Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc

I.MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.

- HS(HTT) nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn.

II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to ; phiếu viết tên bài tập đọc.

III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:

1.Nội dung: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 ; Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.

2.Phương pháp: Thực hành, động não, hỏi đáp.

 3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....................................................................... 
***************************
Tiết 35: Luyện từ và câu
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
- HS(HTT) nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn.
II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to ; phiếu viết tên bài tập đọc.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 ; Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
2.Phương pháp: Thực hành, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Giới thiệu bài: Ôn tập tiết 3.
B.Kiểm tra tập đọc, HTL. (8 HS)
- GV gọi HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi ở đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
* HS(HTT) đọc diễn cảm. Nhận biết được một số biên pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Nhận xét.
- HS bốc thăm, lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ rồi trả lời câu hỏi.
C.Hướng dẫn HS làm bài tập:
- YCHS lập bảng tổng vốn từ về môi trường.
- GV giải thích:
+ Sinh quyển: môi trường động thực vật.
+ Thủy quyển: môi trường nước.
+ Khí quyển: môi trường không khí.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận nhóm 4.
- YCHS nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm 4. Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng. Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nêu.
D.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 4.
 Sinh quyển
 (môi trường động, thực vật)
 Thủy quyển
 (môi trường nước)
 Khí quyển
(môi trường không khí)
Các 
sự 
vật trong môi trường 
- Rừng
- Con người 
- Thú (hổ, báo, cáo, chồn, khỉ, hươu, nai, rắn,)
- Chim (cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điểu,)
- Cây lâu năm(lim, gụ,sến, táu,)
- Cây ăn quả(cam, quýt, xồi, chanh, mận,)
- Cây rau (rau muống, rau cải,)
- Cỏ
- Sông 
- Suối, ao, hồ
- Biển, đại dương
- Khe, thác
- Ngòi, kênh, rạch, lạch mương,. 
- Bầu trời
- Vũ trụ
- Mây
- Không khí
- Âm thanh
- Ánh sáng
- Khí hậu
Những hành động bảo 
vệ 
môi trường
- Trồng cây gây rừng
- Phủ xanh đồi trọc
- Chống đốt nương
- Trồng rừng ngập mặn
- Chống đánh cá bằng mìn, bằng điện
 Chống săn bắn thú rừng
- Chống buôn bán động vật hoang dã
- Giữ sạch nguồn nước
- Vận động nhân dân khoan giếng
- Xây dựng nhà máy nước
- Xây dựng nhà máy lọc nước thải công nghiệp.
- Lọc khói công nghiệp
- Xử lí rác thải
- Chống ô nhiễm bầu không khí.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
***************************
Tiết 18: Địa lí
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKI
*****************************
Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2019
Tiết 88: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Các giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
- Làm các phép tính với số thập phân. 
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Phần 1. Phần 2: Bài 1, 2.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết các giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân ; Tìm tỉ số phần trăm của hai số ; Làm các phép tính với số thập phân ; Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân ; Phần 1. Phần 2: Bài 1, 2.
	2.Phương pháp: Luyện tập, thực hành, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tự làm một bài ôn luyện để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối HKI. 
2.Luyện tập chung:
Phần 1:
- YCHS làm bài cá nhân, khoanh vào KQ đúng, trả lời miệng KQ.
Phần 2:
Bài 1: 
- YCHS thực hiện vào bảng con.
- YCHS nhận xét KQ.
Bài 2:
- YCHS đổi đơn vị đo.
- YCHS nhận xét KQ.
Bài 3: 
Bài 4:
- YCHS thi đua làm bài.
- Nghe.
- HS làm cá nhân, trả lời miệng.
- KQ: 1B ; 2C ; 3C
- HS làm bảng con. 
- KQ: a) 39,72 + 46,18 = 85,9 
 b) 95,64 – 27,35 = 68,29
 c) 31,05 x 2,6 = 80,73 
 d) 77,5 : 2,5 = 31 
- 2HS lên bảng sửa bài 
- KQ: a) 8 m 5 dm = 8,5 m 
 b) 8 m2 5 dm2 = 8,05 m2 
 - HS làm. (HTT) 
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là: 
15 + 25 = 40 (cm) 
Chiều dài của hình chữ nhật là: 
2400 : 40 = 60 (cm) 
Diện tích hình tam giác MCD là: 
60 x 25 : 2 = 750 (cm2) 
- 3HS thi đua. (HTT)
3,9 < x < 4,1 
Ta có: 3,9 < 4 < 4,01 < 4,1 
Vậy : x = 4 ; x = 4,01 
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Kiểm tra cuối HKI.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
***************************
Tiết 36: Tập đọc
 ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 5)
I.MỤC TIÊU:
- Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ ba phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
* KNS: Thể hiện sự cảm thông.
II.CHUẨN BỊ: Gỉấy viết thư.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ ba phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
2.Phương pháp: Giảng giải, thực hành, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, luyện tập, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Giới thiệu bài: Ôn tập tiết 5.
- Nghe.
B.Thực hành viết thư:
- GV viết đề lên bảng.
- YCHS đọc gợi ý.
- Gợi ý:
+ Em viết thư cho ai? Người đó đang ở đâu?
+ Đầu dòng thư em viết thế nào?
+ Phần nội dung: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích cố gắng của em trong học kì I vừa qua ; thể hiện được tình cảm với người thân.
- YCHS viết bài.
- YCHS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc dề.
- HS đọc gợi ý.
- HS viết thư. 3- 4 HS đọc thư đã viết.
- Lớp nhận xét, bình chọn người viết hay.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập Tiết 6.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
***************************
Tiết 18: Kể chuyện 
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 4)
I.MỤC TIÊU: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe-viết đúng bài CT, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút.
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn ; Nghe-viết đúng bài CT, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút.
2.Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Giới thiệu bài: 
B.Kiểm tra tập đọc-HTL. (8 HS)
- GV gọi HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi ở đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
* HS (HTT) đọc diễn cảm. Nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Nhận xét.
- HS bốc thăm, lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ rồi trả lời câu hỏi.
C.Hướng dẫn HS nghe-viết bài.
- YCHS đọc toàn bài. (HTT)
- Nêu nội dung của bài?
- GV giải thích từ: Ta-sken (Thủ đô nước U-dơ-bê-ki-san) 
- Tìm tên riêng có trong bài? 
- YCHS rút ra các từ dễ viết sai, phân tích, viết bảng con.
- GV đọc cho HS nghe-viết.
- GV đọc.
- GV nhận xét chữa bài.
- HS đọc.
- Tả cảnh chợ Ta-sken-thủ đô nước U-dơ-bê-ki -stan.
- Ta-sken
- HS nêu: nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy. 
- Cả lớp nghe-viết.
- Bắt lỗi và đổi chéo vở.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Ôn tập Tiết 5”.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
***************************
GDNGLL
CHỦ ĐỀ THÁNG 01 
NGÀY TẾT QUÊ EM
 HOẠT ĐỘNG 1: TIỂU PHẨM “TÁO QUÂN CHẦU TRỜI”
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS hiểu ý nghĩa ngày ông công, ông Táo chầu trời.
- HS biết sắm vai một số nhân vật trong tiểu phẩm “Táo quân chầu Trời”.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
- Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Kịch bản “Táo quân chầu trời”.
- Đạo cụ. (nếu có)
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
- Mỗi tổ là một đội thi trình diễn.
- Yêu cầu tiểu phẩm có nội dung gần gủi với trường với lớp mình hay ở địa phương.
- Thành lập ban tổ chức.
- Chọn người dẫn chương trình.
2.Tổ chức thực hiện:
- GV cung cấp kịch bản.
- Các nhóm tiến hành tập luyện.
- Các nhóm tiến hành phần trình diễn của mình.
- Ban giám khảo nhận xét, đánh giá và nhận xét.
3.Nhận xét-đánh giá: 
- GV kết luận.
- Khen ngợi HS.
*****************************
Thứ năm, ngày 26 tháng 12 năm 2019
Tiết 89: Toán
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I.MỤC TIÊU: Tập trung vào kiểm tra:
	- Xác định giá trị theo vị trí các chữ số trong số thập phân.
- Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Giải bài toán liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
II.ĐỀ BÀI:
*Phần 1: Hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Chữ số 9 trong số thập phân 85,924 có giá trị là:
 A. B. C. D.9
Câu 2: Tìm 1% của 100 000 đồng
 A.1 đồng B.10 đồng C.100 đồng D.1000 đồng
Câu 3: 3 700 m = .km?
 A.370 km B.37 km C.3,7 km D.0,37 km
*Phần 2:
Câu 1: Đặt tính rồi tính:
a) 286,43 + 521,85 = c) 25,04 x 3,5 =
b) 516,40 – 350,28 = d) 45,54 : 18 =
Câu 2: Viết số thập phân vào chỗ trống:
a) 8 kg 375 g =..kg.
b) 7 m2 8 dm2 =.m2
Câu 3: Tính diện tích phần tô đậm của hình vẽ.
III.Đáp án:
*Phần 2:
Câu 1: a) 7 99,28 b) 166,12 c) 87,640 d) 25,30
Câu 2: a) 8,375 kg b) 7,08 m2
Câu 3: 
 Phần tô đậm gồm 2 HTG AMB, AMC.Hai HTG có đáy AM = 4 cm, chiều cao ứng với đáy AH = 5 cm .Diện tích tô đậm là:
 (4 x 5 : 2) x 2 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20 cm2
***************************
Tiết 36: Luyện từ và câu
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 7)
I.MỤC TIÊU: - Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI.
 - Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu theo đề của trường.
II.ĐỀ BÀI:
	- YCHS đọc thầm bài và chọn ý trả lời đúng nhất.
	- YCHS làm bài.
- Đáp án: 1b ; 2a ; 3c ; 4c ; 5b
 6b ; 7b ; 8a ; 9c ; 10c.
**************************
Tiết 35: Khoa học
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I.MỤC TIÊU: Nêu được VD về 1 số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
II.CHUẨN BỊ: Hình trang 73 SGK. 
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
	1.Nội dung: Nêu được VD về 1 số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
2.Phương pháp: Trực quan, quan sát, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành trò chơi, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra: Không.
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: Để biết các sự chuyển thể của chất như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta hiểu rõ điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức:“Phân biệt 3 thể của chất”. 
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 em.
- GV phát cho mỗi đội 5 tấm phiếu có ghi tên một số chất.
- GV kẻ bảng “Ba thể của chất”. Hai đội xếp thành 2 hàng. GV hô bắt đầu các em chọn những phiếu trên gắn vào bảng.
- YCHS nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
* Kết luận: Qua trò chơi trên, các em đã biết phân biệt 3 thể của chất đó là rắn, lỏng, khí. Để biết được đặc điểm của chất rắn, lỏng, khí. Chúng ta cùng chơi trò chơi.
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh,ai đúng ?”
- GV đọc câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời bằng cách dùng bảng con ghi chữ đúng a, b, c. 
- GV theo dõi, nhận xét. 
* Kết luận: Các em đã nắm được đặc điểm của chất rắn, lỏng, khí. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày, qua hoạt động 3.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. 
- YCHS quan sát theo cặp thảo luận H1,2,3/ SGK.
- YCHS nêu ví dụ về sự chuyển thể của nước? 
* Kết luận: Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học.
- Kể tên các chất ở thể rắn, lỏng, khí?
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- YCHS đọc Bạn cần biết.
- Lắng nghe. 
- 2 đội gồm 5 em lên bảng chơi trò chơi. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- KQ: 
Thể rắn
Thể lỏng 
Thể khí 
Cát trắng 
Đường 
Nhôm 
Nước đá 
Muối 
Cồn 
Dầu ăn
Nước 
Xăng 
Hơi nước 
Ô-xi 
Ni-tơ 
- HS ghi KQ ra bảng con.
- KQ: 1b ; 2c ; 3a 
- Nhóm cặp.
- KQ:
.H1: Nước ở thể lỏng. 
.H2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
.H.3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
- Mỡ, bơ ở thể rắn có thể bị nóng chảy thành thể lỏng ....
- Nước đá, dầu ăn, mỡ, bơ, muối,.....
- Sáp, thuỷ tinh, kim loại,
- HS đọc. (CHT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Hỗn hợp.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
***************************
Tiết 18: Tập làm văn
 ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 6)
I.MỤC TIÊU: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2.
II.CHUẨN BỊ: Phiếu ghi tên bài đọc.
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn ; Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2.
2.Phương pháp: Luyện tập, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Giới thiệu bài: “Ôn tập”.
B.Kiểm tra tập đọc-HTL. (8 HS)
- GV gọi HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi ở đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học.
* HS(HTT) đọc diễn cảm. Nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Nhận xét.
- HS bốc thăm, lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ rồi trả lời câu hỏi.
C.Hướng dẫn học sinh đọc, trả lời câu hỏi bài thơ “Chiều biên giới”.
- YCHS đọc bài, trả lời các câu hỏi:
+ Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ 
“biên cương”?
+ Trong khổ 1 các từ đầu và từ nhọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
+ Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ?
+ Viết một câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra?
- YCHS nhận xét.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.
+ Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.
+ Có 2 đại từ xưng hô được dùng trong bài: em ta.
+ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra: Trên những thửa ruộng bậc thang, lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng.
D.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Kiểm tra”.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
***************************
Tiết 18: Kĩ thuật
 THỨC ĂN NUÔI GÀ (Tiếp theo) 
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của 1 số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của 1 số thức ăn được dùng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II.CHUẨN BỊ: 
- Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà. 
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà. ( lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp) 
- Phiếu học tập.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của 1 số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà ; Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của 1 số thức ăn được dùng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương. (nếu có)
2.Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
3.Hình thức: Học cá nhân, Thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà? 
- Kể tên các nhóm thức ăn nuôi gà? 
- Nhận xét
- Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của gà như ăn, uống, đi lại, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết 
- Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm, nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng, nhóm thức ăn cung cấp vi-ta-min và thức tổng hợp.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu tác dụng và cách sử dụng của năm nhóm thức ăn nuôi gà.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta- min, thức ăn tổng hợp.
- YCHS đọc nội dung SGK /57, thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: Hãy điền những thông tin thích hợp về thức ăn nuôi gà vào bảng sau: 
- GV: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi gà. Vì vậy, nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.
* Kết luận: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho gà. 
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập 
- Khi nuôi gà sử dụng nhiều loại thức ăn để làm gì? 
- Sử dụng thức ăn tổng hợp nhằm mục đích?
a) gồm nhiều loại thức ăn.
b) Có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi gà.
c) Giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.
d) Tất cả các ý trên 
- Thức ăn chứa chất bột đường: 
a) thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn.
b) rau xanh, cào cào, châu chấu.
c) ốc, tép, bột đỗ tương, vừng, bột khoáng,.. 
- YCHS đọc ghi nhớ.
- Nghe.
- HS thảo luận, trình bày.
Tác dụng 
 Sử dụng 
Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm
Duy trì hoạt động sống và tạo thịt trứng 
Chế biến thành thức ăn 
Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường 
Cung cấp năng lượng 
Dưới dạng nguyên hạt 
hoặc dạng bột. 
Nhóm thức ăn cung cấp chất khống 
Hình thành xương và vỏ trứng 
Sấy khô, nghiền thành bột để trộn vào thức ăn 
Nhóm thức ăn cung cấp vi-ta-min 
Sinh trưởng và sinh sản của gà 
Chế biến các loại thức ăn.
Thức ăn tổng hợp 
Lớn nhanh khoẻ mạnh đẻ trứng to và nhiều 
Chế biến các loại thức ăn.
- Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho gà. 
- 2HS đọc. (CHT)
C.Nhận xét-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Phân loại thức ăn nuôi gà.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2019_2020_nguyen_phu.doc