Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo, cách viết chữ hoa V đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học ở lớp 1. HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Vượt suối băng rừng.
- HS thực hành viết chữ hoa V (1 dòng chữ cỡ vừa, 1 dòng chữ cỡ nhỏ), chữ ứng dụng Vượt (mỗi cỡ 1 dòng), câu ứng dụng: Vượt suối băng rừng. (3 lần); HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp.
- GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu trong khung chữ - HĐ1. BP viết câu ứng dụng – HĐ2.
- HS: Bảng con, vở Tập viết.
chữ mẫu: - Yêu cầu HS quan sát và đưa ra nhận xét: - Chữ hoa V cao mấy li? - Chữ hoa V gồm mấy nét? Là những nét nào? - GV viết mẫu chữ hoa V trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết: - Yêu cầu HS viết chữ hoa V trong không trung và bảng con. - GV nhận xét và uốn nắn. HĐ2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng: + GV treo bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:Vượt suối băng rừng. - GV hướng dẫn HS giải nghĩa: Là hoạt động vượt qua những đoạn đường khó khăn vất vả của bộ đội ta. VD trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, các chú bộ đội đã phải vượt suối băng rừng để đánh thắng quân xâm lược. + HD quan sát, nhận xét: - Những con chữ nào cao 2,5 li? Con chữ nào cao 1,5 li? Các con chữ còn lại cao bao nhiêu? - Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? - Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Vượt trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. - GV nhận xét, uốn nắn. HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở: - Nêu yêu cầu bài viết. - Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. - GV theo dõi giúp đỡ HS. HĐ4: Thu vở nhận xét bài: - GV thu 8-9 bài. - Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa V? - Nhận xét giờ học. Y/c HS luyện viết lại chuẩn bị hoàn thành vở tập viết. - 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con. - Nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS quan sát, đọc. - Chữ hoa V cao 5 li. - Chữ hoa V gồm 3 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét: Nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2 là nét sổ thẳng, nét 3 là nét móc xuôi phải. - HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa V. - HS viết chữ hoa V trong không trung và bảng con. - HS đọc câu ứng dụng. *HS nêu ý hiểu. - Chữ V, b, g cao 2,5 li. Chữ t cao 1,5 li. Các con chữ còn lại cao 1 li. - Khoảng cách đủ viết một chữ cái o. - Chữ Vượt vì đứng ở đầu câu. - HS luyện viết trên bảng con. - HS theo dõi. - HS viết bài trong vở. - HS theo dõi. - HS nêu lại cách viết chữ hoa V. - HS lắng nghe. ________________________________________________ Luyện viết HOÀN THÀNH BÀI TẬP VIẾT CHỮ HOA V I. Mục tiêu: - HS hoàn thành vở Tập viết chữ hoa V, nắm được cấu tạo, cách viết chữ hoa V đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học ở lớp 1. - HS thực hành viết chữ hoa V,chữ ứng dụng Vượt ,câu ứng dụng: Vượt suối băng rừng.; HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp. - GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Chữ mẫu trong khung chữ - HĐ1. BP viết câu ứng dụng – HĐ2. - HS: Bảng con, vở Tập viết. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Nội dung bài học: ' Hoạt động 1: HD lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng: * Cách viết chữ hoa V - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Chữ hoa V cao mấy li? - Chữ hoa V gồm mấy nét? Là những nét nào? - GV viết mẫu chữ hoa V trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết *Cách viết câu ứng dụng: + GV treo bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng: Vượt suối băng rừng. - GV YC HS nêu lại nghĩa + HD quan sát, nhận xét: - Những con chữ nào cao 2,5 li? Con chữ nào cao 1,5 li? Các con chữ còn lại cao bao nhiêu? - Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? - Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Vượt trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. - GV nhận xét, uốn nắn. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở: - Nêu yêu cầu bài viết. - Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. - GV theo dõi giúp đỡ HS. - Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa V? - Nhận xét giờ học. Yêu cầu HS luyện viết lại và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa X. - HS lắng nghe. - Chữ hoa V cao 5 li. - Chữ hoa V gồm 3 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét: Nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2 là nét sổ thẳng, nét 3 là nét móc xuôi phải. - HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa V. - HS đọc câu ứng dụng. - HS nêu ý hiểu. - Chữ V, b, g cao 2,5 li. Chữ t cao 1,5 li. Các con chữ còn lại cao 1 li. - Khoảng cách đủ viết một chữ cái o. - Chữ Vượt vì đứng ở đầu câu. - HS luyện viết trên bảng con. - HS theo dõi. - HS viết bài trong vở. - HS theo dõi. - HS nêu lại cách viết chữ hoa V. - HS lắng nghe. _________________________________________ Toán (tăng) LUYỆN TẬP: BẢNG CHIA 5; MỘT PHẦN NĂM I. Mục tiêu: - Luyện tập củng cố bảng chia 5, một phần năm. Biết thực hiện giải dãy tính có cộng (trừ) với nhân (chia). Biết giải các bài toán có liên quan đến phép chia. - Vận dụng tìm được một phần năm của một nhóm đồ vật hay một phần năm của một hình, k/n trình bày bài và giải các bài toán có liên quan đến phép chia. - GDHS tự giác, tích cực trong học tập và giải toán. II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ viết sẵn BT 3 III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết : - Gọi học sinh đọc bảng chia 5. - Cho ví dụ về - GV nhận xét HS. 2. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1: Tính nhẩm 30 m : 5 = 15 kg : 5 = 25 m : 5 = 10 kg : 5 = 45 m : 5 = 35 kg : 5 = 20 m : 5 = 40 kg : 5 = -GV tổ chức cho HS nêu miệng. =>GV củng cố cho HS phép tính trong bảng chia 5 có kèm đơn vị đo. Bài 2: Thực hiện dãy tính 25 : 5 - 3 = 20 : 5 + 15 = 30 : 5 +28 = 5 x 4 - 19 = -Yêu cầu HS tự làm vào vở. Lưu ý các dãy tính trên đều phải thực hiện theo 2 bước: Nhân( chia) trước rồi cộng ( trừ) sau. -HD chữa bài trên bảng. =>GV củng cố cho HS cách thực hiện dãy tính. Bài 3: Lan có 35 bông hoa. Lan cho bạn số hoa đó. Hỏi: a. Lan đã cho bạn bao nhiêu bông hoa? b. Lan còn lại bao nhiêu bông hoa? -H/d chữa bài trên bảng. =>Củng cố cách giải toán có liên quan đến tìm 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc lại bảng chia 5. - Nhận xét giờ học. - Nhiều HS đọc . - HS nêu ví dụ. - HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu kết quả tính theo hình thức truyền tin thật nhanh. -Nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào trong vở. - 4 HS lần lượt làm trên bảng lớp - Nhận xét, trao đổi cách làm. - HS đọc đề, tóm tắt, giải vào vở. - HS làm bài vào vở - HS nêu các câu lời giải khác nhau cho BT có lời văn. - Nhận xét, bổ sung. -Vài HS đọc. _________________________________________________________ Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2019 Tập đọc BÉ NHÌN BIỂN I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên - Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con (TL được các câu hỏi trong SGK; thuộc 3 khổ thơ đầu - HS thêm yêu cảnh vật thiên nhiên. II. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ; BP III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và trả lời câu hỏi trong bài. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - Dùng bản đồ địa lí Việt Nam giới thiệu một số vùng biển của Việt Nam. b. Nội dung bài học: Hoạt động 1- Luyện đọc - GV đọc mẫu, nêu giọng đọc. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ. - Hướng dẫn đọc từ khó: tưởng rằng, sông lớn, lon ta lon ton, sóng lừng. Kết hợp giảng từ khó. - Hướng dẫn đọc câu ( Treo bảng phụ ) + Đọc vắt dòng ở 2 dòng thơ liền nhau: Nghìn con sóng khoẻ Lon ta lon ton // - GV nhận xét, đánh giá. - Cho HS luyện đọc nối tiếp từng khổ thơ. - Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. - Tổ chức cho các nhóm đọc thi trước lớp. - Đọc ĐT Hoạt động 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? - Tìm những hình ảnh cho thấy biển to lớn thế vẫn giống như trẻ con? - Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? * Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn nhỏ với biển như thế nào ? * GV chốt nội dung bài thơ, liên hệ GD HS. í thức giữ gìn biển đảo. Hoạt động 3- Học thuộc lòng bài thơ.