Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 (Bản 2 cột)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Biết ki - lô - mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki - lô - mét.
Biết được quan hệ giữa đơn vị li - lô - mét với đơn vị mét.
Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
2. Kỹ năng : HS làm bài đúng, nhanh, chính xác.
3. Thái độ : Giáo dục HS ham thích học Toán, rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy và học :
. 1cm = . . .mm 1000mm = . . .m 5cm = . . mm 1 m = . . .mm 10 mm = . . cm 3cm = . . . mm - HS đọc lại bài làm, sau khi đã hoàn thành. + Bài 2: - HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự trả lời câu hỏi của bài. + Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài . - Hướng dẫn HS tự ước lượng chiều dài của các đồ vật để điền . - Tổ chức cho HS thực hành đo bằng thước để kiểm tra phép ước lượng. 5. Củng cố – Dặn dò : (3’) - Hỏi lại HS về mối quan hệ giữa milimet với xăngtimet và với mét. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về các đơn vị đo độ dài đã học. - Chuẩn bị: Luyện tập. - Hát - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - Được chia thành 10 phần bằng nhau. - Cả lớp đọc: 10mm = 1cm. - 1m bằng 100cm. - Nhắc lại: 1m = 1000mm. HS làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng sửa bài. - Đoạn thẳng MN dài 60 mm . - Đoạn thẳng AB dài 30 mm . - Đoạn thẳng CD dài 70 mm . - Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp . - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên điền vào bảng. Bề dày của cuốn sách “Toán 2” khoảng 10mm . Bề dày của chiếc thước kẻ dẹt là 2mm . Chiều dài của chiếc bút bi là 15cm . - HS trả lời, bạn nhận xét. RKN Ngày soạn 15/11/2016 Ngày dạy. Chính tả Nghe - viết : Ai ngoan sẽ được thưởng I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi. 2. Kỹ năng : Làm được BT2 a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. 3. Thái độ : Ham thích môn học, rèn tính cẩn thận, viết sạch đẹp. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Bảng chép sẵn các bài tập chính tả. - Học sinh : vở. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài cũ: (3’) (3’) Hoa phượng. - Gọi 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con các từ do GV đọc. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: - Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết lại đoạn 1 của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng và làm các bài tập chính tả phân biệt tr/ch; êt/êch. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tập chép Mục tiêu : HS nghe viết chính xác, biết trình bày đoạn văn xuôi. Phương pháp : Trực quan, thảo luận, vấn đáp. a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Đọc đoạn văn cần viết. - Đây là đoạn nào của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng? - Đoạn văn kể về chuyện gì? b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Khi xuống dòng chữ đầu câu được viết ntn? - Cuối mỗi câu có dấu gì? c) Hướng dẫn viết từ khó - Tìm trong bài những từ khó . - Đọc các từ cho HS viết: Bác Hồ, ùa tới, quây quanh, hồng hào. - Chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. d) Chép bài e) Soát lỗi g) Chấm bài v Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu : HS làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu tr/ch , vần êt/êc . Phương pháp : Thực hành. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 4 HS lên bảng làm, yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. 5. Củng cố – Dặn dò : (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau: Cháu nhớ Bác Hồ. - Hát - Viết từ theo lời đọc của GV. + MB: Cái xắc, xuất sắc; đường xa, sa lầy. + MN: bình minh, thân tôn; to phình, lúa chín. - Theo dõi bài đọc của GV. - Đây là đoạn 1. - Đoạn văn kể về Bác Hồ đi thăm trại nhi đồng. - Đoạn văn có 5 câu. - Chữ đầu câu: Một, Vừa, Mắt, Ai. - Tên riêng: Bác, Bác Hồ. - Chữ đầu câu phải viết hoa và lùi vào hai ô. - Cuối mỗi câu có dấu chấm. - HS tìm và phân tích . - HS đọc viết các từ này vào bảng con. - Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào ô trống? - Làm bài theo yêu cầu. Đáp án: a) cây trúc, chúc mừng; trở lại, che chở. b) ngồi bệt, trắng bệch; chênh chếch, đồng hồ chết. RKN Ngày soạn 15/11/2016 Ngày dạy. Đạo đức Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. 2. Kỹ năng : Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. 3. Thái độ : Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích. KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích. II. Chuẩn bị : III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài cũ: (3’) 3. Bài mới : (1’) Giới thiệu:Bảo vệ loài vật có ích. 4. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: (10’) Phân tích tình huống. Mục tiêu : HS biết ứng xử đúng trong tình huống cụ thể . Phương pháp : Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng. v Hoạt động 2: (7’) Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật Mục tiêu : HS biết được ích lợi của một số loài vật có ích với cuộc sống. Phương pháp : Trình bày. - v Hoạt động 3: (10’) Nhận xét hành vi. Mục tiêu : HS nhận biết và giải thích được hành vi Đ/S . Phương pháp : Thực hành, giảng giải. 5. Củng cố – Dặn dò : (3’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tiết 2. - Hát - HS trả lời. - Bạn nhận xét. - Nghe và làm việc cá nhân. - Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau: + Mặc các bạn không quan tâm. + Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn. + Khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ. - Cách thứ 3 là tốt nhất vì nếu Trung làm theo 2 cách đầu thì chú gà con sẽ chết. Chỉ có cách thứ 3 mới cứu được gà con. - 1 số HS trình bày trước lớp. Sau mỗi lần có HS trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó. + Tâm và Thắng làm thế là sai. Chúng ta không nên trêu chọc các con vật mà phải yêu thương chúng. RKN Ngày soạn 15/11/2016 Ngày dạy. Tập đọc Cháu nhớ Bác Hồ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu (trả lời được câu hỏi 1, 3, 4, thuộc 6 dòng thơ cuối) 2. Kỹ năng : Biết ngắt nhịp thơ hợp lí, bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 3. Thái độ Giáo dục HS kính trọng, nhớ ơn Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. II. Chuẩn bị : III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài cũ: (3’ 3. Bài mới : ( 2’ ) 4. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: (17’) Luyện đọc . Mục tiêu : HS đọc hiểu các từ ngữ và biết ngắt nghỉ hơi đúng . Phương pháp :Trực quan, giảng giải, phân tích, thực hành. v Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu bài Mục tiêu : HS hiểu nội dung bài thơ. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, giảng giải . - Gọi 2 HS đọc toàn bài 1 HS đọc phần chú giải. - Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? GV: Ô Lâu là một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, khi đất nước ta còn bị giặc Mĩ chia làm hai miền thì vùng này là vùng bị địch tạm chiếm. - Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác? - Hình ảnh Bác hiện lên ntn qua 8 dòng thơ đầu? - Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ? - Qua câu chuyện của một bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm, đêm đêm vẫn mang ảnh Bác Hồ ra ngắm với sự kính yêu vô vàn, ta thấy được tình cảm gì của thiếu nhi đối với Bác Hồ? - Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ. - GV xoá dần từng dòng thơ chỉ để lại những chữ đầu dòng. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ. 5. Củng cố – Dặn dò : ( 5’ ) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm các câu chuyện về Bác. - Chuẩn bị bài sau: Chiếc rễ đa tròn. - Hát - 3 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn và trả lời câu hỏi cuối bài. - Lớp thực hiện theo yêu cầu của GV . - Quan sát . - HS lắng nghe . - HS đọc từng câu cho đến hết bài . - Mắt hiền, bâng khuâng, cất thầm, vầng trán, ngẩn ngơ, Ô Lâu. - Càng nhìn / càng lại ngẩn ngơ - Ôm hôn ảnh Bác / mà ngờ Bác hôn - HS đọc . - HS đọc. - Bạn ở ven sông Ô Lâu. - Ở trong vùng tạm chiếm, địch cấm nhân dân ta treo ảnh Bác Hồ, vì Bác là người lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu giành độc lập, tự do. - Má Bác hồng hào, râu tóc bạc phơ, mắt sáng tựa vì sao. - Đêm nhớ Bác bạn giở ảnh vẫn cất thầm ra ngắm Bác, càng ngắm càng nhớ. Ôm hôn ảnh Bác, bạn tưởng Bác hôn . - Thiếu nhi rất kính yêu Bác Hồ. - HS luyện đọc thuộc bài thơ. RKN Ngày soạn 15/11/2016 Ngày dạy. Toán Luyện tập I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học. Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm. 2. Kỹ năng : Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. 3. Thái độ : Giáo dục HS ham thích học toán. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Thước kẻ HS với từng vạch chia milimet. Hình vẽ bài tập 4. - Học sinh : vở. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài cũ: (3’) Milimet. - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Số? 1cm = . . . mm 1000mm = . . . m 1m = . . . mm 10mm = . . . cm 5cm = . . . mm 3cm = . . . mm. - Chữa bài và cho điểm HS. 3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Luyện tập. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: (8’) Ôn về cách làm tính có liên quan đến các số đo độ dài . Mục tiêu : HS thực hiện đúng và có ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Phương pháp : Thực hành. + Bài 1:HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Các phép tính trong bài tập là những phép tính ntn? - Khi thực hiện phép tính với các số đo ta làm ntn? - HS làm bài, sau đó chữa bài và cho đi điểm HS. v Hoạt động 2: (12’) Ôn về giải toán có số đo độ dài . Mục tiêu : HS giải toán có số đo độ dài đã học Phương pháp : Thực hành . + Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài. - Bài toán cho gì ? - Bài toán hỏi gì ? + Tóm tắt : - Vẽ sơ đồ đường đi cần tìm độ dài lên bảng : 18km 12km Nhà/-----------------------/-----------------/ Thành phố Thị xã - HS suy nghĩ và làm bài. v Hoạt động 3: (7’) Ôn về đo đoạn thẳng và tính chu vi hình tam giác . Mục tiêu : HS biết đo đoạn thẳng và tính chu vi hình tam giác . Phương pháp : Thực hành, trực quan. + Bài 4: - HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác, sau đó yêu cầu HS tự làm tiếp bài. - Cho HS lên đo . - Chữa bài và nhận xét bài làm của HS . 5. Củng cố – Dặn dò : (3’) - GV đánh giá tình hình thực tế của HS lớp mình, xem các em còn yếu về nội dung nào thì soạn thêm bài tập bổ trợ phần đó cho HS. - Nhận xét và tổng kết tiết học. - Chuẩn bị: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Hát - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. 1cm = 10 mm 1000mm = 1m 1m = 1000mm 10mm= 1cm 5cm = 50mm 3cm = 30mm - Là các phép tính với các số đo độ dài. - Ta thực hiện bình thường sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính. - HS làm bài vào vở . - 2HS lên bảng sửa : 13m + 15m = 28m 5km x 2 = 10km 66km – 24km = 42km 18m : 3 = 6m 23mm + 42mm = 65mm 25mm : 5 = 5mm - Một người đi 18km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 12km để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômet? - Một người đi 18km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 12km để đến thành phố - Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômet? Bài giải. Người đó đã đi số kilômet là: 18 + 12 = 30 (km) Đáp số: 30km. - Làm bài: - HS nêu cách đo và cách tính . + Các cạnh của hình tam giác là: AB = 3cm, BC = 4cm, CA = 5cm Bài giải Chu vi của hình tam giác là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm) Đáp số: 12cm - Làm bài tập bổ trợ. RKN Ngày soạn 15/11/2016 Ngày dạy. Luyện từ và câu Từ ngữ về Bác Hồ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác (BT1), biết đặt câu với từ tìm được ở BT1 (BT2). 2. Kỹ năng : Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn (BT3). 3. Thái độ : Có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu. II. Chuẩn bị : - Giáo viên:Tranh minh họa trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bút dạ và 4 tờ giấy to. - Học sinh : SGK, vở. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài cũ: (3’) Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH: Để làm gì? - Gọi 3 HS lên viết các từ chỉ các bộ phận của cây và các từ dùng để tả từng bộ phận. - Gọi 2 HS dưới lớp thực hiện hỏi đáp có cụm từ “Để làm gì?” - Nhận xét câu trả lời của HS. 3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Từ ngữ về Bác Hồ. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn làm bài Mục tiêu : HS biết tìm từ ngữ nói lên tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và đặt câu với từ vừa tìm được . Phương pháp : Trực quan, nhóm, thực hành, thi đua + Bài 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm nhận 1 tờ giấy và bút dạ và yêu cầu: + Nhóm 1, 2 tìm từ theo yêu cầu a. + Nhóm 3, 4 tìm từ theo yêu cầu b. - Sau 5 phút thảo luận, gọi các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động. - Nhận xét, chốt lại các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng, hay. + Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đặt câu dựa vào các từ trên bảng. Không nhất thiết phải là Bác Hồ với thiếu nhi mà có thể đặt câu nói về các mối quan hệ khác. - Tuyên dương HS đặt câu hay. v Hoạt động 2: (12’) Quan sát tranh và đặt câu theo chủ đề . Mục tiêu : HS biết đặt câu theo đúng nội dung tranh. Phương pháp : Trực quan, gợi mở, thực hành. + Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát và tự đặt câu. - Gọi HS trình bày bài làm của mình. GV có thể ghi bảng các câu hay. - Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt. 5. Củng cố – Dặn dò : (3’) - Cho HS tự viết lên cảm xúc của mình về Bác trong 5 phút. - Gọi một số HS xung phong đọc. - Nhận xét, cho điểm HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn. - Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy. - Hát - Ví dụ: + HS 1: Thân cây: khẳng khiu, sần sùi, + HS 2: Lá cây: xanh mướt, + HS 3: Hoa: thơm ngát, tươi sắc, - HS 1: Cậu đến trường để làm gì? - HS 2: Tớ đến trường để học tập và vui chơi cùng bạn bè. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi - Nhận đồ dùng và hoạt động nhóm. - Đại diện các nhóm lên dán giấy trên bảng, sau đó đọc to các từ tìm được. Ví dụ: a) yêu, thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo,chăm sóc , b) kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương, - Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1. - HS nối tiếp nhau đọc câu của mình (Khoảng 20 HS). Ví dụ: - Chúng em kính yêu Bác Hồ . - Em rất yêu thương các em nhỏ. - Bà em săn sóc chúng em rất chu đáo - Bác Hồ là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. - Chúng em rất biết ơn cha mẹ . - Đọc yêu cầu trong SGK. - HS làm bài cá nhân. + Tranh 1: Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác./ Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác. + Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ./ Các bạn thiếu nhi kính cẩn dâng hoa trước tượng Bác Hồ. + Tranh 3: Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác./ Các bạn thiếu nhi tham gia Tết trồng cây. - HS tự viết lên cảm xúc của mình về Bác. - HS xung phong đọc. RKN Ngày soạn 15/11/2016 Ngày dạy. Toán Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Biết viết số có 3 chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại. 2. Kỹ năng : Biết viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 3. Thái độ : Giáo dục HS ham thích học Toán. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn nội dung của bài tập 1, 3. - Học sinh : vở. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1.Ổn định : (1’). 2. Bài cũ: (3’) Luyện tập. - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Số? a) 220, 221, . . ., . . ., 224, . . ., . . ., . . ., 228, 229. b) 551, 552, . . ., . . ., . . ., . . ., . . ., 558, 559, . . . c) 991, . . ., . . ., . . ., 995, . . ., . . ., . . ., . . ., 1000. - Chữa bài và cho điểm HS. 3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: - Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn và viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. Mục tiêu : HS biết viết các số có 3 chữ số thành tổng các trăm , chục , đơn vị . Phương pháp : Vấn đáp, giảng giải, thực hành - Viết lên bảng số 375 và hỏi: Số 375 gồm mấy trăm, chục, đơn vị? - Dựa vào việc phân tích số 375 thành các trăm, chục, đơn vị như trên, ta có thể viết số này thành tổng như sau: 375 = 300 + 70 + 5 - Hỏi: 300 là giá trị của hàng nào trong số 375? - 70 là giá trị của hàng nào trong số 375? - 5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - HS phân tích các số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Nêu số 820 và yêu cầu HS lên bảng thực hiện phân tích các số này, HS dưới lớp làm bài ra giấy nháp. - Nêu: Với các số hàng đơn vị bằng 0 ta không cần viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng với chính số đó. - HS phân tích số 703 sau đó rút ra chú ý: Với các số có hàng chục là 0 chục, ta không viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó. - HS phân tích các số 450, 707, 803 thành tổng các trăm, chục, đơn vị. v Hoạt động 2: (17’) Luyện tập, thực hành. Mục tiêu : HS biết vận dụng các kiến thức đã học để thực hành các bài tập. Phương pháp : Thực hành. + Bài 1, 2: - HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS cả lớp đọc các tổng vừa viết được. - Chữa và chấm điểm một số bài. + Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với với số. - Viết lên bảng số 975 và yêu cầu
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2015_2016.doc