Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012

TẬP ĐỌC

 Có chí thì nên

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

 1- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.

 2- Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ

 3- HTL 7 câu tục ngữ.

* GDKNS: - Xác định giá trị,lắng nghe tích cực,tự nhận thức bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Một số tờ giấy kẻ sẵn để HS phân loại 7 câu tục ngữ thành 3 nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

- Kiểm tra 2 HS.

• HS 1: Đọc đoạn 1 + 2 bài Ông trạng thả diều + trả lời câu hỏi.

H: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.

• HS 2: Đọc đoạn 3 + 4

H: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều”?

- GV nhận xét + cho điểm.

-HS đọc đoạn 1 + 2.

-Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đó, có trí nhớ lạ thường, thuộc 20 trang sách trong 1 ngày

-Nguyễn Hiền đậu trạng nguyên khi mới 13 tuổi, Nguyễn Hiền rất thích chơi thả diều.

Tục ngữ luôn luôn đúc kết những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong lao động sản xuất,trong cuộc sống Hôm nay,các em sẽ biết được những lời khuyên quý báu về sự rèn luyện ý chí của con người qua 7 câu tục ngữ trong bài tập đọc.

 

doc22 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 44, 45 SGK.
HS chuẩn bị theo nhóm :
- Chai lọ nhựa trong để đựng nước.
- Khăn lau bằng vải
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 28 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG NƯỚC TỪ THỂ LỎNG CHUYỂN THÀNH THỂ KHÍ VÀ NGƯỢC LẠI
Mục tiêu :
- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng thành và thể khí.
- Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: Nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Nước mưa, nước sông, nước biển, nước giếng.
- GV đặt vấn đề: Nước còn tồn tại ở những thể nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu điều đó.
- GV dùng khăn ướt lau bảng rồi yêu cầu 1 HS lên sờ tay vào mặt bảng mới lau và nhận xét.
- 1 HS lên sờ tay vào mặt bảng mới lau và nhận xét.
- Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô đi, thì nước trên mặt bảng đó đã biến đi đâu?
- Để trả lời câu hỏi trên, GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 3 trang 44 SGK.
Bước 2 :
- GV yêu cầu các nhóm đem đồ dùng đã chuẩn bị ra làm thí nghiệm.
- GV nhắc HS những điều cần lưu ý khi làm thí nghiệm.
- Nghe GV hướng dẫn.
Bước 3:
- HS làm việc theo nhóm và thảo luận những gì các em đã quan sát được qua thí nghiệm.
Bước 4:
- GV gọi đại diện trình bày. 
-Đại diện trình bày về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về sự chuyển thể của nước.
- GV yêu cầu HS sử dụng những hiểu biết vừa thu được qua thí nghiệm để quay lại giải thích hiện tượng ở phần mở bài: Dùng khăn ướt lau mặt bảng, sau mặt bảng khô. Vậy nước trên mặt bảng biến đi đâu?
- Nước ở mặt bảng đã biến thành hơi nước bay vào không khí mắt thường không thể thấy nhìn thấy hơi nước.
Kết luận: Như trang 94 SGV.
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG NƯỚC TỪ THỂ LỎNG CHUYỂN THÀNH THỂ RẮN VÀ NGƯỢC LẠI
Mục tiêu: 
- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành và thể rắn và ngược lại.
- Nêu ví dụ về nước ở thể rắn.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
GV giao nhiệm vụ cho HS
- Nhận xét nước ở thể này?
Bước 2:
- HS các nhóm quán sát khay nước đá thật và thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 95.
Bước 3:
- GV gọi đại diện trình bày. 
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trong nhóm.
Kết luận: Như SGV trang 95
Hoạt động 3 : VẼ SƠ ĐỒ VỀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC
Mục tiêu: 
- Nói về ba thể của nước.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV đặt câu hỏi: Nước tồn tại ở những thể nào? 
- Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể.
- GV tóm tắt lại những ý chính.
- HS trả lời câu hỏi.
Bước 2 : 
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày sơ đồ với bạn bên cạnh.
- Làm việc theo cặp.
- GV gọi một số HS nói về sơ đồ sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó.
- Một vài HS trình bày.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Toán
: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Biết cách nhân với số có chwx số tận cùng là chữ số 0.
Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 2 của bài trước.
GV gọi HS dưới lớp nêu công thức tổng quát về tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Nhân với số có chữ số tận cùng là chữ số 0.
Mục tiêu : HS biết cách nhân với số có chữ số tận cùng là chữ số 0. 
Tiến hành :
 GV ghi: 1324 ´ 20 = ?
Em làm thề nào để nhân được?
20 = 10 ´ . . .
GV gọi HS nêu cách làm
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
20 = 10 ´ 2
1324 ´ 20 = 1324 ´ ( 10 ´ 2) đây là tính chất gì?
 GV gọi HS nêu kết quả và nêu quy tắc nhân nhẩm một số với 10. từ đó ta có cách đặt tính như sau:
 1324
´ 20
26480
 GV hướng dẫn mẫu.
 Gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
 GV hướng dẫn HS nhân các số có chữ số tận cùng là chữ số 0.
 GV ghi : 230 ´ 70
 Hướng dẫn HS tách số để nhân như phép tính trước rồi rút ra kết luận : . . . viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải của tích ( theo quy tắc nhân một số với 100)
 GV cho HS tự nêu cách đặt tính và nêu cách tính ( tương tự như bài trước).
Hoạt động 2: .Thực hành.
Mục tiêu :
 HS biết áp dụng kiến thức đã học để tính nhanh, tính nhẩm. 
Tiến hành :
 GV cho HS thực hiện từng Bài tập rồi chữa bài cho HS .
Kết luận : 
 GV chỉ vào ví dụ cụ thể cho HS nêu lại cách nhân.
 -Quan sát .
Nêu .
Nêu.
Nghe 
Trả lời 
Nêu 
Nghe 
Nghe 
Nghe 
Nêu
Làm bài 
Nêu .
ơ
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2
TẬP ĐỌC 
 Có chí thì nên
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.
	2- Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ
	3- HTL 7 câu tục ngữ.
* GDKNS: - Xác định giá trị,lắng nghe tích cực,tự nhận thức bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
	- Một số tờ giấy kẻ sẵn để HS phân loại 7 câu tục ngữ thành 3 nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Đọc đoạn 1 + 2 bài Ông trạng thả diều + trả lời câu hỏi.
H: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
HS 2: Đọc đoạn 3 + 4
H: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều”?
GV nhận xét + cho điểm.
-HS đọc đoạn 1 + 2.
-Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đó, có trí nhớ lạ thường, thuộc 20 trang sách trong 1 ngày
-Nguyễn Hiền đậu trạng nguyên khi mới 13 tuổi, Nguyễn Hiền rất thích chơi thả diều.
Tục ngữ luôn luôn đúc kết những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong lao động sản xuất,trong cuộc sốngHôm nay,các em sẽ biết được những lời khuyên quý báu về sự rèn luyện ý chí của con người qua 7 câu tục ngữ trong bài tập đọc.
a/Cho HS đọc.
Cho HS đọc tiếp nối các câu tục ngữ.
GV cho HS đọc một số từ ngữ dễ đọc sai: sắt,quyết,tròn,keo,vững,sóng
Cho HS đọc theo cặp.
Cho HS đọc cả bài.
b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
c/GV đọc diễn cảm toàn bài.Nhấn giọng ở từ ngữ: quyết,hành,tròn vành,chí,chớ,thấy,mẹ.
-HS đọc nối tiếp.
-HS đọc từ theo hướng dẫn của GV.
-HS đọc theo cặp.
-2 HS đọc cả 7 câu tục ngữ.
-7 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-1àHS giải nghĩa từ.
Cho HS đọc lại cả 7 câu tục ngữ.
H:Dựa vào nội dung các tục ngữ hãy xếp các câu tục ngữ vào ba nhóm sau:
a/Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công.
b/Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
c/Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
Cho HS làm bài: GV phát giấy đã kẻ sẵn cho một sô cặp.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-HS thảo luận theo cặp.
-Những HS được phát giấy làm bài vào giấy.
-Những HS làm bài vào giấy lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
a/Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công.
1-Có công mài sắt,có ngày nên kim.
4-Người có chí thì nên.
