Giáo án Tập đọc - Tự thuật

1. Khởi động (1)

2. Bài cu (3) Có công mài sắt có ngày nên kim

- Gọi HS đọc từng đoạn chuyện. TL câu hỏi:

 + Tính nết cậu bé lúc đầu ntn?

 + Vì sao cậu bé lại nghe lời bà cụ để quay về nhà học bài?

3. Bài mới

aGiới thiệu: (2)

- Cho HS xem tranh trong SGK, hỏi HS:

 +Đây là ảnh ai?

- Kết luận: Đây là ảnh 1 bạn HS. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc lời của bạn ấy tự kể về mình. Những lời kể về mình như vậy gọi là: “Tự thuật”. Qua lời tự thuật của bạn, các em sẽ biết bạn ấy tên gì?, sinh ngày nào? Nhà ở đâu? . . .

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc - Tự thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày tháng năm 2010
TẬP ĐỌC
Tiết 3: 	TỰ THUẬT 
I. Mục tiêu
Kiến thức: Nắm được nghĩa và biết cách dùng
Các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc
Các từ chỉ đơn vị hành chính như: xã, phường, quận, huyện
Nắm được những thông tin chính về bạn Hà trong bài
Kỹ năng: 
* Đọc đúng:
Các từ có vần khó: uyên, ương
Các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ hoặc từ có thanh hỏi, thanh ngã.
* Biết nghỉ ngơi đúng mức:
Sau các dấu phẩy dấu chấm.
Giữa hai phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.
Giữa các dòng
Đọc văn bản tự thuật rõ ràng, ràng mạch.
Thái độ: 
Tính tự tin mạnh dạn trước đám đông.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng câu hỏi tự thuật
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Có công mài sắt có ngày nên kim
 Gọi HS đọc từng đoạn chuyện. TL câu hỏi:
 + Tính nết cậu bé lúc đầu ntn?
 + Vì sao cậu bé lại nghe lời bà cụ để quay về nhà học bài?
3. Bài mới 
aGiới thiệu: (2’)
Cho HS xem tranh trong SGK, hỏi HS:
 +Đây là ảnh ai?
Kết luận: Đây là ảnh 1 bạn HS. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc lời của bạn ấy tự kể về mình. Những lời kể về mình như vậy gọi là: “Tự thuật”. Qua lời tự thuật của bạn, các em sẽ biết bạn ấy tên gì?, sinh ngày nào? Nhà ở đâu? . . .
b.Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- Đọc mẫu
Luyện đọc từ ngữ: Huyện, phường, xã Nghĩa Thịnh
 + Giải nghĩa từ : Tự thuật, quê quán, như trên, địa chỉ (chú thích SGK)
Luyện đọc câu
Luyện đọc đoạn
 + Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi.
 - Luyện đọc trong nhóm 
 +Thi đọc giữa các nhóm
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Em biết những gì về bạn Thanh Hà
Nhờ đâu em biết về bạn Thanh Hà như trên?
Cho HS chơi trò chơi “Phỏng vấn” để trả lời các câu hỏi về bản thân nêu trong bài tập 3, 4.
v Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
Hướng dẫn HS đọc đoạn, bài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
 - Cho HS nhắc lại những điều cần ghi nhớ.
 + Tự thuật là gì?
Dặn HS hỏi những điều chưa biết rõ (ngày sinh, nơi sinh, quê quán . . .)của mình để chuẩn bị bài làm văn.
- Nhận xét tiết học 
- Hát
-HS nêu
- Bạn HS
- Lắng nghe
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- Đọc chú giải
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp nhau đến hết bài.
- Đọc nối tiếp nhau
- Cá nhân đọc
- Đọc theo nhóm, cử đại diện đọc thi.
- Họ tên ; nam/ nữ ; chỗ ở,  
- Nhờ bản thân tự thuật của bạn Hà mà chúng ta biết được các thông tin về bạn ấy.
- 2 HS hỏi với nhau hoặc tự lên giới thiệu.
- 1 số HS thi đọc lại từng đoạn
- Kể chính xác về mình

File đính kèm:

  • docTẬP ĐỌC 3.doc