Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 27

I .Mục tiêu:

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau

II.Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy- học :

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu tiết học
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
BT1: 1 hs đọc yêu cầu , cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 2 về yêu cầu của bài tập.
- HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần.
- GV chốt lại: 
BT2: 1 hs đọc yêu cầu , cả lớp theo dõi SGK.
- YC HS lên bốc thăm chơi trò chơi đoán ô chữ.
- GV bổ sung nếu cần.
- GV chốt lại. 
4. Củng cố: 
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Gv dặn hs học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong bài tập 2; chuẩn bị bài sau: Liên kết câu trong bài bằng tờ ngữ nối.
+HS đọc bài làm .
- HS thảo luận nhóm 2 về yêu cầu của bài tập.
- HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn.
- HS làm bài vào vở; mỗi em viết ít nhất 4 câu minh hoạ cho 4 truyền thống đã nêu.
- HS thảo luận nhóm 2 về yêu cầu của bài tập. 
- HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn,
- Cả lớp làm bài vào ô chữ trong vở bài tập theo lời giải đúng.
Toán
Quãng đường
I. Mục tiêu:
* Giúp HS: - Biết cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
 ( Bài tập : 1 ; 2 ) .
II.Đồ dùng dạy- học : - SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV cho HS chữa bài 4.
- GV nhận xét 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hình thành cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
* Bài toán 1:
- GV treo bảng phụ cho HS đọc bài toán 1.
Em hiểu vận tốc của ôtô 42,5 km/giờ như thế nào?
- Ôtô đi trong thời gian bao lâu?
- Em hãy tính quãng đường ôtô đi đợc?
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán?
- GV hỏi: Muốn tính quãng đờng ta làm thế nào?
- GV HD HS viết công thức tính quãng đường
* Bài toán 2: HS đọc bài toán 2.
- GV HD HS tương tự bài toán 1. Lưu ý phép đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
3. Thực hành.
- GV yêu cầu hS đọc đề toán.
- GV cho HS làm bài1.
- GV cho HS nối tiếp đọc bài làm.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV cho HS đọc bài 2.
- GV bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV nhận xét chữa.
BT3: (Luyện thêm HS khá, giỏi)
GV cho HS tự làm bài 3, sau đó cho 1 HS lên bảng làm bài.
4. Củng cố dặn dò.
- HS nêu lại cách tính quãng đường
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
 1 HS lên bảng chữa bài .
- Cả lớp nhận xét chữa
- 1 HS đọc bài toán.
- Là quãng đường đi của ô tô trong thời gian 1 giờ.
- 4 giờ
- Quãng đường ô tô đi trong 4 giờ là:
 42,5 x 4 = 170 (km)
 Đáp số 170 km
- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
 S = v x t
BT 2: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường người đó đã đi được là:
 12 x 2,5 = 30 (km)
 Đáp số 30 km
Bài 1: 
Quãng đường ca nô đi trong 3 giờ là
 15,2 x 3 = 45,6 (km)
 Đáp số 45,6 km
Bài 2:
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của ngươì đó là:
 12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
 Đáp số 3,15 km
Bài 3: (HS khá, giỏi)
 Thời gian xe máy đi từ A đến B là:
11 giờ – 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút
 Đổi: 2 giờ 40 phút = 2giờ
Độ dài quãng đường AB là:
 42 x 2= 112 (km)
 Đáp số: 112 km
Luyện Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH VẬN TỐC
I-Mục tiêu:
-Ôn luyện, củng cố về cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Bồi dưỡng kĩ năng thực hành giải toán.
II-Chuẩn bị:
*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT Toán;
*GV: Tổng hợp kiến thức, thiết kế bài tập để HS luyện tập.
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS tự ôn tập về số đo thời gian
*GV kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
Bài 1: 
(Bài tập 295/55 - Bài tập toán 5)
Bài 2: 
(Bài tập 297/56 - Bài tập toán 5)
3-Chữa bài trong vở bài tập:
-Cho HS làm bài VBT
4-Củng cố, dặn dò:
-Cho HS nhắc lại dạng toán đã học
-Nhận xét tiết học
-HS tự ôn tập kiến thức theo nhóm nhỏ
-Nêu lại công thức tính vận tốc.
-Nhận xét, chữa bài
-Làm bài trên bảng và vào vở
-Làm bài trên bảng và vào vở
-HS làm bài VBT trên bảng, lớp làm VBT
Kể chuyện:
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I . Mục tiêu:
- Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc về một kỉ niệm đối với thầy giáo, cô giáo.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy- học :
- Một số tranh ảnh về tình thầy trò
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- GV yêu cầu HS phân tích đề .