b/Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
2-Ai ơi đã quyết thì hành
5-Hãy lo bền chí câu cửa.
c/Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
3-Thua keo này,bày keo khác.
6-Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
7-Thất bại là mẹ thành công.
H:Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ,dễ hiểu?Em hãy chọn ý đúng nhất trong các ý sau đây để trả lời:
a/Ngắn gọn có vần điệu.
b/Có hình ảnh so dánh.
c/Ngắn gọn,có vần điệu,hình ảnh.
GV chốt lại: ý c là đúng + phân tích vần điệu,hình ảnh trong các câu tục ngữ.
Cho HS đọc lại 7 câu tục ngữ.
*KNS:Theo em,HS phải rèn luyện ý chí gì?Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có ý chí.
GV chốt lại ý đúng.
-HS trả lời.
-HS đọc lại 7 câu tục ngữ một lần nữa.
-HS trả lời.
-Lớp nhận xét.
GV đọc mẫu toàn bài.
Cho HS luyện đọc.
Cho HS học.
Cho HS thi đọc.
GV nhận xét + khen những HS thuộc lòng + đọc hay.
-HS lắng nghe.
-HS luyện đọc
-HS học thuộc lòng (học nhẩm).
-3, 4 HS thi đọc (có thể thi đọc từng câu, có thể thi cả bài).
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL cả 7 câu tục ngữ.
Tiết 3 Lịch sử
Bài 9: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I/ MỤC TIÊU: 
 Sau bài học, Hs có thể nêu được:
Nêu được lý do nhà Lý tiếp nối nhà Lê và vai trò của Lý Công Uẩn.
Lý do Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời Lý và kể được các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Các hình minh họa trong SGK.
Bản đồ hành chính Việt Nam (loại cỡ to).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi cuối bài 8.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1 trang 30 SGK và hỏi: Hình chụp tượng của ai? Em biết gì về nhân vật lịch sử này?
- Gv giới thiệu: Đây là ảnh chụp tượng vua Lý Công Uẩn, ông vua đầu tiên của nhà Lý. Nhà Lý đã ra đời như thế nào và có công lao gì đối với lịch sử dân tộc ta? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó.
- 3 Hs lên bản thực hiện yêu cầu.
- Hs trả lời theo hiểu biết của mình.
Hoạt động 1:
NHÀ LÝ – SỰ TIẾP NỐI CỦA NHÀ LÊ
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Năm 2005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây”.
- Gv hỏi: Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào?
- Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
- Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
- Gv: như vậy, năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý.
- Hs đọc SGK, 1 Hs đọc trước lớp.
- Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên lòng người oán hận.
- Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người. Khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
- Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009.
Hoạt động 2:
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA ĐẠI LA, ĐẶT TÊN KINH THÀNH LÀ THĂNG LONG.
- Gv treo bản đồ hành chính Việt Nam và yêu cầu Hs chỉ vị trí của vùng Hoa Lư, Ninh Bình, vị trí của Thăng Long – Hà nội trên bản đồ.
- Gv hỏi: năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ đâu về đâu?
- Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ, yêu cầu Hs thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi: So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước?
Gv gợi ý Hs cách suy nghĩ: Vị trí địa lý và địa hình của vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn so với vùng Hoa Lư?
- Gv yêu cầu hs phát biểu ý kiến.
- Gv tóm tắt lại những điểm thuận lợi của vùng đất Đại La so vơí Hoa Lư, sau đó hỏi Hs: vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long?
- 2 hs lần lượt chỉ trên bảng, cả lớp theo dõi .
- Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long.
- Hs chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 8 Hs, cùng đọc sách, thảo luận để tìm ra câu trả lời. Kết quả thảo luận tốt:
 + Về vị trí địa lý thì vùng Hoa Lư không phải là trung tâm của đất nước, còn vùng Đại La lại là trung tâm của đất nước.
 + Về địa hình, vùng Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn vùng Đại La lại ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ.
- Đại diện Hs phát biểu ý kiến, sau đó các Hs khác nhận xét, bổ sung cho đủ ý.
- Vua Lý Thái Tổ tin rằng muốn con cháu đời sau được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ vùng núi chật hẹp Hoa Lư về vùng Đại La, Một vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
- Gv giới thiệu: Mùa thu năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Theo truyền thuyết, khi thuyền vua tạm đỗ dưới thành Đại La, có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự, vì thế vua đổi tên Đại La là Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Sau đó, năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt
Hoạt động 3:
KINH THÀNH THĂNG LONG DƯỚI THỜI LÝ
- Gv yêu cầu Hs quan sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK - Gv hỏi: Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?
- Gv kết luận: Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp tươi vui.
- Hs quan sát hình .
- Hs trao đổi với nhau, sau đó đại diện Hs nêu ý kiến trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
.
- Gv kết luận , sau đó giới thiệu một cách hệ thống cho Hs về tên của kinh thành Thăng Long qua các thời kì.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau.
- Hs nghe giảng.
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN 
 Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi.
	2- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra.
*GDKNS: Thể hiện sự tự tin trong giao tiếp,lắng nghe tích cực,thể hiện sự cảm thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Sách truyện đọc Lớp 4 (nếu có).
	-bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
GV công bố điểm bài kiểm tra TLV giữa học kì + nêu nhận xét chung.
Kiểm tra 2 HS.
GV nhận xét cho điểm.
-HS lắng nghe.
-2 HS thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu.
 Các em đã được luyện tập trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ở tuần 9. Trong tiết TLV hôm nay, các em tiếp tục thực hành trao đổi ý kiến với người thân về đề tài gắn với chủ điểm có chí thì nên.
Cho HS đọc đề bài.
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết sẵn trên bảng lớp.
GV lưu ý:
Khi trao đổi trong lớp, một bạn sẽ đóng vai bố,mẹ, anh,chị  và em.
Em và người thân phải cùng đọc một truyện cùng nội dung đề bài yêu cầu mới có thể trao đổi được.
Phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong câu chuyện khi trao đổi.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS chú ý theo dõi.
* Gợi ý 1
Cho HS đọc gợi ý 1.
GV giao việc: Các em chọn bạn đóng vai người thân để sau khi chọn đề tài, xác định nội dung chúng ta sẽ tiến hành trao đổi.
H: Em chọn nhân vật nào? Trong truyện nào?
GV đưa bảng phụ đã viết sẵn tên một số nhân vật trong sách, truyện 
* Gợi ý 2
Cho HS đọc gợi ý 2.
Cho HS làm mẫu.
* Gợi ý 3
Cho HS đọc gợi ý 3.
Cho HS làm mẫu.
GV nhận xét.
-1 HS đọc gợi ý 1.
-HS phát biểu ý kiến, nêu tên nhân vật mình chọn, trong sách nào?
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm.
-HS khá, giỏi lên nói với nhân vật mình chọn trao đổi và nêu sơ lược nội dung cần trao đổi theo gợi ý trong SGK.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-1 HS khá, giỏi làm mẫu.
Cho HS trao đổi.
Cho HS thi trước lớp
GV nhận xét.
-Từng cặp HS trao đổi theo yêu cầu của đề bài – viết ra giấy những nội dung sẽ trao đổi.
-HS đổi vai để trao đổi.
-3 cặp lên thi trao đổi trước lớp.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở.
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 Toán
: ĐỀ XI MÉT VUÔNG.
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
Biết đọc viết số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi mét vuông.
Biết được 1 dm2 = 100 cm2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài tập của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu đề-xi mét vuông .
Mục tiêu : Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
 Biết đọc viết số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi mét vuông
 Biết được 1 dm2 = 100 cm2
Tiến hành :
 GV giới thiệu: để đo diện tích , người ta còn dùng đơn vị đề-xi-mét vuông.
 GV cho HS lấy hình vuông cạnh 1dm đã chuẩn bị, Quan sát hình vuông, đo cạnh thấy đúng 1dm.
 GV nói( chỉ vào bề mặt hình vuông) : Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh 1dm. đây là đề-xi-mét vuông.
 GV : đề-xi-mét vuông viết tắt là dm2. Đọc là đề-xi-mét vuông.
 Hình vuông này được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ có diện tích 1cm2.
 Vậy 1dm2 = 100cm2
Kết luận :.GV gọi HS nhắc lại.
Hoạt động 2: .Luyện tập.
Mục tiêu :HS biết áp dụng kiến thức đã học để làm Bài tập 
Tiến hành :
Bài tập 1, 2: 
 GV yêu cầu luyện đọc theo nhóm 2, sau đó viết số đo diện tích theo đơn vị dm2 ( dùng kí hiêu).
 GV gọi vài nhóm trình bày bài.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 3: 
 GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa dm2 và cm2 rồi cho HS tự làm bài.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 4: 
 GV yêu cầu HS Quan sát các số đo theo từng cặp rồi so sánh, viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 GV gọi HS trình bày bài làm.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 5: 
 GV gọi một HS đọc đề bài. .
 GV hướng dẫn HS Quan sát hình vuông và hình chữ nhật để thấy mối quan hệ về diện tích giữa hai hình này theo 2 hướng sau:
 + Tính diện tích hai hình rồi so sánh viết đúng, sai.
 + Không tính diện tích các hình, chỉ cắt ghép hình để so sánh.
 GV gọi HS trình bày bài.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Kết luận : GV gọi HS nêu các kiến thức đã học được trong bài này.
Nghe 
Lấy hình vuông đặt lên bàn.
Quan sát và Nghe .
Nghe và Nhắc lại .
Nhắc lại
Trình bày.
Nghe 
Nêu
Nghe 
Quan sát và trình bày.
Trình bày.
Đọc.
Quan sát .
Nghe 
Trình bày.
Nghe 
Nêu
Nghe 
ơ
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2
LUYỆN TỪ VA CÂU 
Tính từ
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- HS hiểu thế nào là tính từ.
	2- Bước đầu tình được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu hỏi với tính từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1, 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Động từ là gì?Cho VD.
HS 2: Em hãy tìm 1 động từ và đặt câu với động từ đó.
GV nhận xét + cho điểm.
-1 HS trả lời + nêu VD.
-1 HS đặt câu.
Các em đã nhận biết danh từ,động từ và biết đặt câu có dùng danh từ,động từ.Trong tiết học hôm nay,các em sẽ tiếp tục được tìm hiểu về tính từ và đặt câu có dùng tính từ.
Phần nhận xét
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc truyện Cậu học sinh ở Ác-boa.Khi đọc,các em cần chú ý đến những từ ngữ miêu tả tính tình,tư chất của cậu bé Lu-I,những từ ngữ miêu tả màu sắc của sự vật
Cho HS đọc bài.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm truyện.
Cho HS đọc yêu cầu BT2.
GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các từ trong truyện trên những từ ngữ miêu tả tính tình,tư chất của Lu-I,miêu tả màu sắc,hình dáng,kích thước của các sự vật.
Cho HS làm bài.GV phát giấy cho một số HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả làm bài.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/chăm chỉ,giỏi
b/ - Những chiếc cầu: trắng phau
 - Mái tóc của thầy Rơ-nê: màu xám
c/Hình dáng,kích thước
 - Thị trấn: nhỏ
 - Vườn nho: con con
 - Những ngôi nhà: nhỏ bé,cổ kính
 - Dòng sông: hiền hoà
 - Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài.
-3 HS làm bài vào giấy.
-3 HS làm bài vào giấy lên dán kết quả trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc: Các em phải chỉ ra được trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹ,từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Cho HS làm bài: GV phát cho 3 HS 3 tờ giấy để HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn,từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-3 HS làm bài vào giấy,HS còn lại làm vào giấy nháp.
-Lớp nhận

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN11.doc