Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011

I) Mục tiêu :

 Giúp HS củng cố, ôn tậpkiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.

II) Đồ dùng dạy học :

 Bảng nhóm

III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - 1HS lên bảng giải bài luyện tập thêm

 - HS theo dõi nhận xét – GV chữa bài nhận xét

 2. Bài mới :

 a) Giới thiệu bài :

 Trong tiết học này, chúng ta làm các bài tập về toán CĐ đều.

 b) Hướng dẫn làm bài tập :

 Bài 1 (Trang 171)

 ? Các phần ở bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ? (HS trả lời : ở câu a yêu cầu tìm v, câu b yêu cầu tìm s, câu c yêu cầu tìm t)

 ? Để giải được bài toán này chúng ta vận dụng công thức nào ?

 - HS trả lời : v = s : t ; s = v x t ; t = s : v

 - Gọi 3 HS 3 dãy lên bảng giải – HS làm bài

 - HS nhận xét bài làm của bạn – GV kết luận

 - GV lưu ý HS : cần chú ý việc đổi đơn vị đo thời gian dưới dạng STP

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
 ( CĐ ngược chiều )
 - HS tóm tắt bài toán – Vẽ sơ đồ 
 - GV gợi ý cách giải :
 + Biết quãng đường 2 xe đã đi hết, biết thời gian cần để 2 xe gặp nhau, biết 2 xe đi ngược chiều, ta có thể tính được gì ? ( Tổng vận tốc 2 xe )
 + Biết tổng và tỉ số vận tốc của 2 xe, dựa vào cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó để tính vận tốc của mỗi xe
 - Gọi 1HS lên bảng – Lớp làm bài tập vào vở.
- HS nhận xét – GV nhận xét
 3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS giải bài LTT và chuẩn bị bài sau.
********************************************************************
Thứ hai ngày 3 tháng 05 năm 2010
Kĩ thuật
Lắp mô hình tự chọn
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp.
- Lắp đợc mô hình đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính khéo léo kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết, cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
KT : tham gia thực hành cùng các bạn trong nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết thực hành.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
* Nêu yêu cầu tiết luyện tập.
 GT bài ghi đề bài lên bảng.
HĐ1:Kiểm tra dụng cụ và HD chọn các chi tiết.
* Yêu cầu HS mang bộ lắp ghép GV kiểm tra.
- Yêu cầu chọn mô hìh.,các chi tiết :
+ Chọn đúng đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
+ Kiểm tra nhận xét.
HĐ2: HS thực hành.
 a) Lắp từng bộ phận : - Gọi HS đọc ghi nhớ để cả lớp nắm vững qui trình lắp mô hình tự chọn.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bớc lắp trong SGK.
+ Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, 
-Cần uốn nắn theo dõi kịp thời, HS chưa thực hiện được.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
* Yêu cầu thu dọn sản phẩm.
Nhận xét một số ưu điểm, của sản phẩm hoàn thành trước.
3.Dặn dò:
-Nhận xét tinh thần học tập của HS .
-Chuẩn bị bài sau.
********************************************************************
Thứ ba ngày 4 tháng 05 năm 2010
Toán
Luyện tập
I) Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải bài toán có nội dung hình học.
KT : chữa bài đúng ,đủ.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 1. Kiểm tra.
 2. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài : Trong tiết học này chúng ta cùng luyện tập giải các bài toán có nội dung hình học.
 b) Hướng dẫn HS làm bài :
 Bài 1 (Trang 172).
 - GV mời 1 HS đọc đề bài – cho biết nội dung bài toán.
 - HS các nhóm tóm tắt, 1 HS đại diện treo tóm tắt lên bảng.
 - HS dựa vào tóm tắt đọc lại bài.
 - HS lên bảng giải – HS lớp làm bài.
 + GV hướng dẫn riêng cho HS yếu giải toán.
 + GV treo bảng hướng dẫn như sau : Tính chiều rộng của nhà - tính diện tích nhà - tính diện tích của mỗi viên gạch – tính số viên gạch – tính tiền mua gạch.
 - 1 HS nhận xét – HS đối chiếu kiểm tra bài của mình – GV nhận xét.
 ? Khi giải bài tập trên các con đã vận dụng những kiến thức nào ? (Toán rút về đơn vị để tìm chiều rộng nền nhà, tính diện tích hình vuông, diện tích HCN, tính số tiền mua gạch).
 - Vậy với loại toán có nội dung hình học khác chúng ta nghiên cứu bài 2.
 Bài 2 (trang 172).
 - 1 HS đọc bài toán – 1 HS tóm tắt bài toán.
 - GV gợi ý bằng câu hỏi :
 ? Nêu công thức tính diện tích hình thang ? ( S = (a + b) x h : 2).
 ? Dựa vào công thức này em nào tính chiều cao ? (h = 2 x S : (a + b).)
 ? Để tính chiều cao của mảnh đất ta tìm những gì ?
 Tính tổng 2 đáy (Lấy trung bình cộng nhân 2).
 Tính diện tích hình thang vì DT hình thang = DT hình vuông có chu vi = 96m. Vậy tìm cách tính DT hình vuông.
 ? Biết chu vi hình vuông, tìm cạnh hình vuông bằng cách nào ? (Lấy chu vi chia cho 4).
Hai HS lên bảng giải – cả lớp làm vào vở.
GV chốt kiến thức: Để giải bài toán này chúng ta cần vận dụng nhiều kiến thức về hình học như công thức tính S hình thang, toán TBC, toán tìm 2 số khi biết tổng hiệu của 2 số đó và công thức tính các yếu tố trong công thức.
 - HS nhận xét bài làm của bạn – GV nhận xét, sửa chữa bài HS cho đúng.
 - Chuyển : Một bài toán có nội dung hình học tiếp theo.
 Bài 3 : 
 - HS đọc đề bài – HS thảo luận – GV treo hình vẽ lên bảng có ghi các dữ liệu – gọi 2 HS lên bảng giải phần a, b.
 - HS giải – cả lớp làm vào vở.
 - GV nhận xét bài làm.
 – GV kết luận :
 ? Các con đã ôn tập về tính diện tích những hình nào ? (Hình thang, HCN, một số hình khác trực tiếp hay dán tiếp).
 - Các con cần nắm chắc kiến thức này để học lên lớp trên.
 4. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS làm các BT luyện thêm.
***********************************
 Chính tả
 Nhớ viết: Bài viết sang năm con lên bảy
I, Mục đích, yêu cầu:
 1. Nhơ - Viết đúng chỉnh tả khổ thơ 2, 3 của bài sang năm con lên bảy
 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức
KT : chép đúng chính tả.
II, Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ viết tên và giấy khổ to
III, Các hoạt động dạy học:
 A, Kiểm tra bài cũ:
 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên nháp tên 1 số cơ quan tổ chức ở bài tập 2.
 B, Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS nhớ viết:
 - GV nêu yêu cầu của bài, mời 1 HS đọc khổ thơ 2, 3
 ? Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên ?
 ? Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ?
Hướng dẫn viết từ khó : Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó. Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
Viết chính tả : nhắc HS lùi vào 2 ô rồi viết
Soát lỗi, chấm bài
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài tập
? Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
HS tự làm bài, 1 HS làm bảng nhóm
1 HS báo cáo, HS nhận xét bổ sung 
GV nhận xét kết luận
Bài 3 : 1HS đọc yêu cầu bài tập
 ? Khi viết tên 1 cơ quan, xí nghiệp, công ty em viết như thế nào?
HS trả lời
HS tự làm bài, 2 HS lên bảng
Chữa bài 1 số HS
Kết luận
Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn dò về nhà, chuẩn bị bài sau. 
******************
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : quyền và bổn phận
 I, Mục tiêu:
 1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
 2. Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh, về bổn phận của trẻ em thực hiện ATGT.
KT : ghi bài đủ.
 II, Đồ dùng dạy học:
 - Từ điển học sinh
 - Bảng nhóm
 III, Các hoạt động dạy học.
 A, Kiểm tra bài cũ.
 2 HS đọc đoạn văn thuật lại 1 phần cuộc họp tổ trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt ( bài tập 3 )
 B, Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 * Bài tập 1 :
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
 - GV giúp HS hiểu nhanh nghĩa của những từ mà HS khó hiểu
 - Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, làm bài cá nhân
 - Gọi HS phát biểu – HS khác nhận xét bổ xung
 - GV kết luận lời giải đúng :
 a, Quyền lợi, nhân quyền
 b, Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền
 - Gọi HS giải thích 1 vài từ :
 + Quyền lợi : 
 + Quyền hạn :
 - GV có thể giải thích thêm một vài từ
 * Bài tập 2 :
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
 - GV giúp HS hiểu nhanh nghĩa của những từ mà HS khó hiểu
 - Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, làm bài nhóm độ
 - Gọi HS phát biểu – HS khác nhận xét bổ xung
 - GV kết luận lời giải đúng :
 Những từ đồng nghĩa với bổn phận là : nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
 * Bài tập 3 :
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3
 - 1 HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
 - Yêu cầu HS làm việc nhóm 4
 ? Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi ?
HS trả lời : ... Bổn phận của thiếu nhi
 ? Lời Bác Hồ dạy thiếu nhi đã trở thành những qui định nào trong luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em mà em vừa học.
Những qui định được nêu trong điều 21 của luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
Yêu cầu HS đọc thuộc long 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi ( 3 HS )
 * Bài tập 4 :
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - GV hỏi :
 + Truyện út Vịnh nói điều gì ? ( ca ngợi út Vịnh có ý thức của 1 chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ ).
 + Điều nào trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em nói về bổn phận của trẻ em phải “ thương yêu em nhỏ “ ( điều 21 khoản 1 ) 1 HS đọc.
 + Điều nào trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em nói về bổn phận của trẻ em phải “ thực hiện ATGT “ ( điều 21 khoản 2 ) 1 HS đọc.
GV yêu cầu HS viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út vịnh có ý thức của 1 chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
HS viết đoạn văn
Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn viết
GV nhận xét , chấm điểm
Củng cố, dặn dò:
GV khen gợi những HS, nhóm HS làm việc tốt
Dặn những HS viết chưa đạt về hoàn chỉnh lại. Lớp xem lại kiến thức đã học và chuẩn bị tiết sau.
********************************************************************
Thứ ba ngày 4 tháng 05 năm 2010
Đao đức
Những vấn đề đạo đức ở địa phương
Bảo vệ môi trường
I, Yêu cầu:
 - Củng cố mở rộng nhận thức về các yếu tố môi trường
 - Biết cách giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo tốt
 - Biết cách phòng chống gây ô nhiễm môi trường
KT : biết một số cách bảo vệ môi trường.
II, Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ về môi trường địa phương
Bút vẽ, màu các loại
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 * Giới thiệu bài : Môi trường gắn liền với cuộc sống của con người. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, có môi trường trong lành tốt đẹp thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Hôm trước cô đã dặn các con về nhà tìm hiểu các vấn đề về môi trường địa phương và vẽ tranh : “ Môi trường mơ ước “ của mình. Trong tiết học đạo đức hôm nay, chúng ta cùng trưng bày các bức tranh và nói rõ mơ ước của mình về môi trường địa phương nơi các con sinh sống để góp phần giúp chúng ta và mọi người hiểu được lợi ích của môi trường trong cuộc sống
HĐ1 : HS hoàn thiện các bức tranh.
HS tự hoàn thiện ( tô màu – xem lại ý nghĩa )
GV theo dõi giúp đỡ
HĐ2 : HS trưng bày tranh.
HS treo tranh theo các chủ điểm : Môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất đai
GV quan sát và lựa chọn tranh cho đúng chủ điểm
Gọi HS lên trình bày ý tưởng của những bức tranh trong chủ điểm
a, Chủ điểm môi trường không khí : 
- HS trình bày – HS nhận xét
- HS giao lưu với bạn về nội dung tranh
- GV kết luận, tuyên dương
b, Chủ điểm môi trường nước :
- HS trình bày – HS nhận xét
- HS giao lưu với bạn về nội dung tranh
- GV kết luận, tuyên dương
c, Chủ điểm môi trường đất đai :
- HS trình bày – HS nhận xét
- HS giao lưu với bạn về nội dung tranh
- GV kết luận, tuyên dương
3, Củng cố, dặn dò:
 Tất cả các mơ ước của các con đều tốt đẹp giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp, ấm no hạnh phúc. Cô chúc cho các ước mơ của các con nhanh thành hiện thực. Bảo vệ môi trường ở địa phương chúng ta không phải là việc riêng của một tổ chức nào đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên quê hương chúng ta tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
*************************************************************
Thứ tư ngày 5 tháng 05 năm 2010
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I) Mục đích, yêu cầu :
 1. Rèn kĩ năng nói :
 Tìm và kể được 1 câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường , XH, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác XH em cùng các bạn tha, gia.
 - Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện hợp lí...
 2. Rèn kĩ năng nghe : Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
KT : chú ý lắng nghe.
II) Đồ dùng dạy học :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
 - Một HS đọc 2 đề bài.
 - GV yêu cầu HS phan tích đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài.
 - Hai HS tiếp nối nhua đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi SGK để hiểu rõ những hành động, hoạt động nào thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường và XH.
 - GV nhắc HS : Gợi ý trong SGK giúp các em rất nhiều khả năng tìm được câu chuyện theo lời dặn của cô giáo, HS tiếp nối nói tên câu chuyện.
 - Mỗi HS lập nhanh dàn ý.
 3. Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 a. Kể chuyện theo nhóm.
 b. Thi kể chuyện trước lớp.
 Cả lớp và GV nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kêt lại câu chuyện cho người thân.
**********************************
Tập đọc
Nếu trái đất thiếu trẻ con
I) Mục đích, yêu cầu :
 1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.
 2. Hiểu các từ ngữ trong bài :
 Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ ngĩnh của trẻ thơ.
KT : đọc đúng ,phát âm đúng.
II) Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh hoạ trong SGK.
III) Các hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
 a. Luyện đọc:
 - GV đọc diễn cảm bài thơ.
 - GV ghi bảng tên khi công vũ trụ Pô - Pốp.
 - NHiều HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 1, 2 HS đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu bài :
 - Nhân vật “tôi” và nhân vật “anh” trong bài thơ là ai ? Vì sao chữ “anh” đựoc viết hoa ?
 - Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh đựoc bộc lộ qua những chi tiết nào ?
 - Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh.
 - Em hiểu 3 dòng thơ cuối như thế nào.
 - HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối ?
 - GV hỏi 3 dòng thơ cuối là lời nói của ai.
 - GV nhấn mạnh về nội dung bài thơ.
 c. Đọc diễn cảm :
 - GV hướng dẫn 3 HS.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và tho đọc diẽn cảm khổ thơ 2.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhẫn xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà HTL những câu thơ, khổ thơ các em thích.
*********************************
Toán
Ôn tập về biểu đồ
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu, ...
KT : đọc các số liệu trên bả đồ.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Cho HS sử dụng các biểu đồ, bảng số liệu điều tra ... có trong SGK.
 - Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ, bảng kết quả điều tra ... của SGK.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Bài mới :
 GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ và bảng số liệu rồi tự làm bài và chữa bài.
 Bài 1 :
 - Cho HS nêu các số trên cột dọc của biểu đồ chỉ gì; các tên người ở hàng ngang chỉ gì .
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa phần a.
 - Tương tự với các phần b, c, d, e.
 Bài 2 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài trên bảng chung cả lớp.
 Chú ý : Khi HS tự làm phần b nên giúp những HS vẽ các cột còn thiếu đúng số liệu trong bảng nêu ở phần a.
 Bài 3 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bàinên cho HS giải thích vì sao lại khoanh vào C.
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại các bài đã làm và chuẩn bị bài sau. 
*************************************************************
Thứ năm ngày 6 tháng 05 năm 2010
Khoa học
Tác động của con người môi trường không khí và nước
I) Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết :
 - Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
 - Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
 - Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước
KT : Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm .
II) Đồ dùng dạy học :
 Hình trang 138, 139 SGK.
III) Hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
 * Mục tiêu : HS biết nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
 * Cách tiến hành :
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát các hình trang 138, 139 thảo luận các câu hỏi :
 ? Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
 ? Tại sao 1 số cây trong hình 5 bị trụi lá ? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình – nhóm khác bổ sung.
 Kết luận.
 Hoạt động 2 : Thảo luận.
 * Mục tiêu : Giúp HS liên hệ thực tế, nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
 * Cách tiến hành : 
 - GV nêu câu hỏi cả lớp thảo luận.
 - GV đưa ra kết luận về tác hại của những việc làm trên.
 C Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS.
*****************************
Tập làm văn
trả bài vă tả cảnh
I) Mục đích, yêu cầu :
 - Hiểu được nhận xét của gv
- Biết sửa lỗi
- Có tinh thần học hỏi.
II) Đồ dùng dạy học:
 - Chấm kĩ bài.
III) Các hoạt động dạy học :
 1. Giới thiệu bài.
- NHận xét chung.
+ Ưu điểm
+ Khuyết điểm.
- Học những bài văn, đoạn văn hay : gv đọc cho hs nghe.
- HD viết lại một đoạn văn. HS viết ,trình bày ,nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 *******************
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu gạch ngang)
I) Mục đích, yêu cầu :
 1. Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu gạch ngang.
 2. Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
KT : ghi bài đủ.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Một tờ giấy khổ to ghi nội dung cần ghi nhớ.
 III) Các hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập :
Bài tập 1 :
 - Một HS đọc nội dung – lớp theo dõi SGK.
 - Một HS nhắc lại 2 tác dụng dấu gạch ngang...
 - HS làm bài - đọc thầm từng câu văn, điềm dấu vào chỗ thích hợp.
 - HS phát biểu ý kiến – GV nhận xét.
Bài tập 2 : 
 - HS đọc nội dung.
 - Cách thực hiện tiếp tương tự BT1.
3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
****************************
Toán
Luyện tập chung
I) Mục tiêu :
 Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ; vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
KT : củng cố kĩ năng công trừ đơn giản.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 GV tổ chức, hướng dẫn cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài 1 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Trong quá trình chữa bài nên củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong một số dạng biểu thức có phép cộng, phép trừ.
 Bài 2 :
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài 3 :
 Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài.
 Bài 4 :
 Cho HS nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài.
 Bài 5 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài tại lớp (nếu còn thời gian)
 C Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà xem lại các bài đã làm – Chuẩn bị bài sau.
******************************************************************
Thứ năm ngày 6 tháng 05 năm 2010
Bài 68
TRò CHơI "NHảY ĐúNG, NHảY NHANH" Và "AI KéO KHỏE"
I Mục tiêu.
-Chơi trò chơi "nhảy đúng, nhảy nhanh" và "Ai kéo khoẻ". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực.
II Địa điểm, phương tiện.
-Địa điểm: Trên sân trường hoặc nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Gv và cán sự mỗi người 1 còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III Nội dung và phương pháp lên lớp.
A) Phần mở đầu.
-GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng trong sân.
-Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
-Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay.
*ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do GV soạn. Mỗi động tác 2x8 nhịp do GV hoặc cán sự điều khiển.
*Kiểm tra những Hs chưa hoàn thành.
B) Phần cơ bản.
-Trò chơi "nhảy nhanh, nhảy đúng". Đội hình do Gv sáng tạo hoặc tổ chức theo 2-4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị trước ô nhảy của mỗi hàng. Những HS đến lượt tiến vào vị trí xuất phát thực hiện tư thế chuân bị để chờ lệnh bắt đầu trò chơi.
-Trò chơi "Ai kéo nhanh". Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do GV sáng tạo hoặc tương tự như cách nêu ở trên. Để bảo đảm an toàn cho HS, trước mỗi lần cho HS chơi, Gv cần kiểm tra và chỉnh sửa cho các em cách nắm tay nhau đúng theo quy định, sau đó mới tiến hành trò chơi.
C) Phần kết thúc
-Trò chơi hồi tĩnh do Gv chọn.
-GV nhận

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2010_2011.doc