Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2018-2019

A. MỤC TIÊU:

- Biết tính chất cơ bản của phân số.

- Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.

- Giáo dục tinh thần tự giác trong học tập.

* TT: HS nắm chắc tính chất cơ bản của phân số

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi tính chất cơ bản của phân số.

- HS: Phiếu học tập

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc180 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h¹o c¸c ®éng t¸c ®éi h×nh ®éi ngò.
B. §Þa ®iÓm, ph­¬ng tiÖn: 
- §Þa ®iÓm: Trªn s©n tr­êng, vÖ sinh n¬i tËp.
- Ph­¬ng tiÖn: 1 cßi, 4 ngùa ,. 4 l¸ cê ®u«i nheo vµ kÓ s©n ch¬i.
C. Néi dung vµ ph­¬ng ph¸p lªn líp:
	I. PhÇn më ®Çu:
- Gv nhËn líp, phæ biÕn nhiÖm vô yªu cÇu bµi häc, chÊn chØnh ®éi ngò.
- Trß ch¬i: “ Lµm theo tÝn hiÖu ”
- Xoay c¸c khíp cæ tay, ch©n, gèi, h«ng.
- GiËm ch©n t¹i chç, ®Õm nhÞp 1 – 2. KiÓm tra bµi cò.
	II. PhÇn c¬ b¶n:
 1. ¤n ®éi h×nh ®éi ngò:
- ¤n tËp hîp hµng ngang, dãng hµng, ®iÓm sè, ®i ®Òu vßng ph¶i, vßng tr¸i.
	+ LÇn 1, 2 gv ®iÒu khiÓn.
	+ LÇn 2, 3 chia tæ, tæ tr­ëng ®iÒu khiÓn.
- Gv quan s¸t nhËn xÐt, ®¸nh gi¸.
 2. Trß ch¬i vËn ®éng:
- Trß ch¬i “ §ua ngùa ”.
- Gv nªu tªn trß ch¬i, gi¶i thÝch c¸ch ch¬i, quy ®Þnh ch¬i.
- Hs xÕp 4 hµng däc.
- C¶ líp thùc hiÖn theo tÝn hiÖu cña gi¸o viªn.
- C¶ líp tËp theo nhÞp h« cña líp tr­ëng.
- 5 hs tËp hîp hµng däc, dãng hµng ®iÓm sè, ®øng nghiªm, nghØ, quay ph¶i, quay tr¸i, quay sau.
- Hs tËp theo
- Hs tËp theo tæ.
- C¶ líp cïng ch¬i.
	III. PhÇn kÕt thóc:
Cho c¸c tæ nèi ®u«i nhau thµnh vßng trßn lín, võa ®i võa lµm ®éng t¸c th¶ láng, sau khÐp l¹i thµnh vßng trßn nhá, ®øng quay mÆt vµo trong.
Gv hÖ thèng bµi.
NhËn xÐt, ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ bµi häc.
VÒ nhµ tËp luyÖn c¸c ®éng t¸c ®éi h×nh ®éi ngò võa häc.
ChuÈn bÞ bµi sau: “ §éi h×nh ®éi ngò – Trß ch¬i “ Hoµng Anh - Hoµng YÕn ” ”
________________________________________
Toán
Tiết 15: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN.
A. Mục tiêu:
	- 	Ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4
	- Rèn kỹ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
	- Có ý thức học tập chăm chỉ, tự giác.
B. Đồ dùng dạy học:
- Giấy ghi đề bài BT1, BT2.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động
*Bài toán 1(Tr.17) 
- GV dán giấy ghi nội dung BT 1.
- GV hỏi phân tích đề toán.
- Gợi ý HS nhớ lại cách giải.
Ta có sơ đồ:
?
121
Số lớn
?
Số bé
- GV củng cố cách tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
*Bài toán 2. 
- Gv hỏi phân tích đề toán.
Ta có sơ đồ:
Số bé
Số lớn
?
192
?
- GV củng cố cách tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
3.Thực hành. 
* Bài 1: 
a)Ta có sơ đồ:
Số bé
Số lớn
?
?
80
b) Ta có sơ đồ:
* Bài 2:
- GV hỏi phân tích đề toán.
Ta có sơ đồ:
? l
Loại I
Loại II
12 l
? l
* Bài 3:
- GV hỏi phân tích bài toán. Hướng dẫn cách giải.
- GV nhận xét, chữa.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Yêu cầu về nhà làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ xung về giải toán
Hoạt động của trò
- Hát.
- HS đọc đề toán.
- HS nhớ lại cách giải.
- Lớp giải vào PBT theo nhóm.
- Các nhóm dán bảng, trình bày kết quả.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11 (phần)
Số bé là: 
121 : 11 5 = 55
Số lớn là:
121 – 55 = 66
Đáp số: 55 và 66.
- Vài HS nhắc lại.
- HS đọc đề bài toán.
- HS nêu cách giải bài toán.
- Lớp giải vào nháp. Cá nhân lên bảng.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 2 = 3 (phần)
Số bé là:
192 : 2 3 = 288
Số lớn là:
288 + 192 = 480
Đáp số: 288 và 480
- Vài HS nhắc lại.
- HS đọc đề bài.
- Lớp tự giải vào vở. 2 HS lên chữa.
a. Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
7 + 9 = 16 (phần)
Số bé là:
80 : 16 7= 35
Số lớn là:
80 – 35 = 45
Đáp số: 35 và 45.
b. Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
