Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

THỂ DỤC

TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” VÀ “BỎ KHĂN”

I/ MỤC TIÊU:

 -Giúp học sinh: Ôn 2 trò chơi: Vòng tròn và Bỏ khăn. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.

 - Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.

 - Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.

 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,.

II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:

 - Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

 - Phương tiện: Còi.

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

docx53 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc vần: ui/uy
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai (10 lần). Xem trước bài chính tả sau: Gà “tỉ tê” với gà

ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH, NƠI CÔNG CỘNG (T2)
I . MỤC TIÊU:
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công .Biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng 
 -Rèn cho học sinh kĩ năng ra quyết định.
3. Thái độ: Học sinh biết giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm và những nơi công khác.
 -Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát, ... 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Phiếu học tập, sách giáo khoa.
	- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành:
+Bạn đã làm những công việc gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- (...)
- Nhận xét chung. Tuyên dương học sinh có hành vi đúng.
- Giới thiệu bài mới, ghi tựa bài lên bảng.

- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.
- Quan sát và lắng nghe
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu: 
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công .Biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng 
- Giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm và những nơi công khác.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Báo cáo kết quả điều tra: Chia sẻ trước lớp 
- Yêu cầu lần lượt một số em lên báo cáo tình hình điều tra tình hình trật tự vệ sinh công cộng nơi em ở mà đã chuẩn bị ở nhà.
- Nhận xét tổng kết lại các ý kiến mà học sinh đã báo cáo. 
- Khen những em báo cáo tốt, đúng thực trạng 
Việc 2: TC Trò chơi: “Ai đúng ai sai” 
- GV kết hợp với TBHT tổ chức để học sinh chơi trò chơi.
- Yêu cầu các đội sau khi giáo viên đọc các ý kiến các đội phải xem xét ý kiến đó đúng hay sai và đưa ra tín hiệu trả lời.
- Mỗi ý kiến đúng được ghi 5 điểm. 
+ Người lớn mới phải giữ trật tự nơi công cộng.
+ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường.
+ Đi nhẹ, nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng.
+ Không được xả rác ra nơi công cộng.
+ Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim.
+ Bàn tán với nhau khi đang xem phim trong rạp
+ Bàn bạc trao đổi trong giờ kiểm tra.
Việc 3: Tập làm người hướng dẫn viên: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Là một người hướng dẫn viên, hướng dẫn khách vào tham quan bảo tàng lịch sử để dặn khách giữ trật tự vệ sinh em sẽ dặn khách tuân theo những điều gì?
- Yêu cầu lớp thảo luận trong 2 phút sau đó mời đại diện lên trả lời.
- Lắng nghe và nhận xét khen những em trả lời hay 
Khuyến khích bày tỏ ý kiến (đối tượng M1)

- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Dự kiến ND chia sẻ: 
+ Khu nhà văn hoá xã ở Đội 3 tình trạng bồn hoa giữa nhà văn hoá bị phá do trẻ em vào nghịch. Biện pháp là báo cáo với Ủy ban nhân dân xã 
+ Khu chợ Cốc tình trạng rác bỏ bừa bãi cách xử lí báo cáo lên ban quản lí chợ. 
- Lớp lắng nghe nhận xét bạn 
- Lần lượt một số em đại diện cho các đội lên tham gia trò chơi 
- Lớp lắng nghe nhận xét xem bạn trả lời như vậy có đúng không để bổ sung ý bạn.
- Lớp lắng nghe và thảo luận trong 2 phút.
- Cử đại diện lên trình bày:
 +Kính mời quí khách đến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh để giữ trật tự vệ sinh chung tôi xin nhắc nhở quí khách những vấn đề sau:
 + Không vứt rác bừa bãi ở viện bảo tàng. Không sờ tay vào hiện vật trưng bày 
 + Không nói chuyện làm ồn ào khi tham quan 

3.HĐ vận dụng: (2 phút)
- Giáo viên tổng kết bài, giáo dục học sinh ghi nhớ thực hiện theo bài học
- HS áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
+ Nêu những việc làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công công
4.HĐ sáng tạo (1 phút)
- Nghiêm túc thực hiện những việc cần làm phù hợp để giữ gìn vệ sinh lớp, trường học,...
- GD học sinh cùng gia đình và mọi người giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng: công viên, bài tắm,..
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về làm vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
 
 Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2020
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” VÀ “BỎ KHĂN”
I/ MỤC TIÊU:
 -Giúp học sinh: Ôn 2 trò chơi: Vòng tròn và Bỏ khăn. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.
 - Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
 - Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi. 
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,
- Học sinh chạy một vòng trên sân tập
- Thành vòng tròn, đi thường.bước Thôi
- Học sinh vừa đi vừa hít thở sâu
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước. 
- Giáo viên nhận xét.
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Trò chơi: Vòng tròn
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi
+Tổ chức cho HS chơi nháp -> chơi thật
+GV theo dõi, khuyến khích Hs nhút nhát tham gia chơi
- GV cùng HS đánh giá, tuyên dương
Việc 2: Trò chơi: Bỏ khăn
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi
Tổ chức cho HS chơi nháp -> chơi thật
+GV theo dõi, khuyến khích Hs nhút nhát tham gia chơi
- GV cùng HS đánh giá, tuyên dương
*Khích lệ HS cùng tham gia tích cực, an toàn
 III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát 
- Hệ thống lại bài học
- Yêu cầu nội dung về nhà ôn lại các động tác đã học.
4p
1 lần
26p
13p
13p
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV

TẬP ĐỌC:
GÀ “ TỈ TÊ” VỚI GÀ
I . MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung: Loài gà cũng có tình cảm với nhau: che chở, bảo vệ, yêu thương như con người
- Trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Chú ý các từ: Gõ mỏ, phát tín hiệu, dắt bầy con 
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, tranh minh họa.
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
 - TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Đàn gà con
- Bài hát nói về con gì?
- Giáo viên nhận xét. 
- Đúng rồi! Bài hát này nói về con gà. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài Gà “tỉ tê” với gà để xem gà nói gì với nhau.
- Học sinh hát tập thể
- Con gà
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: Gõ mỏ, phát tín hiệu, dắt bầy con 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở. 
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp
GV đọc mẫu cả bài .
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Đọc giọng tâm tình, chậm rải, ...
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Đọc đúng từ: Gõ mỏ, phát tín hiệu, dắt bầy con 
* Đọc từng đoạn :
- YC đọc từng đoạn trong nhóm
- Giảng từ mới: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
+ Đặt câu với từ : tỉ tê, hớn hở,..
 (HS M3, M4)
(Chú ý ngắt câu đúng: HS M1)
 - GV trợ giúp, hướng dẫn đọc những câu dài
 - Luyện câu:
+ Từ khi gà con đang nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu/ nũng níu đáp lời mẹ.//
 (Nhấn giọng ở các từ được gạch chân và từ:...)
* GV kết hợp HĐTQ tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp.
 - Đọc từng đoạn theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá.
* Cả lớp đọc
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2
 - Đọc hay: M3, M4
-Học sinh lắng nghe
-HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Luyện đọc đúng
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo nhóm kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời mẹ . 
+ Đoạn 2: Khi mẹ ... đến mồi đi.
+ Đoạn 3: Gà mẹ vừa bới ... nấp mau 
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
-*Dự kiến ND giải nghĩa từ và đặt câu:
+...
- Luyện đọc ngắt câu, cụm từ
- Đọc bài, chia sẻ cách đọc
- Đại diện nhóm thi đọc
-Thi đua giữa các nhóm
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- Đọc đồng thanh cả bài
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Loài gà cũng có tình cảm với nhau: che chở, bảo vệ, yêu thương như con người
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
* GV giao nhiệm vụ
*YC HS làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi => Tương tác trong nhóm
*TBHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
+ Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?
- Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào?
- Gà con đáp lại mẹ thế nào?
- Từ ngữ nào cho thấy gà con rất yêu mẹ?
- Gà mẹ báo cho con biết không có chuyện gì nguy hiểm bằng cách nào?
- Gọi một em bắt chước tiếng gà?
- Khi nào gà con lại chui ra?
+ Khích lệ trả lời (HS M1). Lưu ý cách diễn đạt ý (HS M3, M4)).
- Giáo viên rút nội dung.
-HS nhận nhiệm vụ
-Thực hiện theo sự điều hành của trưởng nhóm
+Tương tác, chia sẻ nội dung bài 
* Đại diện nhóm chia sẻ 
+ Các nhóm khác tương tác
+ HS đọc theo YC-> Lớp đọc thầm bài 
- Từ khi còn nằm trong trứng.
- Gõ mỏ lên vỏ trứng.
- Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại.
- Nũng nịu.
- Kêu đều đều “cúc ... cúc ... cúc”
- Cúc ... cúc ... cúc.
- Khi mẹ “cúc ... cúc ... cúc” đều.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Học sinh nhắc lại.
4. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 2
- Hướng dẫn cách đọc
- Cho các nhóm đọc bài.
- Cho HS thi đọc 
-Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2; Đọc nâng cao: M3, M4
-Lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu đọc bài 
- Các nhóm luyện đọc lại bài theo YC
- Đại diện một số nhóm thi đọc.
- HS bình chọn HS đọc tốt 
5. HĐ vận dụng, ứng dụng (2 phút)
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
=> Mỗi loài vật đều có tình cảm riêng giống như con người/ Gà cũng biết nói bằng thứ tiếng riêng của nó.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học: Loài gà cũng có tình cảm yêu thương đùm bọc như con người.
6. Hoạt động sáng tạo(2 phút)
- Đọc diễn cảm bài cho cả nhà cùng nghe. Tìm các văn bản có chủ đề trên để luyện đọc thêm.
- GD HS yêu quý, chăm sóc các con vật trong gia đình,...
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài.

....
TOÁN:
Tiết 83: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (Tiếp theo)
I . MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2 (cột 1,2), bài tập 3, bài tập 4.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số 
+Nội dung chơi: TBHT kết hợp GV đưa ra phép tính cộng hoặc trừ (các dạng đã học) để học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép cộng , phép trừ trong phạm vi 100 . Và đi tìm các thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (Tiếp theo)
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
*Cách tiến hành:
*GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trự giúp HS hạn chế
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1 (cột 1,2,3): Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2 (cột 1,2): Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- Ta bắt đầu tính từ đâu tới đâu?
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- Nhận xét chung
Bài 3: Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
- Bài toán yêu cầu làm gì? 
- Viết lên bảng x + 16 = 20 và hỏi:
+ x là gì trong phép cộng x + 16 = 20?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Mời học sinh chia sẻ kết quả của mình 
- Viết lên bảng x - 28 = 14 và hỏi:
+ x là gì trong phép trừ x - 28 = 14?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Cho HS tiếp tục chia sẻ
- Viết lên bảng 35 - x = 15 và hỏi:
+ x là gì trong phép trừ 35 - x = 15?
+ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- HS chia sẻ kết quả
- Nhận xét chung
 Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
µBài tập chờ:
Bài tập 3: Giáo viên đàm thoại với học sinh:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán có dạng gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập 5: Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó báo cáo với giáo viên.
-HS thực hiện theo YC của GV
+HS chia sẻ, tương tác:
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc kết quả 1 phép tính
- Theo dõi nhận xét bài bạn thống nhất KQ ( dự kiến)
a) 7 + 5 = 12 b) 16 – 8 = 8 
 5 + 7 = 12 14 – 7 = 7 (...)
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Đặt tính rồi tính.
- Hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục.
- Thực hiện từ phải sang trái.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả 
(Dự kiến KQ):
 36 100 100 45 
+36 - 75 - 2 + 45 
 72 25 98 90 
- Nhận xét bài của bạn
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Tìm x.
- x là số hạng chưa biết.
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Học sinh đọc kết quả:
 x + 16 = 20 
 x = 20 - 16 
 x = 4
- x là số bị trừ.
- Lấy hiệu cộng số trừ.
- Học sinh chia sẻ kết quả
 x - 28 = 14 
 x = 28 + 14 
 x = 42 
- x là số trừ.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- HS chia sẻ kết quả của mình
 35 - x = 15 
 x = 35 - 15
 x = 20 
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Anh cân nặng 50 kg. Em nhẹ hơn 16 kg.
- Em cân nặng bao nhiêu kg?
- Dạng toán ít hơn.
- Học sinh làm bài rồi báo cáo với giáo viên: 
Tóm tắt:
50 kg
16 kg
- Anh nặng: 
- Em nặng : 
 ? kg
Bài giải:
Em cân nặng là:
50 - 16 = 34 (kg)
 Đáp số: 34 kg
- Học sinh tự làm rồi báo cáo kết quả với giáo viên: Đáp án D
HĐ vận dụng: (2 phút)
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
-Về nhà tìm thêm một số dạng bài về 
 +Tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia? Tìm số trừ chưa biết khi biết hiệu và số bị trừ? Tìm số bị trừ chưa biết khi biết hiệu và số trừ?
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm lại các bài tập sai và ôn tập.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I . MỤC TIÊU:
- Kể tên những sinh hoạt dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
2. Kỹ năng: Học sinh biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-GV kết hợp cùng TBHT tổ chức T/C: “Hái hoa dân chủ”
- Nội dung chơi:
+ Hãy kể các thành viên trong nhà trường?
+ Hãy nêu công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học?
+ Em có thái độ như thế nào đối với các thành viên đó?
- Cả lớp, giáo viên theo dõi nhận xét.
- Giáo viên nói: Các em đã học và biết phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em biết cách “Phòng tránh ngã khi ở trường”.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
-HS tham ra chơi
+Hiệu trưởng, cô giáo,
+Dạy học,
+ Ra sức học tập tốt, lao động tốt, chăm ngoan,... 
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Học sinh có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Làm việc với sách giáo khoa.
*Mục tiêu: Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Làm việc theo cặp – Chia sẻ trước lớp
Bước 1: Động não.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường.
- Cả lớp, giáo viên theo dõi. Giáo viên ghi các ý kiến lên bảng lớp.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa trang 36, 37 theo gợi ý sau.
- Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình.
- Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Mời 1 số học sinh trình bày.
- Nêu hoạt động ở bức tranh 1?
- Nêu hoạt động ở bức tranh 2?
- Bức tranh 3 minh họa gì ?
- Bức tranh 4 vẽ gì?
- Trong các hoạt động trên hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
- Nên học tập những hoạt động nào?
- Giáo viên phân tích mức độ nguy hiểm ở mỗi hoạt động và kết luận.
=> Gv kết luận: Những hoạt động: chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên lầu,... là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác.
Việc 2: Thảo luận: Lựa chọn trò chơi bổ ích 
*Mục tiêu: Học sinh có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
*Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan