Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà

Tập viết

 Tiết 24: Chữ hoa: U, Ư

I. Mục tiêu

- Viết đúng chữ hoa U,Ư, chữ và câu ứng dụng: Ươm (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ươm cây gây rừng (3 lần)

 - Hiểu nội dung câu ứng dụng, chữ viết rõ ràng, rõ nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

 - HS rèn vở sạch chữ đẹp, tính cẩn thận, tỉ mỉ.

 - HS yêu thích môn học, và chữ viết Việt Nam.

 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Góp phần hình thành và phát triển PC trung thực, yêu nước.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ)

 - Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

docx56 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- LPHT điều hành trò chơi: Truyền điện:
+ Nội dung chơi: tổ chức cho học sinh đọc thuộc bảng chia 2, bảng chia 3.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Thuộc bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3).
- Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo (chia cho 3, cho 2).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
+GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
+GV trợ giúp HS hạn chế
+LPHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 1: 
- Mời các nhóm nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: 
- Mời một số Hs chia sẻ kết quả
-GV đánh giá bài của một số HS.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 4: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
µBài tập chờ:
Bài tập 3 (M3): 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập (M4): 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo kết quả với giáo viên.
+HS thực hiện nghiêm túc YC
+HS chia sẻ, tương tác cùng bạn
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ:
6 : 3 = 2 15 : 3 = 5
9 : 3 = 3 24 : 3 = 8
12 : 3 = 4 30 : 3 = 10
27 : 3 = 9 18 : 3 = 6
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ:
3 x 6 = 18 3 x 3 = 9
18 : 3 = 6 9 : 3 = 3
3 x 9 = 27 3 x 1 = 3
27 : 3 = 9 3 : 3 = 1
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-HS tương tác, chia sẻ ND bài.
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Có 15kg gạo chia đều vào 3 túi.
- Mỗi túi có mấy kg gạo?
 - 1 học sinh lên bảng làm bài:
Giải:
Mỗi túi có số ki lô gam gạo là:
15 : 3 = 5 (kg)
Đáp số: 5 kg gạo
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
8cm : 2= 4cm
15cm: 3=5cm
14cm: 2=7cm
 9kg :3=3kg
 21l :3= 7l
 10dm:2=5dm
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên:
Giải:
Rót được số can dầu là:
27 : 3 = 7 (can)
 Đáp số: 7 can.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên với nội dung ôn lại bảng chia 3.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
-Giải bài toán sau: có 30 kg cam chia đều vào 3 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu ki-lô-gam cam?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa lại bài làm sai. Học thuộc bảng nhân từ 2 đến 5, bảng chia 2,3. Xem trước bài: Tìm một thừa số của phép nhân.
________________________________________________________________
Thứ 4 ngày 3 tháng 3 năm 2021
THỂ DỤC: 
ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG.
TRÒ CHƠI KẾT BẠN
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
- Biết cách đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 - Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn..
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
 - Góp phần hình thành và phát triển PC chăm chỉ .
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Ôn đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước (sang ngang, lên cao chếch chữ V, thẳng hướng).
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,
- Giáo viên nhận xét.
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông
- Phân tích lại kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nhớ lại kỹ thuật
+ Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập.
+ Học sinh tập luyện theo đơn vị tổ (Trưởng nhóm điều hành)
- Quan sát, nhắc nhở , trợ giúp học sinh hạn chế.
Việc 2: Trò chơi “Kết bạn”
- Phân tích lại và thị phạm cho học sinh nắm được cách chơi. 
- Nêu hình thức xử phạt 
- Sau đó cho học sinh chơi thử.
-Tổ chức cho Hs chơi thật
-HS chủ động tham gia chơi vui vẻ, an toàn
(Khuyến khích đối tượng M1 tham gia tích cực)
III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân.
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.
- Giáo viên hô “giải tán”
4p
26p
13p
 3-5 lần
10p
 3-5 lần
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
- Học sinh hô “khỏe”
_______________________________
Tập viết
 Tiết 24: Chữ hoa: U, Ư
I. Mục tiêu 
- Viết đúng chữ hoa U,Ư, chữ và câu ứng dụng: Ươm (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ươm cây gây rừng (3 lần)
 - Hiểu nội dung câu ứng dụng, chữ viết rõ ràng, rõ nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - HS rèn vở sạch chữ đẹp, tính cẩn thận, tỉ mỉ.
 - HS yêu thích môn học, và chữ viết Việt Nam.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Góp phần hình thành và phát triển PC trung thực, yêu nước.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ)
	- Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- LPVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể 
- GV cho HS viết:
+Viết bảng con chữ: T
+ Viết câu: Thẳng như ruột ngựa
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- HS viết bảng con
- Học sinh nhận xét
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo chữ U hoa (đặt trong khung)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: 
+ Chữ U hoa cao mấy li? 
+Chữ hoa U gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- Cấu tạo gồm những nét nào?
- Điểm đặt bút ở đâu?
- Điểm dừng bút ở đâu?
GV giảng quy trình viết: Chữ hoa U cao 5 ô li và rộng 5,5 ô li, gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét móc ngược phải .vừa viết và nêu quy trình.
- GV giảng lại quy trình.
- GV gọi hs nhắc lại quy trình.
 Việc 2: Hướng dẫn viết:
- GV yêu cầu hs viết vào không trung.
- GV yêu cầu hs viết vào bảng con chữ hoa U, Ư cỡ thường.
- GV quan sát nhận xét và sữa chữa những lỗi hs hay mắc phải.
- GV nhận xét sự giống và khác nhau giữa chữ U, và Ư
 Việc 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
 *) Giới thiệu:
- GV treo bảng phụ cụm từ ứng dụng.
- GV yêu cầu hs đọc.
- GV hướng dẫn hs hiểu nghĩa cụm từ.
 *) Quan sát nhận xét:
- ? Cụm từ này có mấy chữ? là những chữ nào?
- Y/c học sinh nêu độ cao của các con chữ.
- Nêu khoảng cách giữa các chữ.
- Học sinh viết bảng con chữ Ươm 
- GV theo dõi và sửa lỗi cho hs.
- HS quan sát chữ mẫu.
+Học sinh chia sẻ cặp đôi 
-> Thống nhất trước lớp:
- HS quan sát chữ hoa.
- Cao 5 ô li và rộng 5,5 ô li.
- Gồm 2 nét.
- Trên đầu đường kẻ ngang DKN5
- Dừng bút tại DKN2
- HS quan sát và ghi nhớ.
+ Cao 5 li.
+ 2 nét là nét móc 2 đầu và nét móc ngược phải 
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát và thực hành.
- HS tiếp tục quan sát.
- HS nhắc lại quy trình.
- Hs viết vào không trung.
- HS viết chữ hoa vào bảng con
- HS chú ý sửa lỗi. 
- Hs nhận xét: thêm nét râu.
- HS quan sát
- HS đọc: Ươm cây gây rừng.
- Có 4 chữ: Ươm, cây, gây, rừng.
- Chữ Ư cao 2,5 li. Chữ g, y cao 2,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o.
- Cả lớp viết theo y/c 
- Hs chú ý sửa lỗi.
- HS viết vở tập viết.
- hs chú ý viết bài.
- HS rút kinh nghiệm.
- Chữ hoa U, Ư
- Lắng nghe và thực hiện.
3. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
- GV yêu cầu hs viết đúng chữ hoa và cụm từ ứng dụng
 - GV quan sat.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.
+ 1 dòng chữ U cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ươm cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Thu 10 , 12 bài chấm và nhận xét.
Lưu ý theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1

- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên đánh giá một số bài. 
- HS nhắc lại quy trình viết chữ U,Ư
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ khi viết chữ U,Ư
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Viết chữ hoa “U,Ư”, và câu Ươm cây gây rừng.” kiểu chữ sáng tạo.
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài viết và tự luyện viết thêm cho đẹp.
_________________________________
TOÁN:
TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I . MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết được thừa số, tích .Tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia
 - Rèn cho học sinh kĩ năng
 Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng tìm x 
 Biết giải toán có một phép tính chia
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
 - Góp phần hình thành và phát trển PC chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, các thẻ từ: Thừa số, Thừa số, Tích.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng Toán
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3phút)
- LPHT điều hành trò chơi: Chèo thuyền: +ND chơi: HS ôn luyện bảng chia 2, 3
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh tham gia chơi.
- Nhận xét, cổ vũ.
- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận biết :HS nhận biết được thừa số, tích .Tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia
- Biết thực hành tìm thừa số x trong các bài tập dạng tìm x 
*Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
- GV gắn lên bảng 3 tấm bìa mỗi tấm 2 chấm tròn. 
- Nêu: Có 3 tấm bìa như nhau mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn.
- Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số chấm tròn trong 3 tấm bìa ?
- Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân trên .
- Gắn các thẻ lên bảng để gọi tên các thành phần và kết quả phép nhân .
- Dựa vào phép nhân trên hãy lập ra các phép chia tương ứng ?
- Giới thiệu: Để lập được phép chia : 
6 : 2 = 3 ta sẽ lấy tích 6 trong phép nhân 
2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất ( 2 ) được thừa số thứ hai ( 3 ) 
- Giới thiệu tương tự : 6 : 3 = 2 .
- Vậy 2 và 3 là gì trong phép nhân: 2 x 3 = 6
- Vậy ta thấy: Nếu lấy tích chia cho một thừa số này thì được thừa số kia.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? 
- Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết . 
- Viết lên bảng : x x 2 = 8 yêu cầu HS đọc phép tính này . 
- x là gì trong phép nhân x x 2 = 8 ?
- x là thừa số đã biết chưa trong phép nhân 
x x 2 = 8 
- Muốn tìm thừa số x trong phép nhân này ta làm như thế nào ? 
- Hãy nêu phép tính tương ứng để tìm x?
- Vậy x bằng mấy ?
- Viết lên bảng: x = 4 và trình bày bài mẫu . 
- Yêu cầu HS đọc lại cả bài toán trên 
- Ta đã tìm được x = 4 để 4 x 2 = 8 
- Viết bảng phép tính : 3 x x = 15 yêu cầu suy nghĩ và tìm x 
- Mời một em lên bảng giải bài .
- Yêu cầu lớp làm vào vở nháp .
- Nhận xét bài làm học sinh trên bảng .
* Muốn tìm một thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu lớp học thuộc lòng quy tắc trên
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
- Cho hs viết bảng con
+HS thao tác trên vật thật
- Quan sát các thao tác của giáo viên -> thực hành trên vật thật 
-> phân tích bài toán, sau đó nêu kết quả:
- Quan sát và trả lời :
- có tất cả 6 chấm tròn 
- Phép nhân 2 x 3 = 6 
- 2 là thừa số. 3 là thừa số. 6 là tích.
 2 x 3 = 6
 Tích 
Thừa số 
Thừa số 
- 6 : 2 = 3 và 6 : 3 = 2 
- Lắng nghe và nêu lại cách lập phép chia 6 : 2 = 3 dựa vào phép nhân 2 x 3 = 6 
- Là thừa số . 
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
- x nhân 2 bằng 8 
- x là thừa số chưa biết.
- x là thừa số .
- Ta lấy tích (8) chia cho thừa số đã biết là (2) 
- Nêu : x = 8 : 2 
- x = 4 
- Hai em đọc lại bài toán .
 x x 2 = 8
 x = 8 : 2 
 x = 4
- Một em lên bảng làm, lớp làm vào nháp .
 3 x x = 15
 x = 15 : 3 
 x = 5
- Nhận xét bài bạn .
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Hai em nhắc lại, học thuộc 
- HS tập làm bài tập: X x 5 = 15
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng tìm x 
 Biết giải toán có một phép tính chia
*Cách tiến hành:
*GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trợ giúp HS hạn chế
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Gọi hs nêu yêu cầu
- Yêu cầu hs tính nhẩm nối tiếp
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: Bài 2- sgk
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
* Còn thời gian giao cho HS làm bổ sung BT 3 sgk trang 114 theo cặp đôi
- Yêu cầu hs nêu về các yêu cầu bài toán
- Trả lời các câu hỏi: BT hỏi gì?
- BT cho biết gì?
- Để thực hiện tốt bài toán ta cần làm phép tính gì?
- HS thực hiện theo YC 
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
+HS chia sẻ, tương tác:
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo với bạn cùng bàn.
- Học sinh nối tiếp đọc kết quả:
(Dự kiến KQ chia sẻ)
- Học sinh nhận xét
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
-HS có thể tìm hiểu thêm nội dung BT 3 trang 114
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
- HS trả lời cặp đôi
- Có 20 học sinh .
- Mỗi bàn có 2 học sinh .
- Tìm số bàn học .
- Phép chia 20 : 2 
 Giải : Số bàn học có là :
 20 : 2 = 10 ( bàn )
 Đ/S : 10 bàn học

4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho phép nhân: 3 x 4 = 12
- Em hãy lập phép chia để tìm thừa số thứ nhất, tìm thừa số thứ hai	
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm lại các bài tập sai. Xem trước bài: Luyện tập.
__________________________________
Thứ 5 ngày 4 tháng 3 năm 2021
Mĩ thuật
(Thầy Hợi dạy)
__________________________________
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
QUẢ TIM KHỈ
I . MỤC TIÊU:
- Hiểu ý nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như cá sấu không bao giờ có bạn.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4)
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
 - Góp phần hình thành và phát triển PC trung thực, Nhân ái .
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng lớp ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- LPHT điều hành trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Nội dung chơi: 
+ Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều?
+ Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí? (...)
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Quả tim khỉ
- Học sinh tham gia chơi.
VD:
+ Nội quy Đảo Khỉ có 4 điều.
+ Đọc xong nội quy Khỉ Nâu khoái chí vì nó thấy Đảo Khỉ và họ hàng của nó được bảo vệ, chăm sóc tử tế và không bị làm phiền, khi mọi người đến thăm Đảo Khỉ đều phải tuân theo nội quy của Đảo.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt..
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: dài thượt, ti hí, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.
 *Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Đọc giọng người kể đoạn 1 vui vẻ; đoạn 2 hồi hộp; đoạn 3 - 4 hả hê. Giọng Khỉ: chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu; Khỉ bình tĩnh, khôn ngoan khi nói với Cá Sấu ở giữa sông; phẫn nộ khi mắng Cá Sấu. Giọng Cá Sấu: giả dối. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: quẫy mạnh, sần sùi, dài thượt, nhọn hoắt, tẽn tò,... 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt.
+Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
*LPHT điều hành HĐ chia sẻ
*Dự kiến nội dung chia sẻ của HS:
- Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau Là giọng của những ai?
- Bài tập đọc có mấy đoạn?
+ Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
- Dài thượt là dài như thế nào?
- Thế nào gọi là mắt ti hí?
- Cá Sấu trườn lên bãi cát, bạn nào hiểu, trườn là gì? Trườn có giống bò không?
=> Giáo viên: Đây là đoạn giới thiệu câu chuyện, phần đầu, các em cần chú ý ngắt giọng sao cho đúng vị trí của các dấu câu. Phần sau, cần thể hiện được tình cảm của nhân vật qua lời nói của nhân vật đó. (Đọc mẫu lời đối thoại giữa Khỉ và Cá Sấu).
+ Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
- Gọi học sinh đọc lại 2 câu nói của Khỉ và Cá Sấu.
- Trấn tĩnh có nghĩa là gì? Khi nào chúng ta cần trấn tĩnh?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3, 4.
- Gọi 1 học sinh khác đọc lời của Khỉ mắng Cá Sấu.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn 3, 4. 
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sin

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_hoang_ha.docx
Giáo án liên quan