Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến

I. Mục tiêu

- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui.

- Làm được bài tập 2a/bphân biệt : r / d ; ưt / ưc.

- Rèn kỹ năng nghe viết đúng chính tả.

II. Chuẩn bị :

- Bảng phụ chép đoạn viết; chép sẵn bài tập 2

- Bảng con

III. Hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g không trung và bảng con. 	
- GV nhận xét và uốn nắn.
b) Cách viết câu ứng dụng:
+ GV treo bảng phụ viết câu ứng dụng:Xuôi chèo mát mái.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa: 
+ HD quan sát, nhận xét:
- Những con chữ nào cao 2,5 li? Con chữ nào cao 1,5 li? Các con chữ còn lại cao bao nhiêu? 
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? 
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Xuôi trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa X?
- Nhận xét giờ học. Yêu cầu HS tiếp tục luyện viết lại và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa Y. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, đọc.
- HS nêu
- HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa X
- HS lắng nghe.
- HS viết chữ hoa X trong không trung và bảng con. 	
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu ý hiểu.
- HS nêu
- HS luyện viết trên bảng con. 
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách viết chữ hoa X.
- HS lắng nghe. 
_________________________________________________
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: TÌM SỐ BỊ CHIA
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố các kiến thức đã học về tên gọi thành phần và kết quả phép chia, cách tìm số bị chia, giải toán có lời văn liên quan.
- Tính nhẩm nhanh, nhớ tên gọi các số trong phép chia, giải toán thành thạo. 
- GDHS tập phát hiện, tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức. HS tự giác, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ; BC.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Nội dung: 
Hoạt động 1: Ôn lí thuyết. 
- Cho HS hỏi đáp về tên gọi các thành phần, kết quả trong phép chia và cách tìm SBC.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Tìm x:
a/ x : 5 = 4 b/ x : 5 = 3
c/ x : 3 = 5 d/ x : 2 = 2
- Yêu cầu HS đọc đề, nêu miệng cách tìm số bị chia.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
*Củng cố cách tìm SBC. 
Bài 2: Một lớp học có 10 bàn học. Mỗi bàn học ngồi 2 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh?
- Yêu cầu HS đọc đề và thảo luận nhóm đôi tìm ra cách phân tích đề và tóm tắt bài toán.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- Lưu ý thêm HS về ý nghĩa của phép nhân: 
2 x 10 khác với 10 x 2.
*Củng cố giải toán lời văn liên quan đến phép nhân.
Bài 3: Tìm một số biết rằng nếu số đó chia cho 3 được bao nhiêu nhân với 5 thì được kết quả là 20.
- GV HD cách giải: Đưa bài toán về dạng tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- HD chữa bài trên bảng.
* CC dạng toán nâng cao liên quan đến tìm SBC 
3. Củng cố dặn dò: 
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học. Dặn HS ôn bài.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi nhóm đôi: HS nêu 1 phép tính chia ¨ nói tên gọi các thành phần; nêu cách tìm SBC
- Đọc đề và nêu cách tìm số bị chia
- HS tự làm bảng con từng phần
- HS chữa bài + giải thích cách làm.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài toán.
- HS làm bài cá nhân.
Tóm tắt
 1 bàn: 2 học sinh
 10 bàn: ... học sinh?
Bài làm
 Lớp học đó có số học sinh là:
 2 x 10 = 20 (học sinh)
 Đáp số: 20 học sinh.
- HS chữa bài.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài toán.
- HS tự làm bài vào vở -> chữa bài, nhận xét.
 Gọi số cần tìm là x. Ta có:
 (x : 3) x 5 = 20
 x : 3 = 20 : 5
 x : 3 = 4
 x = 4 x 3
 x = 12
 Vậy số cần tìm là 12
- 1 số HS nhắc lại : Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
- HS lắng nghe. 
____________________________________________
Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân, chia đã học.
- Biết giải bài toán có một phép tính nhân, chia trong bảng nhân, chia đã học.
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập và giải toán.
II. Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ.
-Đọc một số bảng nhân, chia đã học
 -Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
2. Bài mới.
- GV cho HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính nhẩm:
4 x 3 = 24 : 4 = 
4 x 6 = 16 : 2 =
3 x 7 = 40 : 5 =
Bài 2: Tìm x
x : 3 = 6 5 x x = 18 + 2
x : 5 = 3 x x 2 = 20 - 6
Nhận xét
Bài 3: Có một số lít dầu đựng được trong 6 can, mỗi can có 5 lít dầu. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít dầu? 
Hd phân tích đề toán
- Thu nx, đánh giá
Bài 4: Tìm một số, biết rằng 2 nhân với số đó thì bằng 19 trừ đi 7.
3. Củng cố:
- Củng cố các bảng nhân, chia đã học.
-3 HS 
- 1 hs
- Nêu YC
- HS tự làm vào vở rồi nêu miệng kết quả.
- Nhận xét.
- Nêu YC
- HS làm vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- Nêu YC
- HS tự tóm tắt và giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- HS làm vở.
- 1 HS chữa.
- Nhận xét.
- HS nối tiếp đọc
_________________________________________________
Giáo dục kĩ năng sống
BÀI 13: ĐỘNG VIÊN, CHĂM SÓC ( tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS hiểu được ý nghĩa của việc động viên, chăm sóc.
- Ren luyện thói quen động viên, chăm sóc người khác.
- Giáo dục HS ý thức tự giác động viên, chăm sóc mọi người xung quanh.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
1. Kiểm tra
- Thực hiện tốt nội quy trường lớp có ích lợi gì?
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
a. Giới thiệu
b. Các hoạt động
*HĐ1: Đọc truyện: Hoa chu đáo
- GV đọc mẫu câu chuyện
- YC HS đọc
- Vì sao bố Hoa lại vui và tự hào về Hoa?
- Theo em những việc làm nào thể hiện sự động viên, chăm sóc?
- Nhận xét
-> Bố Hoa vui và tự hào về Hoa vì Hoa đã biết động viên chăm sóc mẹ khi bố Hoa vắng nhà. .
*HĐ2: Thảo luận nhóm
- YC HS thảo luận nhóm đôi đánh dấu x vào ô trống trước ý mình chọn theo tiêu chí: Hành động thể hiện sự động viên, chăm sóc?
- YC HS đọc yc 3
- YC HS làm bài
- Nhận xét, chốt
*Liên hệ: Em đã làm được những việc gì thể hiện sự quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh em?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Tổng kết
- Nhắc HS thực áp dụng vào cuộc sống 
- Lắng nghe và đọc thầm theo
- Lớp đọc: CN + ĐT
- HS nêu
- HS nêu: Quan tâm đến mẹ, mua cháo cho mẹ, pha nước chanh cho mẹ ,..
- Lắng nghe
- HS thảo luận làm bài
- Báo cáo kết quả
VD: gọi điện hỏi thăm ông bà, giúp đỡ bạn, giúp đỡ mẹ, giúp đỡ bố.
- HS đọc
- Làm bài CN
- Chữa, nhận xét
- Liên hệ trả lời
- Thực hiện
____________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
LUYỆN ĐỌC: CÁ SẤU SỢ CÁ MẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: du lịch, quả quyết, làm gì đó, khiếp đảm, ... Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và tính hài hước của truyện: Khách tắm biển sợ bãi tắm có cá sấu. ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách, quả quyết rằng vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông còn làm cho khách khiếp sợ hơn.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ :
Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Sông Hương.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: 
Treo bức tranh và hỏi: Nội dung bức tranh nói gì? => GV giới thiệu
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh theo dõi và đọc thầm theo.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ:
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của giáo viên:
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, d, r, ch, tr, ... trong bài 
+ Các từ đó là: du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm.
- Đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc các từ này (Tập trung vào những học sinh mắc lỗi phát âm).
- 5 đến 7 học sinh đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh, nếu có.
- Mỗi học sinh đọc một câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
c) Luyện đọc đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc bài nối tiếp nhau.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi học sinh đọc một đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh dọc theo nhóm.
- Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài, 1 học sinh đọc phần chú giải.
- Đọc và theo dõi.
- Khách tắm biển lo lắng điều gì?
- Lo lắng trước tin đồn: ở bãi tắm có cá sấu.
- Họ phàn nàn với ai?
- Với ông chủ khách sạn.
- Oõng chủ khách sạn nói thế nào?
- ông chủ quả quyết: ở đây làm gì có cá sấu.
- Vì sao ông chủ lại quả quyết như vậy?
- ông nói rằng, vùng biển này sâu, có nhiều cá mập mà cá sấu thì rất sợ cá mập.
- Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sơ hơn?
- Vì cá mập còn hung dữ hơn cá sấu.
- Câu chuyện này có gì đáng buồn cười?
- HS nêu
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Gọi 6 học sinh chia làm 2 nhómđọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, ông chủ khách sạn và khách du lịch).
- Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
- HS nêu
- Nếu em là khách du lịch em sẽ nói gì với ông chủ.
- HS nói
Dặn học sinh về nhà kể lại truyện và đọc lại các bài tập đọc, chuẩn bị cho tuần ôn tập.
________________________________________________________
Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2019
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHÂY
I. Mục tiêu::
- Nhận biết 1 số loài cá nước mặn, nước ngọt (BT1); kể tên 1 số con vật sống dưới nước (BT2). Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy (BT3)
Rèn kĩ năng sử dụng từ chính xác. Biết cách viết dấu phẩy trong đoạn văn.
- Giáo dục HS yêu quýthiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh SGK, thẻ chữ (BT1), Tranh SGK (BT2); Bảng phụ bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- GV viết bảng lớp hai câu văn, yêu cầu HS tìm các bộ phận câu được in đậm và đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.
- Đêm qua cây đổ vì gió to. 
- Cỏ cây khô héo khô vì hạn hán.
- GV nhận xét, đánh giá.	
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Nội dung: 
Bài 1: - YC HS đọc đề bài.
- YCHS quan sát tranh minh họa và đọc tên từng loài cá trong tranh, trao đổi cặp làm bài.
- Mời hai nhóm mỗi nhóm 8 em lên bảng thi làm bài: mỗi nhóm phát 1 bộ thẻ từ viết tên 8 loài cá. HS mỗi nhóm gắn nhanh lên bảng tên từng loài cá vào bảng phân loại.
- Gọi HS nhận xét
- Y/C HS tìm thêm các loài cá mà em biết.
- Trong các loài cá trên, em biết rõ về loài cá nào nhất, hãy nói cho cả lớp nghe về loài cá đó.
Bài 2: Quan sát tranh (SGK)
- Gọi HS đọc y/c của bài. HS nối tiếp nhau nêu tên các con vật trong tranh.
- Chia lớp thành hai nhóm thi tiếp sức: mỗi em viết một con vật sống dưới nước thực hiện trong vòng 2 phút.
- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Các con vật sống dưới nước có ích lợi gì?
GD: các em cần giữ sạch môi trường nước để bảo vệ các con vật sống dưới nước.
Bài 3: Treo bảng phụ và gọi HS đọc yêu cầu, nội dung đoạn văn. 
- Gọi HS đọc câu 1 và câu 4. 
- Y/C HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét chữa bài. Gọi HS đọc lại bài làm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Dấu phẩy có tác dụng gì?
-> Chốt tác dụng dấu phẩy: Dùng để tách các bộ phận cùng trả lời cho 1 câu hỏi. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Sông, biển cho ta những gì?
- GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HK 2.
- HS thực hiện theo yêu cầu:
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- Quan sát tranh (SGK) và nối tiếp nhau nêu tên các loài cá có trong tranh.
- Thảo luận cặp đôi thực hiện yêu cầu.
- Thực hiện theo y/c:

Cá nước mặn
( cá biển)
Cá nước ngọt
(ca ở sông, ao, hồ)
Cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục.
Cá mè, cá chép, cá trê, cá quả (cá chuối, cá lóc)
- HS tìm: cá heo, cá đuối, cá trích, cá mực, cá ngừ,...; cá rô, cá diếc, cá mòi,..
- HS nêu theo hiểu biết của mình. VD: Cá trê là loài cá sống nơi nước ngọt. Cá trê da chơn, không có vẩy. Đầu dẹt có nhiều râu. Thịt cá trê ăn rất ngon,...
- Quan sát tranh và đọc yêu cầu: Kể tên các con vật sống ở dưới nước.
- HS thi tìm từ ngữ.VD: cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, ốc
- HS đọc lại các từ ngữ vừa tìm được.
- HS đặt câu với một số từ vừa tìm được.
- HS nêu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm: Những chỗ nào trong câu 1, 4 còn thiếu dấu phẩy.
- 2 HS đọc đoạn văn, 2 HS đọc câu 1, 4.
- Thực hiện làm bài .
- 2 HS đọc lại toàn bài khi HS làm xong.
- Dùng để tách các bộ phận cùng trả lời cho 1 câu hỏi. 
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- HS lắng nghe.
__________________________________________________
Toán
CHU VI HÌNH TAM GIÁC- CHU VI HÌNH TỨ GIÁC 
I . Mục tiêu :
 - Nhận biết được chu vi hình tam giá, chu vi hình tứ giác. Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
 - Rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
 - HS yêu thích, hứng thú học toán.
II . Chuẩn bị : 
- Bảng phụ, bảng con.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Tìm x : x : 3 = 3 ; x : 6 = 2
- Yêu cầu 2 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm bảng con..
- GV nhận xét, đánh giá..
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung.
 Giới thiệu về cạnh, chu vi hình tam giác, tứ giác.
- GV đưa BP vẽ hình tam giác, tứ giác lên bảng.
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh.
- GV giới thiệu : Cách tính chu vi hình tam giác.
- Tương tự : GV giới thiệu hình tứ giác và chu vi hình tứ giác.
- GV tổ chức HS đọc thuộc ngay tại lớp cách tính chu vi 2 hình.
Thực hành :
 Bài 1: Tính chu vi hình tam giác.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác?
- GV hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 2 : Tính chu vi hình tứ giác.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi các hình tứ giác .
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Củng cố cho HS cách tính chu vi hình tứ giác.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác?
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên chỉ các cạnh hình 
tam giác, tứ giác.
- 2 HS nêu độ dài các cạnh.
- HS nghe.
- 3 HS nhắc lại và ghi nhớ..
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS nêu lại cách tính .
- HS theo dõi.
- HS làm bảng con. 2 HS làm
 bảng lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại.
- Cả lớp tự làm bài vào vở..
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét.
- 2 HS nêu.
___________________________________________________
Chính tả
NGHE - VIẾT: SÔNG HƯƠNG. PHÂN BIỆT D/R/GI
I. Mục tiêu: 
 - HS nắm được nội dung bài viết và nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. 
 - Rèn kĩ năng viết đúng, trình bày bài sạch đẹp. Làm được BT 2a.
 - GDHS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp và yêu quý cảnh đẹp của đất nước.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ chép nội dung bài tập 2a; BC.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con: 3 từ có chữ bắt đầu bằng r , d, gi.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiêu bài:
b. Nội dung bài học: 
*Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bài viết.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại.
+ HD tìm hiểu nội dung bài viết:
- Vào những đêm trăng hè, sông Hương thay đổi như thế nào ? 
=> GDHS yêu quý cảnh đẹp của đất nước.
+ HD cách trình bày:
- Tìm và viết tên riêng trong bài chính tả.
+ Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh viết từ khó vào bảng con: dải lụa, lung linh, 
- Giáo viên quan sát, sửa lỗi.
- Đọc mẫu lần 2. HD tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở, cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Thu một số bài và nhận xét.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 2a: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? (BP)
- Tổ chức hoạt động cá nhân.
- GV gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Tìm thêm các từ ngoài bài có chứa tiếng trong ngoặc đơn.
3. Củng cố dặn dò: 
- Củng cố lại một số trường hợp chính tả có trong bài tập.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa học kì II.
- 2 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- 2 HS đọc lại bài.
- HS nêu câu trả lời. 
- HS liên hệ.
- HS tìm và viết vào bảng con: Mỗi, Hương Giang, Những.
- 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài vào vở
- Học sinh đổi vở soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Đáp án: Giải thưởng, rải rác, dải núi; rành mạch, để dành, tranh giành.
- Chữa bài - nhận xét.
- HS nêu.
- 1 vài em nêu lại.
- HS lắng nghe.
__________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
ÔN TẬP: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu.
- Củng cố vốn từ về sông biển. 
 - Biết một số món ăn từ con vật sống ở biển và các loài cây sống dưới nước. Biết tên các thiên tai do sông biển gây ra và một số thành ngữ.
- Rèn kỹ năng dùng dấu phẩy
- HS tích cực trau dồi vốn Tiếng Việt, lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ .Vở 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1 . Củng cố các kiến thức liên quan: 
Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Vì sao ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài .
b. Nội dung: 
Bài 1 : Viết tiếp 2 đến 3 từ ngữ theo yêu cầu
a) Tên món ăn làm từ con vật sống trên biển
b) Tên loài cây sống nhờ nước biển.
c) Tên loài cây sống nhờ nước sông , hồ, ao:
d) Tên thiên tai do sông biển gây ra
Gọi HS nêu yêu cầu, quan sát các tranh phân tích đề bài
 Gv treo bảng phụ
Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Trình bày
Gv chốt lại: Sông biển có rất nhiều hải sản và cây cối sống . Đồng thời cũng có nhiều thiên tai do sông biển gây ra.
Bài 2 . Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ tục ngữ:
a) Rừng vàng ..... ... bạc.
b) Đáy .... mò kim.
- Gọi HS đọc đề:
- Yêu cầu HS làm vở, chữa bài.
- Ngoài các thành ngữ tục ngữ trên tìm các thành ngữ tục ngữ khác ?
- GV, nhận xét và củng cố về các thành ngữ, tục ngữ về sông biển 
Bài 3 ( GV treo BP)Đặt dấu phẩy vào chỗ cần thiết trong những câu sau : Thác nước réo ầm ầm tung bọt trắng xóa. Tiếng thác vọng vào vách đá nghe như tiếng nhạc trang nghiêm hùng dũng của một đoàn quân xung trận.
- Gọi HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS cách đặt dấu phẩy:
- Khi nào ta đặt dấu phẩy ?
Gọi HS chữa BP
Chữa bài, Gv chốt lại đáp án và c¸ch dùng dấu phẩy:
3 . Củng cố – dặn dò .
- Chốt lại nội dung bài học 
- Giao nhiệm vụ nối tiếp .
2HS nªu - trả lời
 - HS đọc đề và thảo luận theo nhóm, 
 Cho HS nói cho nhau nghe về tên các món ăn , loài cây sống ở sông biển, ruộng và các thiên tai do sông biển gây ra
 - Lớp làm vở LTTV .
Đại diện một vài nhóm trình bày
- Hs đọc đề và thảo luận theo cặp,
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài 
a) Rừng vàng biển bạc.
b) Đáy biển mò kim.
- HS nêu
HS đọc đề, đọc đoạn văn - Thảo luận nhóm đôi - điền dấu
Làm bài vào vở
Chữa bài
HS dưới lớp đổi chéo vở KT
Thác nước réo ầm ầm, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác vọng vào vách đá nghe như tiếng nhạc trang nghiêm, hùng dũng của một đoàn quân xung trận
_________________________________________________
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu :
 - Củng cố cách tìm số bị chia chưa biết .
 - Rèn kĩ năng tính và giải toán, trình bày bài.
 - HS tích cực học tập và yêu thích môn học
II . Chuẩn bị:
- Bảng con; Bảng phụ chép sẵn BT 3,4
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1 Kiểm tra: 
 HS nêu cách tìm số bị chia .
 Làm bảng: Tìm x: x : 7 = 3 , x : 5 = 3 
 Lớp - GV nhận xét, đánh giá.
2 .Luyện tập:
-HS yếu hoàn thành bài buổi sáng - Lớp làm
Bài 1: Tính:
6 : 3 = 4 x 2 = 16 : 4 = 
2 x 3 = 8 : 2 = 4 x 4 = 
Gọi HS nêu nối tiếp kết quả
Bài 2: Tìm X :
 X : 5 = 3 x : 9 = 5 
 X : 8 = 4 x : 7 = 2 
* Lưu ý HS cách trình bày
Bài 3( BP): Mẹ có một số nhãn vở .Mẹ chia đều cho hai chị em, mỗi người được 5 cái .Hỏi mẹ có tất cả bao nhiên nhãn vở?
HS đọc và phân tích đề 
Làm bài vào vở 
Chữa bài .
 GV thu một số bài - Nhận xét .
Bài 4(BP): 
Bà đem một số quả táo chia đều cho 4cháu, m

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc
Giáo án liên quan