Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Trân

I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về :

- Quan hệ giữa 1 và ; giữa và ; giữa và

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

- Giải bải toán liên quan đến số trung bình cộng. HSKG có thể làm thêm BT4.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS làm BT 2(b; c)

? Nêu cách cộng hoặc trừ các phân số khác mẫu số?

? Từ cách làm ở BTc, khi muốn nhân nhiều phân số với nhau ta cần lưu ý điều gì?

(Phân tích thành các thừa số giống nhau rồi rút gọn, sau đó tìm kết quả)

B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:

 2. Phát triển bài:

 

doc42 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Trân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
 2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Luyện đọc 
* Phương pháp: Làm mẫu, đàm thoại
- Gọi HS đọc toàn bài 
? Bài được chia làm mấy đoạn? 
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
? Tìm từ khó đọc trong bài?
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, GVHS cách ngắt nhịp 1 số câu thơ
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 3.
- GV đọc mẫu toàn bài, HS cách đọc
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
a) Gọi HS đọc hai khổ thơ đầu
? Tác giả giới thiệu cảnh ở đâu ? Vào lúc nào? 	
? Tìm câu thơ miêu tả vẻ đẹp đêm trăng trên sông Đà?
? Cụm từ “đêm trăng chơi vơi” gợi tả điều gì?
? Giữa đêm trăng, tác giả đã nghe gì và thấy gì? 
? Từ nào cho biết cô gái chơi đàn rất tốt ?
(Quan sát tranh)
=> Đêm trăng trở nên sinh động bởi có tiếng đàn của cô gái. Điều đó càng làm tăng thêm vẻ thơ mộng cho đêm trăng.
? Ở khổ thơ 2, em thấy cảnh vật trên công trường như thế nào?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp gì? Nhằm mục đích gì?
? Em hãy tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên ở khổ thơ này?
GV: Đây là hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó, hoà quyện...tiếng đàn ngân lên, lan toả trong đêm, ánh trăng rọi xuống, dòng sông lúc này như một “dòng trăng” lấp lánh.
? Nêu nội dung đoạn 1+2?
b) Đoạn 2+3:
? Trong tương lai, bàn tay con người sẽ làm nên điều gì kì diệu ở nơi đây ?
? Câu “Biển sẽ năm bỡ ngỡ ...” ý nói gì?
? Từ “bỡ ngỡ” dùng trong câu này có gì hay? 
? Công trình này sẽ đem lại lợi ích gì cho con người?
GV: Bằng bàn tay, khối óc kì diệu của mình, con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Thiên nhiên lại mang đến cho con người nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đó là mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết giữa con người với thiên nhiên.
? Nêu nội dung đoạn 2?
GVTK: Và quả thật, đất nước ta đã đổi thay, nhiều nhà máy thủy điện, nhiều công trình lớn đã mọc lên. Đất nước đang khoác trên mình một diện mạo mới, hứa hẹn một cuộc sống no ấm, hạnh phúc.
? Nêu nội dung của bài
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm, thuộc lòng:
KT đọc tích cực
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp
? Bài này cần đọc với giọng như thế nào?
- GV đọc mẫu toàn bài, HDHS cách học thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng
3. Củng cố, dặn dò: Thiên nhiên của chúng ta vô cùng tươi đẹp, chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
Cá nhân
- 1 em đọc
- 3 đoạn, mỗi khổ thơ là một đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS tìm: chơi vơi, ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, sóng vai, lấp loáng, bỡ ngỡ, ...
- 3 HS đọc kết hợp giải nghĩa một số từ khó
- 3 HS đọc, lớp nhận xét.
- 1 em đọc
- Cảnh công trình trên Sông Đà vào buổi đêm.
- Một đêm trăng chơi vơi.
- Gợi tả bầu trời mênh mông, trăng trôi nhẹ như đang bay lơ lửng, bồng bềnh; trăng một mình sáng tỏ giữa trời đất bao la -> vẻ đẹp phóng khoáng thơ mộng.
- Nghe âm thanh của tiếng đàn Ba-la-lai-ca. Thấy một cô gái Nga, tóc màu hạt dẻ 
- Ngón tay đan -> điêu luyện, thành thạo
