Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Luyện từ và câu

 Mở rộng vốn từ : Tài năng

I.MỤC TIÊU

Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán việt) nói về tài năng của con người

Biết xếp các từ hán việt (có tiếng tài ) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1,BT2); hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, Bt4).

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra (5’ HS theo N4 kiểm tra HS nhóm mình làm bài tập 3 ở tiết trước

B.Dạỵ bài mới

1.Giới thiệu bài(2’) GV ghi mục bài - HS đọc mục bài và mục tiêu bài học

2 Hướng dẫn HS làm bài tập (12’)

Bài 1 ( HS làm việc nhóm 4)

- HS đọc nội dung bài tập 1, đọc cả mẫu

- Cả lớp đọc thầm, trao đổi, chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng

a, Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường : tài hoa, tài giỏi, tài nghẹ, tài ba, tài đức, tài năng.

b, Tài có nghĩa là tiền của : tài nguyên, tài trợ, tài sản.

Bài 2:

- GV nêu yêu cầu của bài : mỗi HS tự đặt 1 câu với các từ ở bài tập 1

- HS làm bài vào vở, sau đó nối tiếp nhau đọc câu mình đặt .GV nhận xét

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV gợi ý HS tìm hiểu bài

- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân

- HS trình bày trước lớp .Cả lớp và GV nhận xét

Câu a : Người ta là hoa đất

Câu b : Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

Bài 4: ( HS làm việc theo cặp)

- HS đọc yêu cầu bài tập

- GV giúp HS hiểu các nghĩa bóng của các câu tục ngữ trên

- HS nối tiếp nhau nói câu tục ngữ em thích và giải thích lí do

3 Củng cố dặn dò (4’)

- GV nhận xét tiết học

 

doc54 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV nêu yêu cầu của bài : mỗi HS tự đặt 1 câu với các từ ở bài tập 1
- HS làm bài vào vở, sau đó nối tiếp nhau đọc câu mình đặt .GV nhận xét 
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV gợi ý HS tìm hiểu bài 
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân 
- HS trình bày trước lớp .Cả lớp và GV nhận xét 
Câu a : Người ta là hoa đất 
Câu b : Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Bài 4: ( HS làm việc theo cặp)
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS hiểu các nghĩa bóng của các câu tục ngữ trên 
- HS nối tiếp nhau nói câu tục ngữ em thích và giải thích lí do 
3 Củng cố dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I.MỤC TIÊU
- Nắm vững hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn tả đồ vật 
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình trang 12 SGK 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A.Kiểm tra (5’)
 HS theo N4 đọc đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài (2’) GV ghi mục bài - HS đọc mục bài và mục tiêu bài học 
2 Hướng dẫn HS làm bài tập (10’) :
Bài 1 : ( HS làm việc theo cặp)
- HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK 
- GV yêu cầu HS nêu lại kiến thức về 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện 
- HS đọc thầm bài Cái nón, suy nghĩ làm việc cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến .GV chốt lại lời giải đúng
a, Đoạn kết bài là đoạn " Má bảo .....dễ bị méo vành ” 
b, Đó là kiểu kết bài mở rộng 
- GV nhắc lại cách viết hai kiểu kết bài 
Bài 2 : 
- HS đọc 4 đề bài.
- Cả lớp suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả( cái thước kẻ, cái bàn học, cái trống trường ) Một số em giới thiệu 
- HS làm bài vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn 
- HS nối tiếp nhau trình bài .GV nhận xét rút kinh nghiệm cho cả lớp 
3 Củng cố dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị để tiết sau kiểm tra viết 
___________________________________________________
 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp 
I.MỤC TIÊU 
Đánh giá nhận xét tuần 19 và triển khai kế hoạch tuần 20 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Nhân xét tuần 19 
- Các tổ trưởng nhận xét đánh giá các thành viên của tổ mình 
- Lớp trưởng nhận xét tình hình chung sơ kết đánh giá tình hình lớp trong kì 1 về các mặt tiêu biểu.
- GV chủ nhiệm nhắc nhở các vấn đề cần lưu ý trong tuần 
+Nề nếp : thực hiện tốt các nội quy của lớp cũng như của nhà trường 
+Học tập : có nhiều bạn tiến bộ 
+Các mặt khác :có tiến bộ nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số em quên sách vở đồ dùng học tập 
2. Kế hoạch tuần 20 
- GV phổ biến kế hoạch 
+Thực hiện tốt các nội quy của lớp và nhà trường đề ra 
+Tích cực học tập dành nhiều điểm tốt 
+Khắc phục những nhược điểm của tuần trước 
- Đại diện HS hứa thực hiện tốt.
Địa lí
Đồng bằng Nam Bộ
I.MỤC TIÊU: 
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
-Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta , do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp .
-Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt.Ngoài đất phù sa màu mỡ đồng bằng còn nhiều đất phèn ,đất mặn cần được cải tạo.
-Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ , sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ.
-Quan sát hình tìm và chỉ kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ 
* Học sinh NK giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là Cửu Long; vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân lại không đắp đê ngăn lũ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài 
2. Phát triển bài: 
1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta 
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?( Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta , do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp tạp nên . )
- Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? (Diện tích, địa hình, đất đai) 
KL : Là đồng bằng lớn nhất cả nước , diện tích lớn hơn gấp ba lần đồng bằng Bắc
 Bộ .Phần tây nam bộ có nhiều vùng trũng dễ bị ngập nước như đồng Tháp Mười ,Kiên Giang , Cà Mau .Có nhiều đất phèn , đất mặn cần được cải tạo. Mạng lưới sông ngòi , kênh rạch chằng chịt , không có đê ven sông để ngăn lũ , mùa khô kéo dài , đồng bằng rất thiếu nước ngọt . 
- Tìm và chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau và một số kênh rạch.
- GV chỉ lại trên bản đồ và hệ thống cho HS rõ.
2. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Bước 1: - HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
+ HS dựa vào SGK để nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao sông lại có tên là Cửu Long?( Sông Mê Công chảy qua nước ta chia thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu và có chín cửa sông đổ ra biển : sông Tiền chảy qua 5 tỉnh và có 6 của : cửa Tiểu , cửa Đại , Cửa Ba Lai , cửa Hàm Luông , cửa Cổ Chiên , cửa Cung Hầu . Sông Hầu chảy qua 4 tỉnh và có 3 cửa : cửa Định An , cửa Ba Thắc , cửa Tranh Đề . ) 
Bước 2:- HS trình bày kết quả, chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp...) trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
Bước 1 : HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi:
- Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ, người dân không đắp đê ven sông? (để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng)
- Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3. Củng cố, dặn dò :
.- Khắc sâu kiến thức.
- Nhận xét tiết học .
_________________________________________________________
Chiều
Lịch sử
Nước ta cuối thời Trần 
I.MỤC TIÊU
-Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+Vua quan ăn chơi sa đoạ ;trong triều một số quan lại bất bình , Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước .
+Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
-Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua trần ,lập nên nhà Hồ:
Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly-Một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần ,lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
Hs NK :
+Nắm được nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: Quy định lại số ruộng cho quan lại quý tộc; quy định lại số nô tì phục gia đình quý tộc .
+Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại :Không đoàn kết được toàn dân để tiến hành cuộc kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình SGK trang 43 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1:Giới thiệu bài (1’): 
-Trong gần hai thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông- Nguyên. Nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần, vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại được không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (15')
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau :
Vào nửa sau thế kỉ XVI: 
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? ( xa hoa, ... )
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân như thế nào ? ( tàn sát nhân dân....)
+ Cuộc sống nhân dân ra sao ? ( cơ cực, đói khổ ) 
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ? 
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ? 
- GV cùng cả lớp chữa bài GV kết luận: Giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đọa, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận, nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (8')
HS tìm hiểu SGK (phần còn lại) thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
+ Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?
+ Hồ Quý Ly đã tiền hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao? ( hành động của Hồ Quý Ly là hợp với lòng dân vì cuối nhà Trần vua chỉ lo ăn chơi sa đạo, làm tình hình đất nước xấu đi và Hồ Quý Ly có nhiều cải cách tiến bộ ) 
* GV nhận xét, kết luận : Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ , đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
3. Củng cố dặn dò (3’)
- HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học 
______________________________________________
Tự học
Học sinh tự hoàn thành bài tập các môn học
I.MỤC TIÊU :
HS tự hoàn thành các môn học đã học trong tuần .
Hs tự hệ thống lại kiến thức đã học
II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 -Gv chia hs thành các nhóm chưa hoàn thành các BT các môn giống nhau ngồi cùng một nhóm để hoàn thành các BT 
- Các nhóm cử nhóm trưởng
- GV cử đại diện nhóm trình bày nội dung học của các cá nhân trong nhóm .
Nhóm 1 : Hoàn thành BT Toán
Nhóm 2 :: Hoàn thành BT Tiếng việt
Nhóm 3 : Hoàn thành BT Địa lí
Nhóm 4 : Hoàn thành BT Khoa học
Nhóm 5 : Hoàn thành BT Mĩ thuật
Nhóm 6 : Hoàn thành BT Lịch sử
- Hs tự hoàn thành BT của mình
-GV theo dõi và h/d thêm cho những em chưa hoàn thành
- Gv cho HS tự học và giải đáp những thắc mắc
- Nhóm trưởng nắm nhiệm vụ của từng cá nhân và trình bày trước lớp.
GV thu vở và nhận xét bài
III. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học.
Lợi ích của việc trồng rau,hoa
I.MỤC TIÊU 
- HS biết được lợi ích của việc trồng rau hoa
- Biết liên hệ thực tiễnvề lợi ích của việc trồng rau hoa.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Giới thiệu bài -ghi mục bài (2’)
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của rau hoa ( 18’ )
- GV cho HS quan sát tranh và tìm hiểu
+Nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa ? ( dùng làm thức ăn, cung cấp dinh dưỡng ...) 
+Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn ? 
+Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày của gia đình em? 
+Rau còn dùng để làm gì ? ( đem bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm...
- Tổ chức cho HS quan sát tranh hình 2 và tìm hiểu lợi ích của việc trồng rau hoa. 
3.Hoạt động 2 : GV hướng dẫn tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau hoa ở nước ta ( 13’)
- GV gợi ý HS trình bày đặc điểm khí hậu, đất đai của nước ta phù hợp, thuận lợi cho việc cây rau hoa phát triển quanh năm
- GV liên hệ nhiệm vụ của học sinh phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau hoa.
- HS đọc ghi nhớ
4. Củng cố dăn dò (2’)
Nhận xét tiết học 
____________________________________________
Chiều
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề: Ngày tết quê em
Hoạt động 2: Gặp mặt đầu xuân
I. MỤC TIÊU
- HS biết tổ chức họp mặt đầu xuân vào buổi học đầu tiên sau những ngày nghỉ Tết.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Những món quà góp vui liên hoan.
- Con lợn nhựa tiết kiệm chung của lớp.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
Ngày học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, GV phổ biến:
- Buổi học đầu tiên sau ngày nghỉ Tết, lớp sẽ tổ chức buổi liên hoan gặp mặt đầu xuân. Để góp vui cho cuộc họp mặt, nhà bạn nào có điều kiện sẽ mang quà tết đến lớp cùng chung vui.
- Theo phong tục cổ truyền, đầu năm mới có tục “mở hàng”, lớp ta sẽ “mở hàng” cho chú lợn (heo) nhựa giúp các bạn HS nghèo. Các em hãy xin phép bố mẹ, trích tiền mừng tuổi, mừng cho chú lợn của lớp “hay ăn, chóng lớn”.
- Mỗi người hãy chuẩn bị kể cho các bạn nghe, mình đã làm những việc gì để chuẩn bị đón Tết cùng bố mẹ, mình đã đi chơi những nơi nào trong dịp Tết
- Cử (chọn) bạn điều khiển chương trình.
- Phân công trang trí lớp và kê dọn bàn ghế.
Bước 2: Gặp mặt đầu xuân
- Bạn dẫn CT tuyên bố lí do, thông qua chương trình buổi gặp mặt đầu xuân.
- GVCN lên chúc năm mới và tặng quà cho cả lớp.
- Đại diện CB lớp lên chúc Tết thầy cô giáo và các bạn trong lớp.
- Trong quá trình liên hoan, HS kể chuyện ngày Tết của gia đình mình và hát mừng năm mới.
- Sau khi trò chuyện, Bạn dẫn CT giới thiệu chú lợn nhựa, ý nghĩa của việc “mở hàng” cho chú lợn.
- Cả lớp lên cho chú lợn “ăn” và cùng hát bài “Con heo đất”.
- Bạn dẫn CT mời thầy cô giáo lên phát biểu. Thầy cô giáo cám ơn những tấm lòng nhân hậu giúp các bạn HS nghèo. Hoan nghênh những HS trong lớp đã có hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ gia đình trong những ngày Tết và chúc các em HS rèn luyện sức khỏe tốt, học hành giỏi giang, làm được nhiều điều tốt đẹp.
- Tuyên bố kết thúc buổi họp mặt đầu xuân. 
_________________________________________
Luyện Toán :
Ôn tập về ki - lô - mét vuông 
I . MỤC TIÊU :
Củng cố cho HS về chuyển đổi đơn vị đo diện tích .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bài tập thực hành toán và Tiếng Việt , BT bổ trợ và nâng cao .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
3 km2 = m2 7000000 m2 = .km 2
307 m2 = .dm2 15 000000 m2 = km 2
45m2 =cm2 4 km2 3 m2 = ..m2 
4527 dm2 = .cm2 6 km2 70 m2 = ..m2 
GV ghi đề bài lên bảng .
GV gọi học sinh lên điền kết quả theo trò chơi tiếp sức .
Bài 2 : Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm :
5 km2 4999000 m2 2 km2 900m .3 km2 
435 m2 ..4 m 50 dm2 97 m2 5 dm2 . 975 dm2 
660 dm2 .6 m 60 dm2 8 km2 15 m2 .. 8 000015m2 
HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở .
Gọi 1 em lên chữa bài . Cả lớp thống nhất kết quả .
Bài 3 : Một khu rừng hình chữ nhật có chu vi 36 km , chiều dài gấp đôi chiều rộng . Tính diện tích khu rừng đó ?
HS đọc yêu cầu .
Nêu cách giải bài toán , HS tự giải vào vở , 1 em giải vào bảng phụ rồi chữa bài .
Bài giải :
Nửa chu vi khu rừng đó là :
36 : 2 = 18 ( km )
Chiều rộng khu rừng là :
18 : ( 1 + 2 ) = 6 ( km )
Chiều dài khu rừng là :
6 x 2 = 12 ( km )
Diện tích khu rừng đó là :
6 x 12 = 72 ( km2 )
Đáp số : 72 km2
Bài 4 : (Dành cho HSNK ) : Tìm Y biết ;
a, ( Y + 547 ) x 87 = 57246 (Y = 111)
b, 8 x Y + Y x 17 = 15675 (Y = 627)
HS làm bài vào vở .
Gọi HS giỏi lên chữa bài
3 . Củng cố , dặn dò :
GV nhận xét tiết học
_______________________________________________
Luyện Tiếng Việt :
Ôn luyện câu kể Ai làm gì ? 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về : Ôn luyện từ và câu thông qua hình thức làm bài tập 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*GV cho HS làm các bài tập sau: 
Bài 1: 
Tìm những câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau và gạch chéo tách bộ phận chủ ngữ , vị ngữ trong từng câu tìm được :
 Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh , mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp . Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi , vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học .Cũng như tôi , mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân , chỉ dám đi từng bước nhẹ . Sau một hồi trống , mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp .
 ( theo Thanh Tịnh )
HS đọc yêu cầu rồi tự làm vào vở , 1 em làm bảng phụ rồi chữa bài . 
Đáp án :
a.Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh , mẹ tôi /âu yếm nắm 
 CN 
tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp .
 VN
b.Cũng như tôi , mấy cậu học trò mới/ bỡ ngỡ đứng nép bên người thân , chỉ dám 
 CN VN
đi từng bước nhẹ .
c.Sau một hồi trống ,mấy người học trò cũ /sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp .
 CN VN
Bài 2 : 
Đặt 3 câu kể ai làm gì ? Tìm chủ ngữ trong các câu vừa đặt.
GV gọi lần lượt HS tiếp nối nhau đặt câu , Cả lớp cùng nhận xét sửa sai .
HS ghi vào vở các câu đúng .
Bài 3: Đặt câu với các từ ngữ sau đây làm vị ngữ:
 -................. đang giảng bài
- .................đang làm bài tập
 - ......................ra đồng gặt lúa 
 - ......................nhảy dây trên sân trường.
Bài 4( HSNK): Trong các câu dưới đây , quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp . Em hãy chữa lại cho đúng :
Hình ảnh bà tôi chăm sóc tôi từng li , từng tí 
Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu , trìu mến của Bác.
HS đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài .
Gọi học sinh lên chữa bài , cả lớp cùng gv nhận xét chốt lời giải đúng .
Có thể sửa lại
a. Bà tôi chăm sóc tôi từng li , từng tí (lược bỏ từ Hình ảnh)
c. Em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu , trìu mến của Bác
(lược bỏ từ Tâm hồn )
* Chấm bài và nhận xét.
* Củng cố , dặn dò : 
GV nhận xét tiết học .
Dặn dò về nhà .
_____________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 21tháng 1 năm 2016
________________________________________
______________________________________________________________
______________________________________________
____________________________________________
Chiều
Mĩ thuật 
Bài 19: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Xem tranh dân gian Việt Nam
 I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức.
II. CHUẨN BỊ
 Tập tranh dân gian Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ
Giới thiệu bài: Ở các tiết học trước chúng ta đã được xem rất nhiều tranh, nhưng giờ học hôm nay chúng ta lại được xem một bức tranh mới với chất liệu mới
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian 
- Tranh dân gian có từ rất lâu đời, là một trong những di sản quý báu của của Mỹ thuật Việt Nam. Trong đó, tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) Và Hàng Trống (Hà Nội) là hai dòng tranh tiêu biểu.
- Tranh dân gian thường được treo vào dịp Tết nên còn có tên gọi là tranh Tết.
* Cách làm tranh như sau: 
- Nghệ nhân Đông Hồ khắc hình trên bản gỗ, quét màu rồi in giấy dó quét điệp. Mỗi màu in là một bản khắc.
- Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen 
* Đề tài của tranh dân gian rất phong phú, thể hiện các nội dung: Lao đông sản xuất; lễ hội, phê phán xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, thể hiện ước mơ của nhân dân.
* Tranh dân gian được đánh giá cao về nghệ thuật ở trong nước cũng như Quốc tế.
- Cho học sinh xem một số tranh dân gian và hỏi:
+ Hãy kể tên một số tranh dân gian Đông Hồ và tranh dan gian Hàng Trống?
+ Ngoài các dong tranh trên em còn biết dòng tranh nào nữa?
*Nếu học sinh trả lời chưa được giáo viên bổ sung thêm một số dòng tranh: Kim Hoàng (Hà Tây).
Làng Sình (Huế)...
- Giaó viên nêu một số ý tóm tắt :
+ Tranh dân gian thòng thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con nhiều cháu,...
+ Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung bức tranh.
+ Màu sắc tươi vui trong sáng
Hoạt động 2: Xem tranh Lý Ngư vọng nguyệt (Hàng Trống) và Cá chép (Đông Hồ)
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở trang 45 SGK và gợi ý:
+ Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
+ Tranh cá chép có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh
+ Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu?
* Tranh Lí ngư vọng nguyệt có hai hình trăng (một ở trên, một ở dưới nước) đàn cá con đang bơi về phía bóng trăng.
* Tranh Cá chép có đàn cá con vùng vẫy quanh cá chép, những bông hoa sen đang nở ở trên.
- Hình hai con cá được thể hiện như thế nào?
- Hai bức tranh có gì giống nhau? Có gì khác nhau?
Giống nhau: Cùng vẽ cá chép có hình dáng giống nhau: thân uốn lượn như đang bơi uyển chuyển, sống động.
Khác nhau: Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt, màu chủ đạo là mầu xanh êm dịu.
 Hình cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét khắc dứt khoát, khoẻ khoắn màu chủ đạo là màu nâu đỏ ấm áp.
* Sau khi học sinh tìm hiểu về hai bức tranh giáo viên bổ sung
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi những

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc