Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I, MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết viết bài chính tả theo yêu cầu. Hiểu nội dung đoạn viết.

- Biết cách viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành.

2. Kĩ năng: Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn thơ Mùa thu nay khác rồi . Những buổi ngày xưa vọng nói về trong bài Đất nước.

3. Thái độ: Cẩn thận khi làm bài.

II, CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ ghi sẵn: tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa các chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên đó.

- HS: VBT TV, vở chính tả.

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 1’

 Sĩ số: 27. Vắng:.

 

doc49 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
- Kể tên các nhà máy thuỷ điện hiện nay ở nước ta?
=>Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một công trình vĩ đại trong 20 năm đầu xây dựng đất nước của nhân dân ta.Công trình xây dựng nhà máy đã ghi dấu sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng của đất nước hơn 3 vạn kĩ sư, công nhân 2 nước Việt Nam và Liên Xô, 168 người, trong đó có 11 công nhân Liên Xô đã dũng cảm hi sinh cho nhà máy thuỷ điện hôm nay.
- Nhận xét giờ học.
- Y-a-li
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................======================
Toán
Tiết 142: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: cẩn, thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Nêu cách quy đồng MS 2 phân số? Các cách so sánh phân số?
- Nhận xét – đánh giá.
- Tính chất cơ bản của phân số: Lấy cả tử số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ 2. Lấy cả tử số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
- Các cách so sánh phân số: So sánh phân số với 1; So sánh phân số bằng cách quy đồng mẫu số; So sánh 2 phân số có sùng tử số, cùng mẫu số.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về số thập phân. 
b. Nội dung:
Bài 1: 8' Đọc số thập phân; nêu phần nguyên; phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc – nhận xét.
 Đọc số thập phân; nêu phần nguyên; phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
+ 63,42: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai.
+ 99,99: Chín mươi chín phẩy chín mươi chín.
+ 81,352: Tám mươi mốt phẩy ba trăm năm mươi hai.
+ 7, 081: Bảy phẩy không trăm tám mươi mốt.
+ Nêu cách đọc số thập phân?
- Đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy, sau đó đọc phần thập phân.
Bài 2: 5' Viết số thập phân:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng nhóm.
Viết số thập phân:
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
a, 8,65 b, 72,493 c, 0,04
+ Nêu cách viết số thập phân?
- Viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân.
Bài 3: 5'
- Gọi học sinh dọc yêu cầu và làm bài.
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
+ 74,60; 284,30; 401;25; 104,00
+ Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thì giá trị của chúng như thế nào?
- Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thì giá trị của số đó không thay đổi.
Bài 4: 5' Viết các số dưới dạng số thập phân:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. 
+ Bài yêu cầu gì?
Viết các số dưới dạng số thập phân:
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ.
- GV nhận xét
- Nêu cách viết các số thập phân
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, 0,3; 0,03; 4,25; 2,002
b, 0,25; 0,6; 0,875; 1,5
Bài 5: 4'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Nêu cách so sánh các số thập phân?
- So sánh phần nguyên, phần thập phân,...
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
- GV nhận xét
- Nêu cách so sánh các số thập phân
7,6 < 78,59 28,300 = 28,3
9,478 0, 906
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Nêu cách đọc, viết, so sánh số thập phân?
+ Nhận xét giờ học.
- Đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy, sau đó đọc phần thập phân.
- Viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân.
- So sánh: phần nguyên, phần thập phân.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
==========================
Ngày soạn: 7-4-2019
Ngày giảng: Thứ Tư, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Kể chuyện
Tiết 29: LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn câu chuyện: Lớp trưởng lớp tôi.
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi một nữ lớp trưởng vừa chu đáo, vừa học giỏi, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng kể chuyện.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
- Tự nhận thức.
- Giao tiếp, ứng xử phù hợp.
- Tư duy sáng tạo
- Lắng nghe, phản hồi tích cực
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ trang 112 SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Lớp trưởng lớp tôi.
b. Nội dung:
Hướng dẫn kể chuyện:
GV kể chuyện: 5'
- GV kể chuyện lần 1: giọng chậm rãi, thong thả, phân biệt lời của từng nhân vật.
- Giải thích cho học sinh hiểu:
+ Hớt hải: gợi dáng vẻ hoảng sợ lộ rõ ở nét mặt, cử chỉ.
+ Xốc vác: có khả năng làm được nhiều việc, kể cả việc nặng nhọc.
+ Củ mỉ cù mì: lành, ít nói và hơi chậm chạp.
- GV kể lần 2: kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
Kể trong nhóm: 9'
- Tổ chức cho học sinh kể chuyện trong nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 8 học sinh.
+ Yêu cầu học sinh kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.
+ Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật: Quốc, Lâm hoặc Vân ( gợi ý học sinh xưng là tôi )
+ Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.
+ Nêu bài học rút ra từ câu chuyện.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm để đảm bảo học sinh nào cũng được kể chuyện, trình bày bài học mình rút ra sau khi nghe câu chuyện.
Kể trước lớp: 13'
- Tổ chức cho các nhóm kể.
- Tổ chức cho học sinh kể toàn bộ truyện theo vai.
- Gọi học sinh nhận xét bạn kể chuyện.
+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
+ Em rút ra bài học gì sau khi nghe câu chuyện?
- Học sinh tạo thành một nhóm cùng hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm cử 1 học sinh kể nối tiếp từng đoạn truyện.
- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 
- Câu chuyện khuyên chúng ta không nên coi thường bạn nữ.
- Câu chuyện khen ngợi bạn Vân vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác trong công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng phải nể phục.
- Câu chuyện giúp chúng ta hiểu nam nữ đều bình đẳng như nhau và có khả năng làm việc như nhau.
- Câu chuyện khuyên chúng ta không nên coi thường bạn nữ. Bạn nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Qua câu chuyện em hiểu ra điều gì?
+ Nhận xét tiết học.
- Câu chuyện giúp chúng ta hiểu nam nữ đều bình đẳng như nhau và có khả năng làm việc như nhau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................=======================
Toán
Tiết 143: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo)
I. MUC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết các số thập phân, các phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm.
- Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Nêu cách đọc, viết số thập phân?
- Nhận xét – đánh giá.
- Đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy, sau đó đọc phần thập phân.
- Viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về số thập phân.
b. Nội dung:
Bài 1: 6' Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ.
- Nêu cách viết dưới dạng số phân số thập phân?
Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân:
- Những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... được gọi là phân số thập phân.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, b, 
Bài 2: 6’
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài có mấy yêu cầu? Đó lá những yêu cầu nào?
a, Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm.
b, Viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, 0,35 = 35%; 0,5 = 50%; 8,75 = 875%
b, 45% = 0, 45; 5% = 0,05%; 
625% = 6,25
+ Nêu cách làm?
a, Nhân với 100. b, Chia cho 100
Bài 3: 5’ Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
a, giờ = 0,5 giờ; giờ = 0,75 giờ
 phút = 0,25 phút
b, m = 3,5 m; km = 0,3 km
 kg = 0,4 kg
+ Nêu cách làm?
- Lấy tử số chia mẫu số.
Bài 4: 5’ Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
+ Muốn viết được ta cần làm gì?
- Chúng ta so sánh các số thập phân với nhau, sau đó mới xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn.
a, 4,203; 4,23; 4,5; 4,505
b, 69,78; 69,8; 71,2; 72,1.
+ Giải thích cách làm?
- So sánh phần nguyên, phần thập phân,...
Bài 5: 5’ Tìm 1 số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm, sao cho:
0,1 < ... < 0,2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
 Tìm 1 số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm, sao cho:
0,1 < ... < 0,2
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
0,11; 0,12; 0,13,
- GV đi giúp đỡ những học sinh còn vướng mắc (Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải của hai số đã cho ta được 0,10 <.... < 0,20. Ta phải tìm số lớn hơn 0,10 và nhỏ hơn 0,20. Ta tìm được các số 0,11; 0,12, 0,13,...
=>Chúng ta có thể tìm được rất nhiều số thoả mãn yêu cầu số đó lớn hơn 0,1 và nhỏ hơn 0,2.
4. Củng cố, dặn dò: 1’
+ Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân?
- Những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... được gọi là phân số thập phân.
+ Nêu cách so sánh số thập phân?
+ Nhận xét – đánh giá.
- So sánh phần nguyên, phần thập phân,...
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................=========================
Tập đọc
Tiết 58: CON GÁI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc thành tiếng.
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó: nấu cơm, nép, rơm rớm.
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghhỉ hởi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc - hiểu:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: vịt trời, cơ man.
+ Hiểu nội dung bài: Phê phán quan niệm lạc hậu "trọng nam khinh nữ "; khen gợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể thủ thỉ.
3. Thái độ: giáo dục học sinh sự bình đẳng giữa nam và nữ. 
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tự nhận thức (Nhận thức về sự bình đẳng nam nữ).
- Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính.
- Ra quyết định
III. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. Tranh minh họa SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh đọc bài: Một vụ đắm tàu.
+ Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
+ Bài nói lên điều gì?
- Nhận xét – đánh giá.
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên chán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn. 
- Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Con gái.
b. Nội dung:
Luyện đọc: 10'
- Gọi học sinh đọc toàn bài
- GV đoạn: 5 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến vẻ buồn buồn.
+ Đoạn 2: tiếp đến tức ghê!
+ Đoạn 3: tiếp đến trào nước mắt.
+ Đoạn 4: tiếp đến thật hú vía.
+ Đoạn 5: còn lại.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn đọc câu văn dài.
 Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng / thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chú giải SGK.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ SGK.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 3 - nhận xét.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm – nhận xét.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài: 10'
