Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Lịch sử (5B)

LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI

I.MỤC TIÊU:

Biết ngày 27/01/1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:

 - Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

 - Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

 - HS khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc trong năm 1972.

 - Giáo dục HS lòng tự hào về lịch sử nước nhà và có ý thức xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.
	- Lược đồ tự nhiên châu Mĩ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra – Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Âu và châu Á?
- GV giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn châu Mĩ.
Châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ. Các bộ phận của châu Mĩ.
Tìm vị trí địa lí châu Mĩ, giới hạn theo các phía đông, bắc, tây, nam của châu Mĩ.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ thế giới và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ.
• Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này.
• Châu Mĩ bao gồm phần lục địa Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ.
• Phía đông giáp với Đại Tây duơng, phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía tây giáp với Thái Bình Dương.
- Châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu km2 ?
• Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới, sau châu Á.
Hoạt động 2: Thiên nhiên châu Mĩ.
-Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lược đồ tự nhiên châu Mĩ, cho biết ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ, hay Nam Mĩ và điền thông tin vào bảng sau (HS điền phần in nghiêng trong bảng):
Ảnh minh hoạ
Vị trí
Mô tả đặc điểm thiên nhiên
a. Núi An-đét (Pê-ru)
Phía tây của Nam Mĩ
Đây là dãy núi cao, đồ sộ, chạy dọc theo bờ biển phía tây của Nam Mĩ. Trên đỉnh núi quanh năm có tuyết phủ
b. Đồng bằng Trung tâm (Hoa Kì)
Nằm ở Bắc Mĩ
Đây là vùng đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp, đất đai màu mỡ. Dọc hai bên bờ sông cây cối rất xanh tốt, nhiều đồng ruộng.
c. Thác Ni-a-ga-ra
(Hoa Kì)
Nằm ở Bắc Mĩ
Ở vùng này, sông ngòi tạo ra các thác nước đẹp như thác Ni-a-ga-ra, đổ vào các hồ lớn. Hồ nước Mi-si-gân, hồ Thượng cũng là những cảnh thiên nhiên nổi tiếng của vùng này.
d. Sông A-ma-dôn
(Bra-xin)
Nam Mĩ
Đây là con sông lớn nhất thế giới bồi đắp nên đồng bằng A-ma-dôn. Rừng rậm A-ma-dôn là cánh rừng lớn nhất thế giới. Thiên nhiên nơi đây là một màu xanh của ngút ngàn cây lá.
e. Hoang mạc A-ta-ca-ma (Chi-lê)
Bờ Tây dãy An-đét (Nam Mĩ)
Cảnh chỉ có núi và cát, không có động thực vật.
g. Bãi biển ở vùng
Ca-ri-bê
Trung Mĩ
Bãi biển đẹp, thuận lợi cho ngành du lịch biển.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm việc, gợi ý để các em biết cách mô tả thiên nhiên các vùng.
- HS làm việc theo nhóm, nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ khi có khó khăn.
- GV mời các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Mỗi bức ảnh do một nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- GV hỏi: Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ ?
- HS: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú.
- GV kết luận: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng, mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau.
Hoạt động 3: Địa hình châu Mĩ.
- GV treo lược đồ tự nhiên châu Mĩ, yêu cầu HS quan sát lược đồ để mô tả địa hình của châu Mĩ cho bạn bên cạnh theo dõi.
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau vừa chỉ lược đồ vừa mô tả cho nhau nghe.
+ Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào ? Độ cao địa hình thay đổi thế nào từ tây sang đông ? 
+ Kể tên và vị trí của
· Các dãy núi lớn.
· Các đồng bằng lớn. 
· Các cao nguyên lớn.
Địa hình châu Mĩ cao ở phía tây, thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông. Các dãy núi lớn đều tập trung ở phía tây. Miền tây của Bắc Mĩ có dãy Cooc-đi-e lớn và đồ sộ hơn cả, dãy núi này chạy dài suốt từ bắc xuống nam, ăn cả ra biển...
Hoạt động 4: Khí hậu châu Mĩ.
+ Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?
+ Lãnh thổ châu Mĩ trả dài trên tất cả các đới khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
+ Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên.
• Khí hậu hàn đới giá lạnh ở vùng giáp Bắc Băng Dương.
• Qua vòng cực Bắc xuống phía Nam, khu vực Bắc Mĩ có khí hậu ôn đới.
• Trung Mĩ, Nam Mĩ nằm ở hai bên đường Xích đạo có khí hậu nhiệt đới.
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn đối với khí hậu của châu Mĩ.
+ Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước của sông ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất.
Củng cố, dặn dò	
- GV hỏi HS: Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú?
- Một vài HS phát biểu ý kiến, HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ súng ý kiến.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Châu Mĩ (TT)”.
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
(Đã soạn Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.MỤC TIÊU:
Biết ngày 27/01/1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
 - Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
 - Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
 - HS khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc trong năm 1972.
	- Giáo dục HS lòng tự hào về lịch sử nước nhà và có ý thức xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra – Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
+ Thuật lại trận chiến ngày 26/12/1972 của nhân dân Hà Nội.
+ Tại sao ngày 30 - 12 - 1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Vì sao Mĩ buộc phải kĩ Hiệp định pa-ri? Khung cảnh lễ kĩ Hiệp định Pa-ri.
+ Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu? Vào ngày nào?
+ Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa-ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về việc chấm dút chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ?
+ Hiệp định Pa-ri được kí tại Pa-ri, thủ đô của nước Pháp vào ngày
27/1 /1973.
+ Vì Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả hai miền Nam, Bắc (Mậu Thân 1968 và Điện Biên Phủ trên không 1972)...
+ Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa-ri.
+ HS mô tả như SGK.
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến trước lớp.
- 2 HS lần lượt nêu ý kiến về hai vấn đề trên, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954?
+ Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều bị thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam.
Giống như năm 1954, VN lại tiến đến mặt trận ngoại giao với tư thế của người chiến thắng trên chiến trường. Bước lại vết chân của Pháp, Mĩ buộc phải kí Hiệp định với những điều khoản có lợi cho dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về những nội dung chủ yếu của Hiệp định.
Hoạt động 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau :
- Mỗi nhóm có 4 đến 6 HS cùng đọc SGK và thảo luận để giải quyết vấn đề GV đưa ra. 
Câu trả lời tốt là:
+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
+ Hiệp định Pa-ri quy định: 
• Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
• Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
• Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
• Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương ở Việt Nam.
+ Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
+ Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận sự thất bại của chúng trong chiến tranh ở Việt Nam; công nhận hoà bình và độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
+ Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta?
+ Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng VN. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù...
Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết: Mặc dù cố tình lật lọng, kéo dài thời gian đàm phán nhưng cuối cùng ngày 27/1/1973, Mĩ vẫn phải kí Hiệp định Pa-ri, công nhận độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của VN, cam kết rút quân và chấm dứt chiến tranh tại VN. Có được thành công của Hiệp định Pa-ri, nhân dân ta đã phải đổ bao nhiêu xương máu trong 18 năm gian khổ hi sinh, kiên cường chiến đấu. Hiệp định Pa-ri đánh dấu một bước thắng lợi quan trọng có ý nghĩa chiến lược: Nhân dân ta đánh cho "Mĩ cút" để tiếp tục sẽ đánh cho "Nguỵ nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước như Bác Hồ đã chúc nhân dân trong Tết 1969:
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Nguỵ nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn !
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực thảo luận, tham gia xây dựng bài. 
Tiết 4: Khoa học (5B)
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN
TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY ME.
I.MỤC TIÊU:
	- Biết được cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
	- Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
	- Giáo dục HS ý thức tích cực trồng và chăm sóc cây.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bàiCây mọc lên từ hạt.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
b. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Quan sát.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
Kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ?
+ Chỉ hình 1 SGK nói về cách trồng mía.
® GV kết luận:
Cây trồng bằng thân, đoạn thân, xương rồng, hoa hồng, mía, khoai tây.
Cây con mọc ra từ thân rễ (gừng, nghệ,) thân giò (hành, tỏi,).
Cây con mọc ra từ lá (lá bỏng).
 * Hoạt động 2: Thực hành.
- GV chia lớp thành 3 nhóm
- Yêu cầu các nhóm tập trồng cây vào thùng hoặc chậu.
* Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét tình thần làm việc các nhóm.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Sự sinh sản của động vật”.
Nhận xét tiết học.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Nghe, nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
Nhóm trưởng điều khiển làm việc ở SGK.
HS trả lời.
+ Tìm chồi mầm trên vật thật: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi, rút ra kết luận có thể trồng bằng bộ phận nào của cây mẹ.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ Chồi mọc ra từ nách lá (hình 1a).
+ Trồng mía bằng cách đặt ngọn nằm dọc rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b).
+ Một thời gian thành những khóm mía (hình 1c).
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào.
+ Trên đầu củ hành hoặc củ tỏi có chồi mầm mọc nhô lên.
Lá bỏng, chồi mầm mọc ra từ mép lá.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 1)
(Đã soạn Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính vận tốc.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét 
một số bài .
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 3 giờ 15 phút = ...giờ
A. 3,15 giờ B. 3,25 giờ
C. 3,5 giờ D. 3,75 giờ
b) 2 giờ 12 phút = ... giờ
A. 2,12 giờ B. 2,20 giờ 
C. 2,15 giờ D. 2,5 giờ
Bài tập 2: 
Một xe ô tô bắt đầu chạy từ A lúc 9 giờ đến B cách A 120 km lúc 11 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ xe chạy được bao nhiêu km?
Bài tập3: 
Một người phải đi 30 km đường. Sau 2 giờ đạp xe, người đó còn cách nơi đến 3 km. Hỏi vận tốc của người đó là bao nhiêu?
Bài tập4: (HS có NL)
Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 15 phút đến B lúc 10 giờ được 73,5 km. Tính vận tốc của xe máy đó bằng km/giờ?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào B
Lời giải:
Thời gian xe chạy từ A đến B là:
 11 giờ - 9 giờ = 2 giờ
Trung bình mỗi giờ xe chạy được số km là:
 120 : 2 = 60 (km/giờ)
 Đáp số: 60 km/giờ.
Lời giải:
 2 giờ người đó đi được số km là:
 30 – 3 = 27 (km)
Vận tốc của người đó là:
 27 : 2 = 13,5 (km/giờ)
 Đáp số: 13,5 km/giờ.
Lời giải:
 Thời gian xe máy đó đi hết là:
 10 giờ - 8 giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút.
 = 1,75 giờ.
Vận tốc của xe máy đó là:
 73,5 : 1,75 = 42 (km/giờ)
 Đáp số: 42 km/giờ
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
GIAO LƯU NỮ SINH XUẤT SẮC
3.1. Mục tiêu hoạt động 
- Tạo cơ hội cho những nữ sinh xuất sắc được gặp gỡ giao lưu, tự khẳng định mình
-Động viên khuến khích các em nữ sinh tích cực học tập, rèn luyện vươn lên về mọi mặt.
3.2. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô khối lớp.
3.3. Tài liệu và phương tiện
- Cờ, hoa, phông màn, khẩu hiệu để trang hoàng nơi diễn ra giao lưu.
- Hoa, phần thưởng cho các nữ sinh xuất sắc;
- Các dải băng vải đỏ hoặc xanh da trời trên có in hàng chữ : Nữ sinh xuất sắc năm học 2015 - 2016 
- Máy ảnh (để chụp ảnh lưu lại phòng truyền thống của trường)
- Các câu hỏi có phần thi kiến thức, phần thi ứng xử.
3.4. Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập ban tổ chức, xây dựng chương trình giao lưu.
- Các lớp tổ chức bình chọn các nữ sinh xuất sắc của lớp theo các tiêu chí:
+ Đạt danh hiệu HSG học kỳ I
+ Đạo đức tốt, được bạn bè yêu mến.
- Ban tổ chức tập hợp danh sách các nữ sinh xuất sắc, gửi giấy mời có kèm theo chương trình giao lưu để các em chuẩn bị tham dự các nội dung giao lưu. Cùng với giấy mời các nữ sinh, Ban tổ chức cũng nên mời thêm các thầy cô giáo, phụ huynh HS của các nữ sinh xuất sắc, đại diện HS nam, đại diện hội phụ nữ, Hội Khuyến học ở địa phương,
Bước 2: Giao lưu
Chương trình giao lưu gồm 5 phần chính:
1) Phần chào hỏi, giới thiệu
Các nữ sinh xuất sắc sẽ lần lượt đứng lên tự giới thiệu về một đôi nét về bản thân trong vòng 2 phút.
2) Phần tôn vinh các nữ sinh xuất sắc
Sau khi các nữ sinh đã giới thiệu xong, Ban tổ chức mời tất cả các em bước lên bục va các đại biểu sẽ lên tặng hoa và đeo giải băng “ Nữ sinh xuất sắc” cho các em trong tiếng vỗ tay của tất cả mọi người có mặt.
3) Phần thi kiến thức
Tiếp theo phần tặng hoa là phần thi kiến thức. Người dẫn chương trình sẽ lần lượt nêu từng câu hỏi về chủ đề người phụ nữ Việt Nam. Trong vòng 50 phút, nữ sinh nào giơ tay trước em đó sẽ trả lời câu hỏi. Trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm. Trả lời sai không được tính điểm
4) Phần thi tài năng
ở phần thi tài năng, các nữ sinh có thể tự do lựa chọn cách thể hiện năng khiếu của mình. Ví dụ như: hát, múa, đọc thơ, Điểm tài năng có thể được tính từ 0-5 điểm
5) Phần thi ứng xử
Trong phần thi ứng xử, các nữ sinh sẽ ần lượt bốc thăm và trả lời một câu hỏi sau 5 phút chuẩn bị.
Bước 3: Đánh giá và trao giải
Ban giám khảo sẽ công bố các giải thưởng cho từng phần thi, bao gồm:
- Giải nữ sinh có kiến thức uyên bác nhất;
- Giải nữ sinh tài năng nhất;
- Giải nữ sinh ứng xử hay nhất.
Các đại biểu sẽ lên tặng hoa và trao giải thưởng cho các nữ sinh trong tiếng vỗ tay và tiếng nhạc bài hát ca ngợi phụ nữ Việt Nam 
Thứ Tư ngày 23 tháng 3 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
CHÂU MĨ
(Đã soạn Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016 )
Tiết 4: Lịch Sử
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
(Đã soạn Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
	- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC :
- Sưu tranh ảnh, hình vẽ, bài báo, bài hát,về chủ đề em yêu hoà bình.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc ở nhà.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Phát triển hoạt động:
* Hoạt động 1: Triển lãm về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
- Căn cứ vào thể loại sản phẩm mà HS tìm đựơc để chia lớp thành các góc:
Đó là:
- Góc tranh vẽ chủ đề hoà bình.
- Góc hình ảnh.
- Góc báo chí.
- Góc âm nhạc.
- Ở mỗi góc, GV chọn 3 HS làm người phụ trách: nhận các sản phẩm và trình bày trong góc cho đẹp mắt . GV phát giấy roki, bút , băng dính, hồ cho mỗi góc.
 Các HS khác sẽ đưa sản phẩm đã sưu tầm được đến các nhóm, các góc để trưng bày.
Cụ thể:
+ Góc tranh vẽ chủ đề vì hoà bình: trưng bày toàn bộ tranh đã vẽ ở nhà.
+ Góc hình ảnh: HS mang những hình ảnh, tranh ảnh sưu tầm được tới trưng bày.
+ Góc báo chí: HS mang những bài báo, bài viết sưu tầm được tới trưng bày.
+ Góc âm nhạc: HS mang những bài hát sưu tầm được tới trưng bày (hoặc chỉ viết tên bài hát rồi sau đó sẽ hát).
- Sau khi HS đã hoàn thành sản phẩm GV mời các HS trưởng góc giới thiệu về sản phẩm ở góc của mình.
- GV theo dõi, hướng dẫn sau đó nhận xét sự chuẩn bị và làm việc của HS.
- Yêu cầu HS sau giờ học đến từng góc để quan sát theo dõi tốt hơn.
* Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
+ Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ trên bảng(GV treo hình vẽ)và giới thiệu: Chúng ta sẽ xây dựng gốc rễ cho cây hoà bình bằng cách gắn các việc làm, hoạt động để giữ gìn, bảo vệ hoà bình.
+ Phát cho HS các băng giấy nhỏ để ghi ý kiến vào đó.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận kể tên những hoạt động và việc làm mà con người cần làm để giữ gìn và bảo vệ hoà bình và ghi các ý kiến vào băng giấy.
- Yêu cầu HS lên gắn các băng giấy vào rễ cây.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để giữ gìn và bảo vệ nền hoà bình chúng ta cần phải làm gì? Là HS, em có thể làm gì?
* Hoạt động 3: Vẽ cây hoà bình (Tiếp).
- GV phát các miếng giấy tròn cho các nhóm và yêu cầu các nhóm tiếp tục làm việc để thêm hoa, quả cho cây hoà bình bằng cách kể ra cách kết quả có được khi cuộc sống hoà bình.
- Yêu cầu HS lên gắn các kết quả lên vòm cây hoà bình.
- Yêu cầu HS nhắc lại: những kết quả sẽ có khi cuộc sống hoà bình.
4.Củng cố-dặn dò:
- GV kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng của mình.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
- Các HS trình bày kết quả đã làm việc ở nhà.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- Các HS làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện các trưởng nhóm giới thiệu về góc của mình:
+ Góc tranh vẽ: Giới thiệu những bức tranh đẹp có ý tưởng hay.
+ Góc hình ảnh: Giới thiệu về một số hình ảnh yêu hoà bình.
+ Góc báo chí: Đọc cho cả lớp nghe 1 bài viết hoặc 1 bài báo hay.
+ Góc âm nhạc: Mời 1-2 bạn HS lên hát bài hát sưu tầm được( hoặc bắt nhịp cho cả lớp hát).
- HS lắng nghe.
+ HS quan sát hình vẽ trên bảng.
+ HS thảo luận: kể những việc làm và hoạt động cần làm để giữ gìn và bảo vệ hoà bình.
Chẳng hạn:
+ Đấu tranh chống chiến tranh.
+ Phản đối chiến tranh.
+ Đoàn kết, hữu nghị với bạn bè thế giới.
+ Giao lưu với các bạn bè thế giới.
+ Biết đối thoại để cùng làm việc.
+ Ký tên phản đối chiến tranh xâm lược.
+ Gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
- Sau đó viết các ý này vào các băng giấy. 
- Lần lượt các nhóm lên gắn băng giấy. 
- HS nhìn qua các việc làm, hoạt động và chọn các việc làm, hoạt động phù hợp.
- HS các nhóm tiếp tục làm việc lắng nghe hướng dẫn và làm việc theo nhóm.
Chẳng hạn:
+ Trẻm em được đi học.
+ Trẻm em có cuộc sống đầy đủ.
+ Mọi gia đình được sống no đủ.
+ Thế giới đượ

File đính kèm:

  • doctuần 27.doc