Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 (Bản 2 cột)

I- Mục tiêu: - HS biết các thế hệ trong 1 gia đình.

- Phân biệt gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.

- GD hs yêu quí gia đình mình.

II- Đồ dùng dạy- học: Các hình trong SGK

III- Hoạt động dạy - học:

* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp

+) Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất, ít tuổi nhất trong gia đình mình.

+) Cách tiến hành:

GV yc hs thảo luận nhóm 2 câu hỏi:

- Gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

- HS thảo luận

- 1 em hỏi, 1 em trả lời và đổi lại.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố cách đo chiều cao người lớn 
 II) Đồ dùng dạy học : thước m, ê ke
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
* Hoạt động 1: KTBC
- vẽ đoạn thẳng AB dài 9 cm
* Hoạt động2 : luyện tập
+) Bài 1: treo bảng phụ
- Đọc bảng theo mẫu
- gọi hs đọc từng chiều cao.
- Trong 5 bạn trên bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?
+) Bài 2: gọi hs nêu
- Cho hs làm bài theo nhóm 4
- Đo chiều cao của từng bạn trong nhóm em rồi viết kq đo vào bảng.
- YC hs nêu cách đo
- Cho hs thực hành đo.rồi xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao
- Tổ em bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?
*Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò:?
- Nhận xét giờ học.
- 1 em lên vẽ
- hs đọc bảng
- đọc lần lượt
- bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất
- thực hành đo
- Dùng ê ke( sgk)
- ghi kq ra giấy
- HS nêu.
____________________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Giọng quê hương
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
- Đọc đúng: luôn miệng, ánh lên, dứt lời, lẳng lặng.
- Hiểu các từ mới: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. 
- GD hs thấy được tình cảm thiết tha gắn bó của nhân vật với quê hương với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
B - Kể chuyện: 
- Biết dựa vào trí nhớ và tranh kể lại 1 đoạn câu chuyện.
- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Gọi 1 em đọc bài: Bận.
- Vì sao mọi người bận nhưng mà thấy vui?
1- Giới thiệu bài: GT chủ điểm mới “ quê hương”
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Luyện đọc câu:
- GV HD phát âm từ khó, dễ lẫn: luôn miệng, ánh lên, dứt lời, lẳng lặng.
 (+) Luyện đọc đoạn trước lớp:
+ Yêu cầu 3 hs đọc nối tiếp nhau 3 đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. 
(+) Luyện đọc đoạn theo nhóm
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 
- Thuyên và Đồng cùng ăn quán với những ai?
- + Gọi 1 em đọc đ 2
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
+ YC cả lớp đọc thầm đoạn 3
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
- Nêu những chi tiết nói lên tình cảm tha rhiết của các nhân vật đối với quê hương?
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương?
4) Luyện đọc lại:- GV đọc mẫu đoạn 2, 3
- HD hs đọc phân vai: người dẫn chuyện , Thuyên, anh thanh niên.
- Cho 2 nhóm hs thi đọc Đ2, 3 theo vai.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs qsát tranh 
- Hs đọc nối tiếp từng câu (2 lượt).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn ( 2 lượt).
- hs luyện đọc theo nhóm 2
 - Đọc thầm
- Cùng ăn với 3 người thanh niên.
- Lớp đọc thầm theo
- Thuyên quên tiền thì 1 người thanh niên xin được trả tiền giúp.
- Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh nhớ đến người mẹ quê ở miền Trung
- Thuyên và Đồng nhìn nhau mắt rớm lệ.
- Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi
- Hs đọc phân vai theo nhóm 3 đoạn 2, 3
* Kể chuyện :
1- GV nêu nhiệm vụ:
2- Hướng dẫn hs kể chuyện theo tranh.
- YC hs quan sát từng tranh
- Tranh 1 vẽ gì?...
 Cho hs luyện kể theo nhóm 2, mỗi em kể 1 đoạn câu chuyện theo tranh
- Cho hs thi kể trước lớp.
5) Củng cố - dặn dò:
- Qua câu chuyện em học tập được điều gì?
- Theo dõi.
- Từng nhóm hs luyện kể .
- Hs thi kể...
- HS nêu
_____________________________________________ Đạo đức
Chia sẻ buồn vui cùng bạn ( tiết2).
Mục tiêu:- HS hiểu cần chúc mừng bạn khi có chuyện vui, an ủi giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn.
- Biết thông cảm chía sẻ buồn vui cùng bạn trong những tình huống cụ thể.
- GD hs phải yêu quý các bạn , quan tâm chia sẻ cùng bạn.
II-Tài liệu- phương tiện: VBT 
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động1: Phân biệt hành vi đúng sai( BT4)
+) Mục tiêu:HS biết phân biệt hành vi đúng sai ĐV bạn bè
+) Cách tiến hành : 
- GV nêu từng việc làm trong BT4
- YC hs đưa ra ý kiến của mình bằng cách nếu cho là đúng thì giơ thẻ đỏ, sai thì giơ thẻ xanh
- KL: việc e, h là sai còn lại là đúng
* Hoạt động 2 : liên hệ và tự liên hệ( BT 5)
+) Mục tiêu:-biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân.
+) Cách tiến hành :- GV chia nhóm giao cho hs tự liên hệ
- Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn chưa? chia sẻ ntn?
 - Em đã được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? em cảm thấy ntn?
- Gọi 1 số em lên liên hệ.
- Gv kết luận: 
* Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
+) Mục tiêu:- Củng cố bài
+) Cách tiến hành:
- Gọi 1 số em lên đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn các câu hỏi có liên quan đến bài học.
- hát Bài hát về chủ đề tình bạn?
- Kể câu chuyện
- KLC: Khi bạn có chuyện vui nỗi buồn em cần chia sẻ
_____________________________________
 Tiếng Việt ( T )
 Luyện đọc, luyện viết : Giọng quê hương.
I-Mục tiêu: 
- Củng cố về cách đọc câu chuyện :Giọng quê hương.
- Luyện viết đoạn 2 “ đầu đoạn 2 đến được trả tiền”. 
II- Đồ dùng dạy- học : 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
A- KTBC : - Em hãy đọc 1 đoạn trong bài : Giọng quê hương..
- GV nx, cho điểm .
B - Bài mới : 
1) GTB:
2) Luyện đọc : 
- Gv chia lớp làm 2 ĐT : Giỏi - Khá ; TB –Yếu
- Nêu yc luyện đọc đối với 2 đối tượng: 
+ TB -Y : luyện đọc đúng 
+ K- G : luyện đọc diễn cảm .
 Giọng kể chậm rãi nhẹ nhàng. Chú ý diễn tả câu nói lịch sự của nhân vật.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Gọi 1 số nhóm thi đọc trước lớp.
- GV theo dõi nhận xét .
3) Nghe viết đoạn “ lúc đứng lên trả tiềnđược trả tiền”
- GV đọc đoạn viết
- Trong bài viết có chữ nào cần viết hoa?( chữ đầu câu, tên riêng)
- HD viết chữ khó: lúng túng, thanh niên, vui lòng
- HS luyện viết chữ khó vào bảng con.
- Đọc baì cho hs viết vào vở.
- Chấm 1 số bài.
C, Củng cố- dặn dò: Luyện đọc đúng, đọc hay.
_____________________________________
Tự học
Hoàn thành bài tập trong tuần
I- Mục tiêu: - hs tự hoàn thành các bài tập trong VBT toán trang 55
- - Tự hoàn thành bài viết chữ G trong vở tập viết. 
 - GD ý thức tự giác làm bài
II- Hoạt động học:
- YC hs hoàn thành bài viết chữ G trong vở tập viết.
- YC hs TB, Y hoàn thành bài 1, VBT toán trang 55
- YC hs k, G hoàn thành bài tập 1, 2 VBT trang 55
- GV theo dõi giúp đỡ hs làm bài tập.
- Gọi 1 số em nêu kết quả.
- HS KG viết chữ nghiêng
- Lần lượt đo chiều dài gang tay của các bạn trong tổ
- Dùng thước m để đo chiều dài bước chân của từng bạn.
____________________________________________________
An toàn giao thông 
Bài 6 : An toàn khi đi ô tô, xe buýt
I-Mục tiêu: 
- biết nơi chờ xe buýt, xe khách
- Nhớ qui định khi lên xe, xuống xe và thực hiện đúng.
- GD ý thức chấp hành qui định của luật GT .
II- Đồ dùng dạy- học: tranh vẽ hình trong sgk
 II- Các hoạt động- dạy học:
1, KTBC: Khi đến trường em chọn con đường đi ntn để đảm bảo an toàn?
2, Bài mới
* HĐ1: An toàn lên, xuống xe buýt
- Em đã đi xe buýt, xe khách chưa?
- Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách? ( bến xe)
- Cho hs qs tranh 1, 2, 3
- ở đó có đặc điểm gì dễ nhận( có mái che, có chỗ ngồi chờ)
- Khi lên, xuống xe phải thế nào?( chờ xe dừng hẳn)
- Ngồi trên xe ntn để đảm bảo an toàn? ( không đi lại, đùa nghịch..)
* HĐ2: Thực hành
- Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm diễn tả 1 tình huống sau:
+ HS chen lên xe, tranh nhau ghế ngồi. Bạn sẽ nói gì?
+ Một cụ già chuẩn bị lên xe cùng lúc bạn. Bạn sẽ làm gì?
+Thấy 2 bạn khác đùa nghich trên ô tô. Bạn sẽ làm gì?
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
- NX
* HĐ3: củng cố- dặn dò:- Gọi hs nêu ghi nhớ( sgk trang 22)
Liên hệ:- Khi đi xe ô tô em cần thực hiện ntn để đảm bảo an toàn?
Sáng
Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2006
Thể dục
GV chuyên
_______________________________________
Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu: - Củng cố về nhân, chia trong bảng tính đã học, quan hệ của 1 số đvị đo độ dài, giải toán.
- Rèn kỹ năng làm tính, nhân, chia và giải toán.
II- Đồ dùng dạy- học: bảng phụ chép B1
III- Các hoạt động dạy – học :
* Hoạt động 1: KTBC.
- Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm?
* Hoạt động2 : luyện tập
+) Bài 1: Tính nhẩm
- GV treo bảng phụ
- YC thảo luận theo cặp nhẩm và lên điền kq
- Gọi 4 em lên điền
+) Bài 2: tính
15 30 42
 7 6 5
24 2 93 3 69 3
- YC mỗi dãy làm 1 phép tính
- Nhắc lại cách tính.
+) Bài 3: số ?
- YC điền vào vở
- Chốt và nhắc lại mối quan hệ giữa m- dm- cm
+) Bài 4: BT cho biết gì? hỏi gì?
- BT thuộc loại toán nào?
- yc giải vào vở
- gọi 1 hs lên bảng chữa bài 
+) Bài 5: - YC hs đo đoạn thẳng AB
- Tìm độ dài đoạn thẳng CD bằng cách nào?
- Gọi hs lên vẽ đoạn CD.
*Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò: Nhắc lại cách thực hiện phép nhân, chia. Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta ltn?
- Hs nêu.
- Theo dõi.
- tự nhẩm kết quả.
- Nêu yc
- tính ra bảng con
- 3 em lên bảng
- làm vào vở
- HS nêu
- Gấp 1 số lên nhiều lần
- Giải vào vở. ĐS: 75 cây
- tự đo và nêu kq
- lấy 12 : 4= 3 cm
- 1 em lên vẽ.
.
___________________________________________
 Chính tả( nghe viết)
Quê hương ruột thịt
 I- Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác trình bày đúng bài “ Quê hương ”.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/ n .
- Gd học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy- học : Bảng con, phấn màu
III- Các hoạt động dạy- học :
A-KTBC:- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ : nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi, Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới : 1- Gtb
2- Hướng dẫn nghe - viết : a) Chuẩn bị :
+ GV đọc bài chính tả- 
+Hỏi : Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
- Trong bài có những chữ nào được viết hoa?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó: nơi, trái sai, da dẻ, ngày xưa
- Phân biệt: + da
 + gia
 + ra
- Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.
b) GV đọc bài cho HS viết bài
c) Chấm 1 số bài , nhận xét. 
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+ BT2: tìm 3 từ chứa vần oai, oay
- Gọi 2 em lên tìm và viết trên bảng
- Gvnhận xét .
+ BT3a:Tổ chức cho hs chơi trò chơi, mỗi đội cử 1 em lên viết
- GV đọc câu a cho hs viết. lớp viết ra nháp.
4- Củng cố: NX giờ học. 
- 2 HS viết bảng lớp .
- Lớp viết bảng con.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK..
- Đó là nơi chị sinh ra và lớn lên.
- chữ đầu câu, tên riêng
- da thịt
- gia đình
- ra vào
- viết bảng con.
HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
- Làm vào VBT
Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.
_____________________________________
Thủ công
Ôn tập chương 1: Phối hợp gấp, cắt dán hình.( tiết 2)
I- Mục tiêu :- Ôn tập củng cố về gấp, cắt, dán hình
- HS hoàn thành được sản phẩm đạt yêu cầu đề ra.
- Hs hứng thú với giờ học gấp, cắt, dán hình.
II- Đồ dùng dạy- học : 
- Mẫu của các bài đã học.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
*HĐ1:KTBC
- Nêu tên các bài gấp, cắt dán đã học ở chương 1? ( HS nêu)
* HĐ2: Ôn lại lí thuyết
 - Cho hs quan sát mẫu đã làm. 
- YC hs nhắc lại các bước gấp, cắt, dán các mẫu đó.
* HĐ3: Thực hành
- GV yêu cầu hs hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương 1
- HS thực hành làm
- Gv quan sát giúp đỡ hs yếu.
- TC cho hs trưng bày sản phẩm.
- NX tuyên dương những sản phẩm đẹp.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò :
- Nhận xét giờ học .
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau : kéo, giấy màu , hồ dán
__________________________________
Sáng
Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2006
Toán
Kiểm tra
I) Mục tiêu : - KT kỹ năng nhân, chia nhẩm, nhân , chia số có 2 chữ số với số có 1 cs.
- Nhận biết mqh giữa 1 số ĐV đo độ dài. Vẽ đoạn thẳng
- KT kỹ năng giải toán 
 II) Đồ dùng dạy học : 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
* Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng
1, Tính nhẩm:
6x3= 24:6= 7x2= 42:7=
7x4= 35:7= 6x7 = 54:6=
6x5= 49:7= 7x6= 70:7=
2, Đặt tính rồi tính
 12 x 7 20 x 6 86:2 99:3
3, Điền dấu >, < = 
2m 20 cm.2m 25 cm 8m 62 cm.8m 60 cm
4 m 50 cm450 cm 1 m 10 cm110 cm
6 m 60 cm6m 6 cm 3 m 5 cm 35 cm
4, Chị nuôi 12 con gà, mẹ nuôi nhiều gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bn con gà?
5, a- Vẽ đoạn thẳng AB dài 9 cm
 b- Vẽ Đthẳng CD dài bằng 1 đoạn AB
 3
* HĐ 2: HS làm bài
*Hoạt động3 : Thu bài chấm
_________________________________________
 Tập Đọc
 Thư gửi bà
I- Mục tiêu : -H/s đọc đúng : lâu rồi, dạo này, năm nay, sống lâu.
- Hiểu được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi
.- Bứơc đầu có hiểu biết về thư và cách viết thư.
II- Đồ dùng dạy- học : Tranh minh hoạ ( SGK ) 
 III- Các hoạt động dạy- học : 
A- KTBC
-Y/c h/s đọc 1 đoạn trong bài : Giọng quê hương.
- Hỏi câu hỏi 4 trong bài .
B- Bài mới : 
1- GTB : 
2- Luyện đọc : 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài 
- cho hs quan sát tranh( sgk)
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ :
+) Đọc từng câu :
- GV cho hs đọc nối tiếp từng câu. 
- GV sửa lỗi phát âm cho HS .
+) Đọc từng đoạn trước lớp : 
-cho hs đọc nối tiếp 3 đoạn của lá thư
+) Luyện đọc trong nhóm : 
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS thi đọc .
3- Tìm hiểu bài : 
- YC hs đọc phần đầu bức thư( 3 câu đâu)
- Đức viết thư cho ai?
- Dòng đầu bức thư bạn ghi tn?
- yc đọc thầm phần chính bức thư( dưới trăng)
- Đức hỏi thăm bà điều gì?
- Đức kể với bà những gì?
- Gọi 1 em đọc đoạn cuối thư
- Đoạn cuối cho thấy tình cảm của Đức với bà tn?
4- Luyện đọc lại :cho hs thi đọc theo nhóm toàn bộ bức thư 
5- Củng cố dặn dò : NX về cách viết 1 bức thư
- 2 Hs đọc .
- Lớp nx . 
- HS theo dõi . 
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu( 2 lượt) .
- Hs nối tiếp đọc 3 đoạn .
- Hs đọc theo nhóm đôi .
- Lớp đọc thầm .
- cho bà
- Hải Phòng ngày
- Sức khoẻ của bà
- Tình hình gia đình và bản thân
- Lớp đọc thầm theo
- Rất kính trọng và yêu quý bà.
- Thi đọc thư
______________________________________________
 Luyên từ và câu
So sánh. Dấu chấm
I-Mục tiêu : - Tiếp tục làm quen với phép so sánh âm thanh với âm thanh. Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong 1 đoạn văn.
- Rèn kỹ năng sử dụng đúng dấu câu. 
II- Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ chép BT 3
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
A- KTBC – Lấy VD về so sánh sự vật với người?
- Nhận xét, cho điểm .
B - Bài mới :1- GTB
2-Hướng dẫn làm bài tập :
 a)BT1:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi hs đọc đoạn thơ
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào?
- Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
- - Gv nhận xét, chốt kq đúng 
b) BT2:- Gv gọi hs nêu yêu cầu 
- YC trao đổi theo nhóm: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, văn
- HS tìm và ghi ra phiếu:
Âm thanh 1 từ so sánh Âm thanh 2
a, 
b,
c,
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét
-=> Đây là phép so sánh âm thanh với âm thanh
c) BT 3: treo bảng phụ
- YC hs đọc đoạn văn
- Hãy ngắt đv thành 5 câu?
- gọi hs chữa bài.
- Chốt: câu phải có đủ 2 BPC 
3- Củng cố, D dò: nhắc lại nội dung bài.
- 1 HS làm, lớp theo dõi .
- 1 em đọc, lớp đọc thầm theo
- Với tiếng thác, tiếng gió.
- tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động. 
- 1 em nêu
- thảo luận nhóm 
- Điền vào VBT
- 3 em lên trình bày
- 1 em đọc, lớp đọc thầm theo.
- Làm VBT: Ngắt câu và viết lại cho đúng chính tả
_____________________________________________
. Tự nhiên và xã hội 
Họ nội, họ ngoại
I- Mục tiêu: - Biết giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.Giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
- GD ý thức ứng xử , xưng hô đúng mực với những người họ hàng của mình không phân biệt họ nội họ ngoại.
II- Đồ dùng dạy- học: Hình trong sách giáo khoa trang 40, 41
- HS mang ảnh họ hàng nhà mình . 
III- Hoạt động dạy - học:
1, Hoạt động 1: Làm việc với sgk
 * Mục tiêu : Giải thích được những người thuộc họ nội, họ ngoại mình là những ai
* Cách tiến hành : + GV cho hs QS tranh và trả lời:
- Hương cho các bạn xem ảnh những ai?
- Quang cho các bạn xem ảnh những ai?
 Những người thuộc họ nội gồm những ai?( ông bà sinh ra bố)
- Những người thuộc họ ngoạigồm những ai?( ông bà sinh ra mẹ)
- Gọi 1 số hs lên trình bày 
KL:
2, HĐ 2:Kể về họ nội, họ ngoại 
* Mục tiêu : Biết giới thiệu họ nội, họ ngoại của GĐ mình
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm 4
- Gv cho hs tự mang ảnh hoặc tự giới thiệu kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại của mình với các bạn trong nhóm.
- Nói với nhau về cách xưng hô của mình với anh chị em của bố mẹ mình.
- Gọi vài em lên giới thiệu.
3, HĐ 3: đóng vai
- HS thảo luận đóng vai tình huống: Em hoặc anh của bố đến chơi khi bố mẹ vắng nhà.
- Lần lượt các nhóm lên thể hiện.
- YC NX về cách ứng xử trong tình huống vừa rồi?
- TS chúng ta phải yêu quí người họ hàng của mình?( là nhừng người họ hàng ruột thịt)
=> KL : 
3, Củng cố - Dặn dò : Yêu quí, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng...
_______________________________________________
Chiều Ngoại ngữ
 GV chuyên dạy
_______________________________________
Toán(t)
Luyện tập về nhân chia số có 2 cs với số có 1 cs . Giải toán
I-Mục tiêu : - Củng cố, luyện tập về nhân chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
- Rèn kỹ năng làm đúng tính nhân chia và giải toán.
- GD ý thức tự giác làm bài.
II-Đồ dùng dạy- học :VBTT
III-Các hoạt động dạy- học:
*HĐ1:KTBC: - YC hs đọc thuộc bảng chia 7.
-Nhận xét, cho điểm.
* HĐ2: Thực hành luyện tập :
+) Bài 1( trang57 - VBTT)
- YC hs nhẩm và nêu kết quả
 . +) Bài 2( VBTT trang 57 )
- YC tính vào VBT
- Gv gọi 1 số hs lên chữa bài.
- Nhắc lại cách nhân, chia?
+) Bài 4 trang 57 VBTT
- Gọi hs nêu yc
- BT thuộc loại toán nào?
- YC tự giải vào VBT
- YC nêu cách giải và giải vào vở.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò :
- 1 H/s đọc.
- Lớp theo dõi.
- Lần lượt từng em nêu.
- Làm vào vở.
- hs nêu
- gấp 1 số lên nhiều lần.
- giải vào VBT. ĐS: 28 quyển
- Giải vào vở
 ĐS: 96 hs
 ________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Làm báo chữ theo khối+ Chuẩn bị văn nghệ
I- Mục tiêu: - HS thực hành làm báo chữ theo khối.Chuẩn bị văn nghệ
- Có ý thức rèn chữ đẹp.
- GD hs luôn ghi nhớ công ơn thầy cô.
II- Đồ dùng dạy- học: 
III- Hoạt động dạy- học chủ yếu
1, ổn định tổ chức
2, Sinh hoạt chủ điểm:
* Làm báo chữ theo khối
- GV nêu yêu cầu
- Đọc bài chính tả “ Tiếng hò trên sông” 
- Nhắc nhở cách viết.
- Đọc bài chính tả “ Tiếng hò trên sông” cho hs viết 
- YC mở vở tập viết tuần 10
- HS viết và trình bày bài tập viết tuần 10 ra giấy .
- GV theo dõi nhắc nhở hs viết đúng mẫu, cỡ chữ.
- Thu bài chấm.
- Chọn 6 bài xuất sắc để làm báo.
- Chia lớp thành 4 nhóm cử 2 nhóm trang trí báo( cắt, dán hoa)
* Chuẩn bị văn nghệ
- YC các nhóm còn lại chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
+ Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn tập luyện
+ Lựa chọn tiết mục hay, đúng chủ điểm
+ Tập biểu diễn.
* Củng cố- dặn dò
Tiếp tục tập luyện các tiết mục vn.
_____________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2006
âm nhạc
(GV chuyên)
______________________________________________
Toán
Bài toán giải bằng 2 phép tính
Mục tiêu: - làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính. Bước đầu biết giải và trình bày lời giải
- Rèn kỹ năng làm đúng các phép tính 
II- Đồ dùng dạy- học: 8 con gà
III- Các hoạt động dạy – học :
* Hoạt động 1: HD giải bài toán
* BT1:- GV thay cài kèn bằng mô hình con gà
- Vẽ sơ đồ tóm tắt.
- Muốn biết hàng dưới có mấy con gà ta ltn?
- Tính số gà ở cả 2 hàng bằng cách nào?
- GV ghi bài giải lên bảng
* BT 2: gọi hs đọc
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- HD hs vẽ sơ đồ tóm tắt
- HD: muốn tìm số cá ở 2 bể thì phải biết số cá ở mỗi bể
- Tìm số cá ở bể 2 bằng cách nào?
- Cộng số cá ở bể 1 với số cá ở bể 2
- Ghi bài giải và giới thiệu đây là bài toán giải bằng 2 phép tính.
* Hoạt động2 : luyện tập
+) Bài 1: gọi hs nêu yc
BT cho biết gì? hỏi gì?
- YC hs vẽ sơ đồ tóm tắt
- Gợi ý: Muốn tìm số tấm ảnh của 2 anh em ta phải biết số tấm ảnh của mỗi người. 
- Tìm số tấm ảnh của em bằng cách nào?
- YC ghi 2 phép tính giải vào giấy nháp
- Gọi 1 em lên bảng
+) Bài 2: HD tương tự bài 1
- yc hs làm vào vở.
- Gọi hs lên chữa bài.
+) Bài 3:Gọi hs nêu yc
- Gọi hs nêu bài toán theo tóm tắt
 - Yc tìm cách giải và giải vào vở
*Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 1 em nêu
- lấy 3 + 2= 5
- Lấy số gà ở hàng trên cộng với số gà ở hàng dưới.
- 1 em đọc
- Hs nêu
- Lấy 4 + 3 = 7
- 4 + 7 = 11
- HS nêu
- vẽ sơ đồ tt ra nháp.
1 em lên vẽ
- lấy 15 – 7 = 8
- giải vào vở
18 + 6 = 24
18 + 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_10_ban_2_cot.doc