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài:
+ Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
- Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn.
=>Ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng thích con trai, dì Hạnh thì thất vọng, chán nản khi mẹ Mơ sinh con gái. Ngay cả bản thân bố mẹ Mơ cũng thích con trai.
+ Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
- Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.
+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về "con gái" như thế nào? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
- Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về con gái. Thể hiện qua chi tiết: Bố ôm Mơ đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt, dì Hạnh nói "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng". 
+ Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết câu chuyện muốn nói lên điều gì?
- Qua câu chuyện của bạn Mơ em thấy tư tưởng xem thường con gái là vô lí, cần phải loại bỏ.
- Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. Phê phán việc trọng nam khinh nữ.
=>Qua câu chuyện của cô bé Mơ, chúng ta đều thấy rằng quan niệm "trọng nam khinh nữ" là sai lầm, lạc hậu. Con trai hay con gái đều đáng quý. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm vui lòng cha mẹ. Nam và nữ đều bình đẳng trong tất cả mọi việc.
Luyện đọc diễn cảm: 6'
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Nêu giọng đọc toàn bài?
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn luyện đọc diễn cảm – Nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- Đọc với giọng kể thủ thỉ, tâm tình.
 Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng". 
+ Gọi học sinh thể hiện lại.
+ Yêu cầu học sinh nhẩm lại đoạn đó theo nhóm bàn.
+ Gọi 1 số bàn đọc – nhận xét – đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
+ Nhận xét giờ học.
- Không được trọng nam khinh nữ, nam nữ luôn bình đẳng, đoàn kết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................============================
Địa lí
Tiết 29: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý, giới hạn của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
- Nêu được những tiêu biểu về vị trí địa lý, tự nhiên dân cư, kinh tế của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng chỉ bản đồ.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bản đồ thế giới. Lược đồ tự nhiên của Châu Đại Dương. Lược đồ Châu Nam Cực Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Nêu đặc điểm của dân cư châu Mĩ?
- Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
- Em biết gì về đất nước Hoa Kì?
- Nhận xét – đánh giá.
- Phần lớn dân cư có nguồn gốc là người nhập cư từ châu lục khác đến. Dân cư tập trung ở miền ven biển và miền đông.Dân cư sống lâu đời nhất là người Anh-điêng.
- Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển,...
- Trung mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển,...
- Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, có diện tích lớn thứ ba và dân số đứng thứ ba trên thế giới. Là nước có nền kinh tế phát triển cao,...
3. Bài mới:
a. giới thiệu bài: (1') Châu Đại Dương và châu Nam Cực.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (7') Cặp
- GV treo bản đồ thế giới yêu cầu học sinh làm việc theo cặp cùng xem lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương.
1. Châu Đại Dương
a, Vị trí, giới hạn
+ Chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô-xtrây-li-a? 
- Lục địa Ô-xtrây-li-a, nằm ở nam bán cầu có đường chí tuyến Nam qua đi qua 
+ Chỉ và nêu tên các quần đảo, đảo của Châu Đại Dương?
- Các đảo và quần đảo: đảo Niu-ghê-nê, giáp châu Á,
=>Châu Đại Dương nằm ở Nam Bán cầu, gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo xung quanh.
Hoạt động 2: (9') Cá nhân
b, Đặc điểm tự nhiên
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, tự đọc SGK, quan sát lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương, so sánh khí hậu, thực vật và động vật của lục địa ô-xtrây-li-a với các đảo của châu đại dương (giáo viên cung cấp mẫu so sánh cho học sinh).
- Học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bảng so sánh theo yêu cầu của giáo viên (phần in nghiêng trong bảng).
Tiêu chí
Châu Đại Dương
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Địa hình
- Phía tây là các cao nguyên có độ cao dưới 1000m, phần trung tâm và phía nam là các đồng bằng do sông Đac-linh và một số sông bồi đắp. Phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a độ cao trên dưới 1000m.
- Hầu hết các đảo có địa hình thấp, bằng phẳng. Đảo Ta-xma-ni-a, quần đảo niu Di-len, một số dãy núi và cao nguyên có độ cao trên dưới 1000m.
Khí hậu
- Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc.
- Khí hậu nóng ẩm.
Thực vật và động vật
- Chủ yếu là xa-van, phần đông lục địa ở sườn đông dãy trường sơn Ô-xtrây-li-a có một số cánh rừng rậm nhiệt đới.
- Thực vật: bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi.
- Động vật: có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la.
- Rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
- GV yêu cầu học sinh dựa vào bảng: so sánh, trình bày về đặc điểm tự nhiên của Châu Đại Dương – Nhận xét.
* Vì sao lục địa ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô nóng?
Hoạt động 3: (5') Lớp
+ Dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số châu lục trang 103 SGK hãy:
+ Nêu số dân của châu Đại Dương?
+ So sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác?
+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương? Họ sống ở những đâu?
+ Nêu những nét chung về nền 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_hu.doc