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài đã viết trên bảng lớp.
c) Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Kể chuyện theo nhóm:
* Thi kể chuyện trước lớp:
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học.
3. Củng cố: - GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò : - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị trước bài sau: Ôn tập.
- HS kể câu chuyện .
- 1 HS đọc 2 đề bài
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng 2 gợi ý cho 2 đề (Những việc làm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo – kỉ niệm về thày cô) Cả lớp theo dõi trong SGK
- Mỗi HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện.
- Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Các nhóm cử đại diện thi kể. Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2015
Tập đọc
Đất nước
I.Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về đất nước tự do ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
II. Đồ dùng dạy- học :
- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS đọc và nêu ND bài “Tranh làng Hồ”
- GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS luyện đọc
. Nối tiếp lần 1: HDHS đọc đúng.
. Nối tiếp lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ : đất nước, hơi may- đọc chú giải; chưa bao giờ khuất- đặt câu).
- GV đọc mẫu toàn bài.
c. HD HS tìm hiểu nội dung:
+ Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?
+ Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba.
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả cảnh thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của kháng chiến?
+ Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.
+Em hãy nêu nội dung chính của bài?
d. HD HS luyện đọc diễn cảm:
-YC một tốp hs đọc nối tiếp cả bài.
 - GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn: Khổ 4-5
3. Củng cố: 
- GV khái quát những nội dung cơ bản và yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài học.
- Nhận xét chung tiết học.
4. Dặn dò : chuẩn bị cho bài sau.
- HS đọc và nêu ND bài “Tranh làng Hồ” 
+ 1 HS đọc toàn bài đọc
+ HS nêu cách chia đoạn.
+ HS đọc nối tiếp
+ HS đọc trong nhóm đôi
+ 1 HS đọc toàn bộ bài
 - Được tả trong khổ thơ 1: sáng mát trong,... gió thổi mùa thu hương cốm mới. Những ngày thu đã xa, sáng chớm lạnh....
+Rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc nói cười thiết tha.
+Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá làm cho trời đất cũng thay áo mới
+Được thể hiện qua các điệp từ: đây, những, của chúng ta; những từ ngữ: chưa bao giờ khuất, rì rầm trong lòng đất, vọng nói về.
+ Núi rừng đây là của chúng ta,....
+ Nước những người chưa bao giờ khuất
ND: Thể hiện tình yêu tha thiết và niềm tự hào của tác giả đối với đát nước.
+HS đọc nối tiếp cả bài.
+HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài hs đọc trước lớp, 
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. ( Làm được bài tập : 1 ; 2 ) .
II. Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV cho 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
- GV gọi 1HS đứng tại chỗ nhắc lại quy tắc và công thức tính quãng đường.
- GV chữa bài, nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề toán và hỏi:
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra.
*Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV: Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết những gì?
- GV:Vậy chúng ta cần đi tìm thờigian ô tô đi từ A đến B, sau đó mới tìm quãng đường AB.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét.
*Bài 3: (Luyện cho HS khá,giỏi)
Gọi HS đọc yêu cầu đề bài .
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề toán.
- Gv hỏi: Em có nhận xét gì về đơn vị vận tốc bay của ong mật và thời gian bay mà bài toán cho?
GV:Vậy phải đổi các số đo theo đơn vị nào ? 
- GV nhận xét
3. Củng cố: 
- Nhận xét chung tiết học.
4. Dặn dò :
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: 
Thời gian.
-2HS lên bảng làm bài.
-HS nêu trước lớp
-HS trả lời
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
130km
1,47km
24km
-HS đọc to trước lớp.
-1HS tóm tắt trước lớp.
-HS làm bài: 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở 
 Giải:
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút
 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Quãng đường AB:
 46 x 4,75 = 218,5 (km)
 Đáp số: 218,5 km
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở nháp.
-HS nhận xét bài của bạn 
Tập làm văn:
Ôn tập về tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy- học :
- Vở bài tập tiếng Việt 5 - tập 2 .
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. KT bài cũ :
-Gọi hs đọc lại đoạn văn đã viết lại trong tiết 52.
2.Bài mới : Nêu bài 1. Yêu cầu 
-Gọi hs nhắc lại:
-Trình tự tả cây cối:
-Các giác quan được sử dụng khi quan sát:
-Biện pháp tu từ được sử dụng:
+Cấu tạo: 
+Bài tập 1 :
-Dán tờ phiếu lên bảng.
