Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm

1858-1945, thấy được ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

- Lập được bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ: - Bảng thống kê các sự kiện đã học từ bài 1 đến bài 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:- Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945 ?

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài

 b. Các hoạt động

*HĐ1: (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi1, 2 SGK:

+ Các nhiệm vụ của nhân dân ta giai đoạn 1958-1945.

+ Nêu một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử tiêu biểu giai đoạn 1958-1945.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng cả lớp nhận xét bài làm và chốt lại lời giải đúng:
 + Từ sắp bổ sung ý nghĩa cho động từ đến.
 + Từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ trút. 
Bài tập 2:
- Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, thơ, suy nghĩ làm bài cá nhân.
- GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng làm bài. 
- HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 a) Điền từ đã 
 b) Các từ cần điền lần lượt là: đã , đang , sắp.
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài văn và mẩu chuyện vui Đãng trí. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài.
- GV gọi 3- 4 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em lần lượt đọc truyện vui, giải thích cách sửa bài của mình.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
 + Câu 1: Thay đã bằng đang.
 + Câu 2: Bỏ từ đang.
 + Câu 5: Bỏ sẽ hoặc thay bằng đang.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau : Tính từ.
Tiết 2: chính tả ( nhớ -viết )
 nếu chúng mình có phép lạ`
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng s/ x (hoặc tiếng có dấu hỏi / dấu ngã).
- Giáo dục HS rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị :
iii. các hoạt động : 
1. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng viết tiếng có vần ươn, ương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ viết 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thuộc lòng đoạn thơ nhớ - viết trong bài “Nếu chúng mình có phép lạ”.
- GV đọc lại đoạn thơ một lần.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ.
- HS nêu cách trình bày đoạn thơ.
- HS gấp sách, tự nhớ lại và viết đoạn thơ theo yêu cầu của bài.
- HS tự soát lại bài.
- GV đánh giá 6 bài. Nhận xét chung .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 ( lựa chọn ). 
- GV nêu yêu cầu của bài tập, HS làm phần a, b.
- HS đọc thầm đoạn văn rồi làm vào vở.
- GV cho HS chơi thi tiếp sức.
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Bài tập 3:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài tập, làm bài vào VBT.
- GV nhận xét- chữa bài.
- HS thi đọc thuộc lòng những câu trên. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2a, 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Tiết 3: Toán
Tiết 52. tính chất kết hợp của phép nhân
i. Mục đích yêu cầu: 
- HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất 
- Giáo dục HS tính linh hoạt, yêu thích môn học.
ii. Chuẩn bị : 
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động : 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài 3.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1 : Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. 
- GV kẻ bảng như trong SGK, cho HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c rồi tự tính giá trị của 
( a x b ) x c và a x ( b x c ) sau đó so sánh kết quả tính để nhận biết hai giá trị của hai biểu thức bằng nhau. Làm tương tự với từng bộ giá trị khác của a, b, c.
- GV giúp HS viết : ( a x b ) x c = a x ( b x c )
- HS phát biểu thành lời.
- GV : Nói và viết như trên là tính chất kết hợp của phép nhân.
- GV lưu ý HS : Khi tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải : a x b x c = ( a x b ) x c hoặc a x b x c = a x ( b x c ) tức là:
a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c )
- GV HDHS nêu nhận xét: SGK
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài 2a : - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
- HS sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính bằng cách thuận tiện.
- HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Bài 3: - HS đọc bài toán, lớp theo dõi / SGK.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- GV NX- chữa bài: Số HS của 1 lớp là: 
 2 x 15 = 30( HS)
 Số HS của 8 lớp là: 
 30 x 8 = 240 (HS)
 Đáp số: 240 học sinh.
 HS có thể giải theo cách khác. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
NS : 26/10/2016. Ngày dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2016
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: tập đọc
Có chí thì nên
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDKNS: Rèn cho học sinh kĩ năng tự nhận thức bản thân, xác định giá trị, lắng nghe tích cực.
- Không nản lòng khi gặp khó khăn.
II. chuẩn bị:
 GV: - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
 - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm.
III. Các hoạt động :
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Ông trạng thả diều và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng câu tục ngữ.
- GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó, và nhắc nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp. Một, hai em đọc 7 câu tục ngữ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc CH 1, từng cặp trao đổi thảo luận để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm. 
- GV phát phiếu cho vài cặp HS, nhắc các em viết cho nhanh, chỉ viết một dòng.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp NX chốt lại lời giải đúng.
- Một HS đọc câu hỏi 2. Cả lớp suy nghĩ, trao đổi phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lại: Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm khiến người đọc dễ hiểu, dễ nhớ như: ngắn gọn, ít chữ, có vần có nhịp cân đối, có hình ảnh.
- HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV NX chốt lại: HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài.
- HS nhẩm HTL cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài. Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 7 câu tục ngữ
Tiết 2: kể chuyện
Bàn chân kì diệu 
i. mục đích yêu cầu:
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- Yêu thích môn học, biết vượt lên những khó khăn để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
ii. chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ cho truyện trong SGK. 
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, HS nghe, kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- GV kể lần 3.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập. 
a) Kể chuyện theo cặp: HS kể theo cặp hoặc theo nhóm ba em, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
b) Thi kể chuyện trước lớp. 
- Hai, ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Tổ chức thi k/c: 2-3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện 
- Mỗi em kể lại xong đều nói điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 + Qua câu chuyện em hiểy điều gì ? (Những ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúccho ngườu nói điều ước, cho tất cả mọi người) . GV nhận xét tiết học.
Tiết 3: toán
t53. nhân với số có tận cùng là chữ số 0
i. mục đích yêu cầu:
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- yêu thích môn học. 
ii. chuẩn bị: 
- VBT Toán 4
iii. Các hoạt đồng dạy :
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra VBT của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 1324 x 20 = ? 
+ Hướng dẫn HS đặt tính: 
 1324	 + Viết chữ số 0 vào hàng bên phải của tích.
 x 20 + 2 nhân 4 bằng 8 , viết 8 vào bên trái 0
 26480 + 2 nhân 2 bằng 4 , viết 4 vào bên trái 8 
 + 2 nhân 3 bằng 6 , viết 6 vào bên trái 4 
 + 2 nhân 1 bằng 2 , viết 2 vào bên trái 6 
+ GV cho HS nhắc lại cách nhân. 
- Nhân các số có tận cùng là chữ số 0: GV hướng dẫn tương tự như trên. 
* Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: - HS phát biểu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0 
 - HS tự làm bài vào vở. GV gọi HS nêu cách làm và kết quả 
Bài 2: - HS phát biểu cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0 
 - HS làm bài. HS nêu kết quả, nhận xét 
Bài 3: - HS đọc bài toán, Một HS lên bảng tóm tắt rồi giải 
 - Lớp làm bài vào VBT
Bài 4: GV hướng dẫn tương tự bài 3 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau : Tiết 54
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí
Lâm nghiệp và thuỷ sản.
I . Mục đích yêu cầu: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta. Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản. 
- Sử dụng lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ để nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản . 
III . Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số loại cây trồng ở nước ta? Loại cây trồng nào được trồng nhiều nhất?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học. 
b. Các hoạt động
a. Lâm nghiệp
* HĐ1: Làm việc cả lớp
- Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
- Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta.
- GV kết luận.
- Vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng?
-Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu?
 GV kết luận.
b. Ngành thuỷ sản
* HĐ2: Làm việc theo cặp.
- Kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết?
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
- So sánh lượng thuỷ sản năm 1990 và năm 2003.
- Kể tên các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều ở nước ta?
- HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi.
- HS đọc bảng số liệu và trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình 2,3 trang 89 trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Các nhóm nhận xét.
- HS quan sát hình 4 trả lời.
- HS lắng nghe.
3.Củng cố, dặn dò:
 - GV gọi 1-2 HS đọc nội dung bài học (tr 90). GV hướng dẫn HS về nhà.
Tiết 2: Khoa học
Ôn tập: con người và sức khỏe
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. 
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm 
HIV/AIDS.
- Có ý thức phòng bệnh.
II. chuẩn bị:
- Giấy khổ to-bút dạ.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu lứa tuổi dậy thì ? Tuổi dậy thì là gì?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi "ai nhanh, ai đúng?"
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GVhướng dẫn HS tham khảo sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 SGK.
- Phân công cho các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
+ Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét. 
+ Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. 
+ Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ)sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não.
+ Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ)sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
- Nhóm nào xong trước và đúng là tthắng cuộc. 
Bước 2: làm việc theo nhóm 
- GV đi tới từng nhóm để giúp đỡ 
Bước 3: làm việc cả lớp 
 * Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh vận động. 
- GV gợi ý: Quan sát các hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ. 
- Làm việc cả lớp 
- Cuối buổi học, GVdặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học. 
- Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Các nhóm treo sản phẩm của mình và vử người trình bày.
- các nhóm khác nhận xét , góp ý và có thể nêu ý tưởng mới.
- Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
- Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Các nhóm treo sản phẩm của mình và vử người trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý và có thể nêu ý tưởng mới.
3. Củng cố dặn dò:
- Về làm theo những điều đã học
- Chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3: Toán*
 ôn: phép Cộng số thập phân
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho HS về phép cộng số thập phân.
- HS cộng thành thạo hai số thập phân và áp dụng làm các bài tập có liên quan đến phép cộng số thập phân.
- Có ý thức học tập tốt. 
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ.
III. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* HĐ1: Hệ thống kiến thức
- GV hỏi HS trả lời để hệ thống lại kiến thức về phép cộng số thập phân.
- HS cho VD.
- GV nhấn mạnh về phép cộng số thập phân.
* HĐ2: Luyện tập: Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Thực hiện phép tính : 
 3,5 + 4,2 5,9 + 4,16
9,13 + 8,56 6,55 +7,65
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm, nêu cách làm; HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Củng cố cho HS về phép cộng hai số thập phân.
Bài 2: Tìm x : 
x - 24,5 = 23,5 x - 10,11 =23,1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài, phân tích cách làm.
- Cho HS lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm, nêu cách làm; HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân.
Bài 3: Một cửa hàng bán muối ngày đầu bán được 5,3 tấn muối. Ngày thứ 2 bán được 6,01 tấn. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu tấn muối? 
- HS đọc, tóm tắt và làm vào vở, chữa bài.
- HS nhận xét, nhắc lại cách làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Củng cố cho HS về giải bài toán liên quan phép cộng hai số thập phân.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống kiến thức bài. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. 
NS : 27/10/2016. Ngày dạy: Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết rút kinh nghiệm bài văn: bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ, chính tả; nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại được đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Có ý thức học tập tốt.
II. chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi lỗi của HS.
III. các Hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1: NX chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
Gọi HS đọc y/c bài 1, 2 và thực hiện. 
GV đưa lần lượt các lỗi sai theo trình tự trên:
+ Lỗi về bố cục
+ Lỗi chính tả
+ Lỗi dùng từ
+ Lỗi viết câu
+ Lỗi về ý
HS có thể lên bảng hoặc chữa miệng bằng nhiều cách khác nhau. Biểu dương những bài văn hay- đọc trước cả lớp cùng nghe. 
* HĐ2 : Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài.
- HS tìm lỗi sai của mình rồi sửa lại.
- Trao đổi với bạn tìm cái hay ,cái đáng học của bài văn.
- Gọi 3- 4 HS đọc lại bài đã sửa. Biểu dương những bài chữa tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà sửa tiếp bài văn cho hay. Chuẩn bị tiết sau Luyện tập làm đơn .
Tiết 2: Khoa học
Bài 22: Tre, mây, song
I. Mục đích yêu cầu :
- Kể tên một số đồ dùng làm bằng tre; mây, song.
- Nhận một số đặc điểm của tre, mây, song.
- Quân sat, nhận biếtmột số đồ dùng bằng tre, mây, song và cách bảo quản. 
II. chuẩn bị:
- Thông tin và hình trang 46, 47 SGK.
- Phiếu học tập.
- Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III. các Hoạt động :
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách phòng tránh HIV ?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. 
- GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS có thể đọc các thông tin trong SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Làm việc theo nhóm. 
Bước 3: làm việc cả lớp .
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận .
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK:
+ Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn.
 - GV kết luận: Tre và mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất phong phú và đa dạng. Những vật liệu trong gia đình được làm từ tre, mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc. 
- HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ xung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó làm từ vật liệu tre hay mây, song.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
 3. Củng cố, dặn dò:
- Sưu tầm những đồ dùng bằng tre, mây, song. 
- Chuẩn bị tiết sau. 
Tiết 3: toán
Tiết 54: Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cộng, trừ 2 số thập phân.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính, tính giá trị của biểu thức số. Sử dụng các tính chất đã học của phép cộng, phép trừ để tính giá trị của biểu thức số theo cách thuận tiện.
- Giải bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ các số thập phân.
II. chuẩn bị:
IIi. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. Nêu tính chất phép cộng số thập phân & cho ví dụ.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HD học sinh làm bài tập
Bài 1: GV yêu câù HS đặt tính và tính với phần a, b.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài và nêu đề bài
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.
Bài 5: - GV gọi HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- HS trình bày lời giải bài toán.
- 3 HSTB lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. HS khá nhận xét và nêu cách làm.
- 1 HSTB lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. HS khá nhận xét và nêu cách làm.
- 1 HS nêu trước lớp: tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hoặc bằng lời
- 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học. Nêu kiến thức đã sử dụng.
Lớp 4 A, 4 B, 4 C: Buổi chiều
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
 Lắp xe nôi ( tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp xe nôi .
- Lắp được xe nôi theo mẫu, xe chuyển động được.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
ii. chuẩn bị:
- Bộ lắp ghép.
iii. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : KT sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn + TLCH:
 +để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
 + Nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật:
a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết và xếp vào lắp hộp.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2016_2017_tra.doc