Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà; Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.

- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ: - Hình trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- Tại sao ngày 19/8 được chọn làm ngày kỉ niệm CM T8 năm 1945 ở nước ta?

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài

 b. Các hoạt động

*HĐ1: Làm việc cả lớp

- GV giới thiệu sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS.

- GV chốt ý đúng và trình bày như SGK.

*HĐ2: Làm việc theo nhóm

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả thảo luận.

+ Kể lại một số nét về cuộc mít tinh ngày 2- 9- 1945 tại Quảng trường Ba Đình của buổi lễ.

+ Nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Luyện viết
Luyện viết bài 10 (quyển 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh viết và trình bày đúng bài 10 ( quyển 1 ).
- Rèn kĩ năng viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, kĩ thuật chữ và cách trình bày bài.
- Học sinh có ý thức luyện viết.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài.
2. Các hoạt động:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện viết.
- GV đọc bài viết.
- GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết.
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhắc tư thế ngồi viết.
* Hoạt động2: Thực hành
 - GV cho học sinh thực hành luyện viết.
- GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách viết (nếu cần ).
- GV thu một số vở chấm và nhận xét.
- Đọc thầm lại bài viết.
- HS nêu cách viết, trình bày bài và luyện viết ra vở nháp
- HS viết bài.
- HS đổi vở , soát lỗi lẫn nhau.
3. Củng cố dặn dò
- Đánh giá nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.	
NS : 19/10/2016. Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
Lớp 4 B: Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học
nước có những tính chất gì ?
i. Mục đích yêu cầu: 
- HS nêu được một số tính chất của nước. Quan sát làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- HS nêu được ví dụ về một số tính chất của nước trong đời sống. 
- HS yêu thích môn học .
ii. chuẩn bị:
- Hình trang 42, 43 / SGK.
- HS chuẩn bị theo nhóm (1 chai, cốc, khăn lau, túi ni lông, tấm kính, ...) ( HĐ 1)
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi ,vị của nước . 
+ Mục tiêu: - Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước; Phân biệt nước và các chất lỏng khác . 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn : GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các đồ vật đã mang, sau đó cho HS làm thí nghiệm / SGK và quan sát .
Bước 2: HS làm việc theo nhóm : Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm thí nghiệm. Sau đó quan sát và TLCH:
+ Cốc nào đựng nước ?. Cốc nào đựng sữa?
+ Làm thế nào để biết điều đó?
- GV giúp đỡ các nhóm phát hiện bằng cách: nhìn , nếm , ngửi,...
Bước 3 : Làm việc cả lớp. 
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày những gì HS đã phát hiện ra ở bước 2 . GV ghi các ý kiến của HS lên bảng. 
- HS nhận xét, GV kết luận : Nước trong suốt , không mùi, không vị, không màu.
* Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước .
+ Mục tiêu:- HS hiểu Khái niệm “ hình dang nhất định “.
- Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước .
+ Cách tiến hành: Tương tự hoạt động 1.
- GVKL: Nước không có hình dạng nhất định 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
+ Mục tiêu: - Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp , lan ra khắp mọi phía của nước; Nêu được ứng dung thực tế của tính chất này . 
+ Cách tiến hành: Tương tự Hoạt động 2.
-GVKL: Nước chảy từ cao xuống thấp , lan ra mọi phía.
* Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật
+ Mục tiêu : - Làm thí nghiệm nước thấm qua và không thấm qua một số vật; Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này.
+ Cách tiến hành : Tương tự Hoạt động 3.
- GVKL: Nước thấm qua một số vật.
* Hoạt động 5 : Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất. 
Tương tự Hoạt động 4.
- GVKL: Nước có thể hoà tan một số chất.
 3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết :(Tr :43- SGK)
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 21.
Tiết 2: toán*
ôn: góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Hai đường thẳng vuông góc.
i. mục đích yêu cầu: 
- Củng cố kiến thức đã học về: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Hai đường thẳng vuông góc.
- Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập về: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Hai đường thẳng vuông góc.
- HS tự giác trong học tập .
ii. đồ dùng:
- Chuẩn bị hệ thống bài tập .
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn tập 
- HS lên bảng ghi ví dụ về: biểu thức có chứa ba chữ.
- HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- HS nhận xét, nhắc lại.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài tập của tiết: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Hai đường thẳng vuông góc/ SGK rồi chữa. 
- Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài .
- GV nhận xét, sửa chữa, chốt lại kết quả đúng. 
- GV khắc sâu cho HS về: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Hai đường thẳng vuông góc.
 - GV cho HS K, G làm bài tập sau rồi chữa.
*Nêu tên các góc: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông có trong mỗi hình vẽ sau:
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Thực hiện nội quy lớp học (Tiết 2)
I.Mục đích yêu cầu
- HS hiểu được lợi ích của việc thực hiện tốt nội quy lớp học.
- Biết tạo dựng được thói quen chấp hành tốt nội quy lớp học.
- Biết vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống.
 II. Chuẩn Bị: 
- GV: Phiếu in bài tập 4. 
III. Các hoạt động:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu ý nghĩa của việc chấp hành nội quy lớp học.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* Hoạt động1: Hoạt động nhóm.
- GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm về những lợi ích của việc thực hiện đúng nội quy lớp học và ghi lại kết quả
- Đại diện nhóm học sinh báo cáo, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân sau đó làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS viết ra những quy tắc mà em tự đặt ra cho mình khi học tập ở lớp vào phiếu BT.
- GV trưng bày 1 phiếu BT để chữa chung cả lớp.
- GV chốt lại kiến thức.
* Hoạt động 4: Bài học
- HS nêu nội dung bài học (SGK-10)
* Hoạt động 5: HS tự đánh giá
- HS HS tự đánh giá băng cách tô màu vào hình mặt người.
- GV, PH nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà viết ra những quy tắc mà em tự đặt ra cho mình khi học tập ở lớp.
NS : 19/10/2016. Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: tập đọc
ôn tập giữa học kì I (tiết 4)
i. mục đích yêu cầu: 
- Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- ý thức viết đúng qui tắc chính tả. Sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi lời giải bài tập 1, 2. 
iii. các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu các thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động: 
* Hướng dẫn ôn tập. 
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài 1, 2.
- Lớp đọc thầm. 
- HS xem lại các bài MRVT đã học trong ba chủ điểm trên.
- Hai HS lên bảng làm bài trong khoảng thời gian 10 phút. 
- GV nhạn xét bài làm của HS. 
- Mỗi nhóm cử một bạn lên bảng chấm bài của nhóm bạn.
Bài tập 2 : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập. 
- HS tìm các thành ngữ , tục ngữ đã học gắn với ba chủ điểm, phát biểu.
- HS đọc to kết quả bài làm của mình. 
- HS suy nghĩ, chọn một thành ngữ hoặch tục ngữ, đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoăch tục ngữ đó. 
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài. 
Tiết 2: kể chuyện
ôn tập giữa học kì I (tiết 5)
i. mục đích yêu cầu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm trên đôi cách ước mơ.
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. HS khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
- GD ý thức học tập.
II. Chuẩn bị: GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, HTL.
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc 1 bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cách ước mơ.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động: 
* HD ôn tập:
 Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và HTL
Thực hiện tương tự như tiết một đối với những HS còn lại. 
 Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS đọc thầm lại những bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. 
- GV viết tên các bài tập đọc lên bảng. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm của các nhóm.
 Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
- Nhân vật “ tôi “ (chị phụ trách )
- Lái 
Đôi giày ba ta màu xanh 
Nhân hậu muốn giúp trẻ lang thang; Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.
Hồn nhiên, tình cảm thích được đi giày đẹp 
- Cương 
- Mẹ Cương 
Thưa chuyện với mẹ 
- Hiếu thảo, thương mẹ; Muốn đi làm để lấy tiền giúp mẹ
- Dịu dàng thương con
- Vua Mi- đát
- Thần Đi-ô ni - dốt 
Điều ước của Vua Mi- đát 
- Tham lam nhưng biết hối hận 
- Thông minh; Biết dạy cho vua Mi-Đát một bài học 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. HD chuẩn bị bài sau. 
Tiết 3: toán
ôn tập: Hình chữ nhật và hình vuông
i. mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cách vẽ hình chữ nhật và hình vuông. Nêu tên các cặp đường thẳng vuông góc , đường thẳng song song. 
- Vẽ được hình vuông và hình chữ nhật. Tính được diện tích hình vuông và hình chữ nhật. 
- Yêu thích môn học. 
ii. chuẩn bị: GV: chuẩn bị hệ thống bài bài.
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu qui tắc và công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật ?
- GV củng cố, khắc sâu KT.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động: 
* GV tổ chức cho HS làm bài tập.
- HS làm bài. 
N
A
M
B
C
H
D
K
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng bài. Khắc sâu KT trọng tâm của từng bài.
- GV nhận xét, chấm một số bài.
Bài 1 : 
a. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 3 cm.
b. Vẽ hình vuông cạnh 4 cm.
Bài 2 : Nêu tên các cặp đường thẳng vuông góc, 
đường thẳng song song với nhau có trong hình bên. 
Bài 3 : Trên hình vẽ bên, vẽ một đường thẳng 
song song với cạnh BC và cắt cạnh AB, AC 
của hình tam giác ABC.
A
C
B
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hỏi : 
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ? 
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào ?
- GV nhận xét tiết học.
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí
Nông nghiệp
i. mục đích yêu cầu: 	
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phôn bố nông nghiệp của nước ta. Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển. Biết được ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp.
- HS có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị: - Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
 - Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, vật nuôi chính ở nước ta.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
a. Ngành trồng trọt
*HĐ1: Làm việc cả lớp:
- Ngành trồng trọt có vai trò như trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- GV kết luận: Trồng trọt là nghàng sản xuất chính trong nông nghiệp. ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. 
* HĐ2: Làm việc theo cặp.
- GV nêu yêu cầu.
- GV kết luận:Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất,các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
- Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
*HĐ3: Làm việc cá nhân:
- Nêu vùng phân bố cây lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm?
- Kể các loại cây trồng ở địa phương mình.
b. Ngành chăn nuôi:
*HĐ4 ( Làm viêc cả lớp).
- Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
- Hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? ở địa phương em?
- Trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng? 
- GV kết luận.
- Một số học sinh phát biểu.
- HS quan sát hình 1, thảo luận các câu hỏi mục 1 SGK.
- HS trình bày kết quả.
- HS khá giỏi trả lời.
- HS quan sát tranh ảnh, chỉ trên bản đồ vùng phân bố một số loại câyvà trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình 1 trang 87 trả lời.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1-2 HS đọc phần tóm tắt nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài 11.
Tiết 2: Khoa học
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I. Mục tiệu đích yêu cầu:
- Nêu được một số nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Thực hiên tham gia giao thông đảm bảo an toàn.
- GDKNS: KN phân tích phán đoán các tình huống, cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông .
II. chuẩn bị:
- Hình trang 40, 41, Sưu tầm các loại hình ảnh và thông tin một số tai nạn giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận về nguyên nhân gây tai nạn giao thông. 
Bước 1: Làm việc theo cặp 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
Kết Luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao Thông đường bộ.
* Hoạt động2: Quan sát và thảo luận một số biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Tiếp theo, GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông.
- GV ghi lại các ý kiến lên bảng và tóm tắt, kết luận chung.
- Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời.
-2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5,6,7 trang 41 SGKvà phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau. 
Tiết 3: Toán*
Ôn: viết số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân
i. mục đích yêu cầu: 
- Củng cố nội dung kiến thức về viết các số khối lượng dưới dạng STP.
- HS biết làm các bài toán đã cho.
- Chăm chỉ, tích cực học tập. 
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: - ?HS hỏi đáp bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ của chúng theo cặp.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
* HĐ1: - GV cho HS nêu cách chuyển đổi số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân. Cho ví dụ minh hoạ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* HĐ2: Luyện tập
 Bài 1: Viết các số sau dưới dạng số thập phân
7km 5m= ...........km	456cm= ..........m
8hm 25m=.........hm	9005m=...........km
60m 8mm=............m	7100mm=.......m
- Củng cố cho HS về viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Bài 2: Viết các số sau dưới dạng số thập phân
a/ Có đơn vị đo là kg
9kg 15g ; 6kg 2dag ; 730kg
b/ Có đơn vị đo là yến
950dag ; 5yến 99hg ; 789dag
- Củng cố cho HS về viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Bài 3: Trong chuồng có nuôi 100 con lợn, trung bình mỗi ngày một con ăn hết 4 kg cám. 
Hỏi trong 45 ngày cần bao nhiêu tấn cám.
- HS làm bài cá nhân
- HS đọc kết quả bài làm của mình. vài HS khác nhận xét và giải thích cách làm.
- HS nhận xét chữa.
- GV cùng HS nhận xét, hoàn thiện bài tập
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học . Về nhà luyện tập tiếp.
NS : 20/10/2016. Ngày dạy: Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Ôn tập giữa học kì tiết 6
I. Mục đích yêu cầu:
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2.
- Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa BT3, BT4.
- Có ý thức dùng đúng.
II. chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ bảng phân loại BT4.
III. các Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài. 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài 1 ?
Vì sao cần thay những từ in đậm?
- Gọi HS nêu kết quả. 
- GV giúp HS hiểu rõ nghĩa 1 các từ và nên dùng trong trường hợp nào.
Bài 2: HSTB làm 3 trong 5 phần. HS khá, giỏi làm cả.
Làm miệng. Gọi HS nối tiếp nhau nêu từ cần điền.
HS tìm cặp từ trái nghĩa. 
Bài 3:Thảo luận nhóm.
HS trình bày nối tiếp nhau.
Bài 4: HS làm cá nhân vào VBT. HS trình bày nối tiếp nhau.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
+ ..vì các từ đó dùng chưa chính xác
HS làm việc cá nhân
Lớp NX, sửa sai
Nhóm khác bổ sung
 đáp án:
+bê thay từ bưng +bảo .....mời
+vò....xoa +thực hành....làm
 đói- no; sống-chết; thắng-bại
đậu - bay; xấu - đẹp
- HS làm bài.
- HS Khá, giỏi nhận xét.
- HS làm bài.
- HS Khá, giỏi nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 - NX tiết học, khen HS có nhiều ý kiến hay trong tiết học
Tiết 2: Khoa học
Ôn tập con người và sức khỏe
I. Mục đích yêu cầu: 
- Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
- Vẽ và viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS.
- Có ý thức phòng bệnh.
II. Chuẩn bị: - Hình trang 38, 39 SGK. 
III. các Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Và biện pháp an toàn giao thông. 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc với SGK.
+Mục tiêu: Ôn lại cho HS một số kiến thức trong các bài: Nam hay nữ ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
+Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc cá nhân 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1, 2, 3 trang 42 SGK.
- BT1 HS làm trên phiếu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS lên chữa bài.
- GV chốt đáp án đúng.
*HĐ2: Thảo luận nhóm 
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?
+ Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới?
+ Hãy nêu sự hình thành một cơ thể người?
+ Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, HSK giải thích. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt đáp án đúng và hệ thống kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu bài học, liên hệ.
- Thực hiện tuyên truyền mọi người phóng tránh bị xâm hại. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. 
Tiết 3: toán
Tiết 49: Luyện tập 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cộng các số thập phân, tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. 
- Rèn kĩ năng giải bài toán có nội dung hình học, bài toán có liên quan đến số trung 
bình cộng.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II. chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập. Nêu cách cộng 2 số thập phân.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động:
* Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức a+b và b+a?
- GV khẳng định: đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Em hãy so sánh tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên, phép cộng các số thập phân.
Bài 2: 
- Em hiểu yêu cầu của bài "dùng tính chất giao hoán để thử lại" như thế nào?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài toán.
Bài 4:
- Bài toán cho em biết gì?
- Bài toán yêu cầu em tính gì?
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc thầm đề bài.
- HS nhớ lại và nêu.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bạn làm bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
3. C

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2016_2017_tra.doc