-Gọi 1 hs đọc lại.
-Yêu cầu hs đọc thầm bài Cây chuối mẹ, suy nghĩ, làm bài cá nhân. Phát phiếu cho 2 hs làm:
Nhắc hs: Chỉ trả lời vắn tắt trên phiếu, sẽ kết hợp nói khi trình bày.
-Gọi hs dán bài lên bảng, trình bày:
-Nhấn mạnh: Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ:
+Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người: đĩnh đạc thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng .
+Chỉ hoạt động cuả người: đánh động cho mọi người biết, đưa, đành để mặc.
+Chỉ những bộ phận đặc trưng của người: cổ, nách.
+Bài tập 2:
+Nhắc: Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết 1 đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ 1 bộ phận của cây. Khi tả có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian. Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá
+Giới thiệu tranh ảnh về hoa, quả, cây.
+Chấm điểm.
* Hoạt động tiếp nối:
-Gọi hs nhắc lại ghi nhớ về tả cây cối.
-Về xem lại bài.-Chuẩn bị kiểm tra.-Nxét .
- HSđọc đoạn văn
-1 hs đọc bài 1.
 Cả lớp đọc thầm trong sgk.
-Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát 
triển của cây. Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.
-Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, 
xúc giác.
So sánh, nhân hoá.
3 phần:
a. Cây chuối trong bài đựơc tả theo từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con " cây chuối to " cây chuối me.
 Còn có thể tả cây cối theo tình tự : từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b. Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác – thấy hình dáng của cây, lá, hoa,
 Còn có thể tả cây cối bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.
c. Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưõi mác. / Các tàu là ngả ra .như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như 1 mầm lửa non.
-Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc/ Chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ./ Cổ cây chuối mẹ mập, tròn, rụt lại. / Vài chiếc láđánh động cho mọi người biết/ Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn./ Khi cây mẹ bận đơm hoa/ Lẽ nào nó đành để mặc  đè dập 1 hay 2 đứa con đứng sát nách nó/ Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa
-Nhận xét, bổ sung.
+Bài tập 1: hs đọc nội dung bài 2.
 + 1 vài hs nói chọn tả bộ phận nào của cây.
+ Hs làm bài vào VBT.
+1 số hs đọc bài của mình.
+Nhận xét.
Luyên Tiếng Việt:
	MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG	
I.Mục tiêu : Luyện cho HS
 -Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
- HS khá, giỏi thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:
-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, ca dao, dân ca Việt Nam (nếu có).
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Hướng dẫn HS làm BT1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1
-GV giao việc
+ Các em đọc lại yêu cầu + đọc 4 dòng a,b,c,d.
+ Với nội dung ở mỗi dòng, em hãy tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao minh hoạ.
+ Cho HS làm bài. 
-Cho HS trình bày kết quả
-GV nhận xét + chốt lại những câu HS tìm đúng.
-HS làm bài cá nhân VBT.
-Đại diện nhóm lên dán phiếu kết quả bài làm trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét
BT2 :
-Cho HS làm BT2
+ Mỗi em đọc lại yêu cầu của BT2
+ Tìm những chữ còn thiếu điền vào các chỗ còn trống trong các câu đã cho.
+ Điền những tiếng còn thiếu vừa tìm được vào các ô trống theo hàng ngang. Mỗi ô vuông điền một con chữ.
-Cho HS làm bài cá nhân 
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
 - HS làm bài VBT
 - HS đọc bài làm của mình
- Lớp nhận xét.
- HS chép kết quả đúng vào vở hoặc vở bài tập.
3. Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu mỗi HS về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong BT1, 2 đã làm.
-HS lắng nghe
Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2015
Toán 
THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều .
 ( Bài tập : Bài 1- cột 1;2 ; bài 2 )
II. Đồ dùng dạy- học :
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV cho HS làm bài của tiết trước, sau đó nhận xét
- GV cho HS đứng tại chỗ nêu cách tính vận tốc, quãng đường; GV nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hình thành cách tính thời gian của một c/ động.
* Bài toán 1: GV cho HS đọc đề bài toán 1 
+ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét?
+Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Em hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó.
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.
- GV HD HS nhận xét để rút ra quy tắc tính thời gian.
- GV khẳng định: Đó cũng chính là QT tính thời gian Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho VT.
- GV nêu: Biết quãng đường là s, vận tốc là v, thời gian là t, hãy viết công thức tính thời gian 
*Bài toán 2: GV cho HS đọc đề bài toán 2
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán
+Muốn tính thời gian đi hết quãng sông của ca nô chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét bài làm của HS
c.Thực hành: *BT1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán
- GV mời 1HS nhắc lại cách tính thời gian 
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV cho HS trình bày bài của mình 
- GV HS nhận xét bài của bạn và nhận xét bài làm trên bảng lớp
* BT2: GV mời một HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tóm tắt từng phần
? Để tính được thời gian đi của người đi xe đạp chúng ta làm như thế nào?
- GV cho HS nhận xét bài làm trên bảng; GV nhận xét sửa chữa
4. Củng cố - Dặn dò :
- HS nhắc lại cách tính thời gian của một chuyển động 
- Nhận xét chung tiết học.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập .
-2HS lên bảng chữa bài
-HS nêu cách tính
-HS đọc trước lớp
+ô tô đi được quãng đường dài170km.
+Thời gian ô tô đi hết quãng đường đólà: 170 : 42,5 = 4(giờ) 
-HS trình bày lời giải của bài toán 
-HS nhắc lại quy tắc 
- HS cả lớp viết ra giấy nháp và nêu
t = s : v
-HS đọc trước lớp 
-1HS tóm tắt trước lớp 
-HS trả lời 
-Một HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm nháp
-HS đọc trước lớp
-1HS nêu trước lớp
-Một HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở
- HS nhắc lại 
Luyện toán:
 LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
-Ôn luyện, củng cố về cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Bồi dưỡng kĩ năng thực hành giải toán.
II-Chuẩn bị:
	*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT Toán;
	*GV: Tổng hợp kiến thức, thiết kế bài tập để HS luyện tập.
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS tự ôn tập kiến thức về số đo thời gian
*GV kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
Bài 1: 
(bài tập 313/58 - Bài tập toán 5)
Bài 2: (bồi dưỡng HSG)
(bài tập 319/59 - Bài tập toán 5)
3-Chữa bài trong vở bài tập:
- Cho HS làm bài VBT
4-Củng cố: 
-Cho HS nhắc lại quy tắc các dạng toán đã học
-Nhận xét tiết học
-HS tự ôn tập kiến thức theo nhóm nhỏ
-Nhận xét, chữa bài
-Làm bài trên bảng và vào vở
-Làm bài trên bảng và vào vở
- HS làm bài tập VBT
- HS nhắc lại quy tắc
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2015
Tập làm văn:
KIỂM TRA VIẾT
(Tả cây cối)
I. MỤC TIÊU:
 - Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:
 - Giấy kiểm tra hoặc vở. Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: Ơ tiết Tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà đọc 5 đề bài văn và chọn 1 trong 5 đề đó. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh cho đề bài mình đã chọn.
-HS lắng nghe.
2. Hướng dẫn HS làm bài:
-Cho HS đọc đề bài và Gợi ý
-GV hỏi HS về sự chuẩn bị bài của mình.
-2 HS nối tiếp nhau đọc.
-Cả lớp đọc thầm lại.
-Một số HS trình bày ý kiến về đề mình đã chọn.
-GV có thể dán lên bảng lớp tranh, ảnh đã chuẩn bị hoặc đặt các cây, trái lên vị trí trong lớp mà HS dễ quan sát.
3. HS làm bài: 
- GV lưu ý các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ, đặt câu và cần tránh một số lỗi chính tả các em còn mắc phải ở bài Tập làm văn trước.
-GV thu bài .
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong SGK Tiếng viết 5, tập hai (từ tuần 19-27) để kiểm tra trong tuần ôn tập tới.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS làm bài.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường ( Bài tập : 1; 2; 3 )
II. Đồ dùng dạy- học :- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV cho 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết trước.
-Gọi 2 HS đứng tại chỗ nêu cách tính vận tốc,quãng đường, thời gian của một chuyển động.
-GV chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn luyện tập.
*Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và hỏi :Bài tập yêu cầu em làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài 
*Bài 2
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08m chúng ta phải làm như thế nào?
+Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Quãng đường của ốc sên bò tính theo đơn vị nào?
+Vậy để tính đúng thời gian ốc sên bò hết quãng đường em cần đổi đơn vị cho phù hợp.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
*Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài
- GV mời 1 HS đứng tại chỗ đọc bài làm để chữa bài.GV nhận xét.
3. Củng cố: 
- GV cho HS nêu lại cách tính quãng đường,vận tốc, thời gian
- Nhận xét chung tiết học.
4. Dặn dò :
- GV dặn HS về nhà học bài (Làm BT4) và chuẩn bị bài sau: 

File đính kèm:

  • docGiao an T 27.doc