Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Lê Quý Tính

ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giấy tô ki- bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS nêu cấu tạo của vần sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.

- Nhận xét- sửa sai.

2, Bài mới

2.1, Giới thiệu bài

2.2, Hướng dẫn nghe viết

- GV đọc toàn bài chính tả.

 + Phrăng Đơ Bô- en là người thế nào?

- GV đọc từng câu cho HS viết theo tốc độ quy định

- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát bài.

- GV nhận xét.

2.3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập, điền tiếng nghĩa, tiếng chiến vào mô hình cấu tạo vần.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

Bài 3:

+ Vị trí dấu thanh trong mỗi tiếng trên được đặt ở vị trí nào?

- GV chốt bài; Yêu cầu 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc.

3, Củng cố, dặn dò

- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có âm đôi ia, iê.

- 2 HS trả lời.

- HS theo dõi sgk.

+ Yêu chuộng hoà bình, không ủng hộ cuộc chiến tranh phi nghĩa.

- HS đọc thầm lại, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát nỗi chính tả, tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi

- Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- 2 HS lên bảng làm trên phiếu, nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng.

+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái (nguyên âm đôi).

+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.

- 1HS đọc yêu cầu.

+ Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.

+ Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Lê Quý Tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhận xét chốt lại ý đúng.
HĐ 2: Tự liên hệ bản thân.
- Gợi ý để mỗi hs nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- Sau mỗi phần trình bày của HS, GV gợi ý để HS tự rút ra bài học
- GV kết luận:
+ Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui, thanh thản và ngược lại.
 + Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm.
3, Hoạt động nối tiếp 
- Thực hiện là người có trách nhiệm.
+ Mỗi người cần phải có suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nhớ lại và và kể về việc làm của mình.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc làm của mình.
- Vài HS nêu lại.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2015
Thể dục
Đội hình đội ngũ 
trò chơi “Hoàng anh, hoàng yến’’
---------------------------------------------------------------------
Chính tả ( Nghe – viết )
Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
I. Mục đích, yêu cầu
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Giấy tô ki- bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo của vần sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.
- Nhận xét- sửa sai.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài 
2.2, Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc toàn bài chính tả.
 + Phrăng Đơ Bô- en là người thế nào?
- GV đọc từng câu cho HS viết theo tốc độ quy định
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát bài. 
- GV nhận xét. 
2.3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập, điền tiếng nghĩa, tiếng chiến vào mô hình cấu tạo vần.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3: 
+ Vị trí dấu thanh trong mỗi tiếng trên được đặt ở vị trí nào?
- GV chốt bài; Yêu cầu 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có âm đôi ia, iê.
- 2 HS trả lời.
- HS theo dõi sgk.
+ Yêu chuộng hoà bình, không ủng hộ cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- HS đọc thầm lại, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai.
- HS viết bài.
- HS soát nỗi chính tả, tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi
- Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 2 HS lên bảng làm trên phiếu, nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng.
+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái (nguyên âm đôi).
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.
- 1HS đọc yêu cầu.
+ Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
+ Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
---------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I, Mục tiêu
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II, Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài trong vở bài tập của HS.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Thực hành
Bài 1
- Hướng dẫn HS phân tích đề, tóm tắt và giải.
* Yêu cầu HS giải theo cách rút về đơn vị.
Bài 2 
- Yêu cầu HS đọc – phân tích đề.
Bài 4 
- Hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV và cả lớp nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc đầu bài.
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng.
Tóm tắt: 12 quyển: 24 000 đồng
 30 quyển:. đồng?
 Bài giải: 
 Giá tiền một quyển vở là:
 24 000 : 12 = 2 000 (đồng)
 Số tiền mua 30 quyển vở là:
 2 000 30 = 60 000 (đồng)
 Đáp số: 60 000 đồng.
- HS giải theo cách tìm tỉ số.
Tóm tắt: 24 bút chì: 30 000 đồng.
 8 bút chì:..? đồng.
Bài giải:
 24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là:
 24 : 8 = 3 (lần)
 Số tiền mua 8 bút chì là:
 30 000 : 3 = 10 000(đồng)
 Đáp số: 10 000 đồng
- 1 HS đọc bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
Tóm tắt: 2 ngày: 72 000 đồng
 5 ngày:. đồng?
 Bài giải: 
 Một ngày làm được số tiền công là. 
 72 000 : 2 = 36 000( đồng)
 5 ngày làm được số tiền là.
 36 000 5 = 180 000 ( đồng)
 Đáp số: 180 000( đồng)
---------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Từ trái nghĩa
I. Mục đích, yêu cầu
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3).
II. Chuẩn bị
 - GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét – sửa sai.
2, Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Phần nhận xét
* Bài 1:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV dán lên bảng lớp 2- 3 tờ giấy khổ to.
- Lớp nhận xét sửa sai.
* Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau, đó là những từ trái nghĩa.
Bài 2: 
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 3: 
+ Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam?
2.3, Ghi nhớ: SGK.
2.4, Luyện tập
Bài tập 1: 
- GV mời 4 HS lên bảng- mỗi em gạch chân 1 cặp từ trái nghĩa.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm vào VBT.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: rộng, đẹp, dưới.
Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 4: 
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đoạn văn miêu tả mầu sắc đẹp của những sự vật dựa theo một ý, một khổ thơ trong bài: Sắc màu em yêu.
- HS cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ trong sgk, làm bài vào vở bài tập.
- 2 –3 HS lên bảng trình bày bài tập.
Chính nghĩa.
Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái sấu, chống lại áp bức bất công
Phi nghĩa.
Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương chi ủng hộ.
- 1 HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp trao đổi thảo luận theo nhóm
- Đại diện HS trả lời.
+ Sống- chết.
+ Vinh – nhục.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3
- Bốn, năm HS phát biểu dự định của mình.
+ Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam – thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
- 2, 3 HS đọc ghi nhớ SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các cặp từ trái nghĩa: đục/ trong; đen/ sáng; rách/ lành; dở/ hay.
- 1 HS đọc bài tập
- Hs làm vào vở BT, 1 HS lên bảng. 
- Một số HS nêu câu trả lời.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận, ghi các đáp án ra giấy A4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
a, chiến tranh, xung đột,...
b, căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù hận, thù địch,...
c, chia rẽ, bè phái, xung khắc,...
d, phá hoại, phá phách, tàn phá, phá huỷ, huỷ hoại,...
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Hs tự đặt câu vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2015
Kể chuyện
Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
I. M ục đích, yêu cầu:
- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình ảnh minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
+ Hãy kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của của một người mà em biết?
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát các tấm ảnh
2.2, GV kể chuyện
+ GV kể lần 1, kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những người lính.
+ GV kể lần 2- 3 kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ trong sgk
2.3, Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a, Kể chuyện theo nhóm:
b, Thi kể chuyện trước lớp:
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
+ Chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+ Bạn có suy nghĩ về chiến tranh? 
+ Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì?
** ý nghĩa câu chuyện:
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài. 
 Chuẩn bị bài sau
- 2 HS kể.
- HS quan sát các tấm ảnh trong sgk.
- 1 HS đọc lời ghi dưới mỗi tấm ảnh.
- HS vừa nghe kể vừa nhìn các hình ảnh minh hoạ
- HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm( mỗi nhóm kể theo 2- 3 tấm ảnh sau đó một em kể toàn truyện. Cả lớp trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
* Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
---------------------------------------------------------------------------
Toán
Ôn tập và bổ sung về giải toán
(tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
- Giải được bài tập 1. 
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bàu trong vở bài tập ở nhà của HS.
- Nhận xét sửa sai.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn HS ôn tập
a, Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ
- GV nêu ví dụ sgk. 
+ Em có nhận xét gì về số kg gạo ở mỗi bao và số bao gạo tương ứng?
b, Giới thiệu bài toán và cách giải 
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS giải bài toán theo cách rút về đơn vị:
+ Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày cần số người là bao nhiêu?
+ Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày thì cần số người là bao nhiêu?
- Hướng dẫn HS giải bài toán theo cách tìm tỉ số.
* Lưu ý: Khi giải bài toán dạng này, HS chỉ cần chọn 1 trong 2 cách thích hợp để trình bày.
2.3, Thực hành
Bài 1:
+ Bài toán này có thể giải theo cách nào?
- GV theo dõi hướng dẫn những em làm chậm.
3, Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS tìm số bao gạo tương ứng rồi ghi kết quả vào bảng. 
+ Khi số kg lô gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần.
- HS đọc bài toán và phân tích bài toán.
- Tóm tắt:
2 ngày: 12 người.
4 ngày: người?
Cách 1:
 Bài giải:
 Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày cần số người là:
 12 2 = 24 (người)
 Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là:
 24 : 4 = 6 ( người)
* Cách 2:
 Bài giải:
Bốn ngày gấp 2 ngày số lần là:
 4 : 2 = 2 ( lần)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là:
 12 : 2 = 6 ( người)
 Đáp số: 6 người.
- 1 HS đọc đề.
+ Rút về đơn vị.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt: 
 7 ngày: 10 người.
 5 ngày:.người?
Bài giải:
Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần:
 10 7 = 70( người)
Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần:
 70 : 5 = 14 ( người)
 Đáp số: 14 người.
---------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Bài ca về trái đất
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, học thuộc 1, 2 khổ thơ; HS khá giỏi học thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài thơ).
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi những câu thơ hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS đọc bài Những con sếu bằng giấy.
- GV nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài mới
2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- GV hướng dẫn cách đọc đúng.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó.
- GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài
+ Hình ảnh trái đất có gì đẹp? 
+ Em hiểu hai câu cuối khổ thơ hai (Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!) nói gì?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
+ Bài thơ muốn nói với em điều gì?
+ Bài thơ gửi gắm thông điệp gì?
c, Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 2.
- Gv nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học thuộc lòng bài thơ ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1HS đọc bài.
- HS đọc tiếp nối (2, 3 lượt).
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- 1, 2 HS đọc toàn bài.
+ Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển.
+ Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý, cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên trái đất dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu.
+ Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Vì chỉ có hoà bình, tiếng hát tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất.
+ Trái đất là tất cả của trẻ em./ Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng.
+ Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.
- Ba HS đọc nối tiếp bài thơ, tìm giọng đọc đúng ở mỗi đoạn.
- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
- Hs thi đọc thuộc lòng và diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ.
-------------------------------------------------------------------------- 
Mỹ Thuật
Vẽ theo mẫu:Khối hộp và khối cầu
(Giáo viên chuyên dạy)
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
II. Chuẩn bị
- HS: Những ghi chép HS đã quan sát được.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài tập quan sát chuẩn bị ở nhà của HS.
- Nhận xét – sửa sai.
2. Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn Hs luyện tập
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS lập dàn ý chi tiết.
- GV và cả lớp nhận xét, góp ý.
 Ví dụ về dàn ý:
* Mở bài:
 Giới thiệu bao quát.
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng, cao.
- Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, những hàng cây xanh.
* Thân bài:
 Tả từng phần của cảnh trường.
- Sân trường:
+ Sân si măng rộng; giữa sân là cột cờ; trên sân có một số cây bàng, phượng, long não toả bóng mát.
+ Hoạt động vào giờ chào cờ, giờ chơi.
- Lớp học:
+ Hai toà nhà hai tầng nằm đối diện nhau.
+ Các lớp học thoáng mát, có quạt treo tường, tủ để đồ dùng, giá để cặp, nơi trưng bày sản phẩm. Tường lớp trang trí.
- Phòng hội đồng đối diện với cổng chính.
- Khu vệ sinh: sắp xếp ở ba khu vực, được giữ vệ sinh sạch sẽ.
* Kết bài:
- Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhờ sự quan tâm của các thầy cô giáo, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh.
- Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
Bài 2: Chọn viết một đoan theo dàn ý trên.
- GV nêu yêu cầu.
- Lưu ý HS nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài vì phần này có nhiều đoạn.
- GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới.
3, Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS trình bày kết quả quan sát ở nhà.
- HS lập dàn bài chi tiết vào VBT, 1 em làm vào giấy khổ to.
- HS trình bày dàn ý.
- Một vài HS nói trước sẽ chọn viết đoạn nào.
- HS viết đoạn văn.
- Một số em đọc đoạn văn vừa viết.
--------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Giải được các bài toán 1, 2. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm trong vở bài tập của HS.
- Nhận xét – sửa sai.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:	
- Hướng dẫn HS phân tích đề và tìm cách giải.
- Gv: nhận xét – sửa sai.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS phân tích đề.
- Nhận xét- sửa sai.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS tóm tắt và giải trên bảng lớp. Hs dưới lớp làm vào vở.
 Tóm tắt:
3000đồng 1 quyển: 25 quyển
1500đồng 1 quyển:.quyển?
 Bài giải:
3 000 đồng gấp 1 500 đồng số lần là:
 3 000 : 1 500 = 2 ( lần)
Nếu mua vở với giá 1 500 đồng một quyển thì mua được số quyển là:
 25 2 = 50 ( quyển )
 Đáp số : 50 quyển. 
- 1 HS đọc đề. 
- Hs tóm tắt và giải theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
 Tóm tắt:
Nhà 3 người, 1 người 800 000đ / tháng
Nhà 4 người, 1 người có ... đồng / tháng?
 Bài giải:
Với gia đình 3 người thì tổng thu nhập của gia đình là:
 3 800 000 = 2 400 000(đồng)
Với gia đình 4 người mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mồi người là:
 2 400 000 : 4 = 600 000(đồng).
Vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi là:
 800 000 – 600 000 = 200 000( đồng)
 Đáp số: 200 000đồng.
---------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
học hát: bàI hãy giữ cho em bầu trời xanh
(Giáo viên chuyên dạy)
---------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 4.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bài tập viết sẵn trên bảng.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa (BT4).
+ Thế nào là từ trái nghĩa?
+ Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- Nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài (Gạch chân dưới từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 4: Tìm từ trái nghĩa nhau.
- GV nêu yêu cầu của bài.
Bài 5: Đặt câu để phân biệt các từ trong cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
3, Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- 1 HS lên bảng làm. dưới lớp làm vào vở. 
a. Ăn ít ngon nhiều.
b. Ba chìm bảy nổi.
c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- 1 HS đọc Yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a, Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
b, Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c, Dưới trên đoàn kết một lòng.
d, Xa- xa- cô chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức mọi người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a. Việc nhỏ nghĩa lớn.
b. áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
c. Thức khuya dậy sớm.
- Cả lớp làm vào vở bài tập, 1 em làm vào giấy khổ to.
a. Tả hình dáng.
b. Tả hoạt động.
c. Tả trạng thái.
d. Tả phẩm chất.
+ to- bé; béo- gầy; cao vống- lùn tịt;...
+ Khóc- cười; đứng- ngồi; lên- xuống; vào- ra,...
+ Buồn- vui; sướng- khổ; khoẻ- yếu,...
+ Tốt- xấu; hiền- dữ; ngoan- hư,...
- Nhận xét – sửa sai.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Hs đặt câu vào vở.
VD: 
+ Con voi đầu thì to, đuôi thì bé.
+ Em bé nhà em đang khóc lại cười ngay.
+ Khoẻ như trâu, yếu như sên.
+ Hiền hớn hở vì được điểm 10, Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt.
------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan 4.doc