấm điểm
 -Giới thiệu bài
 Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập ( 33 phút )
Bài tập 1
 - GV nhắc HS: + Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ ba phần mở bài - thân bài - kết bài.
 + nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh, có thể tham khảo bài quang cảnh làng mạc ngày mùa (SGK tr.10); nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo Thời gian, tham khảo bài Hoàng hôn trên sông Hương (SGK tr.11 - 12)
 - HS lập dàn ý .
- GV chấm một số bài.
Bài tập 8* - HS xác định YC của BT.: - GV nhắc HS:
 + Nên chọn 1 đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.
 + Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó.
 + đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động.
 + Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết.
 - HS viết đoạn văn
 - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. GV Nx đoạn viết của một số HS, đánh giá cao những đoạn tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò (2 phút )
 - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS có tiến bộ, những HS lập dàn ý tốt, viét được những đoạn văn hay.
ÂM NHẠC
Tiết 8: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT :
REO VANG BÌNH MINH, HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
NGHE NHẠC
I. Mục tiêu.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- biết hát kết hợp vận động.
- Tập biểu diễn bài hát.
* TCTV: Nội dung bài.
II. Chuẩn bị.
- Băng đĩa nhạc
- Thanh phách.
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút )
- Cho lớp hát một bài .
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn hát.	
3. Bài mới. ( 30 phút )
* Hoạt động 1: ( 20 phút )
Ôn tập 2 bài hát: Reo vang bình minh,
Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
a. Ôn tập bài: Reo vang bình minh.
- Gv đàn giai điệu một đoạn trong bài hát cho hs đoán tên bài.
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát theo trình tự: 
+ Hát cả bài.
+ Hát kết hợp vỗ tay.
- Cho hs trình bày bài hát: 
+ Tổ.
+ Nhóm.
+ Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.	
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát kết hợp vận động.
b. Ôn tập bài: 
Hãy giữ cho em bầu trời xanh..
- Gv ghi tiết tấu lên bảng và gõ hình tiết tấu đó cho hs nghe và đoán tên bài hát.
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát theo trình tự: 
+ Hát cả bài.
+ Hát kết hợp vỗ tay.
+ Hát kết hợp vận động.
- Cho hs trình bày bài hát kết hợp vận động.
+ Tổ.	
+ Nhóm.
- Nhận xét, sửa sai.	
* Hoạt động 2: ( 10 phút ) Nghe nhạc
- Cho học sinh nghe bài hát: Vườn xuân - Nhạc và lời: Khánh Vinh.
- Yêu cầu học sinh nói lên cảm nhận khi nghe bài hát.
- Cho học sinh nghe lần 2.
- Nhận xét.	
4. Củng cố- dặn dò.( 4 phút )
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em kết hợp vận động.
Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2019
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I - Mục tiêu
 1. Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
 2. Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng.
 3. Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
II- Đồ dùng dạy - học : VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
 - kiểm tra bài cũ : HS làm lại BT 3, 4 của tiết LTVC trước.
 -Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: -HS đọc YC BT .- HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bài – nhóm khác NX –GV chốt lời giải đúng :
 a) Từ chín (hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được) ở câu 1 với từ chín (suy nghĩ kỹ càng) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa.
Chúng đồng âm với từ chín (số tiếp theo số 8) ở câu 2
 b) Từ đường (vật nối liền hai đầu) ở câu 2 với từ đường (lối đi) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường (chất kết tinh vị ngọt) ở câu 1.
 c) Từ vạt (mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi) ở câu 1 với từ vạt (thân áo) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên) ở câu 2
Bài tập 2. HS đọc YC BT.
HS thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác NX – GV chốt lời giảI đúng :
Câu a)Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa. Từ xuân thứ 2 có nghĩa là tươi đẹp. Câu b) từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi
 - GV củng cố :Từ xuân nào trong 2 câu trên là nghĩa gốc ? từ xuân nào là nghĩa chuyển ?
Bài tập 3 : HS đọc YC BT. HS hoạt động cá nhân.
3 HS trình bày lên bảng – HS khác NX – GV chốt câu đúng :
Cao
Nghĩa
Có chiều cao lớn hơn bình thường
Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường
Đặt câu
Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp
Mẹ cho em vào xem Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
Nặng
Nghĩa
Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
Ngọt
Có vị như vị của đường, mật
(Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe
(Âm thanh) nghe êm tai
Đặt câu
Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.
Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên
Loại sô-cô-la này rất ngọt
Cu cậu chỉ ưa nói ngọt
Tiếng đàn thật ngọt
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ những kiến thức đã học và viết thêm vào vở những câu văn đã đặt ở BT3
Toán:
Tiết 39: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Đọc viết ,so sánh hai số thập phân
Tính nhanh bằng cách thuận tiện
II. Chuẩn bị
- Vở BT, SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Cách đọc, viết , so sánh số thập phân
- Cho HS lấy VD về số thập phânvà nêu
 + cách đọc , cách viết số thập phân
- Cho HS nêu so sánh số thập phân 
 + Có phần nguyên bằng nhau
 + Có phần nguyên khác nhau
Bài 1: HS làm bài, gọi HS nêu kết quả viết số thập phân
 GV viêt lên bảng lớp , HS nhận xét
Bài 3: HS đọc đề , giải thích cách làm , HS tự làm bài.
Khi chữa bài nên cho HS giải thích cách làm, chẳng hạn, phần a cả bốn số đều có phần nguyên là 74 thì cách so sánh là ta so sánh tùng hàng của phần thập phân . Từ đó xếp các số theo thứ tự lớn dần.
2 . Hoạt động 2 : Ôn cách viết phân số thành số thập phân
Bài 2 : GV giúp HS phân tích mẫu
 HS làm theo mẫu 1 bài sau đó làm bài
 Gọi HS lên bảng làm bài
3 . Hoạt động 3 : Ôn cách tính nhanh
 Bài 4 : HS nêu cách làm 
 HS tự làm bài
 Đổi vở để kiểm tra lẫn nhau 
IV. Dặn dò : 
Về làm bài tập trong SGK.
KĨ THUẬT
Nấu cơm
I- Mục tiêu
HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập.
III – Các hoạt động dạy - học 
 Tiết 2
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Hoạt động 1. Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình
 - Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu các cách nấu cơm ở gia đình.
 - Tóm tắt các ý trả lời của HS: Có hai cách nấu cơm chủ yếu là nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp (bếp củi, bếp ga, bếp điện hoặc bếp than) và nấu cơm bằng nồi cơm điện. Hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp thường nấu cơm bằng nồi cơm điện; nhiều gia đình ở nông thôn thường nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách nấu bằng nồi cơm điện
 - Nêu cách thực hiện hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách nấu cơm bếp điện theo nội dung phiếu học tập.
 - Giới thiệu nội dung phiếu học tập, hướng dẫn HS cách trả lời phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thiện nhiệm vụ thảo luận nhóm (yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 kết hợp với quan sát hình 1, 2, 3 (SGK) và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình).
 - Chia nhóm thảo luận và nêu yêu cầu, Thời gian thảo luận (15phút).
 - Đại diện từng nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
 - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp điện. GV quan sát, uốn nắn.
 - Nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp điện.
Lưu ý HS một số điểm sau:
+ Muốn nấu được cơm ngon phải cho lượng nước vừa phải. Có nhiều cách định lượng mức nấu cơm như dùng dụng cụ đong, đo mức nước bằngđũa hoặc ước lượng bằng mắt, Nhưng tốt nhất nên dùng ống đong để đong nước nấu cơm theo tỉ lệ đã nêu trong SGK.
+ Có thể cho gạo vào nồi nấu cơm ngay từ đầu hoặc cũng có thể đun nước sôi rồi mới cho gạo vào nồi. Nhưng nấu theo cách đun sôi nước rồi mới cho gạo vào thì cơm sẽ ngo

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx