Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU:

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

II.CHUẨN BỊ: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai, ngày 02 tháng 12 năm 2019
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được: Khu bảo tồn đa dạng sinh học qua đoạn văn BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp (BT2) ; viết một đoạn văn ngắn (BT3).
II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- Khu bảo tồn thiên nhiên là gì?
- Nhận xét.
- Khu vực có loài cây, con vật, cảnh quan thiên nhiên.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS thảo luận cặp.
* Kết luận: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều ĐV,TV. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có ĐV, thảm TV,..rất phong phú.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS thảo luận nhóm 4, trình bày, nhân xét.
*Kết luận:
a) Hành động bảo vệ môi trường: Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
b) Hành động phá hoại môi trường: Phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán ĐV hoang dã....
Bài 3:
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS tự viết bài.
- Gợi ý:
+ Em viết đề tài nào?
+ Hãy chọn một cụm từ ở BT2 để làm đề tài.
* GDBVMT: GD học sinh ý thức bảo vệ môi trường và có hành vi đúng đối với môi trường xung quanh.
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- 2HS làm bài trên giấy khổ to.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài, 2 nhóm trình bày trên giấy.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài.
+ HS nêu: Trồng cây, đánh cá bằng điện, xả rác.
VD: “Mùa xuân là tết trồng cây”. Hưởng ứng phong trào này, mỗi gia đình góp ít tiền mua cây về trồng ở khắp khu phố. Cây mỗi ngày một xanh tươi và phát triển. Chiều chiều, mọi người ra đây trò chuyện, tập thể dục,nơi đây.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
 HOẠT ĐỘNG 1: GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NGÀY QUỐC PHÒNG TÒAN DÂN 22-12
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giúp HS biết được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22-12.
- Giáo dục các em lòng biết ơn đối các anh hùng, liệt sĩ.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
- Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh ảnh, tư liệu, câu hỏi, câu đố có liên quan đến buổi giao lưu.
- Cờ, chuông báo.
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
- Phổ biến cho HS nắm được chủ đề buổi giao lưu.
- Hướng dẫn HS sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát
- Nội dung: tìm hiểu các sự kiện lịch sử, các nhân vật anh hùng
- Phổ biến hình thức thi.
- Phổ biến luật chơi.(SGK).
2.Tiến hành:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
 -Chương trình ca nhạc mở đầu chương trình.
- Thông báo nội dung chương trình
- Phát biểu khai mạc.
- Ban giám khảo nêu thể thức hội thi.
- Thực hiện các phần thi.
- Hội thi kết thúc trong tiếng hát tập thể của cả lớp.
3.Nhận xét-đánh giá: 
- GV kết luận.
- Khen ngợi HS.
................................................................................................
Thứ ba, ngày 03 tháng 12 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng (một hiệu) hai số thập phân. Làm bài: 1, 2, 3(b), 4.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YCHS tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 12,1 x 5,5 + 12,1 x 4,5 =
b) 16,5 x 47,8 + 47,8 x 3,5 =
- Nhận xét.
- HS thực hiện:
a) 12,1 x 5,5 + 12,1 x 4,5 = 12,1 x (5,5 + 4,5 )
 = 12,1 x 10 = 121
b) 16,5 x 47,8 + 47,8 x 3,5 = 47,8 x (16,5 + 3,5)
 = 47,8 x 20 = 956
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm vở nháp, 2HS bảng lớp.
Bài 2:
-YCHS đọc yc bài. 
-YCHS nêu dạng biểu thức có trong bài?
-YCHS làm bài, sửa bài.
Bài 3:
-YCHS đọc yc bài. 
-YCHS tính nhẩm.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS Tóm tắt, giải.
Tóm tắt:
 4 m : 60 000 đồng
 6,8 m :.. . đồng? 
Trả nhiều hơn:đồng?
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài, 2HS bảng lớp.
- KQ: a) 316,93 b) 61,72
- HS đọc. (CHT)
- HS nêu: Một tổng (hiệu) nhân với một số.
- HS làm bài, 2HS bảng lớp.
- KQ: a) 42 b) 19,44
- HS đọc. (CHT)
- HS tính.
- KQ: a) 48 b) 4,7
.x = 1 (vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó)
.x = 2 (Vì mỗi tích đều có một thừa số bằng nhau nên thừa số còn lại cũng bằng nhau)
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài. (HTT)
 Bài giải 
Giá tiền mỗi m vải là:
60 000 : 4 = 15 000 (đồng)
6,8 m vải nhiều hơn 4 m vải là:
6,8 – 4 = 2,8 (m)
Mua 6,8 m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4 m vải cùng loại là:
15 000 x 2,8 = 42 000 (đồng)
Đáp số: 42 000 đồng.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Chia một STP cho một STP.
...............................................................................................
Khoa học
NHÔM
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
II.CHUẨN BỊ: Hình SGK, muỗng nhôm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- Kể tên một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?
- Nêu cách bảo quản đồ đồng trong gia đình?
