Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Lịch sử (5B)

CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ

I.MỤC TIÊU:

- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:

 + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.

 + Ngày 07/5/1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.

 - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 + Biết tính thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương và biết ơn các ông cha ta ngày trước.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 Hình minh hoạ SGK.

 Bản đồ hành chính Việt Nam.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc vị trí, giới hạn của châu Á:
 + Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương.
 + Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á:
 + 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới.
 + Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
 - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.
 - Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ).
 - Học sinh khá, giỏi: Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Á.
	- Giáo dục HS yêu thích nghiên cứu địa lí.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Bản đồ thế giới.
	Bản đồ tự nhiên châu Á.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Các châu lục và các đại dương trên thế giới, châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới.
- GV hỏi HS cả lớp:
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, mỗi em chỉ cần nêu tên 1 châu lục hoặc 1 đại dương mà mình biết.
+ Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết.
- Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương.
+ Các châu lục trên thế giới:
Châu Mĩ.
Châu Âu
Châu Phi
Châu Á
Châu Đại Đương
Châu Nam Cực
+ Các đại dương trên thế giới:
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
- Trái Đất chúng ta có 6 châu lục và 4 đại dương. Châu Á là một trong 6 châu lục của Trái Đất.
Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Á
• Chỉ vị trí của châu Á trên lược đồ và cho biết châu Á gồm những phần nào?
• Chỉ theo đường bao quanh châu Á.
Nêu: Châu Á gồm hai phần là lục địa và các đảo xung quanh.
• Các phía của châu Á tiếp giáp các châu lục và đại dương nào?
• Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
+ Phía Nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía Tây Nam giáp với châu Phi.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với châu Âu.
• Châu á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng nào trên Trái Đất?
• Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.
• Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào?
• Châu Á chịu ảnh hưởng của cả ba đới khi hậu:
Hàn đới ở phía Bắc Á.
Ôn đới ở giữa lục địa châu Á.
Nhiệt đới ở Nam Á.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó nêu kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có ba phía giáp biển và đại dương.
Hoạt động 3: Diện tích và dân số châu Á.
- GV cho HS quan sát bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục, yêu cầu HS nêu tên và công dụng của bảng số liệu.
- 1 HS nêu trước lớp: Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các châu lục với nhau.
- GV giảng giải: Liên Bang Nga có lãnh thổ nằm trên hai châu lục, một phần ở châu Âu còn phần kia lại thuộc châu Á. Dân số của Liên bang Nga vì thế một phần thuộc dân số châu Âu, một phần thuộc dân số châu Á. Trong bảng số liệu, dân số của Liên Bang Nga không được tính vào dân số của châu á mà được tính cả vào dân số của châu Âu.
- GV yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh diện tích của châu Á với diện tích của các châu lục khác trên thế giới.
- GV kết luận: Trong 6 châu lục thì châu Á cã diÖn tÝch lín nhÊt.
- HS so sánh và nêu ý kiến trước lớp: Diện tích châu Á lớn nhất trong 6 châu lục. Gấp 5 lần diện tích cgâu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
Hoạt động 4: Các khu vực của châu Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực.
- GV treo lược đồ các khu vực châu Á, và hỏi HS: Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- HS đọc lược đồ, đọc phần chú giải và nêu: Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu diễn:
+ Địa hình của châu Á.
+ Các khu vực và giới hạn từng khu vực của châu Á.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập sau:
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu sau (Phần in nghiêng trong phiếu là phần HS làm).
- Một nhóm làm vào giấy khổ A0.
- GV kết luận về phiếu làm đúng sau đó kết luận: Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu Á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét (8848 m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a, cao nhất thế giới.
Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á.
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
DUNG DỊCH
(Đã soạn Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I.MỤC TIÊU:
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:
 + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
 + Ngày 07/5/1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
 - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 + Biết tính thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương và biết ơn các ông cha ta ngày trước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Hình minh hoạ SGK.
	Bản đồ hành chính Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Tập Đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu hai khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- HS đọc Chú thích của SGK và nêu:
+ Tập đoàn cứ điểm là nhiều cứ điểm (vị trí phòng ngự có công sự vững chắc) hợp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố (tại Điện Biên Phủ địch xây dựng 49 cứ điểm)
+ Pháo đài: công trình quân sự kiên cố, vững chắc để phòng thủ.
- Vị trí của Điện Biên Phủ là một vị trí trọng yếu, án ngữ cả một vùng Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của Mĩ về đô-la, vũ khí, chuyên gia quân sự đã xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kiên cố nhất ở Đông Dương. Tổng số binh lính lúc đông nhất là 16200 người, gồm có 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội tăng M24, 1 đại đội vận tải, 1 phi đội 12 máy bay thường trực. Pháp huênh hoang cho rằng Điện Biên Phủ là "pháo đài khổng lồ không thể công phá"
- : Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
- HS nêu ý kiến trước lớp.
- Thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
Hoạt động 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- GV chia HS thành 6 nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về một trong các vấn đề sau. Sau đó GV đi theo dõi và nêu câu hỏi gợi ý cho từng nhóm
- HS chia thành nhóm cùng thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm. 
Kết quả thảo luận tốt là :
Nhóm 1.2: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
Gợi ý : Muốn kết thúc kháng chiến quân và dân ta bắt buộc phải tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm nào của địch ?
Để tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm này chúng ta cần sức người, sức của như thế nào ?
Nhóm 1.2:
+ Mùa đông 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến.
+ Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất:
• Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ.
• Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.
• Gần ba vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men,. . . lên Điện Biên Phủ.
Nhóm 3.4: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
Gợi ý : Mỗi đợt tấn công của ta bắt đầu vào thời gian nào? Ta tấn công vào những vị trí nào? Chỉ vị trí đó trên lược đồ chiến dịch? Kết quả của từng đợt tấn công?
Nhóm 3.4: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta mở 3 đợt tấn công :
+ Đợt 1: mở vào ngày 13 - 3 - 1954, tấn công vào phía bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu địch bị tiêu diệt.
+ Đợt 2: Vào ngày 30 - 3 - 1954 đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh. Đến 26 - 4 - 1954, ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía đông, riêng đồi A1, C1 địch vẫn kháng cự quyết liệt.
+ Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1 - 5 - 1954 ta tấn công các cứ điểm còn lại. Chiều 6 - 5 - 1954, đồi A1 bị công phá, 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5 - 1954 Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và Bộ chỉ huy của địch.
Nhóm 5.6: Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta.
Gợi ý: Ai là người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ? Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch chu đáo như thế nào? Quân và dân ta thể hiện tinh thần chiến đấu như thế nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động thế nào đến quân địch, tác động thế nào đến lịch sử dân tộc ta?
Nhóm 5.6: 
Ta giành chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là vì:
+ Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
+ Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường.
+ Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch.
+ Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông xuân 1953 – 1954 của ta, đập tan "pháo đài không thể công phá" của giặc Pháp, buộc chúng phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.
Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, . . 
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện 4 nhóm HS lần lượt lên trình bày vấn đề của nhóm mình trước lớp.
Các nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến cho nhau.
Củng cố, dặn dò
- GV lần lượt yêu cầu HS:
+ Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
- HS nối tiếp nhau nêu.
Tiết 4: Khoa học (5B)
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (Tiết 1).
I. MỤC TIÊU:
	- Biết thế nào là sự biến đổi hoá học.
	- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
* GDKNS: + Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
 + Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi).
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Hình vẽ trong SGK trang 78, 79.
 - Một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Thí nghiệm
Nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy.
Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa.
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
Kết luận:
 + Hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học.
 + Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
Cho HS làm việc theo nhóm.
Trường hợp
Biến đổi
Giải thích
a) Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.
b) Dùng kéo cắt giấy thành những mảnh vụn
Vật lí
Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác. 
c) Một số quần áo màu khi phơi nắng bị bạc màu.
Hoá học
Một số quần áo màu đã không giữ lại được màu của nó mà bị bạc màu dưới tác dụng của ánh nắng.
d) Hoà tan đường vào nước
Vật lí
Hoà tan đường vào nước, đường vẫn giữ được vị ngọt, không bị thay đổi tính chất. Nên đem chưng cất dung dịch nước đường, ta lại thu được nước riêng và đường riêng.
- GV giáo dục HS không đến gần các hố vôi đang tôi, vì nó toả nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
4.Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Sự biến đổi hoá học (TT)”.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Dung dịch là gì? Cho ví dụ.
+ Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp?
+ Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng phương pháp nào? Cho ví dụ.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
Các nhóm khác bổ sung.
+ Sự biến đổi hoá học.
+ Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
a) Cho vôi sống vào nước.
b) Dùng kéo cắt giấy thành những mảnh vụn.
c) Một số quần áo màu khi phơi nắng bị bạc màu.
d) Hoà tan đường vào nước.
Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi.
Các nhóm khác bổ sung.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
NUÔI DƯỠNG GÀ.
(Đã soạn Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính hình tam giác, hình thang.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình thang.
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình thang
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài tập1: Một tờ bìa hình thang có đáy lớn 2,8dm, đáy bé 1,6dm, chiều cao 0,8dm. 
a) Tính diện tích của tấm bìa đó?
b) Người ta cắt ra 1/4 diện tích. 
 Tính diện tích tấm bìa còn lại?
Bài tập 2: 
 Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 27cm, chiều rộng 20,4cm.
Tính diện tích tam giác ECD?	 E
 A	 B	
20,4 cm 
 D C 
 27cm
Bài tập3: (HScó NL)
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2thu hoạch được 70,5 kg thóc. Hỏi ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình thang.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Diện tích của tấm bìa đó là:
 ( 2,8 + 1,6) x 0,8 : 2 = 1,76 (dm2)
 Diện tích tấm bìa còn lại là:
 1,76 – 1,76 : 4 = 1,32 (dm2)
 Đáp số: 1,32 dm2
Lời giải: 
Theo đầu bài, đáy tam giác ECD chính là chiều dài hình chữ nhật, đường cao của tam giác chính là chiều rộng của hình chữ nhật.
Vậy diện tích tam giác ECD là: 
 27 x 20,4 : 2 = 275,4 ( cm2)
 Đáp số: 275,4 cm2
Lời giải:
Đáy lớn của thửa ruộng là:
 26 + 8 = 34 (m)
Chiều cao của thửa ruộng là:
 26 – 6 = 20 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 (34 + 26) x 20 : 2 = 600 (m2)
Ruộng đó thu hoạch được số tạ thóc là: 600 : 100 x 70,5 = 423 (kg)
 = 4,23 tạ.
 Đáp số: 4,23 tạ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ Tư ngày 13 tháng 1 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
CHÂU Á
(Đã soạn Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016 )
Tiết 4: Lịch Sử
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
(Đã soạn Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:
	- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
	+ Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
	+ Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
	- GDKNS: 
+ Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).
+ Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương).
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
+ Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
- GDHS: yêu quê hương mình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Bài hát “Em yêu hoà bình” – Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.
	- Tranh minh hoạ SGK phóng to.
	- Phiếu học tập.
	- Thẻ màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
- GV ổn định tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
 Do tiết trước thực hành kĩ năng cuối HKI nên không kiểm tra.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV bắt nhịp cho HS hát đồng thanh bài “Em yêu hoà bình” và hỏi:
+ Bài hát nói đến điều gì?
- GV giới thiệu: Quê hương là nơi ông bà, cha mẹ và chúng ta sinh ra, là nơi nuôi dưỡng mọi người lớn lên. Vì thế chúng ta phải biết yêu quê hương mình. Vậy để thể hiện tình yêu quê hương chúng ta cần phải làm gì? Để trả lời cho câu hỏi đó cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay Em yêu quê hương.
- GV ghi tên bài lên bảng.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em”.
- GV đính tranh minh hoạ câu chuyện lên bảng, yêu cầu HS quan sát và GV kể chuyện.
- GV mời 1 HS lên bảng kể lại câu chuyện.
- Hỏi:
+ Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
+ Hà gắn bó với cây đa như thế nào?
+ Vì sao tác giả lại gọi cây đa là “Ông Đa”?
+ Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?
+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?
+ Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào?
- GV kết luận: Quê hương là những gì gần gũi, gắn bó lâu dài với chúng ta. Nơi đó chúng ta được nuôi nấng, lớn khôn. Nơi đó gắn bó với chúng ta bằng những điều giản dị: cây đa, bến nước, sân đình , (đối với miền Bắc), những chuyến đò, những dòng sông, (đối với miền Nam). Khi nhắc đến quê hương, chúng ta thường nghĩ ngay đến những điều đó. Bạn Hà trong câu chuyện đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
- GV phát phiếu học tập cho HS. Yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi với bạn của mình về kết quả và thống nhất câu trả lời.
- GV yêu cầu một số HS giải thích các ý kiến vì sao đồng ý/không đồng ý/phân vân.
- Yêu cầu HS nhắc lại những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
- GV kết luận: Chúng ta yêu quê hương bằng cách làm cho quê hương tốt đẹp hơn. Do đó, cần tham gia, ủng hộ các hoạt động xây dựng quê hương. Trong đó chúng ta tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường cũng là thể hiện tình yêu quê hương.
+ Khi nhắc về quê hương, mọi người thường hay nghĩ ngay đến ai?
- GV chốt lại: nội dung phần ghi nhớ.
- GV đính lên bảng phần ghi nhớ và yêu cầu HS đọc.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- GV phát phiếu ghi câu hỏi, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, cùng trao đổi thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Chúng ta bày tỏ tình yêu quê hương bằng những việc làm, hành động cụ thể. Đó là những hành động việc làm để xây dựng và bảo vệ quê hương tốt đẹp hơn.
4.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh hoặc viết, vẽ về quê hương em.
- HS hát đồng thanh.
+ HS nêu: Bài hát nói về tình yêu quê hương đất nước
- HS nghe và nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi.
- HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi.
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Vì cây đa là biểu tượng của quê hương, Cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.
+ Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa.
+ Vì để thể hiện sự kính trọng đối với cây đa.
+ Để chữa cho cây sau trận lụt.
+ Bạn rất yêu quê hương.
+ Đối với quê hương, chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương,

File đính kèm:

  • doctuần 19.doc
Giáo án liên quan