Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà

KĨ NĂNG SỐNG

Bài 6: TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu được tầm quan trọng của việc tự đánh giá kết quả học tập.

 - Có thói quen tự đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,.

- Góp phần hình thành và phát triển PC: Trung thực, Yêu nước, Chăm chỉ

II. Đồ dùng:

- Sách bài tập thực hành KNS lớp 2.

III. Các hoạt động:

 

doc55 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chơi với Trâm cho vui nhé.”
Việc 2: Phân tích truyện: Làm việc nhóm 4
+ GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
+GV trợ giúp HS hạn chế
+TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
- Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì?
- Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào?
- Lúc đó An đã làm gì?
- An dặn Tuấn điều gì?
- Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử như thế nào?
- Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa?
- Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?
- Giáo viên tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng chính bản thân mình.
Việc 3: Liên hệ thực tế:
Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có học sinh kể.
- Giáo viên khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự.
Khuyến khích bày tỏ ý kiến (đối tượng M1)

- Học sinh lắng nghe.
- HS tìm hiểu nội dung câu chuyện theo nhóm 4
+HS thực hiện nghiêm túc YC
+HS chia sẻ, tương tác cùng bạn
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to. Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không?
-Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì.
- An chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có nhà không?
- An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm.
- An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm.
- Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự.
- Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi.
- Học sinh nghe.
- Một số học sinh kể trước lớp.
- Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa, cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự.
- Học sinh nghe.
3. HĐ ứng dụng: (3phút)
- Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?
- Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?
- Giáo viên tổng kết bài, giáo dục học sinh phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng người khác cũng như tôn trọng chính bản thân mình.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tiểu phẩm theo chủ đề bài học: Lịch sự khi đến nhà người khác.
- GV nhận xét chung
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về làm vở bài tập. 
- HS chuẩn bị bài: Lịch sự khi đến nhà người khác ( Tiết 2).
____________________________________
KĨ NĂNG SỐNG
Bài 6: TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
I. Mục tiêu: 
 - HS hiểu được tầm quan trọng của việc tự đánh giá kết quả học tập.
 - Có thói quen tự đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,... 
- Góp phần hình thành và phát triển PC: Trung thực, Yêu nước, Chăm chỉ
II. Đồ dùng:
Sách bài tập thực hành KNS lớp 2.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động: 
 - HS hát tập thể.
 - GV giới thiệu bài.
2. HĐ Khám phá: 
Việc 1:
 - GV kể cho HS nghe câu chuyện 
“ Mẹ giúp Hùng tiến bộ”.
 - Nêu câu hỏi:	
 + Việc tự đánh giá ke61tqua3 học tập đã giúp Hùng điều gì ?
 + Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì cho mình?
Việc 2:
 - GV chia HS thành các nhóm thảo luận làm bài tập.
 - Yêu cầu các nhóm trình bày.
Việc 3:
- Gv hướng dẫn HS nắm được những giá trị rút ra Câu chuyện và Trải nghiệm.
3.Hoạt động 3: Thực hành
- GV nhận xét.

- Lớp hát bài “ Múa vui”
- HS lắng nghe, suy nghĩ và tự thực hiện vào vở thực hành phần trả lời câu hỏi.
- Trình bày ý kiến.
- Các nhóm thảo luận và trình bày.
* Những biểu hiện thể hiện đúng việc tự đánh giá kết quả học tập.
- HS nêu những phương pháp giúp em tự đánh giá kết quả học tập hiệu quả:
 + Xây dựng mục tiêu học tập cho mình.
 + Đối chiếu kết quả học tập của mình với mục tiêu đề ra.
 + Lắng nghe ý kiến đánh giá của thầy cô giáo, bạn bè.
 + Tự đánh giá kết quả học tập một cách thường xuyên.
 + Đánh giá cả quá trình học tập của mình.
- HS tự đánh giá vào vở thực hành việc em hiểu được tầm quan trọng của việc tự đánh giá kết quả học tập
4. HĐ ứng dụng: (3phút)
- Hãy nêu những phương pháp giúp em tự đánh giá kết quả học tập hiệu quả?
- Giáo viên tổng kết bài.
- GV nhận xét chung
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài: Góc học tập của em.

 TOÁN
 TIẾT 121: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học
toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải
quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ
tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, mô hình đồng hồ.
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với TBHT điều hành trò chơi: Đố
bạn, tôi mấy giờ?
+Nội dung cho học sinh chơi: HS1 quay đồng
hồ để học sinh() trả lời số giờ tương ứng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học
sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng:
Luyện tập
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa,
trình bày bài vào vở.
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa,
trình bày bài vào vở
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS
+ TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Học sinh xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và
thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả
trong tranh vẽ).
- Trả lời từng câu hỏi của bài toán.
- Cuối cùng yêu cầu học sinh tổng hợp toàn bài
và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại
hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp.
Yêu cầu học sinh chia sẻ.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học
sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- YC học sinh phải nhận biết được các thời điểm
trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời
điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15
phút”. So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời
câu hỏi của bài toán.
- Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
- Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30
phút) là mấy giờ?
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài
tập 
Bài tập chờ:
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết
quả với giáo viên 
Trưởng nhóm điều hành cho
nhóm thực hiện theo yêu cầu->
chia sẻ trong nhóm
-Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
(tổng hợp toàn bài và phát biểu
dưới dạng một đoạn tường thuật
lại hoạt động ngoại khóa của tập
thể lớp).
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Học sinh xem tranh vẽ.
- Trình bày: Lúc 8 giờ 30 phút,
Nam cùng các bạn đến vườn thú.
Đến 9 giờ thì các bạn đến
chuồng voi để xem voi. Sau đó,
vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn
đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15
phút, các bạn cùng nhau ngồi
nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu
của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết
quả.
*Dự kiến KQ chia sẻ:
- Hà đến trường sớm hơn Toàn
15 phút.
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc
30 phút.
- Là 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30
phút 
- Học sinh tự làm bài sau đó báo
cáo kết quả với giáo viên:
*Dự kiến KQ báo cáo:
a) Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8
giờ.
b) Nam đi từ nhà đến trường hết
15 phút.
c) Em làm bài kiểm tra trong 35
phút 


3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên nhắc lại nội dung tiết học.
+ Trong vòng 10 phút em có thể làm xong việc gì?
+ Trong vòng 60 phút em có thể làm xong việc gì?
- Hoặc có thể cho học sinh tập nhắm mắt trải nghiệm xem 1 phút trôi qua như thế
nào?
- Gv chốt KT bài học
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực. 
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện nội dung bài tập sau:
a. Bố đi làm về nhà vào lúc 17 giờ. Mẹ đi làm về nhà lúc 16 giờ 30 phút. Vậy
......... đi làm về nhà muộn hơn?
b. Bé Hoàng đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Hưng đi ngủ lúc 21 giờ. Vậy ..... đi ngủ
sớm hơn?
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp, tiếp tục thực hành xem đồng hồ. Xem
trước bài: Tìm số bị chia 
_____________________________
Rèn Tiếng Việt tổng hợp
Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 25
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về dấu chấm, dấu phẩy; từ ngữ về loài vật; hình ảnh so sánh.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
 * - Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải
quyết vấn đề và sáng tạo; ngôn ngữ văn học
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Nối tên con thú với đặc điểm của nó?
1. hổ

a) hiền lành
2. nai

b) hung dữ
3. cáo

c) nhanh nhẹn
4. gấu

d) ranh mãnh
5. sóc

đ) khoẻ nhất các loài thú
6. vượn

e) hay đá hậu
7. voi

g) thường hay hú
8. ngựa

h) béo và dữ tợn

Đáp án:
1-b; 
2-a; 
3-d; 
4-h; 
5-c; 
6-g; 
7-đ;
8-e.

.
.
,
.
,
.
,
.
,
,
:
Bài 2. Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào chỗ chấm:
Trên nương mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày Các cụ già nhặt cỏ 
 đốt lá Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm Chẳng mấy chốc 
khói bếp đã um lên các bà mẹ cúi lom khom tra ngô Được mẹ địu ấm có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ Lũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả làng.
Đáp án:
Trên nương mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày Các cụ già nhặt cỏ 
 đốt lá Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm Chẳng mấy chốc 
khói bếp đã um lên các bà mẹ cúi lom khom tra ngô Được mẹ địu ấm có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ Lũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả làng.
Bài 3. Viết tiếp cho trọn câu, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh:
a) Khi bắt chuột, con mèo nhà em chạy nhanh như............................................
b) Toàn thân nó phủ một lớp lông màu đen óng mượt như.................................
c) Đôi mắt nó tròn như.................................
Đáp án:
a) Khi bắt chuột, con mèo nhà em chạy nhanh như cắt.
b) Toàn thân nó phủ một lớp lông màu đen óng mượt như nhung.
c) Đôi mắt nó tròn như hai hòn bi.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
______________________________________________________
Thứ 4 ngày 17 tháng 4 năm 2021
( Thầy Hùng dạy)
____________________________________
Thứ 5 ngày 18 tháng 4 năm 2021
Mĩ thuật”
( Thầy Hợi dạy)
_____________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY
I . MỤC TIÊU:
- Nhận biết được một số loài cá nước ngọt (BT1) ; kể tên được một số con vật sống dưới nước (BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp còn thiếu dấu phẩy (BT3).
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
- Góp phần hình thành và phát triển PC : Nhân ái, Trung thực, Chăm chỉ, Yêu nước
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. Thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1. Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
	- Học sinh: SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- LPHT điều hành trò chơi: “Đố bạn”:
+Nội dung chơi: LPHT đọc 2 câu văn (giáo viên viết sẵn bảng lớp). Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho phần được gạch chân.
+ Đêm qua cây đổ vì gió to.
+ Cỏ cây héo khô vì hạn hán.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy.
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
-Học sinh tương tác cùng bạn
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập
2. HĐ thực hành (27 phút)
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trợ giúp HS hạn chế
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Treo bức tranh về các loài cá.
- Yc học sinh đọc bài.
- YC học sinh đọc tên các loài cá trong tranh.
- Cho học sinh suy nghĩ. Sau đó gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh lên gắn vào bảng theo yêu cầu.
- Gọi học sinh báo cáo-> tương tác và chữa bài.
- Cho học sinh nêu lại bài theo từng nội dung: Cá nước mặn; Cá nước ngọt.
Bài 2: TC Trò chơi “Tiếp sức”
+GV nêu cách chơi, luật chơi
+GV kết hợp với TBHT tổ chức chơi
- Treo tranh minh hoạ.
- YC học sinh đọc nhẩm bài.
- Gọi 1 học sinh đọc tên các con vật trong tranh.
- Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi học sinh viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định, học sinh các nhóm đọc các từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng.
- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn.
- Gọi học sinh đọc câu 1 và 4.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
- Gọi học sinh đọc lại bài làm.
- Nhận xét học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu 
( Trưởng nhóm điều hành chung) 
- Dự kiến nội dung học sinh chia sẻ:
- Quan sát tranh.
- Đọc đề bài.
- Học sinh đọc nhẩm.
- Học sinh làm bài cá nhân-> trao đổi trong nhóm-> thống hất KQ
Cá nước mặn
(cá biển)
Cá nước ngọt
(cá ở sông, hồ, ao)
cá thu
cá chim
cá chuồn
cá nục
cá mè
cá chép
cá trê
cá quả (cá chuối)
- Học sinh nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- 2 học sinh đọc nối tiếp mỗi loài cá.
- Quan sát tranh.
- Học sinh đọc nhẩm.
- Tôm, sứa, ba ba.
- Học sinh thi tìm từ ngữ. Ví dụ: 
cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chày, cá diếc, cá rô, ốc, tôm, cua, cáy, trạch, trai, hến, trùng trục, đỉa, rắn nước, ba ba, rùa, cá mập, cá thu, cá chim, cá nụ, cá nục, cá hồi, cá thờn bơn, cá voi, cá mập, cá heo, cá kiếm, hà mã, cá sấu, sư tử biển, hải cẩu, sứa, sao biển,
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc lại đoạn văn.
- 2 học sinh đọc câu 1 và câu 4.
- Học sinh tự làm bài vào Vở Tiếng Việt.
- 1 học sinh lên bảng làm bài. 
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều  Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
- Học sinh nhận xét.
- 2 học sinh đọc lại.
3. HĐ vận dụng: (3 phút)
- Qua bài học hôm nay em đã hiểu biết thêm được điều gì?
- Sau bài học này em có thắc mắc, đề xuất gì không?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau:Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
_______________________________
TOÁN
TIẾT 123: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
- Biết tìm số bị chia.
- Nhận biết số bị chia, số chia, thương.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
*Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2 (a,b), bài tập 3 (cột 1,2,3,4), bài tập 4.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
- Góp phần hình thành và phát triển PC: Trung thực, Chăm chỉ
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-LPHT điều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số:
+Nội dung chơi: TBHT (đọc) đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:
x : 4 = 2
x : 3 = 6
x : 2 = 7
x : 5 = 8
- GV nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý.
- Tổ chức cho học sinh tương tác bài 
- Đánh giá bài làm từng em.
Bài (2a, b): Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Nhắc học sinh phân biệt cách tìm số bị trừ và số bị chia.
- Học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ, cách tìm số bị chia.
- Mời HS nối tiếp báo cáo kết quả.
- Yêu cầu 4 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn.
- Giáo viên đánh giá chung.
Bài 3 (cột 1,2,3,4): TC Trò chơi “Điền đúng điền nhanh”
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 (cột 1,2,3,4) tổ chức cho 2 đội tham gia chơi. Đội nào điền đúng và xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
Bài 4: HĐ cá nhân–Nhóm đôi -Trước lớp
- 1 can dầu đựng mấy lít?
- Có tất cả mấy can?
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Tổng số lít dầu được chia làm 6 can bằng nhau, mỗi can có 3 lít, vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì?
- Gọi 1 học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 

- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- 3 học sinh chia sẻ làm bài:
Y:2 =3
 Y= 3x2
 Y=6
Y:3=5
 Y=5x3
 Y=15
 Y:3=1
 Y=3x1
 Y=3
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia.
- X trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
- 4 học sinh lên bảng làm bài:
X – 2 = 4
 X = 4 + 2
 X = 6
X – 4 = 5
 X = 5 + 4
 X = 9
X : 2 = 4
 X = 4 x 2
 X = 8
X : 4 = 5
 X = 5 x 4
 X = 20
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
-TBHT điều hành T/C
- Học sinh tham gia chơi. Học sinh dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
SBC
10
10
18
9
SC
2
2
2
3
T
5
5
9
3
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- 1 can dầu đựng 3 lít.
- Có tất cả 6 can.
- Bài toán yêu cầu tìm tổng số lít dầu.
- Học sinh chọn phép tính và tính: 
3 x 6 = 18.
- Dự kiến KQ chia sẻ:
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_hoang_ha.doc
Giáo án liên quan