(Bảng phụ) - GV nêu yêu cầu đọc thuộc lòng. - GV cho HS nhẩm thuộc, thi đọc thuộc BT. - Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố – Dặn dò: - Qua bài thơ em có cảm nhận gì về biển? - Về nhà học thuộc lòng toàn bài. Đọc trước bàì: Tôm Càng và Cá Con. - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. - HS quan sát. - HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ. - HS tự tìm từ khó đọc: + Ví dụ: lon ton, to lớn, trẻ con,... - Học sinh luyện đọc từ khó. - HS luyện đọc câu thơ vắt dòng. - HS đọc các từ chú giải cuối bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. - HS luyện đọc nhóm 4. - Các nhóm đọc trước lớp. Cả lớp nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh. Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời Như con sông lớn Chỉ có một bờ Biển to lớn thế - Bãi giằng với sóng Chơi trò kéo co Lon ta lon ton - HS trả lời theo ý thích. -HS nêu. - HS luyện học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu của bài thơ. - Thi học thuộc lòng bài thơ. ( HS thuộc lòng bài thơ.) - HS nêu. - HS lắng nghe. ______________________________________________________ Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - HS biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản. Biết giải BT có một phép nhân (trong bảng nhân 5). Biết tìm số hạng của một tổng, tìm thừa số. - HS thực hiện các phép tính trong biểu thức có 2 phép tính nhân, chia, có kĩ năng giải BT có một phép nhân. Làm được BT 1, 2, 4. - GDHS tự giác, tích cực trong học tập và giải toán. II. Chuẩn bị: - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ: - Thi đua nêu nhanh kết quả các phép tính trong bảng chia 5. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. b. Luyện tập: Bài 1: Tính. - GV gọi HS nêu yêu cầu. - Giới thiệu mẫu, hướng dẫn, phân tích mẫu. - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào bảng con. - HD chữa bài trên bảng. *Chốt: Trong dãy tính có phép nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải. Bài 2: Tìm x. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét. - Muốn tìm một số hạng ta làm như thế nào? - Muốn tìm một thừa số trong phép tính nhân ta làm như thế nào? * Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính (số hạng, thừa số). Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết 4 chuồng như thế có tất cả bao nhiêu con thỏ ta làm ntn? - Yêu cầu cả lớp tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở. - HD chữa bài trên bảng. - Nêu câu lời giải khác? *Củng cố giải toán có lời văn bằng 1 phép nhân (trong bảng nhân 5). 3. Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? - Nhận xét, đánh giá giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Giờ, phút. - Nối tiếp nhau kiểu truyền tin. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS quan sát, phân tích mẫu -> nêu cách thực hiện. - 3 HS lần lượt lên bảng lớp. Lớp làm bảng con. - Nhận xét, chữa bài. - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu bài. - 4 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con. - Nhận xét, chữa bài. - Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc đề. - Mỗi chuồng có 5 con thỏ. - Hỏi 4 chuồng như thế có tất cả bao nhiêu con thỏ? - Thực hiện phép tính nhân 5 x 4 - 1 HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét, chữa bài. - Số con thỏ trong bốn chuồng là: - Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. - HS lắng nghe. ________________________________________________ Toán (tăng) LUYỆN TẬP I - Mục tiêu - Học sinh củng cố bảng chia 4, 5, tìm một thừa số. - Rèn kĩ năng tìm thừa số trong phép nhân, giải toán có lời văn. - Giáo dục HS yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1- Giới thiệu bài 2- Luyện tập Bài 1: Tính 27 : 3 + 15 = 16 : 4 + 35 = 24 : 4 - 4 = 45 : 5 - 3 = - Chốt kết quả, cách làm. Bài 2: Tìm X (cả lớp) x x 5 = 15 4 x x = 32 x x 2 = 20: 5 4 x x = 16 + 24 Bài 3: (cả lớp) An có 36 chiếc kẹo, An mang chia cho các em, mỗi em được 4 chiếc kẹo. Hỏi có mấy em được kẹo? HS đọc yêu cầu HS tự làm Nhận xét, chốt KQ. Bài 4 : Tính tổng và hiệu của số bé nhất có hai chữ số với số chẵn lớn nhất có một chữ số. - HS tự làm - GV nhận xét, chốt. 3. Củng cố bài - Đọc bảng chia 4, 5. - Nhận xét tiết học. - HS làm nháp, bảng lớp. - Chữa bài, nhận xét. - HS nêu cách làm. - HS nhắc lại. - HS làm vào nháp. - 4 em lên bảng làm bài. - Chữa bài - nhận xét. - HS đọc đề, phân tích đề và tìm phép tính để giải. - Giải bài toán vào vở. - Chữa bài - nhận xét. - HS làm vở - ĐT lớp. ______________________________________________________ Giáo dục kĩ năng sống THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG LỚP (TIẾT 2) I. Mục tiêu - Nắm được nội quy trường lớp. - Có ý thức thực hiện tốt nội quy trường lớp. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác thực hiện nội quy trường lớp. II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu 1.Kiểm tra - Hãy kể một số nội quy của trường em? Lớp em? Em làm gì với những nội quy ấy? - Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới a. Giới thiệu b. Các hoạt động *HĐ1: Những việc làm để thực hiện tốt nội quy trường lớp - YC HS thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe những bí quyết để thực hiện tốt nội quy trường lớp của bản thân. - Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. -> Chốt: Muốn thực hiên tốt nội quy trường lớp em cần thực hiện hằng ngày, thực hiện cùng bạn bè, có thể nhờ bố mẹ nhắc nhở hay viết nội quy dán ở góc học tập của em, em cần ghi nhớ tốt những nội quy ấy, - Em cần lưu ý gì khi thực hiện nội quy? -> Chốt: Em không nên cáu gắt khi có người nhắc nhở mình, thực hiện nội quy với thái độ nghiêm túc, *HĐ2: Em tự đánh giá - YC HS liện hệ bản thân xem mình đã thực hiện tốt nội quy trường lớp chưa? - Em đã thực hiện tốt những nội quy nào của trường của lớp? -> Nhắc nhở học sinh cần thực hiện tốt nội quy trường lớp 3. Củng cố - Đánh giá việc thực hiện nội quy của HS và nhắc nhở các em cần thực hiện tốt với thái độ nghiêm túc. - HS thực hiện YC - Nhiều HS chia sẻ trước lớp - Lắng nghe - HS nêu ý kiến - Ghi nhớ - Liên hệ bản thân - Liên hệ - Nghe – thực hiện - Lắng nghe và áp dụng vào thực tế ______________________________________________________ Tiếng Việt (tăng) LUYỆN ĐỌC : DỰ BÁO THỜI TIẾT I. Mục tiêu: - Luyện đọc bài Dự báo thời tiết. Đọc rõ ràng toàn bài; - Rèn kĩ năng đọc cho các em. Đọc đúng các từ ngữ khó : nắng, rải rác, . Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, giữa các cụm từ. Kết hợp đọc hiểu và trả lời câu hỏi. - HS yêu thích môn học. II . Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Bé nhìn biển 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung: *HĐ1: Luyện đọc - GV đọc mẫu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài Dự báo thời tiết * Đọc từng câu. * Đọc từng đoạn trước lớp. - Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp từng đoạn . - Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ trong bài: Dự báo thời tiết - Tìm những từ khó đọc: nắng, rải rác.. - GV treo bảng phụ viết sẵn câu khó hướng dẫn HS đọc. * Đọc từng đoạn trong nhóm. => Giáo viên nhân xét, chốt và chỉnh sửa lỗi cho học sinh. *HĐ2: Tìm hiểu bài: - Giáo viên đưa câu hỏi học sinh thảo luận nhóm 2 trả lời lần lượt từng câu hỏi: 1.Kể tên các vùng được dự báo thời tiết trong bản tin. 2. Nơi em ở thuộc vùng nào? Bản tin nói về thời tiết vùng này ra sao? 3. Em sẽ làm gì nếu biết trước: a) Ngày trời nắng ? b) Ngày mai trời mưa ? 4. Theo em dự báo thời tiết có lợi ích gì? - Giáo viên gọi học sinh trong nhóm trả lời trước lớp. Nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. => Giáo viên nhận xét, chốt nội dung. *HĐ3: Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn HS đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc ( đoạn, cả bài) diễn cảm. Bình xét ai đọc hay. => Cả lớp và giáo viên nhận xét, khen những HS đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài? - HS đọc - Học sinh nhắc tên bài học. - Học sinh theo dõi. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. - Học sinh theo dõi. - Cá nhân - đồng thanh đọc. - 2, 3 HS luyện đọc, lớp đồng thanh đọc. - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Cá nhân - lớp đồng thanh. - Lắng nghe. - Học sinh thảo luận nhóm 2 suy nghĩ trả lời các câu hỏi. - Tây Bắc Bộ, đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ, Hà Nội - HS TL - Một số học sinh ở các nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi của GV. - Nhận xét, bổ sung - HS thi - HS nêu. _____________________________________________________ Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2019 Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO? I. Mục tiêu: - HS nắm được 1 số từ ngữ về sông biển (BT1, BT2). Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Vì sao? (BT3, BT4). - Rèn kĩ năng nói, viết thành câu. *Tích hợp GDBV biển đảo: GDHS yêu quý và có ý thức bảo vệ sông biển. - GDHS phòng tránh nạn đuối nước qua bài tập 3. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật và giải thích nội dung: a/ Dữ như .... b/ Nhát như .... - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài. - GV phân tích mẫu. - Từ biển cả và tàu biển có mấy tiếng? - Trong mỗi từ chứa tiếng biển từ kết hợp đó đứng trước hay đứng sau? - Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu các nhóm tự tìm các từ theo yêu cầu của bài. Sau đó báo cáo. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ *Chốt các từ ngữ về biển. - Chúng ta cần làm gì để giữ gìn môi trường biển? => liên hệ GDBV biển đảo (mục I). Bài 2: - GV treo BP, gọi HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi, báo cáo trước lớp. - Yêu cầu HS giải nghĩa các từ suối, hồ, sông. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng: a/ Sông; b/ Suối; c/ Hồ Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu câu hỏi theo yêu cầu. - Kết luận: Trong câu văn phần in đậm là lí do cho việc không được bơi ở đoạn sông này. Khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ "Vì sao?" để đặt câu hỏi. -> Liên hệ GDHS phòng chống nạn đuối nước - Yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao? *Củng cố cách đặt câu hỏi Vì sao?: dùng để hỏi lí do của một sự việc nào đó. Bài 4: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp. - Nhận xét. *Củng cố cách trả lời câu hỏi Vì sao?: bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? thường có cụm từ chỉ lí do. 3. Củng cố, dặn dò: - Khi đặt câu hỏi cho lí do của sự việc nào đó ta dùng cụm từ nào? - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy. - HS nêu miệng, đáp án: a/ Dữ như hổ: Chỉ người nóng tính, dữ tợn; b/ Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc mẫu. - Có 2 tiếng. - Khi đứng trước, khi đứng sau ở hai từ trên. - Thảo luận theo yêu cầu. Sau đó các nhóm nối tiếp nhau báo cáo kết quả trước lớp. Đáp án: tôm biển, cá biển, chim biển, sóng biển, bão biển, lốc biển, mặt biển, bờ biển, biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn, biển hồ... - HS lắng nghe - HS nêu ý kiến. - HS nêu yêu cầu bài. - HS trao đổi nhóm đôi -> 1 số nhóm trình bày trước lớp. - HS nhóm khác nhận xét. - HS giải nghĩa: - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu bài. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS đặt và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - Dựa vào bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm đôi và báo cáo kết quả thảo luận - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - Khi đặt câu hỏi cho lí do của sự việc nào đó ta dùng cụm từ Vì sao? - HS lắng nghe. ___________________________________________________________ Toán GIỜ, PHÚT I. Mục tiêu - Biết một giờ có 60 phút. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. - Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. - Chủ động, tự tin trong thực hành toán. II. Chuẩn bị: - Đồng hồ thực hành.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc