Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thu Hương

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA.

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO?

I . MỤC TIÊU:

- Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1). Xếp được các ý theo lời bà Đất trong chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2).

- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào (BT3).

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học

- Góp phần hình thành và phát triển PC : Yêu thiên nhiên, Bảo vệ thiên nhiên, Chăm học

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, bài tập 2, sách giáo khoa.

 - Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

 

doc46 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thu Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Cho học sinh kể câu chuyện.
- Cho học sinh thảo luận qua những câu hỏi gợi ý sau:
+ Tranh vẽ những gì? Hai em bé đang đi trên đường thấy và nhặt gì? Hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giải quyết nào em hãy đoán xem? 
+ Vậy nếu là em là một trong hai người bạn đó thì em giải quyết ra sao? Vì sao? 
+ Khi các em đánh mất một vật gì các em có buồn không? Khi các em tìm lại vật mình đánh mất các em có vui không? Nhặt được của rơi thì ta cần làm gì? 
GV kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người bị mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chình mình.
Việc 2: Bày tỏ thái độ: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 2 ở vở bài tập.
- Cho các em suy nghĩ và chọn những ý tán thành qua việc giơ thẻ, sau khi 1 học sinh đọc lần lượt các câu hỏi (đồng ý: thẻ màu đỏ, ko đồng ý: thẻ xanh, không biết: thẻ trắng). Sau đó mới kết luận các ý đúng là: a, c, còn các ý kiến khác là sai. 
- Giáo viên nhận xét chung.
Việc 3: Hệ thống lại bài: Làm việc cả lớp
 - Cho học sinh hát bài “ Bà Còng”
 - Trong bài hát Bạn Tôm, bạn Tép có ngoan không? Vì sao? Vậy bạn Tôm và Tép là người có đức tính gì?
Khuyến khích bày tỏ ý kiến (đối tượng M1)

- Học sinh kể.
- Chia lớp thành 4 nhóm và cho thảo luận qua các câu hỏi vừa gợi ý. 
-Chia sẻ trước lớp.
-Học sinh tương tác cùng bạn
+ Nói theo ý của mình.
+Học sinh tương tác cùng bạn.
.
- Học sinh nghe.
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
-TBHT đọc, cả lớp giơ thẻ.
- Nhận xét, ý kiến.
- Hát bài Bà còng.
- Học sinh trả lời.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng (2 phút)
-Tại sao nhặt được của rơi trả laị cho người bị mất? Trả lại cho người bị mất còn thể hiện một đức tính gì?
- Liên hệ: Trả lại của rơi thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
4. HĐ sáng tạo(1 phút)
- Nhắc nhở học sinh luôn là người thật thà, trung thực trong cuộc sống hãy cùng gia đình, bạn bè luôn có tinh thần tương thân tương ái, đồng cảm với người gặp nạn, không tham lam đồ vật của người khác,.. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về làm vở bài tập. Chuẩn bị tiết 2.
__________________________________________________
 Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2021
THỂ DỤC: 
TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ” VÀ NHÓM 3, NHÓM 7
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: Ôn 2 trò chơi: Bịt mắt bắt dê và Nhóm 3 nhóm 7. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
4.Năng lực: : Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi, dụng cụ trò chơi. 
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Học sinh chạy một vòng trên sân tập: Thành vòng tròn, đi thường.bước Thôi.
- Khởi động.
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước. 
- Giáo viên nhận xét.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Trò chơi Bịt mắt bắt dê
- Giáo viên hướng dẫn và kết hợp với TBTDTT tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
-TBTDTT điều hành trò chơi
+ Cho HS chơi thử
+Tổ chức cho Hs chơi thật
+Bình chọn bạn chơi tốt nhất, tuyên dương
- Giáo viên nhận xét chung.
 (Chú ý theo dõi đối tượng M1)
Việc 2: Trò chơi Nhóm ba nhóm bảy
- Giáo viên hướng dẫn và kết hợp với TBTDTT tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
-TBTDTT điều hành trò chơi
+ Cho HS chơi thử
+Tổ chức cho Hs chơi thật
+Bình chọn bạn chơi tốt nhất, tuyên dương
- Giáo viên nhận xét chung.
(Chú ý theo dõi đối tượn học sinh hạn chế)
III/ KẾT THÚC:
- Đi đều.bước Đứng lại.đứng
- Học sinh vừa đi vừa hát theo nhịp.
- Thả lỏng: Cúi người nhảy thả lỏng.
- Hệ thống bài học và nhận xét giờ học.
- Yêu cầu nội dung về nhà ôn lại các động tác đã học.
6p
24p
12p
12p
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV

TẬP ĐỌC:
THƯ TRUNG THU
I . MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam.
- Giúp học sinh hiểu được tình cảm âu yếm, yêu thương đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác Hồ. 
- Trả lời được các câu hỏi và thuộc một đoạn thơ trong bài.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
- Góp phần hình thành và phát triển PC: Yêu nước, Nhân ái, kính yêu Bác
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung để hướng dẫn học sinh luyện đọc, sách giáo khoa, tranh minh họa trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: (3 phút)
- GV kết hợp với LPHT tổ chức cho học sinh nối tiếp thi kể câu chuyện Chuyện bốn mùa.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài và tựa bài: Thư trung thu
- 3học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh khác đánh giá
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. Khám phá:
HĐ1: Luyện đọc: (12 phút)
**Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: kháng chiến, gìn giữ, hòa bình,...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp
a.GV đọc mẫu cả bài .
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Đọc đúng từ: kháng chiến, gìn giữ, hòa bình
* Đọc từng đoạn :
 + YC đọc từng đoạn trong nhóm
+ Giảng từ mới: Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình 
+ Đặt câu với từ, Trung thu, thi đua, kháng chiến, hòa bình ,... (HS M3, M4)
(Chú ý ngắt câu đúng: HS M1)
- GV trợ giúp, hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ câu,...
 Luyện câu:
 Ai yêu các nhi đồng/
 Bằng Bác Hồ Chí Minh?
 Tính các cháu ngoan ngoãn,/
 Mặt các cháu xinh xinh.//
 Mong các cháu cố gắng/
 Thi đua học và hành.// ()
* GV kết hợp HĐTQ tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp.
 - Đọc từng đoạn theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá.
* Cả lớp đọc
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2
 - Đọc hay: M3, M4
- HS lắng nghe
-HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Luyện đọc đúng
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- HS chia sẻ 
+HS đặt câu:
Ví dụ: Lớp 2C chúng em thi đua học thật tốt.
-Học sinh lắng nghe, ghi nhớ cách đọc 
-Học sinh đọc bài theo sự điều hành của nhóm trưởng
+Đọc bài, chia sẻ cách đọc
- Đại diện nhóm thi đọc
-Thi đua giữa các nhóm
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
- Đọc đồng thanh cả bài
 HĐ2: Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: 
-Hiểu nội dung: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam.
- Giúp học sinh hiểu được tình cảm âu yếm, yêu thương đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác Hồ. Nhớ lời khuyên của Bác, kính yêu Bác.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ
-YC HS làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi 
-Gv trợ giúp HS hạn chế
=>Tương tác trong nhóm
-LPHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi.
+ Mỗi tết trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? 
+ Những câu thơ nào cho thấy Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
+ Câu thơ nào của Bác là một câu hỏi? 
+ Bác khuyên các em làm những điều gì? 
+ Kết thúc lá thư Bác viết lời chào như thế nào?
=> GV giới thiệu tranh nhi đồng, với Bác Hồ, để học sinh thấy được tình cảm âu yếm của Bác đối với các em nhi đồng.
*GV kết luận: rút nội dung.
- Cho học sinh đọc thuộc lòng lời thơ.
- Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng lời thơ. 
+ Khích lệ trả lời (HS M1). Lưu ý cách diễn đạt ý ở câu hỏi cuối (HS M3, M4).
-HS nhận nhiệm vụ
-Thực hiện theo sự điều hành của trưởng nhóm
+Tương tác, chia sẻ nội dung bài 
- Đại diện nhóm chia sẻ: 
- Một em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm bài 
+ Nhớ các cháu nhi đồng
+Ai yêu các cháu nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chi Minh?/ Tính các cháu nhoan ngoãn,/ Mặt các cháu xinh xinh
+ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?
+Thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình, để
- Hôn các cháu. Hồ Chí Minh 
- Quan sát ở sách giáo khoa 
- HS lắng nghe, nhắc lại ND
- Thuộc lòng lời thơ.
- Một số học sinh tham gia thi đọc với nhau.
- Học sinh nhận xét.
HĐ3: Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- GV gọi 1HS M4 đọc bài
- Cho học sinh chia nhóm thi đọc
- Giáo viên nhận xét và cùng nhóm bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Lưu ý:
- Đọc đúng văn bản: M1, M2
- Đọc nâng cao: M3, M4
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm tự chia nhau đọc lại bài.
- Các nhóm thi đọc (N2)
- Lớp lắng nghe, nhận xét.

3. Ứng dụng (3 phút)
- Qua bài đọc này cho ta biết điều gì ?
=> Tình thương yêu của Bác Hồ đối với các em
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học, giáo dục học sinh thực hiện theo lời Bác dạy.
- Nhắc học sinh thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm cụ thể: Chăm học, yêu lao động, biết giúp đỡ bố mẹ,...
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Ông Mạnh thắng thần Gió.
______________________________________
TOÁN:
TIẾT 93: THỪA SỐ - TÍCH
I . MỤC TIÊU:
- Biết thừa số, tích.
- Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
*Bài tập cần làm: bài tập 1 (b,c), bài tập 2b, bài tập 3.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
- Góp phần hình thành và phát triển PC :Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: (3phút)
- LTđiều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số
- LT đọc một số phép nhân để học sinh nêu kết quả:
2 x 5; 4 x 4; 5 x 3; 6 x 2; 3 x 2.
- GV nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Thừa số - tích.

- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. Khám phá
HĐ1: hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết thừa số, tích.
- Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
*Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
- Giáo viên ghi bảng: 2 x 5 = 10. Gọi học sinh đọc.
- Hướng dẫn học sinh biết tên gọi của từng thành phần trong phép nhân: 
thừa số x thừa số = tích.
- Lưu ý: 2x5=10. 10 là tích, 2x5 cũng gọi là tích, như vậy sẽ có: tích = tích.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
- Đọc: hai nhân năm bằng mười.
- Theo dõi, đọc.
- Theo dõi, nhắc lại.

HĐ2: thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết thừa số, tích.
- Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
*Cách tiến hành:
*GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập
*GV trợ giúp HS hạn chế
*LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1 (b,c): Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Lưu ý câu mẫu: mấy đựơc lấy mấy lần? Nên viết thành tích như thế nào?
- Viết ngay sau dấu = vì kết quả bằng nhau.
- Nhận xét bài làm từng em.
Bài 2b: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Trợ giúp câu mẫu: 6 x 2 là 6 được lấy 2 lần, viết 6 + 6 = 12. (lưu ý tính tổng trước). 
- Vậy 6 x 2 = 12, gọi học sinh đọc phép tính.
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3: TC Trò chơi Ai nhanh hơn
- Giáo viên tổ chức cho 2 đội học sinh lên tham gia thi đua viết phép nhân. Đội nào viết đúng và xong trước sẽ thắng cuộc.
- GV NX, tổng kết trò chơi, tuyên dương HS.
Lưu ý Khuyến khích HS hạn chế tham gia chơi

-Học sinh thực hiện theo YC
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh quan sát,
-HS làm bài cá nhân
- Kiểm tra chéo trong cặp.
b) 2 + 2 + 2+ 2 = 2 x 4
c) 10 + 10 + 10 = 10 x 3
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-HS làm bài cá nhân
- Kiểm tra chéo trong cặp.
b) 3 x 4 = 3 + 3 + 3 +3 = 12
 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12
- Học sinh tham gia chơi. Học sinh dưới lớp cùng giáo viên làm ban giám khảo.
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
a)Các thừa số là 8 và 2, tích là 16
=> 8 x 2 = 16
b)Các thừa số là 4 và 3, tích là 12
=> 4 x 3 = 12 ()
- Học sinh lắng nghe.

3. Ứng dụng: (2 phút)
- Trò chơi Đúng và nhanh
- ND chơi, em hãy chuyển các tổng sau thành tích:
7 + 7 + 7 + 7 8+ 8 + 8 10 + 10 + 10 + 10 + 10
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
4. Sáng tạo: (1 phút)
-Viết phép nhân: 
Các thừa số
Tích
Viết
7 và 3
21
7 x 3
8 và 2


6 và 4


4 và 5


- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài học trên lớp, làm lại các bài tập sai vào nháp.
 Xem trước bài: Bảng nhân 2.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiên giao thông.
- Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.
2. Kỹ năng: Học sinh nhận biết được một số biển báo giao thông.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Sách giáo khoa, tranh ở sách giáo khoa.
+ 5 bức tranh khổ A3 vẽ cảnh bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, 1 ngã tư đường phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông.
+ 5 tấm bìa: Trong đó 1 tấm ghi chữ đường bộ; 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi hàng không
+ Một số bộ bìa, mỗi bộ gồm 12 tấm bìa nhỏ (6 tấm vẽ 6 biển báo và 6 tấm viết tên 6 biển báo như trong sách giáo khoa).
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Giáo viên nhận xét về tình hình học tập của học sinh trong học kì I.
- Giáo viên giới thiệu: Để giúp cho các em nhận biết 1 số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua. Đồng thời biết kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông... Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em học bài: Đường giao thông.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nhận biết được các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
- Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
Bước 1:
- Giáo viên dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.
- Giáo viên gọi 5 học sinh lên bảng phát cho mỗi học sinh 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi hàng không)
- Yêu cầu học sinh gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 2:
- Giáo viên gọi 1, 2 học sinh nhận xét kết quả làm việc của các bạn.
Kết luận: Có 4 loại đường giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
Việc 2: Làm việc với sách giáo khoa.
Mục tiêu: Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
Cách tiến hành: Làm việc theo cặp – Chia sẻ trước lớp
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình ở trang 40, 41 trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi với các bạn (hoặc có thể tự đặtra các câu hỏi để hỏi nhau). Ví dụ:
+ Bạn hãy kể tên các loại xe đi trên đường bộ?
+ Đố bạn, loại phương tiện giao thông nào có thể đi được trên đường sắt?
+ Hãy nói tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay trên biển mà bạn biết?
+ Đố bạn máy bay có thể đi được đường nào?
Bước 2:
- Giáo viên mời 1 số học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp, giáo viên theo dõi nhận xét.
Bước 3:
- Giáo viên và học sinh thảo luận 1 số câu hỏi sau: Ngoài các phương tiện giao thông trong các hình ở sách giáo khoa em còn biết những phương tiện giao thông có ở địa phương em?
*GV kết luận: Đường bộ dành cho xe đạp, xe máy, xe ô tô, đường sắt dành cho tàu hỏa đường thủy dành cho thuyền, phà ca nô, tàu thủy... còn đường hàng không dành cho máy bay.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
Việc 3: Trò chơi Biển báo nói gì?
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 6 biển báo được giới thiệu trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. Ví dụ:
+ Biển báo này có hình gì? Màu gì?
+ Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh?
+ Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
+ Bạn phải lưu ý điều gì khi gặp những biển báo này?
Bước 2:
- Giáo viên mời 1 số học sinh trả lời trước lớp.
- Đối với biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn 
(Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách ứng xử khi gặp biển báo này)
- Trường hợp không có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vượt qua đường sắt.
- Nếu có xe lửa sắp đi tới mọi người phải đứng cách xa đường sắt ít nhất 5 m để đảm bảo an toàn.
- Đợi cho đoàn tàu đi qua hẳn rồi mới nhanh chóng đi qua đường sắt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ bằng câu hỏi gợi ý:
+ Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy?
+ Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết 1 số biển báo trên đường giao thông?
Bước 3: Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 2 em
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa. Trong mỗi nhóm, mỗi học sinh sẽ được chia 1 tấm bìa nhỏ.
- Khi giáo viên hỏi: “Biển báo nói gì?” thì học sinh tìm nhanh đến đến kết quả.
- Giáo viên theo dõi nhận xét, tuyên dương cặp nào tìm đến nhau nhanh nhất.
Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với 1 số biển báo thông thường.
- Cho học sinh nhắc lại.

- Học sinh quan sát kĩ 5 bức tranh.
- 5 học sinh gắn 5 tấm bìa vào tranh.
- 2 học sinh nhận xét, chia sẻ-> Hs dưới lớp tương tác.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh quan sát các hình –tháo luận N2 -> chia sẻ trước lớp.
*Dự kiến ND chia sẻ
+Xe đạp, xe ô tô, xe máy,
+Tàu hoả,
+Tàu thuỷ, thuyền buồm, ..
+Đường hàng không
- Học sinh thảo luận theo YC câu hỏi.
- Học sin

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_th.doc
Giáo án liên quan