Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU

- Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý (BT1, BT2)

- Biết đặt câu theo mẫu ai là gì? (BT3).

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết Bài tập 2.

II. TIẾN TRÌNH

A- Bài cũ:

- Học sinh làm lại Bt3 tuần 2. Hướng dẫn HS nhận xét.

B- Bài mới :

1- Giới thiệu bài: GV nêu nục tiêu giờ học.

2- Hướng dẫn HS làm BT:

Bài1:1 học sinh đọc yêu cầu BT, cả lớp quan sát các tranh trong vở BT và viết tên các sự vật trong bức tranh .

 - GV: các từ : bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay là các từ chỉ sự vật.

Bài 2: 1HS đọc đề bài, học sinh trao đổi theo cặp tìm các từ chỉ sự vật trong bảng BT2

 

docx22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 (Bản mới), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cầu của đề bài. HS trao đổi nhóm đôi
- GV yêu cầu học sinh quan sát kĩ 3 tranh minh hoạ SGK, nhớ lại từng lời kể của Nai Nhỏ được diễn tả bằng hình ảnh.
- 1 học sinh hoàn thành tốt làm mẫu: nhắc lại lời kể thứ nhất về bạn của Nai Nhỏ 
+ GV khuyến khích học sinh tự nhiên diễn đạt bằng lời của mình.
- Học sinh tập kể theo nhóm ( nhóm đôi ) - mỗi nhóm kể theo một tranh.
- Đại diện nhóm thi kể lại lời của Nai Nhỏ.
+ GV nhận xét, khen ngợi những học sinh làm tốt.
* Nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.
- Học sinh nhìn lại từng tranh, nhớ và nhắc lại lời kể của cha Nai Nhỏ nói với Nai Nhỏ.
- GV gợi ý học sinh kể lại theo các câu hỏi SGK.
- Học sinh tập nói theo nhóm. Đại diện các nhóm lần lượt nhắc lại từng lời kể của cha Nai Nhỏ nói với con.
- GV cùng học sinh nhận xét bình chọn những học sinh nói tốt nhất.
b- Phân các vai (người dẫn chuyện , Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ ) dựng lại câu chuyện.
- 3 học sinh khá giỏi làm mẫu. 
- Từng nhóm lần lượt 3 học sinh tập kể theo vai.
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
3- Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cộng hai số có tổng bằng 10
- Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết cộng với số cho trước bằng10
- Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước 
- Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số; Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12: Bài 1(cột 1, 2, 3), Bài 2, Bài 3 (dòng 1), Bài 4.
II. CHUẨN BỊ
Que tính; Mô hình đồng hồ
II. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Nhận xét Bài kiểm tra tiết trước: 
Hoạt động 2. Giới thiệu phép cộng 6 + 4 = 10:
- GV lấy 6 que tính cài lên bảng cài và hỏi: có mấy que tính?
- HS lấy 6 que tính đặt lên bàn. GV ghi 6 vào cột đơn vị 
- GVcài tiếp 4 que tính và hỏi: Thêm mấy que tính nữa?. HS lấy thêm 4 que tính nữa đặt lên bàn. GVghi số 4 vào cột đơn vị(dưới số 6)
GV hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính? (10 que tính ). Vậy: 6 cộng 4 bằng bao nhiêu ?(bằng 10 ). GV viết 0 thẳng cột với 6 và 4, viết 1 ở cột chục ( như SGK)
- GV nêu phép tính 6 + 4 =  và hướng dẫn cách đặt tính. 
- HD học sinh nêu: 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị... 
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng 6+ 4
Hoạt động 3- Thực hành:
Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- GV làm mẫu: 9 + 1 = 10 ; 1 + 9 = 10
- HS tự làm các bài còn lại vào vở. 2 học sinh đổi bài kiểm tra nhau kết quả. 
- GV và lớp nhận xét.
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài 
- 2 HS lên bảng làm bài , lớp làm vào vở, GV quan tâm giúp đỡ học sinh chưa HT
- Nhận xét chữa bài trên bảng lớp.
- GV lưu ý HS cách ghi kết quả.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài
- GV cho HS thi đua tính nhẩm nhanh và nêu ( miệng) kết quả nhẩm.
- GVnhận xét sửa sai.
 * Củng cố cho HS cách cộng 3 số.
Bài 4: HS nêu đề bài. 
- HS làm bài cá nhân vào vở. 3 học sinh nêu câu trả lời của mình.
- GV nhân xét (Đưa mô hình đồng hồ cho cả lớp quan sát).
- GV thu một số vở nhận xét
Hoạt động 4. HĐ nối tiếp: 
- Nhận xét giờ học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU - VẼ LÁ CÂY
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một số loại lá cây 
- Biết cách vẽ lá cây 
- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Một vài loại lá cây. Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ lá cây
Học sinh: Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Một số loại lá cây. Bút chì, tẩy, màu vẽ 
II. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức 
2. Bài mới: Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
- GV cho HS xem một số hình ảnh các loại lá cây để HS thấy vẻ đẹp của chúng qua màu sắc, hình dáng 
+ Lá bưởi;
+ Lá nhãn;
+ Lá trầu, lá bàng .
+ Kể tên lá có màu sắc và hình dáng đẹp 
+ Lá cây có những bộ phận nào?
*GV kết luận : Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ lá
- GV vẽ lên bảng để HS nhận thấy cách vẽ lá 
+ Vẽ hình dáng chung của lá trước 
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá 
+ Vẽ màu theo ý thích (Xanh, vàng.)
Hoạt động 3: Thực hành
- GV gợi ý HS làm bài 
- GV yêu cầu 2-3 HS lên bảng vẽ 
Hoạt động 4: Đánh giá - nhận xét
- GV cho HS xem một số bài và hướng dẫn các em nhận xét về hình dáng, màu sắc
+ Hình dáng( rõ đặc điểm của lá chưa)?
+ Màu sắc như thế nào?
+ Em thích bài vẽ đẹp nào? Vì sao?
- GV bổ xung xếp loại các bài vẽ 
Dặn dò: 
+ Chúng ta trồng cây xanh ở trường để làm gì?
+ Chúng ta phải làm gì để cây cối đẹp hơn?
Về nhà quan sát và vẽ thêm một số loại lá mà em thích
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
 Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2019
TẬP ĐỌC
GỌI BẠN
I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối Bài).
* GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác. Kĩ năng lắng nghe tích cực
II. TIẾN TRÌNH 
A- Bài cũ: 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ 
- Gv nhận xét.
B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: Sử dụng tranh minh hoạ trong SGK
2- Luyện đọc:
* GV đọc mẫu: Giọng kể chậm rãi, tình cảm. Câu hỏi kết thúc khổ 2 đọc với giọng lo lắng. Lời Dê Trắng ngân dài, thiết tha.
* HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng dòng thơ: Học sinh đọc nối tiếp 2 lượt.
Hướng dẫn đọc các từ khó phát âm: thuở nào, chậm rãi , khắp nẻo
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp: HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ trước lớp.
 GV hướng dẫn ngắt nhịp các dòng thơ. 
Tự xa xưa / thuở nào
Trong rừng xanh / sâu thẳm
Đôi bạn / sống bên nhau
Bê vàng / và Dê Trắng.
 1HS đọc phần chú giải trong SGK- lớp đọc thầm
+ Đọc theo nhóm: HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 3 HS.
+ Thi đọc: đại diện các nhóm thi đọc cả bài.
+ Đọc đồng thanh: Cả bài 
3- Tìm hiểu bài: 
- HS đọc khổ thơ1 và trả lời câu hỏi 1.
Câu1: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu ?
- HS đọc thầm khổ 2 và trả lời câu hỏi 2(SGK).
Câu 2: - Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ ?
 Giảng từ: hạn hán (nắng hạn quá lâu).
- HS đọc 6 dòng cuối và trả lời câu hỏi 3; 4(SGK).
Câu3: Khi bạn quên đường về Dê Trắng đã làm gì ?
Câu4:Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu”Bê!Bê!”?
- GV nhận xét, chốt lại nội dung bài thơ ( Bài thơ cho ta biết: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng)
4- Học thuộc lòng bài thơ:
- Cho học sinh tự nhẩm bài thơ 2-3 lượt. 
- GV ghi bảng các từ đầu dòng thơ 
- Từng cặp học sinh đọc thuộc bài thơ theo gợi ý.
- Đại diện các cặp thi đọc thuộc bài thơ.
5- Củng cố dặn dò:
- Khi bạn gặp nguy hiểm em sẽ làm gì?
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng ?(Bê Vàng và Dê Trắng rất thương yêu nhau )
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
26 + 4 ; 36 + 24
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100- dạng 26 + 4; 36 + 24
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng (Bài 1, Bài 2).
II. CHUẨN BỊ
- 4 thẻ mỗi thẻ biểu thị 10 que tính, 10 que tính rời, bảng cài
III. TIẾN TRÌNH
Hoạt động 1. Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10: 
- Đặt tính rồi tính : 7 +3 ;4 + 6 ; 1+9 
- 2 HS lên bảng làm- GV nhận xét, đánh gi á.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 26 + 4:
a- HD sử dụng que tính để hình thành phép cộng và tìm kết quả:
- Hướng dẫn: Lấy ra 26 que tính rồi lấy thêm 4 que tính nữa.Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? 
 GV ghi phép cộng: 26+4= ?
b- HD cách cộng và làm phép tính:
- Tổng cộng có mấy chục và mấy đơn vị?(HS đếm các thẻ que tính và các que tính tính rời để tìm kết quả)
- HS nêu kết quả và cách làm. GV thao tác trên que tính và giảng cho HS quan sát theo dõi: Lấy 26 que tính tức 2 thẻ 1 chục que tính và 6 que tính rời . Thêm 4 que tính nữa. 6 que tính gộp với 4 que tính được 10 que tính (tức 1 chục que tính). 2 thẻ que tính với 1 thẻ que tính nữalà 3 thẻ (tức 3 chục que tính). GV ghi kết quả vào phép tính.
c- Hướng dẫn HS đặt tính viết và cộng theo cộ dọc:
- Gv vừa thao tác vừa giảng, HS theo dõi.
- 3 HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
Hoạt động 3. Giới thiệu phép cộng 36 + 24:
- Yêu cầu lấy 36 que tính.
- GV : Gài 36 que tính lên bảng gài 
- Yêu cầu lấy thêm 24 que tính. Đổng thời gài 24 que tính lên bảng gài và nói: Thêm 24 que tính 
- Yêu cầu gộp và đếm xem có bao nhiêu que tính ? Hãy viết phép tính ?
-Viết phép tính này theo cột dọc 
Hoạt động 4. Thực hành: 
Bài 1: 1 học sinh làm mẫu 1 bài ( nhắc lại cách đặt tính và tính)
 - Cả lớp tự làm bài vào vở. GV quan tâm giúp đỡ HS chưa hoàn thành 
 - 4 học sinh lên bảng chữa bài. GV và lớp nhận xét, sửa sai 
Bài 2: 1 học sinh đọc đề bài toán 
?- BT cho biết gì ? BT hỏi gì ?
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
Hoạt động 5. Hoạt động nối tiếp: 
- GV cho HS nhắc lại cách đặt tính và tính của phép cộng 36 + 24. Nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
ĐẠO ĐỨC
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU 
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- HS hoàn thành tốt: Biết nhắc bạn nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- GDKNS : HS có kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi và kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với bản thân.
II. CHUẨN BỊ 
- Vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH 
1.Khởi động:
 2.Kiểm tra bài cũ: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì?
- Nhận xét.
3.Bài mới: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Hoạt động1 : Phân tích truyện: cái bình hoa 
Gv đọc truyện: Cái bình hoa với kết cục để mở. ‘Ba tháng sau chuyện cái bình hoa’
Chia nhóm yêu hs các nhóm xây dựng phần kết câu chuyện 
+ Nếu Vô-va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Thử đoán xem Vô-va đã nghĩ và làm gì sau đó?
Gv đọc đoạn kết câu chuyện
+ Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
*Kết luận: Nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu mến.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ.
- Gv quy định cách bày tỏ thái độ 
a) Người nhận lỗi là người dũng cảm
b)Nếu có lỗi chỉ cần chữa lỗi, không cần nhận lỗi
c)Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi, không cần sửa lỗi
d)Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết mình mắc lỗi
e)Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé
g)Chỉ cần xin lỗi những người quen biết
- Gv nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Xử lý tình huống
Gv cho học sinh quan sát tranh
Tranh 1:Sao bạn rủ tôi đi học lại đi một mình?
Tranh 2:Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?
- Nhận xét, kết luận.
3/ Củng cố dặn dò:
- Khi em mắc lỗi thì em sẽ làm gì?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5; 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100- dạng 26 + 4; 36 + 24
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng
- Biết tính độ dài của hai đoạn thẳng khi biết độ dài của từng đoạn thẳng. - Bài 1(dòng 1), Bài 2, Bài 3, Bài 4
II. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố kỹ năng cộng: 
- HS đặt tính và tính : 65 +15 ; 34 + 46
- Nhận xét.
Hoạt động 2. Thực hành:
Bài1: 1 HS đọc đề bài . 
- Cả lớp làm bài vào vở( GV giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành)
 - 4 HS đọc từng bài và nêu kết quả tính .
- GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng.
 GV chốt cách tính nhẩm.
Bài 2: GV nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh đặt tính
- 1 học sinh lên làm mẫu 1 bài ( nêu lại cách đặt và tính )
- Cả lớp làm bài vào vở. 4HS (tất cả các đối tượng) lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét chữa bài.
 GV chốt kiến thức về cách đặt tính và tính.
Bài 3: HS nêu yêu cầu củ bài
- HS làm vào vở, 3 em lên bảng làm. Nhận xét chữa bài.
Bài 4: 1 học sinh đọc đề bài toán
?- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV giúp đỡ em chưa hoàn thành.
- Nhận xét- chữa bài.
GV chốt: Củng cố về giải toán, tìm tổng độ dài 2 đoạn thẳng
Hoạt động 3. HĐ nối tiếp: 
- GV nhận xét, hệ thống lại nội dung tiết học. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT: GỌI BẠN
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ Gọi bạn.
- Làm đúng các BT1; BT2a (VBT)
II. TIẾN TRÌNH 
A. Bài cũ:
- HS viết bảng con các từ: nghỉ ngơi; cây tre; mái che 
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
+ Hướng dẫn học sinh CHUẨN BỊ
- GV đọc mẫu bài chính tả; 2HS đọc lại 
+ Giúp học sinh hiểu nội dung: 
?- Bê Vàng và Dê Trắng gặp hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét: 
?- Đoạn thơ có mấy khổ ?
?- Một khổ thơ có mấy câu thơ ?
?- Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao?
?- Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi trong những dấu gì ? 
?- Thơ 5 chữ chúng ta nên viết thế nào cho đẹp ?
- Học sinh luyện viết các chữ khó viết: nuôi, lang thang , quên vào bảng con.
+ GV đọc cho HS viết bài
+ GV đọc bài lần 3- HS soát lỗi.
+ Chấm chữa bài: GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm Bài tập:
Bài 1: 1HS nêu yêu cầu BT
- Cả lớp làm bài vào VBT. GVgiúp đỡ HS chưa hoàn thành
- 2HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét chốt đáp án đúng.
a) Nghiêng ngả, nghi ngờ 
b) nghe ngóng, ngon ngọt 
Bài 2a: GV nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào VBT, GV hướng dẫn thêm cho học sinh chưa hoàn thành
- 4 học sinh đọc bài làm trước lớp. 
- GV ghi nhanh kết quả lên bảng.
- Cả lớp đọc lại đáp án đúng. 
 a)Trò chuyện, che chở,
 trắng tinh, chăm chỉ,
 b) cây gỗ, gây gổ,
 màu mỡ, mở cửa 
4. Củng cố dặn dò: Nhận xét chung giờ học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
THỦ CÔNG 
BÀI 2. GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
- Mô tả được hình dạng của máy bay phản lực và so sánh được hình dạng của máy bay phản lực với hình dạng của tên lửa.
- Biết cách gấp và gấp được máy bay phản lực.
- Ứng dụng được kĩ thuật gấp máy bay phản lực để làm đồ chơi ở nhà.
- Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được.
II. CHUẨN BỊ 
1.GV chuẩn bị:
- HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2
- Mẫu gấp máy bay phản lực. Số máy bay phản lực bằng số nhóm HS trong lớp.
- Giấy thủ công 
- Tranh quy trình gấp máy bay phản lực
- 6 tờ giấy cho 6 nhóm
- Hồ dán
2. Học sinh chuẩn bị
- Giấy nháp, giấy thủ công; Bút màu; hồ dán
- Vở thực hành Thủ công 2; Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ
III. TIẾN TRÌNH 
Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài
1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu gấp máy bay phản lực và phán đoán cách gấp máy bay phản lực
a) GV sử dụng hình mẫu gấp máy bay phản lực đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát.
b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu gấp máy bay phản lực.
c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả ở mục 1
a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Máy bay phản lực có mũi, thân, 2 cánh nhưng mũi của máy bay phản lực phẳng, không nhọn như tên lửa.
b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV.
3. Xem hướng dẫn và làm thử
a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu gấp máy bay phản lực của HS.
b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 2, xem hướng dẫn gấp máy bay phản lực hoặc GV treo tranh quy trình gấp máy bay phản lực.
c) HS quan sát và so sánh các bước, thao tác gấp máy bay phản lực với gấp tên lửa. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách gấp máy bay phản lực.
d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn gấp hình trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác gấp máy bay phản lực theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân.
4. HS biểu diễn thao tác gấp máy bay phản lực trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân
a) GV yêu cầu HS nêu các bước gấp máy bay phản lực, HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa cách gấp máy bay phản lực với tên lửa ( bước 1 giống nhau ở hình 1 và 2)
b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác gấp máy bay phản lực, nêu cách gấp của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách gấp của bạn.
c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả gấp máy bay phản lực của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác.
5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức
GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 2 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công khổ A4 để thực hiện các thao tác gấp máy bay phản lực theo 2 bước:
Bước 1: Gấp tạo mũi và thân cánh máy bay.
- Đặt mặt kẻ tờ giấy lên trên bàn gấp đôi tờ giấy theo chiều dọc để tạo đường giữa H1. 
- Mở tờ giấy ra gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho 2 mép giấy nằm sát đường dấu giữa H2. 
- Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống theo đường dấu gấp H2 sao cho đỉnh A nằm trên đường dấu giữa được hình 3. 
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho hai đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa, điểm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1/3 chiều cao H được hình 4.
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh A ngược lên trên để giữ chặt hai mép gấp bên được hình 5.
- Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 5 sao cho 2 đỉnh phía trên và 2 mép bên sát vào đường dấu giữa như hình 6.
Bước 2 : Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được máy bay phản lực như hình 7 
- Cầm vào nếp gấp giữa cho 2 cánh máy bay ngang sang hai bên hướng máy bay chếch lên phía trên và phóng lên không trung
6. Áp dụng trực tiếp
- HS lấy giấy nháp gấp thử máy bay phản lực
7. Dặn dò: Về nhà gấp lại máy bay phản lực
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HỆ CƠ
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ long, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
- HS khá giỏi: Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
-Tranh vẽ hệ cơ.Vở bài tập TNXH.
III. TIẾN TRÌNH	
1. Kiểm tra: GV hỏi: Muốn tránh bị cong vẹo cột sống ta phải làm gì ?
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em học “Hệ cơ”
* Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ hệ cơ.
- GV H dẫn quan sát và gợi ý để biết được.
+ Nhờ đâu mà mỗi người có khuôn mặt, hình dáng nhất định.
- GV hướng dẫn thảo luận
- GV rút ra kết luận: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ, các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể, nhờ cơ bám vào xương ta có thể thực hiện được cử động.
* Hoạt động 2 : Thực hành co và duỗi tay. 
Bước1: làm việc theo cặp.
- Thực hành theo cặp, vừa làm, vừa quan sát sự thay đổi của cơ. Khi cơ co và duỗi và cho biết 
khi cơ co cơ như thế nào? 
Yêu cầu 2 HS thực hành: 1HS thực hành co, duỗi, 1 HS nắn 
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
Yêu HS lên thực hiện trước lớp 
Gv nhận xét chốt lại 
*Hoạt động 3: Làm gì để cơ được săn chắc? 
Yêu cầu HS quan sát tranh 
- Chúng ta nên làm gì để cơ luôn được săn chắc? 
- GV nhận xét và chốt lại: Để cơ luôn được săn chắc chúng ta cần: tập thể dục, vận động hằng ngày, lao động vừa sức, vui chơi, ăn uống đầy đủ
 3) Củng cố - Dặn dò:
-TNXH hôm nay học bài gì ?
-Nhận xét chung tiết học 
- Chuẩn bị : Làm gì để xương và cơ phát triển tốt
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2019
TOÁN
9 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 9 + 5
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng. - Bài 1, Bài 2, Bài 4
II. CHUẨN BỊ
- 20 que tính , bảng cài 
II. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố về đặt tính cộng và tính:
- HS đặt tính và tính : 24 +16 ; 36 + 54 
- GV nhận xé

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_ban_moi.docx