9 – 4 = 5 (phần)
Số thứ nhất là:
55 : 5 9 = 99
Số thứ hai là:
99 – 55 = 44
Đáp số: 99 và 44.
- HS đọc đề bài toán.
- Lớp tự giải và chữa bài.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
3 – 1 = 2 (phần)
Số lít nước mắm loại I là:
12 : 2 3 = 18 (l)
Số lít nước mắm loại II là:
18 – 12 = 6 (l)
Đáp số: 18 l và 6 l.
- HS đọc đề bài toán.
- Lớp thảo luận nhóm. Giải vào bảng nhóm.
Bài giải
Nửa chu vi vườn hoa hình chữ nhật là
120 : 2 = 60 (m)
? m
Ta có sơ đồ:
60 m
Chiều rộng
Chiều dài
? m
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
5 + 7 = 12 (phần)
a)Chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật là:
60 : 12 5 = 25 (m)
Chiều dài vườn hoa hình chữ nhật là:
60 – 25 = 35 (m)
b)Diện tích vườn hoa là:
35 25 = 875 (m2)
Diện tích lối đi là:
875 : 25 = 35 (m2)
Đáp số: a. 25 m và 35 m.
 b. 35 m2
Luyện từ và câu
Tiết 6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
A. Mục tiêu:
	- Biết sử dụng đúng chỗ nhóm từ đồng nghĩa.
	- Biết 1 số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa nói về tình cảm đối với quê hương, đất nước. 
	- Sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa
	- Vận dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa
	- Vận dụng các thành ngữ, tục ngữ trong bài khi nói và viết 
	- Viết được đoạn văn theo yêu cầu .
	- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học:
- VBT TV lớp 5, tậpA. Bút dạ. Giấy ghi nội dung BT 1.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa những câu thành ngữ, tục ngữ ở giờ trước (Tr.27).
- GV nhận xét
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1(Tr.32). Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây.
- GV nhận xét, kết luận.
(Thứ tự các từ cần điền là: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp).
2.Bài tập 2: Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau. 
- GV giải nghĩa: Cội gốc.
- Lưu ý: 3 câu tục ngữ có chung ý nghĩa. Em phải chọn một ý (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó.
- GV nhận xét, kết luận. Chốt lời giải đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- Em hãy đặt câu có sử dụng 1 trong 3 tục ngữ trên?
- GV nhận xét, chữa.
3.Bài tập 3:
- Yêu cầu HS suy nghĩ, chọn một khổ thơ trong bài “Sắc màu em yêu” để viết thành một đoạn văn miêu tả.
- Nhắc HS có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
- GV làm mẫu.
- GV nhận xét, chữa
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò: 
- Yêu cầu về nhà làm BT 3 vào vở. Chuẩn bị bài :Từ trái nghĩa.
- Hát.
- 1, 2 HS đọc thuộc lòng.
- HS nêu yêu cầu Bt 1.
- Lớp đọc thầm nội dung bài . Quan sát tranh (Tr.33).
- HS làm bài vào VBT. Cá nhân lên bảng điền vào giấy Tôki.
- Cá nhân đọc bài văn. Lớp nhận xét.
- HS đọc nội dung BT 2.
- 1 HS đọc lại 3 ý đã cho.
- Lớp thảo luận nhóm 3 (2’)
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Lớp nhận xét.
- Lớp HTL 3 câu tục ngữ.
- HS giỏi đặt câu.
- HS đọc yêu cầu BT 3.
- HS nêu khổ thơ định chọn (không chọn khổ thơ cuối).
- Lớp làm vào nháp.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
________________________________________
Tập làm văn
Tiết 6: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
A. Mục tiêu:
 - Biết viết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn
	- Biết chuyển một phần trong dàn ý của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
 - Có ý thức học bài, làm bài chu đáo.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết BT 1.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa (giờ trước).
III. Bài mới:
1Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động
Bài tập 1(Tr.34)
- Nhắc HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài: Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- GV nhận xét, kết luận.
 - GV treo bảng phụ viết :
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa.
- Yêu cầu HS hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu (...).
- Nhắc HS chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.
- GV nhận xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập tả cảnh trường học.
- Hát + báo cáo sĩ số.
- 1, 2 HS .
- HS đọc nội dung BT.
- Lớp đọc thầm 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
- Cá nhân nêu nội dung từng đoạn. Lớp nhận xét.
- HS làm vào VBT.
- HS tiếp nối đọc bài làm. Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu .
- Lớp làm bài vào vở.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài viết của mình. Lớp nhận xét.
____________________________________
Sinh hoạt lớp
Tuần 3
A. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm trong tuần, rèn luyện tinh thần phê bình và tự phê bình. 
 - Đề ra phương hướng tuần 4
B. Chuẩn bị: 
 - Sổ ghi biên bản sinh hoạt lớp. 
 - Sổ theo dõi thi đua hằng ngày.
C. Các hoạt động: 
1.Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của từng cá nhân, từng tổ trong tuần .
2. GVCN nhận xét chung:
3. Thảo luận đề ra phương hướng tuần 4. 
- Hạnh kiểm ngoan lễ phép. Có ý thức tự giác trong mọi hoạt động.
- Trong lớp không nói tự do. Xây dựng nền nếp lớp.
- Học tập mua đủ VBT, bọc vở dán nhãn đầy đủ. Học bài, làm đủ bài trước khi đến lớp.
- Lao động có đủ chổi, tham gia vệ sinh tự giác.
- Văn thể vệ sinh sạch sẽ
___________________________________________________________________________
TUẦN 4
 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
Toán
Tiết 16: Ôn tập và bổ sung về giải toán .
A. MỤC TIÊU:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
*TT: Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ kẻ bảng nội dung ví dụ.
C.CÁC HOẠTĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại cách giải bài tập tìm 2 số biết tổng (hiệu) về tỷ số của 2 số đó.
- KT vở bài tập.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài - ghi bảng đầu bài
2. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỷ lệ.
Ví dụ: Một người đi bộ trung bình 1 giờ đi được 4 km
- Gắn bảng phụ lên bảng. Cho HS nêu kết quả.
- GV: Nhận xét, ghi kết quả.
- GV chốt: khi thời gian lên gấp bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên
 bấy nhiêu lần.
3. Giới thiệu bài toán và cách giải.
- GV ghi tóm tắt đề toán.
Tóm tắt: 2 giờ đi được 90 km
	 4 giờ đi được ? km
- Gợi ý cách 1 “rút về đơn vị”:
Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
(Bước này là bước rút về đơn vị)
Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- GV: Gợi ý để dẫn ra cách 2 tìm tỉ số
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ? 
(Bước này là bước tìm tỉ số)
+ Quãng đường đi được gấp lên mấy lần? 
- Lưu ý: Khi giải bài tập dạng này, chỉ cần chọn 1 trong các cách thích hợp
4 Thực hành:
Bài 1 (Tr 19):
- GV: Gợi ý giải bằng cách “rút về đơn vị”
	5 m : 80 000 đồng
	7 m : ........... đồng?
- Cho HS làm bài 1 vào vở, HS nào làm xong nhanh làm tiếp BT 2,3 vào nháp.
* Bài 2:
- GV: Gợi ý 2 cách giải rút về đơn vị, tìm tỷ số.
	3 ngày : 1200 cây
	12 ngày: ........ cây?
* Bài 3: 
- GV: Hỏi phân tích bài tập, hướng dẫn tính toán:
a. 	1 000 người: tăng 21 người
	4 000 người: tăng ... người?
b.	1 000 người: tăng 15 người
	4 000 người: tăng ... người?
IV. Củng cố: 
- Cho HS nêu lại 2 cách giải. GV chốt lại.
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập (19).
- 2 hs nhắc lại.
- HS đọc ví dụ
- HS nêu miệng kết quả, quãng đường đi được trong 2 giờ, 3 giờ.
- HS quan sát trên bảng, nêu nhận xét.
- Trong 1 giờ ô tô đi được là: 
 90 : 2 = 45 (km)
- Trong 4 giờ ô tô đi được là: 
 45 x 4 = 180 (km)
- 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
 4 : 2 = 2 (lần)
- Trong 4 giờ ô tô đi được là:
 90 x 2 = 180 (km)
- HS đọc đề toán.
- Cá nhân nhìn tóm tắt nêu lại đề toán.
- Lớp làm bài 1 vào vở.
Bài giải:
Mua 1 m vải hết số tiền là:
