Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Hà
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố và mở rộng kiến thức về đọc để hiểu nội dung bài Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Tranh bài: Ông Mạnh thắng thần Gió, một số câu hỏi.
2. HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió. - Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung chuyện.(BT1) - Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự. * Giáo dục KNS: Giao tiếp, Ra quyết định, Kiên định II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: máy tính, bài soạn power point. 2. HS: Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện Chuyện bốn mùa 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi tựa bài. b. Hướng dẫn kể chuyện Bài 1: Hướng dẫn kể chuyện. Xếp lại tranh theo đúng thứ tự - GV yêu cầu HS quan sát tranh và xếp lại theo đúng thứ tự nội dung truyện - GV tổ chức cho HS cầm tranh đứng theo thứ tự nội dung truyện. - 2 HS nêu lại vị trí các tranh + Tranh 4: Thần Gió xô ngã ông Mạnh + Tranh 2: Ông Mạnh vác cây, khiêng đá làm nhà + Tranh 3: Thần Gió tàn phá làm cây cối xung quanh đổ rạp nhưng không xô ngã nhà ông Mạnh + Tranh 1: Thần Gió ghé chơi trò chuyện cùng ông Mạnh. Kể lại từng đoạn câu chuyện - Yêu cầu nhóm kể lại từng đoạn câu chuyện (có thể sắm vai hoặc kể cá nhân) - Đặt tên khác cho truyện (HS có năng khiếu) - Vậy qua câu chuyện này cho các em biết điều gì? - HS có năng khiếu kể toàn bộ câu chuyện. * Chốt: Con người có khả năng chiến thắng thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ trí thông minh, quyết tâm lao động. Nhưng con người cũng sống nhân ái, hoà thuận với thiên nhiên và giữ gìn thiên nhiên. *GDKNS: Con người cần làm gì đối với thiên nhiên? 3. Củng cố, dặn dò. - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng. - HS lên kể và trả lời theo yêu cầu. - HS nhận xét. - Ghi tựa bài vào vở. 2 HS nhắc tựa bài. - HS đọc yêu cầu. - HS quan sát, đánh dấu - HS thực hiện - HS quan sát phát biểu ý kiến - HS kể lại chuyện - Nhóm kể (3 HS ) - HS nêu - Cả lớp bình bầu nhóm kể hay nhất - Trình bày ý kiến cá nhân - Con người thắng thiên nhiên. - 3 HS kể chuyện - HS lắng nghe. - HS nêu *********************************** Tiết 7. TC TOÁN ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố và mở rộng kiến thức về bảng nhân 3. - Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. - Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: hệ thống bài tập, Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. HS: vở BT, vở tăng cường Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: kết hợp trong quá trình ôn luyện 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm : 3 x 5 = . 3 x 10 =. 3 x 1 = . 3 x 4 = . 3 x 9 = . 3 x 6 = . 3 x 2 = . 3 x 8 = . 3 x 3 = . 3 x 7 = . 2 x 6 = . 2 x 8 = . 2 x 4 = . 2 x 3 = . Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm a) 2, 4, 6, .., .., .., b) 3, 6, 9, .., .., .., Bài 3: Mỗi cái kiềng có 3 chân. Hỏi 5 cái kiềng như thế có bao nhiêu chân? 3. Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu hs tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc hs chuẩn bị bài. - Lắng nghe. 3 x 5 = 15 3 x 10 = 30 3 x 1 = 3 3 x 4 = 12 3 x 9 = 27 3 x 6 = 18 3 x 2 = 6 3 x 8 = 24 3 x 3 = 9 3 x 7 = 21 2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 2 x 4 = 8 2 x 3 = 6 a) 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14. b) 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21. Số chân của 5 cái kiềng là: 3 x 5 = 15 (chân) Đáp số: 15 chân ****************************************************************** Bài soạn TKB thứ 4 Ngày dạy: Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2020 Tiết 1. TOÁN BẢNG NHÂN 4 I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Lập được bảng nhân 4. Nhớ được bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Biết đếm thêm 4. - Phát triển các năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác. - Phát triển các phẩm chất: chăm học, chăm làm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: bộ đồ dùng dạy học toán, bảng phụ. 2. HS: SGK, bộ đồ dùng học toán,bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau: 4 + 4 + 4 + 4 5 + 5 + 5 + 5 - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2, 3 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2.2. Hướng dẫn thành lập bảng nhân 4: - Gắn 1 tấm bìa có 4 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? ? 4 chấm tròn được lấy mấy lần? ? 4 được lấy mấy lần? - 4 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 4 x 1 = 4 (ghi lên bảng phép nhân này). - Gắn tiếp 2 tầm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn, vậy ? 4 chấm tròn được lấy mấy lần? ? Vậy 4 được lấy mấy lần? - Hãy lập phép tính tương ứng. ? 4 nhân 2 bằng mấy? - Viết lên bảng phép nhân: 4 x 2 = 8, gọi HS đọc phép tính. - Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi lên bảng để có bảng nhân 4. - Chỉ bảng và nói: Các phép nhân trong bảng đều có 1 thừa số là 4, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, ..., 10. - Yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 4 vừa lập được. 2.3. Luyện tập: Bài 1: Tính nhẩm: - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi HS đọc chữa bài. - Gọi tên các thành phần và kết quả của phép nhân 4 x 9 = 36 ; 4 x 7 = 28 Bài 2: Mỗi xe ô tô có 4 bánh xe. Hỏi 5 xe ô tô như thế có bao nhiêu bánh xe? - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét bài làm của bạn. - Vì sao lại lấy 4 x 5 = 20 (bánh xe)? Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 - Yêu cầu HS đọc đề bài. ? Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? ? Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? ? Tiếp sau số 4 là số nào? ? 4 cộng thêm mấy thì bằng 8? ? Tiếp sau số 8 là số nào? ? 8 cộng thêm mấy thì bằng 12? - Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 4. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc chữa bài (đọc xuôi và đọc ngược). 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc lại bảng nhân 4. - Dặn HS về nhà học thuộc bảng nhân 4. - Chuẩn bị bài tiết sau. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp. 4 + 4 + 4 + 4 = 4 x 4 = 16 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 4 = 20 - Lắng nghe, ghi đề - Có 4 chấm tròn. - Bốn chấm tròn được lấy 1lần - 4 được lấy 1 lần. - HS đọc phép nhân: 4 nhân 1 bằng 4. - Bốn chấm tròn được lấy 2 lần - 4 được lấy 2 lần. - Đó là phép tính 4 x 2. - 4 nhân 2 bằng 8. - Bốn nhân hai bằng tám. - Lập các phép tính 4 nhân với 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 theo hướng dẫn của GV. - Nghe giảng. - HS đọc bảng nhân. - HS làm bài. - 1HS đọc bài, lớp đổi vở KT - 4, 9, 4, 7 là thừa số ; 36, 28 là tích - 1HS đọc đề bài. - HS làm bài, 1HS lên bảng làm bài. 5 ô tô có số bánh xe là: 4 x 5 = 20 (bánh xe) Đ/S: 20 bánh xe - Vì một xe ô tô có 4 bánh xe, 5 xe ô tô tức là 4 được lấy 5 lần . - 1HS đọc yêu cầu. - Viết số thích hợp vào ô trống - Số đầu tiên trong dãy số là số 4. - Tiếp sau số 4 là số 8. - 4 cộng thêm 4 thì bằng 8. - Tiếp sau số 8 là số 12. - 8 cộng thêm 4 thì bằng 12. - Nghe giảng - HS làm bài, 1 HS lên bảng làm. - 1 HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra. - 3, 4 HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu. - HS đọc. ***************************************** Tiết 2. TC TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - HS hoàn thành bài học, bài tập các môn trong ngày. - Củng cố kiến thức môn Tập làm văn (nếu còn thời gian). - Rèn cho HS ý thức tự giác học tập, thói quen tự hoàn thành bài tại lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dựng. 2. HS: Vở TC, bảng con, vở BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: Yêu cầu HS viết lại các từ đã viết sai trong tiết trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi đề bài. b. Hoàn thành bài trong ngày: - GV h/d học sinh hoàn thành bài học, bài tập các môn trong ngày. - GV HD, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở h/s tự hoàn thành bài. c. Bài tập củng cố kíên thức về: Tả ngắn về bốn mùa Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 - 5 câu nói về mùa xuân. - Gọi HS đọc đề bài ? Bài tập yêu cầu gì? - GV gạch chân từ mùa xuân. - Yêu cầu HS viết bài - GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài - GV chữa bài củng cố kiến thức. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xet tiết học. - Khen ngợi những HS làm bài tốt. - Nhắc HS chuẩn bị bài - HS viết bảng con. - Ghi đề - HS tự hoàn thành bài học, bài tập các môn trong ngày. -1 HS đọc đề bài - HS nêu yêu cầu bài - HS theo dõi - HS viết bài - 2-3 HS đọc bài viết của mình. - Nghe *********************************** Tiết 3. ĐẠO ĐỨC TRẢ LẠI CỦA RƠI I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất. - Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng. - GDHS Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. * GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà). Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: SGK. Tranh tình huống hoạt động 1, máy chiếu. Bài hát Bà còng 2. HS: SBT đạo đức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: Cần làm gì khi nhặt được của rơi? 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài, ghi đề. 2.2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Đóng vai Mục tiêu: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi - GV giới thiệu tình huống: + Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được một quyển truyện của bạn nào để quên trong ngăn bàn, em sẽ ... + Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được 1 chiếc bút rất đẹp ở sân trường, em sẽ ... + Tình huống 3: Bạn em nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại người bị mất, em sẽ - GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống. - GV yêu cầu thảo luận cả lớp. - Các em có đồng ý với cách ứng xử của các bạn đó không? Vì sao? ? Vì sao em lại làm như vậy khi nhặt được của rơi? Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người đánh mất? ? Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã đánh mất? ? Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn? Kết luận: - Tình huống 1: Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại. - Tình huống 2: Em nộp lên văn phòng để nhà trường trả lại cho người mất. - Tình huống 3: Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi. b. Hoạt động2: Trình bày tư liệu - GV yêu cầu các nhóm hoặc cá nhân trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được dưới nhiềi hình thức - GV nhận xét đánh giá. Kết luận chung:Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện. - Gọi HS đọc ghi nhớ - Thực hiện trả lại của rơi khi nhặt được. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau. - 2 HS trả lời. - Lắng nghe, ghi đề. - Chia nhóm. - HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai - Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. - 4, 5 HS trả lời câu hỏi. - 4 HS nhắc lại kết luận. - HS trình bày. Cả lớp thảo luận về nội dung, cách thể hiện tư liệu, cảm xúc của mình qua các tư liệu. - 4 HS nhắc lại kết luận. - HS đọc ghi nhớ: Mỗi khi nhặt được của rơi Em đem đi trả cho người, không tham. ********************************** Tiết 5. TẬP ĐỌC MÙA XUÂN ĐẾN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rành mạch được bài văn. - Hiểu nội dung bài : Bài văn ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân (trả lời được CH1, 2; CH3 (mục a hoặc b) - Biết quý trọng các mùa nhất là mùa xuân và lợi ích của mùa xuân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: SGK, Tranh minh hoạ bài đọc trên máy chiếu 2. HS: sgk. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: Đọc bài Ông Mạnh thắng Thần gió và trả lời các câu hỏi: ? Ông Mạnh tương trưng cho ai ?Thần Gió tượng trưng cho cái gì? 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2.2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài với giọng tả vui, hào hứng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả: ngày thêm xanh, ngày càng rực rỡ, đâm chồi, nảy lộc, nồng nàn, ngọt, thoảng qu, đầy, nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm, sáng ngời. b. Luyện đọc từng câu và phát âm. - Gọi HS đọc nối tiếp từng câu. - Yêu cầu HS luyện đọc các từ khó. c. Luyện đọc từng đoạn và ngắt câu dài. - Gọi HS đọc từng đoạn. - Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và đọc các câu dài. - Yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài. d. Đọc từng đoạn trong nhóm. e. Thi đọc từng đoạn, cả bài giữa các nhóm. 23. Tìm hiểu bài: ? Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến? ? Ngoài dấu hiệu hoa mận tàn, ai còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo mùa xuân đến? - Cho HS xem tranh ảnh hoa đào, hoa mai - Kể lại nhưng thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến? - Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân, vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim? - Bài văn ca ngợi điều gì? Chốt: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần. 2.4. Luyện đọc lại: 3, 4 HS thi đọc lại truyện. ? Qua bài văn em biết những gì về mùa xuân? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện đọc, chuẩn bị bài tiết sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra. - Lắng nghe, ghi đề. - HS mở SGK tr 141 - Lắng nghe và đọc thầm theo. - Đọc nối tiếp. - HS luyện đọc các từ. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - HS luyện đọc các câu: + Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú / còn mãi mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng, biết nở vào cuối mùa đông để báo trước mùa xuân tới - Đọc chú giải. - HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi đọc. - Hoa mận tàn báo hiệu mùa xuân đến. - Hoa đào ở miền Bắc, hoa mai ở miền Nam. - Bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ, . - Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua, chích choè nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm. - HS trả lời theo suy nghĩ của mình - HS thi đọc. - Khi mùa xuân đến, bầu trời và mọi vật tươi đẹp hẳn lên *********************************** Tiết 6. TẬP VIẾT CHỮ HOA Q I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - HS biết viết đúng chữ hoa Q (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Quê (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quê hương tươi đẹp (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - Có ý thức luyện chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Mẫu chữ hoa Q. 2. HS: Vở Tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: Kiểm tra vở HS. - HS cả lớp viết bảng con chữ P. - 1HS nhắc lại cụm từ Phong cảnh hấp dẫn.đã tập viết ở bài trước. 2HS lên bảng viết chữ Phong, cả lớp viết bảng con: Phong. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa: a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ Q: ? Chữ Q hoa cao mấy đơn vị chữ, rộng mấy đơn vị chữ? ? Chữ Q hoa gồm có mấy nét? b. Cách viết: - Nét 1: Viết như viết chữ O. - Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút xuống gần ĐK 2 viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, DB trên ĐK 2. - GV viết chữ Q cỡ vừa (5 li) trên bảng , vừa viết vừa nhắc lại cách viết. c. Viết bảng con. - Yêu cầu HS viết chữ Q vào bảng con. 2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng: - Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng ? Em hiểu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng nói gì? b. Quan sát và nhận xét: - Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào? ? Em có nhận xét gì về chiều cao của các chữ trong cụm từ? ? Nêu cách viết nét nối giữa chữ Q và chữ u? ? Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ? c. Viết bảng: - Yêu cầu HS viết chữ Q vào bảng. 2.4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV: - GV nêu yêu cầu viết: + 1 dòng chữ Q cỡ vừa. + 2 dòng chữ Q cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Quê cỡ vừa. + 1 dòng chữ Quê cỡ nhỏ. + 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ. - HS viết bài, GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS - Thu một số vở nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà luyện chữ. - HS thực hiện các yêu cầu kiểm tra của GV. - Cao 5 li, rộng 4 li. - Gồm có 2 nét: nét 1 giống chữ O nét 2 là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn. - Lắng nghe, theo dõi và quan sát. - Theo dõi và quan sát GV viết mẫu. - HS viết bảng. - Đọc: Quê hương tươi đẹp. - Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. - Gồm 4 tiếng là Quê, hương, tươi, đẹp. - Chữ Q, h, g, cao 2,5 li, p, đ cao 2 li, chữ t cao 1, 5 li, các chữ còn lại cao 1 li. - Nét một của chữ u nối vào nét lượn chữ Q. - Dấu nặng đặt dưới e trong chữ đẹp. - HS viết bảng. - Lắng nghe yêu cầu. - HS viết bài. *********************************** Tiết 7. TC TOÁN ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - HS hoàn thành bài học, bài tập các môn trong ngày. - Củng cố kiến thức Toán ( nếu còn thời gian). - Rèn cho HS ý thức tự giác học tập, rèn kĩ năng tính nhanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. HS: vở tăng cường Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: 2HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 3. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu: Nêu yêu cầu tiết học. 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm: 91 – 40 46 – 20 47 – 30 65 – 20 84 – 50 88 – 20 75 - 35 68 – 24 41 – 35 Trong các phép tính trên, phép tính nào làm khó nhất? Vì sao? Bài 2: Viết tất cả các số có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 9. Có tất cả bao nhiêu số như thế? - Hướng dẫn HS làm bài Bài 3 (nâng cao): Tìm các số có hai chữ số mà tổng hai chữ số bằng 15. - Hướng dẫn HS làm bài Bài 4: Tìm số hạng thứ nhất, biết số hạng thứ hai là số lớn nhất có một chữ số và tổng của nó bằng 17. - Hướng dẫn HS làm bài 3. Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu hs tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc hs chuẩn bị bài. - HS đọc. - HS dưới lớp nhận xét. - Ghi đề. - HS đọc đề - Nêu yêu cầu đề - Làm bài - HS chữa bài. - HS khác nhận xét - 19,29,39,49,59,69,79,89,99 Có tất cả 9 số. - 69,78,87.96 - Số hạng thứ nhất là 8 ****************************************************************** Bài soạn TKB thứ 5 Ngày dạy: Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2020 Tiết 1. TC TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Giúp học sinh nghe và phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu là l/n qua bài tập đọc Mùa nước nổi. - Rèn kỹ năng nghe - viết đúng các chữ có âm đầu l/n qua đoạn chính tả Câu đố. - Rèn cho học sinh ý thức tự giác luyện phát âm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Hệ thống bài tập 2. HS: vở Tăng cường TV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: kết hợp trong tiết ôn. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài học, ghi tên bài. b. Tập đọc: Mùa nước nổi - Giáo viên đọc mẫu - Từ có âm l – n: nước nổi, làng, lên + HD học sinh phát âm những tiếng có âm l/n + HD HS phất âm các từ trên - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm ? Bài văn muốn nói lên điều gì? c. Chính tả: Câu đố Đầu tròn lông lốc Khi ném xuống nước Lúc vút lên trời Lúc đá, lúc đấm Lúc lặn, lúc lội Lúc bị bỏ giỏ thân tôi như dần Trẻ già tíu tít ngoài sân Cứ thấy tôi đến co chân đá liền. - Tìm tiếng có âm đầu l/n - Luyện viết tiếng khó: lúc, nước, lăn lội,, - Đọc cho HS viết bài c. Luyện nói - Chủ đề: Nói về cảnh đẹp quê hương em. - Yêu cầu HS lên bảng nói trong câu có chứa tiếng có phụ âm đầu l/n 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tổng kết giờ học - Về nhà chuẩn bị bài sau. - HS theo dõi trên bảng - HS nghe và phát âm lại. - HS đọc. - HS nối tiếp đọc từng câu. - HS đọc từng khổ nối tiếp. - HS nêu. - HS đọc yêu cầu bài. - HS quan sát. - HS viết bài. - HS đọc lại bài làm. - Viết vào vở. - HS nói cá nhân. - Nghe. - HS nói tự nhiên. - Nhận xét. *********************************** Tiết 2. TC TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố kiến thức môn Luyện từ và câu cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào, dấu chấm và dấu chấm than (nếu còn thời gian) - Rèn cho HS ý thức tự giác học tập, thói quen tự hoàn thành bài tại lớp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC: Yêu cầu HS viết câu trả lời cho các CH: ? Khi nào học sinh được nghỉ hè? ? Khi nào em đi học về? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài học, ghi tên bài. b. HDHS hoàn thành bài học, bài tập các môn trong ngày: - Yêu cầu HS
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi.doc