Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà

TẬP ĐỌC

CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

I . MỤC TIÊU:

- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

 - Trả lời được câu hỏi 1,2,4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4).

 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ. Chú ý các từ: cổ kính, không xuể, chót vót, gợn sóng, sừng trâu.

 - Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc.

 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Yêu đất nước, quê hương, trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ cảnh đẹp quê hương

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc61 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vị, chục, nghìn; so sánh các số tròn trăm.
 - Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
 - Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: trung thực trong học tập, chăm chỉ làm bài
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. 
	100 .. 200	800 .. 700
	200 .. 300	900 .. 1000
	600 .. 500	300 .. 400
	400 .. 400	800 .. 600
	400 .. 500	600 .. 700
	300 .. 300	800 .. 900
Đáp án:
	100 700
	200 < 300	900 < 1000
	600 > 500	300 < 400
	400 = 400	800 > 600
	400 < 500	600 < 700
	300 = 300	800 < 900

Bài 2. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp :
	a) 10 đơn vị bằng ................ chục	
	b) 10 chục bằng .......
	c) 10 trăm bằng ...............
Đáp án:
	a) 10 đơn vị bằng 1 chục	
	b) 10 chục bằng 1 trăm
	c) 10 trăm bằng 1 nghìn
Bài 3. Đọc, viết (theo mẫu) :
Viết
Đọc
100
một trăm
200

300


bốn trăm
500


sáu trăm

bảy trăm
800


chín trăm

một nghìn

Kết quả:
Viết
Đọc
100
một trăm
200
hai trăm
300
ba trăm
400
bốn trăm
500
năm trăm
600
sáu trăm
700
bảy trăm
800
tám trăm
900
chín trăm
1 000
một nghìn

Bài 4. Viết các số tròn trăm theo thứ tự từ bé đến lớn :
100, 200, ., .., ., ., ., ., .
Kết quả:
100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
_____________________________________________________________
	Thứ 4 ngày 6 tháng 4 năm 2021
	THỂ DỤC: 
TRÒ CHƠI: CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI - TÂNG CẦU
I/ MỤC TIÊU:
- HS biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
 - Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
 - Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ tập luyện
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Tâng cầu
- Phân tích kỹ thuật tâng cầu đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nắm được kỹ thuật của động tác.
- TBTDTT điều khiển cho học sinh thực hiện 
- GV quan sát nhắc nhở HS M1 tích cực tập luyện 
Việc 2: Trò chơi “Con Cóc là cậu ông trời”
- Phân tích cách chơi và thị phạm cho học sinh nắm được cách chơi.
- Sau đó cho học sinh chơi thử.
- Nêu hình thức xử phạt.
- Cho HS chơin thật (TBTDTT điều khiển cho học sinh tham gia chơi)
- Nhận xét, tổng kết trò chơi
(Khuyến khích đối tượng M1 tham gia tích cực)
III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân.
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn các động tác đã học.
4p
26p
13p
 2-3 lần
13p
 2-3 lần
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
_____________________________
TẬP ĐỌC
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
I . MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
	- Trả lời được câu hỏi 1,2,4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4).
 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ. Chú ý các từ: cổ kính, không xuể, chót vót, gợn sóng, sừng trâu.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Yêu đất nước, quê hương, trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ cảnh đẹp quê hương
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- GV cho học sinh nghe bài hát: Quê hương
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Giáo viên nhận xét. 
- GV kết nối nội dung bài và ghi tựa bài: Cây đa quê hương
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
**Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: cổ kính, không xuể, chót vót, gợn sóng, sừng trâu..
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp
a.GV đọc mẫu cả bài .
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Đọc đúng từ: cổ kính, không xuể, chót vót, gợn sóng, sừng trâu.
* Đọc từng đoạn :
+ Chia nhóm -> YC đọc từng đoạn trong nhóm
- Giảng từ mới: 
+ Thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững.
+ Đặt câu với từ: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, 
- GV trợ giúp, hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ câu,...
 Luyện câu (Dự kiến):
 + Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên/ những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười đang nói. ()
* GV kết hợp HĐTQ tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp.
 - Đọc từng đoạn theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá.
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2
 - Đọc hay: M3, M4
- HS lắng nghe
-HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Luyện đọc đúng
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm -> chia sẻ 
-HS đọc-> giải nghĩa từ:
+Lững thững: đi chậm từng bước một (...)
+HS đặt câu:
Ví dụ: Làng em có mái đình cổ kính.
-Học sinh lắng nghe, ghi nhớ cách đọc 
-Học sinh đọc bài theo sự điều hành của nhóm trưởng
+Đọc bài, chia sẻ cách đọc
- Đại diện nhóm thi đọc
-Thi đua giữa các nhóm
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: 
- Hiểu ý nghĩa: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ
-YC HS làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi 
- GV trợ giúp HS hạn chế
=>Tương tác trong nhóm
-TBHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi.
/?/ Những câu văn nào cho em biết cây đa đã sống rất lâu?
/?/ Các bộ phận của cây đa được tác giả tả bằng những hình ảnh nào?
/?/Hãy nói đặc điểm nổi bật của mỗi bộ phận của cây đa? (M3, M4 trả lời)
- Giáo viên viết bảng những ý kiến được xem là đúng.
/?/ Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy cảnh đẹp nào của quê hương?
+ Khích lệ trả lời (HS M1).
- Nội dung bài tập đọc là gì?
*GV kết luận: rút nội dung.
*GV giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước
-HS nhận nhiệm vụ
-Thực hiện theo sự điều hành của trưởng nhóm
+Tương tác, chia sẻ nội dung bài 
- Đại diện nhóm chia sẻ: 
- Lớp đọc thầm bài 
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Cây đa nghìn năm...
- Thân chín mười đứa ôm không xuể, cành..., ....
- Học sinh nêu.
- Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu
-Đọc nhẩm, ghi nhớ
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- GV gọi 1HS M4 đọc bài
- GV kết hợp với LPHT tổ chức cho học sinh đọc bài
- Cho học sinh chia nhóm thi đọc
- Yêu cầu học sinh đọc trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và cùng nhóm bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Lưu ý: Đọc đúng: M1, M2; Đọc hay: M3, M4
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc trong nhóm
+ Học sinh đọc theo sự điều hành của trưởng nhóm 
-Học sinh thi đọc trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.

4. HĐ vận dụng, ứng dụng (2 phút)
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
- Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?
=> Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, và tình yêu của tác giả với cây đa, với quê hương.
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về quê hương đất nước con người Việt Nam 
5. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
 - Đọc diễn cảm bài cho cả nhà cùng nghe. 
- Tìm các văn bản có chủ đề về cây đa, về quê hương để luyện đọc thêm.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Ai ngoan sẽ được thưởng.
_____________________________
HĐNG:
( Thầy Hợp dạy)
_____________________________
TOÁN
Tiết 143: SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I . MỤC TIÊU:
 - Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000).
 - Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
 *Bài tập cần làm: bài tập 1, 2a, 3 (dòng 1).
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Trung thực trong tính toán và chăm chỉ rèn luyện
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật. Giấy khổ to ghi sẵn dãy số.
	- Học sinh: sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3phút)
- GV kết hợp với LPHT tổ chức trò chơi: Đố bạn biết
+LPHT điều hành trò chơi
+Nội dung chơi: LPHT đọc một vài số có ba chữ số để học sinh viết số.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: So sánh các số có ba chữ số.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000).
*Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
- Giáo viên gắn lên bảng 1 tấm bìa hình vuông.
+GV giao nhiệm vụ cho HS
*LPHT điều hành
Việc 1: Ôn đọc viết các số có 3 chữ số.
* Đọc số
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn các số có 3 chữ số:
 Từ 401=>410 551=>560
- Gọi học sinh đọc các số trên bảng.
* Viết số
- Giáo viên đọc số: Năm trăm hai mươi mốt.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con.
- Em có nhận xét gì về cách đọc viết các số có 3 chữ số?
Việc 2: So sánh các số có 3 chữ số.
 - Giáo viên kẻ bảng phụ như sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh so sánh 2 số 234 và 235.
- Muốn so sánh 2 số 234 và 235 ta làm thế nào?
- Cho học sinh thực hành tiếp với các số tiếp theo và nêu so sánh.
- Vậy muốn so sánh các số có 3 chữ số ta so sánh thế nào?
- Giáo viên kết luận chung: Muốn so sánh các số có 3 chữ số ta so sánh số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
- Học sinh quan sát, trải nghiệm bằng các tấm bìa hình vuông .
+Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
*Dự kiến KQ chia sẻ:
- Học sinh đọc các số trên bảng.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh so sánh 2 số 234 và 235.
-Ta so sánh lần lượt các hàng trăm, hàng chục bằng nhau thì ta so sánh hàng đơn vị.
234 234
-Thực hiện: 194 > 139 : So sánh ở hàng chục.
199 < 251: So sánh hàng trăm.
- So sánh lần lượt các trăm, chục, các đơn vị với nhau.
- Học sinh lắng nghe.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000).
*Cách tiến hành:
*GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập
- GV trợ giúp HS hạn chế
*LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một cột.
- Nhận xét bài làm từng em.
Bài 2a: Làm việc nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3 (dòng 1): Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh làm vào phiếu học tập.
- Giáo viên kẻ bảng như sách giáo khoa, gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gọi học sinh đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài tập 2b, c: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập 3 (dòng 2,3): Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài -> tương tác với bạn.
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh làm bài -> chia sẻ:
127 > 121 865 =865
124 < 129 648 < 684
182 549
- Học sinh nhận xét và nêu cách so sánh.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Học sinh nêu miệng kết quả:
a) 695.
- Học sinh làm vào phiếu học tập.
- 1 học sinh lên bảng làm-> chia sẻ
971; 972; 973; 974; 975; 976; 977; 978; 979; 980.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
b) 979; c) 751.
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên:
 + 981; 982; 983; 984; 985; 986; 987; 988; 989; 990.
 + 991; 992; 993; 994; 995; 996; 997; 998; 999; 1000.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
/?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì?
/?/ Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số.
/?/ Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) 
 - Bài toán 1: Cho các số: 699, 702, 700, 802, 689, 820
 a. Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
 b. Số lớn nhất trong các số trên là.
- Bài toán 2: Có 105 bông hoa cúc và 115 bông hoa hồng. Hỏi loại hoa nào nhiều hơn?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa bài sai. Xem trước bài: Luyện tập.
________________________________________________________________
	Thứ 5 ngày 7 tháng 4 năm 2021
Mĩ thuật:
(Thầy Hợi dạy)
______________________________________
TẬP VIẾT
CHỮ HOA A (Kiểu 2)
I . MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa A kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Ao (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ao liền ruộng cả (3 lần)
 - Hiểu nội dung câu ứng dụng: Ao liền ruộng cả là 
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ rèn luyện 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ).
	- Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- LPVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể 
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài: 
Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo chữ A kiểu 2 hoa (đặt trong khung).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: 
+ Chữ A hoa cao mấy li? 
+Chữ hoa A gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
Việc 2: Hướng dẫn viết:
- Nhắc lại cấu tạo nét chữ: Chữ hoa A gồm 2 nét: nét cong khép kín và nét móc ngược phải.
- Nêu cách viết chữ.
Cách viết:
 + Nét 1: như viết chữ o (ĐB trên ĐK6 viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong DB giữa ĐK4 và ĐK5).
 + Nét 2: từ điểm DB của nét 1 lia bút lên ĐK6 bên phải chữ o viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ u) DB ở ĐK2.
 - Viết mẫu chữ hoa A kiểu 2
A
 - HS viết bảng con chữ hoa A
- Giáo viên viết mẫu chữ A cỡ vừa trên bảng lớp, hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. 
- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: Ao liền ruộng cả ý nói sự giàu sang của một vùng quê.
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: 
+ Các chữ A, l, g cao mấy li?
+ Con chữ r cao mấy li?
+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?
+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Giáo viên lưu ý: 
- Giáo viên viết mẫu chữ Ao (cỡ vừa và nhỏ).
- Luyện viết bảng con chữ Ao.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.

- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhận xét 
*Dự kiến ND chia sẻ:
+ Cao 5 li.
+ Chữ hoa A gồm 2 nét: nét cong khép kín và nét móc ngược phải.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe.
- Quan sát và thực hành.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
+ Cao 2 li rưỡi.
+ Cao hơn 1 li.
+ Các chữ o, i, ê, n, u, ô có độ cao bằng nhau và cao 1 li.
+ Dấu huyền đặt trên con chữ ê trong chữ liền, dấu nặng đặt trên con chữ ô trong chữ ruộng và dấu hỏi đặt trên con chữ a trong chữ cả.
+ Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ.
- Quan sát.
- Học sinh viết chữ Ao trên bảng con.
- Lắng nghe và thực hiện.
3. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ A cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ao cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.
Lưu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_hoang_ha.doc