- Cả công trường say ngủ , những tháp khoan ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben: nằm nghỉ.
- Nhân hóa. Có tác dụng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sinh động. ta có cảm giác, tiếng đàn đã làm cho mọi vật chìm vào trong giấc mộng thần tiên.
- Chỉ còn tiếng đàn ngân nga 
... sông Đà
Ý1: Tiếng đàn kỳ diệu trong đêm trăng thơ mộng tại công trường. 
- Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi, biển sẽ nằm bỡ ngỡ ...
- Nói lên sức mạnh của con người đã làm chủ kỹ thuật hiện đại: đắp đập ngăn sông, xây nên một nhà máy Thủy điện trên cao nguyên
- Bỡ ngỡ là lạ lùng, chưa quen thuộc. Bỡ ngỡ vì giữa cao nguyên mênh mông xuất hiện một hồ nước sâu hàng trăm mét, bỡ ngỡ còn biểu lộ một niềm tự hào, một sự ngạc nhiên đến cao độ.
- Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả. Ánh sáng từ dòng Sông Đà đem lại sự văn minh, cuộc sống tươi vui, hạnh phúc cho con người.
Ý2: Cảnh đổi thay của đất nước trong tương lai.
*. Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thuỷ điện Sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
Cá nhân, nhóm bàn.
- Lớp lắng nghe, hát hiện giọng đọc.
- ... giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, thể hiện niềm xúc động của tác giả; chú ý nhấn giọng một số từ (...)
- HS đọc diễn cảm và thuộc lòng theo nhóm bàn.
- 3 HS thi đọc, lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất.
Điều chỉnh bổ sung:..................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS nhận biết được:
- Biết đọc và viết được các số thập phân (các dạng đơn giản).
- Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.
III. CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ sẵn như phần bài học SGK. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Bài cũ: - Gọi HS đọc các số thập phân sau: 0,1 ; 0,5 ; 0,001 ; 0,009
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài
 2. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu khái niệm về số TP
a) Ví dụ: GV treo bảng phụ kẻ sẵn 
+ GV viết dòng thứ nhất và hỏi: Đọc và cho biết có mấy mét, mấy đề-xi mét?
- Em hãy viết 2m 7dm thành số đo có đơn vị là mét.
2m 7dm = m = 2,7 m (đọc là hai phẩy bẩy mét)
- GV viết dòng thứ hai và hỏi: Có mấy mét, mấy đề-xi mét, mấy xăng-ti mét?
- Hãy viết 8m 56cm dưới dạng số đo có đơn vị đo là mét.
8m 56cm = m = 8,56m (đọc là tám phẩy năm mươi sáu mét)
-Tương tự giới thiệu với dòng thứ 3:
0m 195cm = m = 0,195m 
=> Các số 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là số thập phân.
b) Cấu tạo số thập phân:
- GV viết số 8,56 và cho HS đọc.
? Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần?
? Vậy, mỗi số thập phân gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- Yêu cầu HS chỉ chữ số thuộc phần nguyên, phần thập phân của các số 8,56; 2,7; 0,195.
* GV ghi số 90,638, yêu cầu HS đọc và chỉ rõ các chữ số ở mỗi phần của số thập phân này?
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu
- GV viết các số thập phân lên bảng, yêu cầu HS đọc từng số. 
- Yêu cầu HS nêu phần nguyên và phần thập phân của các số trên.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu
? Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì? 
- GV viết hỗn số , yêu cầu HS viết thành số thập phân vào nháp và nêu cách viết.
- Yêu cầu HS làm các bài còn lại 
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV tổng kết bài 
- Dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập còn lại nếu chưa làm xong.
- HS quan sát.
- Có 2m và 7dm
- HS viết và nêu: 2m 7dm = m
- HS đọc và viết số 2,7m.
- Có 8m; 5dm và 6cm (hay 8m 56cm)
- HS viết: 8m 56 cm = m
- HS đọc và viết số 8,56m
- HS đọc và viết số 0,195m( không phẩy một trăm chín mươi lăm mét).
- Thực hiện yêu cầu GV.
- Chia thành 2 phần, phân cách nhau bởi dấu phẩy.
 8 , 56
 Phần nguyên Phần thập phân
=> Mỗi số thập phân bao gồm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân. Những chữ số bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
- HS nêu.
- HS đọc và nêu.
* Hs đọc.
- HS đọc nối tiếp (2 vòng): 9,4 ; 7,98; 25,477; 206,075; 0,037
- HS nêu.
* Hs đọc.
- HS nêu 
- HS viết và nêu = 5,9
- HS làm vở, 1 em lên bảng làm 
82 = 82,45 ; 810 = 810,225
- HS làm vở, 1 em lên bảng làm 
Điều chỉnh bổ sung:..................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930. Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.
- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo của Đảng và dành nhiều thắng lợi vẻ vang.
- Có khả năng khai thác kiến thức từ tư liệu và kể lai chuyện Hội nghị thành lập Đảng.
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn, niềm tự hào về Bác về Đảng.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não.
III. CHUẨN BỊ: Ảnh trong SGK. Tư liệu về bối cảnh ra đời của Đảng
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Bài cũ: ? Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
 ? Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước 
B. Bài mới: 1. GV giới thiệu bài – Ghi đề.
 2. Phát triển bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hoàn cảnh ra đời:
- Yêu cầu HS đọc: “Từ giữa năm ... làm được”.
? Trong năm 1929, tình hình nước ta như thế nào?
? Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu gì?
GV: Từ những năm 1926 đến năm 1929, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ T6 -> T9/1929, ở VN lần lượt ra đời ba tổ chức công sản. Các tổ chức này cùng lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Pháp nhưng thiếu sự thống nhất. Vì vậy cần phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, đủ uy tín để đoàn kết toàn dân chống kẻ thù chung, tăng thêm sức mạnh cho CMVN.
HĐ2: Hội nghị thành lập Đảng:
- Yêu cầu HS đọc: “Vào thời điểm ... nước ta”, thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập: 
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
Thời gian
Ngày 3/2/1930
Địa điểm
Hồng Công (Trung Quốc)
Người chủ trì
Nguyễn Ái Quốc
Nội dung
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất.
Kết quả
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
GV treo tranh Hội nghị thành lập Đảng và mô tả lại (...)
? Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở VN?
HĐ3: Ý nghĩa việc thành lập Đảng:
? Việc thành lập ĐCSVN có ý nghĩa như thế nào?
GVKL: ...
3. Củng cố: - Gọi HS đọc bài học SGK
- Dặn dò, nhận xét tiết học.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời.
+ Để tăng cường thêm sức mạnh của cách mạng, cần sớm hợp nhất các tổ chức công sản.
HS ghi bài: Năm 1929, phong trào CM phát triển, ba tổ chức cộng sản ra đời. Yêu cầu CM đặt ra là phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu, 1 nhóm làm bảng nhóm.
- HS báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi bài: Ngày 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng tại Hồng Công. (TQ)
- Vì Nguyễn Ái Quốc là người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế, được nhân dân VN yêu quý, ngưỡng mộ. Người lại nắm vững tình hình trong nước.
- ĐCSVN được thành lập có ý nghĩa rất to lớn. Từ đây, CMVN có Đảng lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn và dành được nhiều thắng lợi vẻ vang. 
Điều chỉnh bổ sung:..................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN: CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Dựa vào tranh minh họa (SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- Chăm chú nghe kể câu chuyện, nhớ chuyện.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.
III. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ SGK, 1 số loại cây thuốc dễ tìm như : đinh lăng, cam thảo
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 Giới thiệu bài, ghi đề
Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giáo viên kể chuyện.
- GV kể lần 1, kể giọng chậm rãi, chân tình.
- GV kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ. 
- GV lần lượt đưa 6 tranh lên bảng, tay chỉ tranh, miệng kể đoạn truyện tương ứng với tranh.
Cho học sinh xem một số loại cây: đinh lăng, ngải cứu .	
- Giải thích cho HS hiểu các từ : Trưởng tràng (người đứng đầu nhóm học trò cùng học một thầy thời xưa ) dược sơn (núi thuốc)
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Học sinh đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập. 
? Dựa vào tranh minh họa, hãy nêu nội dung của từng tranh?
a) Kể chuyện trong nhóm: Dựa vào tranh và lời kể của giáo viên, hãy kể lại từng đoạn của câu chuyện, tương ứng với tranh theo nhóm. 
b) Kể chuyện trước lớp: 
- Yêu cầu các nhóm kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cho học sinh xung phong kể toàn bộ câu chuyện 
c) Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
? Câu chuyện kể về ai?
? Câu chuyện chúng ta vừa kể khuyên chúng ta điều gì? 
? Vì sao câu chuyện có tên là “Cây cỏ nước Nam”? 
 3. Củng cố - liên hệ: 
? Em biết những bài thuốc chữa bệnh nào từ những câ cỏ xung quanh mình?
- GV liên hệ giáo dục HS: phải biết yêu quí cây cỏ xung quanh ta. 
- Nhận xét tiết học. Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. 
- Chuẩn bị kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
- HS quan sát tranh và lắng nghe GV kể chuyện.
- HS nghe và ghi vào nháp tên một số cây thuốc quý.
- HS quan sát, theo dõi
* HS đọc nêu 3 yêu cầu 
Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.
Tranh 2: Quân dân Nhà Trần tập luyện để chuẩn bị chống giặc Nguyên.
Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta
Tranh 4: Quân dân Nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm binh sĩ khỏe mạnh.
Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc Nam.
- HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện một số nhóm thi kể 
 - 2 em kể toàn bộ câu chuyện. HS theo dõi nhận xét.
- Câu chuyện kể vê danh y Tuệ Tĩnh.
* Ý nghĩa: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quí thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cây, cọng cỏ
- Vì có hàng trăm, hàng nghìn phương thuốc được làm ra từ cây cỏ nước Nam.
- HS tìm:
+ Xông cảm bằng lá bưởi, sả, hương nhu.
+ Ăn cháo hành, tía tô để giải cảm.
+ Cây phân xanh cầm máu.
+ Hẹ ăn trị ho, ...
 - HS lắng nghe.
Điều chỉnh bổ sung:..................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................ 
HĐNGLL: KẾT BẠN CÙNG TIẾN
I. MỤC TIÊU: Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến”, giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở trường, ở lớp.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: Tổ chức theo lớp
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: 
 - Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên báo, đài, 
 - Chuẩn bị: . Chọn bạn kết đôi với mình
 . Chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong năm học này
 . Mỗi tổ 2 tiết mục văn nghệ
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1: - GV phổ biến ý nghĩa của việc kết “Đôi bạn cùng tiến” (Đó là thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những niềm vui, khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt ở lớp, ở trường, ở nhà )
Bước 2: Kể chuyện về “Đôi bạn cùng tiến”
Kể chuyện theo nhóm: Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 5 những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” mà mình đã sưu tầm được.
Kể chuyện trước lớp: GV yêu cầu 3 – 4 HS kể chuyện trước lớp
? Em học tập được điều gì từ các câu chuyện bạn kể?
Bước 3: Ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”:
- Yêu cầu các “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu trước lớp và nói về hướng phấn đấu, giúp đỡ nhau trong năm học.
Bước 4: Biểu diễn văn nghệ:
Yêu cầu các tổ biểu diễn các tiết mục văn nghệ do tổ mình chuẩn bị
Nhận xét, rút kinh nghiệm
Bước 5: Nhận xét, đánh giá:
- GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”. Chúc các đôi bạn trong lớp đạt được chỉ tiêu phấn đấu mà mình tự đặt ra.
Điều chỉnh bổ sung:..................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2018
TOÁN: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN.
 ĐỌC, VIẾT CÁC SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết tên các hàng của số thập phân(dạng đơn giản thường gặp), quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau.
- Nắm được cách đọc, cách viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có
chứa phân số thập phân.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.
III. CHUẨN BỊ: - GV: Kẻ sẵn bảng phóng to (SGK)
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	
A. Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng làm BT:
Điền PSTP hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 
a) 0,2 =; = ; b) 0,05 =..; = ; c) 0,045 = ..; =...
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 
 2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu các hàng và quan hệ giữa các đơn vị của 2 hàng liền nhau của số thập phân.
- GV viết số TP 375, 406 và gọi HS đọc
- GV treo bảng kẻ sẵn, phân tích các hàng của STP vào bảng.
? Dựa vào bảng, hãy nêu các hàng của phần nguyên, các hàng của PTP trong số TP trên.
? Mỗi đv của một hàng bằng bao nhiêu đv của hàng thấp hơn liền sau? Cho ví dụ.
? Mỗi đv của một hàng = một phần mấy đv của hàng cao hơn liền trước? Cho ví dụ.
=> Mỗi đv của một hàng= bằng10 đvị của hàng thấp hơn liền sau hay = 0,1 đvị của hàng cao hơn liền trước.
? Hãy nêu rõ các hàng của số: 375,406, phần nguyên, phần TP của số này?
? Hãy viết số TP gồm 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị, 4 phần mười, 0 P/trăm, 6 P/nghìn và nêu cách viết của mình , đọc số thập phân này?
? Em đã đọc , viết số thập phân này theo thứ tự nào?
? Nêu cách đọc, viết số thập phân?
- GV viết lên bảng số: 0,1985 và yêu cầu HS nêu cấu tạo theo hàng của từng phần trong số TP trên? Đọc STP trên.
* GV hướng dẫn HS đọc cách khác: (...)
HĐ2. Luyện tập
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu
- GV viết lên bảng phần a và yêu cầu HS đọc, nêu rõ phần nguyên, phần TP của số 2,35.
? Nêu giá trị theo hàng của từng chữ số trong số 2,35
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét bài của HS.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài, yêu cầu HS nhận xét, đọc các số vừa viết được, nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV tổng kết bài, nhắc lại các hàng của số thập phân
- Dặn dò 
- HS đọc số.
- HS theo dõi.
Phần nguyên: gồm các hàng như số tự nhiên; PTP gồm các hàng phần mười, hàng P/trăm, hàng phần nghìn
- Bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau
(VD:10 đơn vị = 1 chục,...)
- hay 0,1 đơn vị của hàng cao hơn (của; của )
- HS nêu: 3 trăm, bảy chục, 5 đv, 4 P.mười, 0 P.trăm, 6 P.nghìn.
- HS viết nháp: 375,406
- HS nêu.
=> Viết từ hàng cao -> hàng thấp , viết phần nguyên trước, sau đó viết dấu phẩy rồi viết đến phần TP. Khi đọc từ hàng cao..thấp.
- P.nguyên: gồm 0 đv, PTP gồm có 1 p/mười, 9 p/trăm, 8 p/nghìn, 5 phần chục nghìn. (không phẩy một nghín chín trăm tám mươi lăm)
* HS đọc, theo dõi và thực hiện yêu cầu .
- Hai phẩy ba mươi lăm 
- Phần nguyên là 2, PTP là 
- Gồm 2 đv, 3 phần mười, 5 phần trăm.
- HS làm bài và nêu kết quả.
* Hs nêu yêu cầu
- 1 HS lên bảng viết số, các HS khác làm vào vở và đọc trước lớp.
a) 5,9; 
b) 24,18
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh bổ sung:..................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
- GDBVMT: Có ý thức giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ để muỗi không còn chỗ sinh sản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não.
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ và câu trả lời trang 30 SGK phóng to.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2018_2019_vu_thi_tran.doc
Giáo án liên quan