- Nhận xét.
- HS trả lời.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Kể tên một số dụng cụ, máy móc
đồ dùng được làm bằng nhôm.
- YCHS quan sát H1,2,3 và kể tên các đồ vật làm bằng nhôm.
* Kết luận: Nhôm sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo dụng cụ làm bếp, vỏ hộp, khung cửa phương tiện giao thông: ô tô, tàu hỏa, tàu thủy máy bay. 
Hoạt động 2: Quan sát vật thật.
- YCHS quan sát theo nhóm những đồ vật bằng nhôm và mô tả màu sắc, cứng hay dẻo.
* Kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
Hoạt động 3: Tính chất, nguồn gốc cách bảo quản đồ dùng làm bằng nhôm.
- YCHS đọc thông tin SGK/53 và trả lời câu hỏi:
+ Nguồn gốc của nhôm?
+ Tính chất của nhôm?
* Kết luận: Nhôm là một kim loại. 
- Nghe.
- Ấm nhôm, nồi nhôm, thau, gầu mên, muỗng, mâm..
- HS thảo luận, trả lời.
+ Quặng nhôm.
+ Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi dát mỏng. Nhôm nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Nhôm không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm.
- Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
..
Đạo đức
KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II.CHUẨN BỊ: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YCHS đọc ghi nhớ.
- YCHS nhận xét.
- HS đọc.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Người già và trẻ em là những người cần được quan tâm,giúp đỡ mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta quan tâm như thế nào? Giúp đỡ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Đóng vai (BT2)
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS thảo luận nhóm 4, trình diễn, nhận xét.
* Kết luận:
+ Dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó dẫn em đến đồn công an hoặc dẫn em về nhà.
+ Hướng dẫn các em cùng chơi chung hay thay phiên nhau chơi.
+ Em có thể dẫn cụ nếu biết. Nếu không em trả lời cụ một cách lễ phép.
Hoạt động 2: Làm BT 3,4:
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS thảo luận nhóm 4.
* Kết luận:
+ Ngày người cao tuổi: 1-10.
+ Ngày Quốc tế thiếu nhi: 1-6.
+ Tổ chức dành cho người cao tuổi: Hội người cao tuổi.
+ Tổ chức dành cho trẻ em: Sao Nhi đồng, Đội.
Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của địa phương”Kính già yêu trẻ”
- GV Khởi động phần thông tin tìm hiểu phong tục, tập quán tốt đẹp của gia đình,
- YCHS trình bày, nhận xét.
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- HS đọc. (CHT)
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- HS nêu.
- HS trình bày, nhận xét.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 04 tháng 12 năm 2019
Chính tả 
(Nhớ - viết)
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I.MỤC TIÊU:
- Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2,3a.
II.CHUẨN BỊ:
- Các thẻ từ ghi tiếng, vần.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YCHS viết bảng con: sự sống, sương thu, ẩm ướt.
- YCHS nhận xét.
- HS viết.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta viết bài: Hành trình của bầy ong và làm BT chính tả phân biệt âm cuối.
2.Hướng dẫn viết chính tả:
- YCHS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối. 
- Hai câu cuối bài, tác giả muốn nói gì về công việc của loài ong?
- YCHS đọc thầm, tìm từ khó viết, phân tích, viết bảng con.
- YCHS đọc từ khó. 
- Để trình bày bài viết cân đối, đều, đẹp, em cần lưu ý điều gì?
- GV nhắc HS ngồi đúng tư thế.
- YCHS gấp sách, nhớ lại 2 khổ thơ và viết bài.
- GV đọc.
- GV xem (5-7) vở, nêu nhận xét.
3.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 2a:
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS thảo luận nhóm 4.
- YCHS trình bày, nhận xét.
Bài 3a:
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS tự làm bài.
- YCHS đọc lại câu thơ.
- Nghe.
- 2HS đọc. (HTT)
- Ong giữ hộ những mùa hoa đã tàn phai mang lại
cho đời những giọt mật tinh túy.
- HS nêu: rong ruổi ; rừng hoang ; chắt ; mùa hoa ; lặng thầm.
- HS đọc. (CHT)
- Dòng 6 lùi vào 1 ô. Dòng 8 viết sát lề. Cách 1 dòng giữa 2 khổ thơ.
- HS thực hiện.
- HS viết bài.
- HS đổi tập sửa lỗi.
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài, 1HS bảng lớp.
- KQ: a) Xanh xanh.
 b) soạt, biếc.
- 2HS đọc. (HTT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Chuỗi ngọc lam.
Hoạt động ngoài giờ
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG
 CHỦ ĐỀ 1: SỨC MẠNH CỦA MỤC TIÊU
I.Mục tiêu
- Giúp HS hình thành và có kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch.
- Hiểu mục tiêu là gì và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
II. Hoạt động dạy-học.
Giới thiệu về các chủ đề rèn luyện KNS dành cho HS lớp 5.
Trò chơi: “Bịt mắt ném trúng mục tiêu”
Chuẩn bị: - 1 quả bóng nhỏ bằng nhựa hoặc bằng giấy.
 - 1 chiếc khăn bịt mắt.
 - 1 hình tròn bán kính 20 cm.
 b.Cách chơi:
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 bạn lên (bịt mắt) và ném quả bóng
 vào vòng tròn.
- Quan sát, nhận xét kết quả.
c. Thảo luận (N2) các câu hỏi ở trang 5 VBTKNS
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
3. Mục tiêu của em và bạn
- Em hãy cùng các bạn xác định mục tiêu cần phải xác định trong cuộc sống ở lứa tuổi của mình.
- HS thảo luận N4 các mục tiêu về học tập; rèn luyện sức khỏe; cách ứng xử
- GV theo dõi. HD them.
- Gọi mộ số HS nối tiếp đọc các mục tiêu của mình
- Muốn học tập tốt chúng ta cần làm gì? (Xác định mục tiêu và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó).
- Theo em, mục tiêu là gì?(Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó).
GVKL: Kĩ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho mình cũng như lập kế hoạc để thực hiện mục tiêu đó.Kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.
Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học 
Thứ năm, ngày 05 tháng 12 năm 2019
Luyện tiếng việt
ÔN LUYỆN VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu: 
 - Hệ thống hoá những kiến thức đã học về danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.
 - Xác định được từ loại của các từ cho trước.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động Gv
Hoạt động HS
1. khởi động:
- Gọi HS nhắc lại khái niệm về danh từ, động từ, tính từ và nêu một số ví dụ.
- Nhận xét.
2. Luyện tập.
Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Xác định từ loại có trong đoạn văn sau:
Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má.Tôi 
chẳng buồn lau mặt nữa.Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu,xung quanh là tiếng đàn,tiếng hát khi xa,khi gần chào mừng mùa xuân.Một năm 
mới bắt đầu.
Bài 2: Nêu từ loại của từ được gạch dưới trong các câu sau và ghi vào ô trống:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu và nội dung bài.
-Yêu cầu HS tự đọc thầm lại bài và chọn từ xếp vào nhóm thích hợp.
- Giáo viên nhận xét và chốt.
3. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
- Một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS lên bảng làm ,lớp làm vào vở.
- Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài vào vở, trình bày kết quả, HS khác nhận xét.
- 2 HS đọc lại bài hoàn chỉnh
*KQ: a,d. quan hệ từ; b,. danh từ; c.đtừ
.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu (BT1)
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) ; bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn (BT3).
II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to, bút dạ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YCHS đọc đoạn văn về bảo vệ môi trường.
- Nhận xét.
- 2HS đọc.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Xác định được cặp quan hệ từ để biết cách sử dụng.
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc YC bài. 
- YCHS làm bài cá nhân.
Bài 2:
- YCHS đọc YC bài. 
- Mỗi đoạn văn a,b đều có mấy câu?
- YCBT là gì?
- YC HS làm bài, 1HS bảng lớp.
- KQ:
a) Mấy năm qua, vì chúng ta làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thấy rõnên rừng ngập mặn.
b) Chẳng những ở ven biển.ngập mặn mà rừng ngập mặn ở ngoài biển.
Bài 3:
- YCHS đọc YC bài. 
- Gợi ý:
.2 đoạn văn có gì khác?
.Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
.Khi sử dụng quan hệ từ em cần chú ý điều gì?
- GV kết luận
- Nghe.
- 2HS đọc. (CHT)
- HS thực hiện, 2HS trình bày bảng.
- KQ: a) Nhờ.mà: Quan hệ nguyên nhân-kết quả.
 b) Không nhữngmà còn: Quan hệ tăng tiến
- 2HS đọc. (CHT)
- 2 câu.
- Chuyển 2 câu thành 1 câu có dùng cặp từ quan hệ:Vìnên ; chẳng nhữngmà còn.
- HS thực hiện,1HS trình bày bảng.
- 2HS đọc. (CHT)
- HS thực hiện.
.Đoạn b có sử dụng một số quan hệ từ, cặp quan hệ từ ở một số câu.
.a hay hơn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6,7,8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà.
.Đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
.
Luyện toán
LUYỆN TẬP CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: 
 - Củng cố để HS biết thực hiện phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
 - Vân dụng để giải toán.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 45,5 : 12 112,56 : 21
 394,2 : 73 323,36 : 43
68,074 - 19,8
 Bài 2: Tính:
 564,72 : 12 - 632,02
 79,5 - 8,175 : 15
 2003,44 : 79 X 18
Bài 3: Tìm x:
 X : 12,6 = 54,18 245,5 : x = 25
Bài 4: Trong kho có 64,5 tấn xi măng, lần 1 đã bán 25,35 tấn, lần 2 bán tiếp 18,9 tấn xi măng nữa. Hỏi trung bình mỗi lần bán bao nhiêu tấn xi măng?
- Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng
- Nhận xét.
2. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
- Cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét bổ sung
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Nhận xét bài bạn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_buoi_chieu_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan