Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú

A/ Giới thiệu: các em sẽ học các cách qui đồng mẫu số các phân số.

B/ Bài mới:

1) HD hs tìm cách qui đồng mẫu số hai phân số 1/3 và 2/5

- Giới thiệu vấn đề: Có hai phân số 1/3 và 2/5, làm thế nào để tìm được hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng 1/3 và một phân số bằng 2/5

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để giải quyết vấn đề trên

- Hai phân số 5/15 và 6/15 có đặc điểm gì chung?

- Hai phân số này bằng hai phân số nào?

- Nêu: Từ hai phân số 1/3 và 2/5 chuyển thành hai phân số có cùng mẫu số là 5/15 và 6/15, trong đó 1/3 = 5/15 và 2/5 = 6/15 được gọi là qui đồng mẫu số hai phân số. 15 được gọi là mẫu số chung của hai phân số 5/15 và 6/15.

- MSC 15 có chia hết cho các mẫu số 3 và 5 không?

- Thế nào là qui đồng mẫu số hai phân số?

* Cách qui đồng mẫu số các phân số.

- Em làm thế nào để từ phân số 1/3 có được phân số 5/15

- Em làm thế nào để từ phân số 2/5 có được phân số 6/15?

- Từ cách qui đồng mẫu số hai phân số 1/3 và 2/5, em hãy nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số?

- Gọi vài hs nhắc lại

2) Thực hành:

Bài 1: Gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở

- Qui đồng mẫu số hai phân số 5/6 và 1/4 ta nhận được các phân số nào?

- Hai phân số mới nhận được có mẫu số chung là bao nhiêu?

- Giới thiệu cách viết tắt mẫu số chung: MSC

*Bài 2: Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp tiếp tục làm vào vở

 - Cùng hs nhận xét, sửa bài

C/ Củng cố, dặn dò:

- Khi qui đồng mẫu số hai phân số ta làm sao?

- Về nhà xem lại bài

- Bài sau: Qui đồng mẫu số các phân số (tt)

- Nhận xét tiết học

 

doc50 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng động. 
- Đọc thầm 
(HS HT)- Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.
(HS HT/T)+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. 
- 3 hs đọc to trước lớp 
- HS trả lời theo sự hiểu 
 Gỗ lượn đàn thong thả 
 Như bầy trâu lim dim 
 Đằm mình / trong êm ả 
 Sóng long lanh vẩy cá
 Chim hót trên bờ đê. 
- Lắng nghe 
- HS luyện theo cặp 
- Vài hs thi đọc diễn cảm 
- Nhẩm khổ thơ 
- Vài hs thi HTL khổ thơ 
- Trả lời theo sự hiểu 
- Vài hs đọc lại nội dung 
- Lắng nghe, thực hiện 
_______________________________________
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết 21: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I/ Mục tiêu: 
 - Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơnn sơ.
 + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng Nam Bộ còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
 + Trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
BĐKH: Khí hậu 2 mùa (lũ lụt mùa mưa và thiếu nước ngọt mùa khơ) cĩ nhiều ảnh hưởng đến thiên và đời sống của con người ở ĐBNB.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBNB 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Đồng bằng Nam Bộ
1) Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
2) Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết những đặc điểm tự nhiên của ĐBNB, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân qua bài "Người dân ở ĐBNB" 
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Nhà ở của người dân 
- Các em hãy đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân cho biết:
1) Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào? 
2) Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao? 
3) Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì? 
- Giảng: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa. Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu. Do đó người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt. 
- Cho hs xem tranh các ngôi nhà kiểu mới: Ngày nay diện mạo làng quê đã có nhiều thay đổi, đường bộ được xây dựng; các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều; nhà ở có điện, nước sạch, ti vi,... 
* Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, dựa vào SGK, tranh, ảnh trong SGK để thảo luận các câu hỏi sau:
1) Trang phục thường ngày của người dân ĐBNB trước đây có gì đặc biệt?
2) Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
3) Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
4) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB? 
- Cho hs xem tranh một số lễ hội ở ĐBNB
Kết luận: Bài học trong SGK 
BĐKH: Luơn thực hiện một lối sống thân thiện với mơi trường và là tấm gương để lơi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi. Thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả vừa tốt cho sức khỏe, vừa giĩ phần giảm phát thải khí nhà kính.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc bài học 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs trả lời
1) ĐBNB nằm ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. 
2) Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. 
- Lắng nghe 
- Đọc SGK, trả lời 
(HS CHT) 1) Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa 
(HS HT/T) 2) Xây dựng nhà ở dọc theo các sông ngòi, kênh rạch. Vì ở ĐBNB có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
(HS CHT) 3) Phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng, ghe
- Lắng nghe 
- Quan sát tranh và lắng nghe 
- Đọc SGK, thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm trả lời (mỗi nhóm 1 câu) 
1) Trang phục phổ biến của người dân là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. 
2) Nhằm mục đích cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
3) Đua bò, đua ghe ngo, tắm Bà 
4) Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà (Tây Ninh), lễ cúng trăng của đồng bào khơ me, lễ tế thần cá Ông (cá voi) của các làng chài ven biển,...
- Quan sát tranh 
- HS lắng nghe 
- Một vài hs đọc 
_________________________________
Môn: Lịch sử 
Tiết 21 NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC
I/ Mục tiêu: 
 Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lý đất nước tương đối chặt chẽ: soan Bộ luật Hồng Đức (nắm những nội cơ bản), vẽ bản đồ đất nước.
II/ Đồ dùng học tập:
 - Sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước thời Hậu Lê
- Phiếu học tập của hs
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Chiến thắng Chi Lăng
1) Tại sao ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
2) Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng, quân Minh phải rút về nước, nước ta hoàn toàn độc lập. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Triều đại này đã tổ chức, cai quản đất nước như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Bài mới:
 * Hoạt động 1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu lê và quyền lực của nhà vua
- Yc hs đọc SGK và TLCH:
- HS thảo luận nhóm đôi.
 1) Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? 
2) Đóng đô ở đâu? Đặt tên nước là gì?
3) Việc quản lí đất nước thời Hậu Lê như thế nào? 
- GV nhận xét.
- Cho HS xem tranh và chỉ vào tranh nói.
Hỏi: + Vua là người như thế nào?
+ Mọi quyền lực tập trung vào đâu?
+ Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan nào?
Cho HS xem sơ đồ.
Kết luận: Vua đứng đầu triều đình, Vua là con trời có uy quyền tuyệt đối. Giúp việc vua có các bộ, các viện (các bộ: Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Lễ, Bộ Binh; các viện: Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Ngự sử đài (can gián vua),...) 
* Hoạt động 2: Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước.
- Cho HS đọc đoạn còn lại trong SGK.
- Y/c hs làm việc nhóm 4 . Thời gian: 5 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
1) Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước gọi là bản đồ gì? Tại sao?
2) Đến đời vua Lê Thánh Tông thì có một Bộ luật mới ra đời có tên gọi là gì?
3) Nội dung cơ bản của Bộ luật là gì?
 Kết luận: Luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ có Bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Nhớ ơn vua, nhân dân ta có câu: 
 Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc phần tóm tắt cuối bài
- Giáo dục hs thấy được tầm quan trọng của luật phát và ý thức tôn trọng pháp luật. 
- Về nhà xem lại bài
- 2 hs trả lời
1) Vì địa thế Chi Lăng tiện cho quân ta mai phục đánh giặc, còn giặc đã lọt vào Chi Lăng khó mà có đường ra. 
2) Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang, mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh tan vỡ. Quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, mở đầu thời Hậu Lê. 
- HS lắng nghe 
- Đọc trong SGK 
- HS thảo luận và trình bày.
1) Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428, do Lê lợi thành lập.
2) Đóng đô ở Thăng Long. Lấy tên nước là Đại Việt.
3) Dưới triều Hậu Lê, việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông. 
- HS chất vấn lẫn nhau.
- HS nhận xét.
- HS quan sát , lắng nghe.
- HS đọc tiếp đoạn “Vua có uy quyền các viện”.
+  có uy quyền.
+  vào tay vua.
+  Tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.
Vua
- HS quan sát sơ đồ
Viện
Các bộ
Đạo
Phủ
Huyện
Xã
- HS lắng nghe 
- HS đọc SGK.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện trình bày kết quả thảo luận.
1) Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước gọi là bản đồ Hồng Đức. Vì đây là bản đồ đầu tiên của nước Việt Nam.
2) Đến đời vua Lê Thánh Tông thì có một Bộ luật mới ra đời có tên gọi Bộ luật Hồng Đức.
3) Nội dung cơ bản của Bộ luật là bảo vệ quyền lợi của nhà vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ quyền của quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. 
- HS lắng nghe 
- Vài hs đọc 
Môn: KỂ CHUYỆN
Tiết 21: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I/ Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.
 - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	KNS*: - Giao tiếp
	 - Thể hiện sự tự tin.
	- Ra quyết định.
	- Tư duy sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC 
- Bảng nhóm viết vắn tắt gợi ý 3 (dàn ý cho 2 cách kể)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài. 
- Nhận xét 
B/ Dạy bài mới: 
1) Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay, các em sẽ kể chuyện về một người có tài mà chính các em biết trong đời sống. YC kể chuyện này khó hơn, đòi hỏi các em phải chịu nghe, chịu nhìn mới biết về những người xung quanh để kể về họ.
 Cô đã y/c các em đọc trước nội dung bài KC, suy nghĩ về câu chuyện sẽ kể, các em đã chuẩn bị để học tốt giờ KC hôm nay như thế nào? 
2) HD hs hiểu y/c của đề bài
- Gọi hs đọc đề bài
- Gạch dưới : khả năng, sức khỏe đặc biệt, em biết
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK
- Các em hãy nói về nhân vật mà em sẽ kể: KNS*: - Giao tiếp
	 - Thể hiện sự tự tin.
Người ấy là ai? Ở đâu? Có tài gì? 
- Dán bảng 2 phương án KC theo gợi ý 3 
- Các em hãy suy nghĩ, lựa chọn KC theo 1 trong 2 phương án đã nêu. 
- Khi kể các em phải xưng hô như thế nào? 
- Các em nhớ kể chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy.
3) Thực hành KC
KNS*: - Ra quyết định.
	 - Tư duy sáng tạo.
- Hai em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. 
- Theo dõi, hướng dẫn, góp ý
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
. Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC
- Khi lần lượt lên bảng tên hs, tên câu chuyện 
- Y/c hs chất vấn nhau về câu chuyện của bạn 
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Con vịt xấu xí (xem trước tranh minh họa truyện trong SGK, phán đoán nội dung câu chuyện
- Nhận xét tiết học 
- 1 hs thực hiện 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc đề bài 
- Theo dõi
- 3 hs đọc 
- HS nối tiếp nhau nói về nhân vật mình kể: Em muốn KC về một chị chơi đàn Pi-a-nô rất giỏi. Chị là bạn của chị gái em, thường đến nhà em vào sáng chủ nhật./Em muốn kể chuyện về chú hàng xóm nhà em. Chú có thể dùng tay chặt vỡ 3 viên gạch đặt chồng lên nhau. 
- 1 hs đọc: 
. Kể một câu chuyện cụ thể, có đầu có cuối.
. Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không kể thành chuyện) 
- HS lập nhanh dàn ý cho bài kể
- Xưng tôi, em 
- Ghi nhớ 
- Kể chuyện trong nhóm đôi 
- 1 hs đọc:
. Nội dung kể có phù hợp với đề bài ?
. Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không?
. Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể 
- Một vài hs nối tiếp nhau thi KC trước lớp.
- Chất vấn nhau về câu chuyện 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
______________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 104: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (Tiếp theo)
 Biết quy đồng mẫu số hai số.
 Bài tập cần làm bài 1, bài 2và bài 3* dành cho HS khá giỏi.
 # Giảm tải CV 5842: Khơng làm ý c bài tập 1; ý c, d, e, g bài tập 2; bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Qui đồng mẫu số các phân số
Gọi hs lên bảng thực hiện qui đồng mẫu số các phân số 
a) 1/5 và 2/7 b) 9/8 và 7/5 c) 12/15 và 14/30
- Muốn qui đồng mẫu số các phân số ta làm sao? 
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Ở câu c, khi các em chọn MSC thì rất lớn. Trong trường hợp một mẫu số chia hết cho mẫu số kia thì ta có thể chọn mẫu số của một phân số làm MSC. Tiết toán hôm nay, cô sẽ hd các em cách qui đồng mẫu số ứng với trường hợp này. 
2) HD hs tìm cách qui đồng mẫu số 2 phân số 7/6 và 5/12
- Các em hãy thực hiện qui đồng mẫu số 2 phân số 7/6 và 5/12 
- Hãy tìm MSC để qui đồng 2 phân số trên. (nếu hs nêu được 12 thì y/c hs giải thích) 
- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số 7/6 và 5/12 ? 
- 12 chia hết cho cả 6 và 12, vậy có thể chọn 12 là MSC được không? 
- Y/c hs qui đồng mẫu số 2 phân số trên với MSC là 12 
- Khi qui đồng mẫu số hai phân số 7/6 và 5/12 ta được các phân số nào?
- Dựa vào cách qui đồng mẫu số 2 phân số trên, bạn nào nêu được cách qui đồng mẫu số hai phân số khi có mẫu số của một trong hai phân số là MSC? 
- Y/c hs nhắc lại 
- Các em chú ý: +Trước khi qui đồng mẫu số các phân số, nên rút gọn phân số thành phân số tối giản (nếu có thể)
 + Khi qui đồng mẫu số các phân số, nên chọn MSC bé nhất có thể.
3) Thực hành:
Bài 1: Y/c hs thực hiện B 
Bài 2: Gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở 
*Bài 3: Gọi hs đọc y/c 
- GV nêu yêu cầu: Các em thực hiện qui đồng mẫu số hai phân số 5/6 và 9/8 nhưng phải chọn 24 là MSC. 
- Y/c hs tự làm bài và nêu cách làm trước lớp 
- Các em cần nhớ khi thực hiện qui đồng mẫu số các phân số chúng ta nên chọn MSC là số bé nhất có thể. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn qui đồng mẫu số hai phân số khi có mẫu số của một trong hai phân số là MSC ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài, làm 3 bài còn lại của bài 2. Bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng thực hiện, mỗi dãy thực hiện 1 bài ứng với hs trên bảng
a) 1/5 = 7/35 ; 2/7 = 10/35 
b) 9/8 = 45/40 ; 7/5 = 56/40
c) 12/15 = 36/450 ; 14/30 = 210/450 
- Vài hs trả lời 
- Lắng nghe 
- Có thể trả lời là 72 hoặc nêu được 12 
- Ta thấy 6 x 2 = 12 và 12 : 6 = 2 
- Có thể chọn 12 là MSC
- Thực hiện: 7/6 = 7 x 2 = 14/12
 6 x 2 
 Giữ nguyên phân số 5/12 
- Ta được các phân số 14/12 và 5/12 
- Ta làm như sau:
. Xác định MSC
. Tìm thương của MSC và mẫu số của phân số kia.
. Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số là MSC. 
- vài hs nhắc lại
(HS CHT) a) 6/9 và 7/9 b) 8/10 và 11/10 
 # c) 27/75 và 16/75
(HS CHT) - HS lần lượt lên bảng thực hiện 3 bài 
a) 48/84 và 35/84 b) 9/24 và 19/24 
- 1 hs đọc y.c
- Lắng nghe, suy nghĩ
- Tự làm bài và giải thích (HS HT/T)
. Lấy 24 chia cho mẫu số của phân số 5/6 được 4 (nhẩm 24 : 6 = 4) 
. Nhân cả tử và mẫu số của phân số 5/6 với 4 (viết 5/6 = = 20/24 ) 
. Lấy 24 chia cho mẫu số của phân số 9/8 được 3 (nhẩm 24 : 8 = 3) 
. Nhân cả tử và mẫu số của phân số 9/8 với 3 (viết 9/8 = = 27/24 ) 
- Lắng nghe
- 1 hs trả lời
- Lắng nghe, thực hiện 
________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 41: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I/ Mục tiêu: 
 Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả đồ vật ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,.); tự sửa được các lỗi đã mất trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số tờ phiếu ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Nhận xét chung về kết quả làm bài 
- Viết lên bảng đề bài tiết TLV tuần 20
- Nhận xét: 
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, trình bày đúng, bố cục rõ ràng, một số bài có hình ảnh miêu tả sinh động, có liên kết giữa các phần .
+ Hạn chế: Viết sai lỗi chính tả nhiều, , chưa có sự sáng tạo, ý chưa nhiều...
+ Thông báo điểm số: G: 2 K: 6 TB: 18, Y: 2 
- Trả bài cho từng hs
2) HD hs chữa bài
a) HD hs sửa lỗi
- Các em hãy đọc nhận xét của cô, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, sau đó các em sửa lỗi vào vở TV 
- Y/c hs đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra 
- Theo dõi, kiểm tra hs làm việc 
b) HD hs chữa lỗi chung 
- Dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi của hs
+ Chính tả: quay sách sinh sắn 
 dữ kĩ rang rưỡi 
+ Từ: Ổ khóa được mạ bền sáng loáng 
 Cặp đã giúp em đi học khỏi phải rơi rớt dụng cụ học tập
 Cặp của em rất đẹp, cặp của em có 3 ngăn, cặp của em có chỗ để đựng chai nước... 
+ Ý: Có vải lót từng ngăn để cặp không bị xáo trộn.
 Em rất yêu chiếc cặp sách của em, vì chiếc cặp của em giúp em rất nhiều trong học tập. 
+ Câu: Em rất yêu quí chiếc cặp này vì nó giúp em không bị rơi rớt dụng cụ học tập. Lúc đi về em cẩn thận và máng lên góc học tập cho ngay ngắn.
 Nhân dịp tựu trường ba em mua cho em đầy đủ dụng cụ học tập trong đó có chiếc cặp xinh xắn mà em rất thích. 
- Sửa lại bằng phấn màu (nếu sai) 
3) HD hs học tập những đoạn văn 
- Đọc những đoạn văn, bài văn hay.
- Y/c hs trao đổi nhóm đôi để tìm ra cái hay, cái cần học của đoạn văn, bài văn.
4) Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại bài (nếu chưa đạt) 
- Về nhà quan sát 1 cây ăn quả quen thuộc để lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây ăn quả theo 1 trong 2 cách. 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- Nhận bài làm 
- Sửa lỗi 
- Đổi vở để kiểm tra 
- 1 vài

File đính kèm:

  • docGAlop 4tuan 21 NH 20142015.doc