80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
Mua 7 m vải hết số tiền là:
16 000 ´ 7 = 112 000 (đồng)
 Đáp số: 112 000 đồng.
* Cách 1: 
Trong 1 ngày đội trồng cây trồng được số cây là: 
	 1200 : 3 = 400 (cây)
Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây là:
	 400 ´ 12 = 4800 (cây)
	 Đáp số: 4800 cây.
Cách 2: 
 12 ngày gấp 3 ngày số lần là:
12 : 3 = 4 (lần)
Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây là:
1200 ´ 4 = 4800 (cây)
 Đáp số: 4800 cây.
* Giải bài tập theo phương pháp: 
“tìm tỉ số”
a. 4 000 người gấp 1 000 người số lần là:	 4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm:
21 ´ 4 = 84 (người)
	 Đáp số: 84 người.
b. 4 000 người gấp 1 000 người số lần là: 4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm:
15 ´ 4 = 60 (người)
	 Đáp số: 60 người.
- 2 HS nêu lại 2 cách giải toán đã học.
- Lắng nghe.
______________________________________________
Khoa học
Tiết 7: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
A. MỤC TIÊU:
- Nêu 1 số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già 
- HS xác định được bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
- Giáo dục HS biết yêu cuộc sống, giữ gìn sức khoẻ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sưu tầm tranh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau, làm nghề khác nhau.
C.CÁC HOẠTĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi con người.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài - ghi bảng đầu bài
2. Các hoạt động:
- Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- GV cùng lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Lớp đọc thông tin (Tr 16, 17).
- Thảo luận nhóm 3 (4’) vào bảng.
- Các nhóm dán kết quả, trình bày.
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ bạn bè,xã hội.
Tuổi trưởng thành
Được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội, ...
Tuổi già
Cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên nhiều người cao tuổi vẫn có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
- Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai? đang ở giai đoạn nào của cuộc đời” 
- GV chia 4 nhóm HS. Phát cho HS mỗi nhóm 3 ảnh (đã chuẩn bị).
- Những người trong ảnh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Nêu đặc điểm của giai đoạn đó?
- Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
- Biết được ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
- GV kết luận.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
Chuẩn bị bài : Vệ sinh ở tuổi dậy thì.
- Thảo luận nhóm.
- Cá nhân lên chỉ và giới thiệu về người ở giai đoạn trong hình.
- Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì).
- Hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Từ đó chúng ta đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, ... Đồng thời còn giúp ta tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể sảy ra với mỗi con người ở vào lứa tuổi của mình.
_________________________________
Tập đọc
Tiết 7: Những con sếu bằng giấy.
A. MỤC TIÊU:
*TT: Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ND: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
*GDKNS: thể hiện sự cảm thông(Biết bày tỏ sự chia sẻ, cản thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài.
C.CÁC HOẠTĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc phân vai đoạn II, vở kịch “Lòng dân”.
- Nêu nội dung ý nghĩa của vở kịch?
- GV nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- ghi bảng đầu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ1: HD Luyện đọc. 
- Cho HS chia đoạn:
- Hướng dẫn luyện đọc tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Sửa lỗi phát âm (lần 1). Kết hợp giải nghĩa từ trong SGK (lần 2).
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Cho HS thi đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- Xa - da - cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
- GV giảng.
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa - da - cô?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa - da - cô?
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 
- Mời hs đọc lại bài. 
- Đọc mẫu. Hướng dẫn đọc diễn cảm. Lưu ý những từ cần nhấn giọng, chỗ nghỉ hơi.
- Tổ chức cho Hs luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố:
- Cho HS nêu lại ND bài. Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Yêu cầu về nhà luyện đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài: Bài ca về trái đất.
- HS đọc phân vai theo nhóm.
- 1 em trả lời.
- Lắng nghe quan sát tranh.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- Lớp đọc thầm .
- HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Đoạn 2: Hậu quả mà hai quả bom đã gây ra.
+ Đoạn 3 : Khát vọng sống của Xa - da - cô.
+ Đoạn 4 : Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi - rô - si - ma.
- 8 HS đọc đoạn nối tiếp (2 lần)
- Đọc theo cặp.
- 2 cặp thi đọc
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài.
- Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Ngày ngày gấp sếu, vì em tim vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1000 con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa - da - cô.
- Khi Xa - da - cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài...
- HS nêu cảm nghĩ cá nhân.
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS chọn đoạn đọc diễn cảm.
- Lắng nghe, dùng từ gạch chân từ nhấn giọng.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 3 HS thi đọc. Nhận xét bạn.
- 1 HS nêu lại ND bài.
- Lắng nghe.
___________________________________________
Đạo đức
Tiết 4: Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiếp)
(Đã soạn ở tuần 3)
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
Toán
Tiết 17: Luyện tập
A. MỤC TIÊU:
*TT: Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập.
C.CÁC HOẠTĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài - ghi bảng đầu bài
2. HD Luyện tập: 
Bài 1, bài 2 (19): Giải toán
- Cho HS đọc đề bài toán 1, HD phân tích đề toán.
- Mời HS đọc tiếp đề bài toán 2, gợi ý.
- Yêu cầu lớp tóm tắt, giải bằng cách “rút về đơn vị bài 1 . Em nào làm xong nhanh làm tiếp bài 2 vào nháp
* Bài 2 (19):
- 2 tá bút chì là bao nhiêu chiếc?
Bài 3 (20): Giải toán
- Cho HS nêu đề toán, hướng dẫn.
Tóm tắt
	3 xe : 120 học sinh
	? xe : 160 học sinh
Bài 4 (20): Giải toán
Tóm tắt:
	2 ngày : 72 000 đồng
	5 ngày : ........... đồng?
IV. Củng cố: 
- Cho HS nêu 2 cách giải toán. Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò: 
- Yêu cầu chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp) trang 20.
- 1 HS đọc bài tập 1.
- 1 HS khá đọc tiếp đề bài toán 2.
- Tóm tắt:
	12 quyển : 24 000 đồng
	30 quyển : ........... đồng?
Bài giải
Giá tiền 1 quyển vở là:
	24 000 : 12 = 2 000 (đồng)
Số tiền mua 30 quyển vở là:
	2 000 ´ 30 = 60 000 (đồng)
	Đáp số: 60 000 đồng
*Tóm tắt:
	24 bút chì : 30 000 đồng
	8 bút chỉ : ........... đồng?
Bài giải
24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là:
24 : 8 = 3 (lần)
Số tiền mua 8 bút chì là:
30 000 : 3 = 10 000 (đồng)
	 Đáp số: 10 000 đồng.
- HS đọc đề bài.
- Lớp làm bài 3 vào vở.
Bài giải
Một ô tô chở được số HS là:
	120 : 3 = 40 (học sinh)
Số ô tô cần để chở 160 học sinh là:
	160 : 40 = 4 (ô tô)
	Đáp số: 4 ô tô
Bài giải:
Số tiền trả cho 1 ngày công là:
72 000 : 2 = 36 000 (đồng)
Số tiền trả cho 5 ngày công là:
36 000 ´ 5 = 180 000 (đồng)
	Đáp số: 180 000 (đồng
- HS nêu 
- Lắng nghe
__________________________________________
Chính tả: (Nghe viết)
Tiết 4: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
A. MỤC TIÊU:
*

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_1_den_6_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan