Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:

- Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa, biết được trời có gió hay không gió, gió nhẹ hay gió mạnh.

- HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.

2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng biết được trời có gió hay không gió, gió nhẹ hay gió mạnh. Từ đó biết bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa, khi có gió mạnh (bão).

3.Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức giữ an toàn khi đi dưới trời nắng, trời mưa, khi có gió mạnh (bão).

- GDBVMT.

4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực : - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên và con người.

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
---------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
THỜI TIẾT ( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:
Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa, biết được trời có gió hay không gió, gió nhẹ hay gió mạnh. 
 HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng biết được trời có gió hay không gió, gió nhẹ hay gió mạnh. Từ đó biết bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa, khi có gió mạnh (bão)...
3.Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức giữ an toàn khi đi dưới trời nắng, trời mưa, khi có gió mạnh (bão).
- GDBVMT.
4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực : - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên và con người.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV : Tranh phóng to SGK trang 62, 63, 66, 67.
 -Tranh sưu tầm về cảnh trời nắng, trời mưa.
-HS sưu tầm tranh về cảnh trời nắng, trời mưa mang đến lớp.
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A/ Học về trời nắng , trời mưa:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi: " Trời nắng, trời mưa ”.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách thực hiện: 
- GV cho HS hát. 
 - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS hát.
- HS lắng nghe nhắc lại đầu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới về: (25 phút)
* Mục tiêu: Kể tên những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Làm việc với những tranh ảnh về trời mưa, trời nắng.
Nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
Biết mô tả bầu trời và những đám mây.
Kết luận:
Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng. Mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu rọi mọi cảnh vật, đường phố khô ráo. 
- Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây mọi vật đều ở ngòai trời
- HS quan sát tranh mình sưu tầm và nêu lên 1 dấu hiệu của trời nắng, nói và chỉ vào tranh. 
- HS khác nhận xét. 
3. Hoạt động thực hành: (3 phút)
* Mục tiêu: HS có kĩ năng bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
a/ Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời mưa, trời nắng.
Tại sao khi đi dưới trời nắng, các bạn phải nhớ đội nón, mũ?
Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì?
Gọi vài em phát biểu.
* Kết luận:
Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để khhông bị ốm (nhức đầu, sổ mũi)
- Đi dưới trời mưa, phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt.
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước lớp
Mở SGK bài 30.
Thảo luận nhóm 4. Trả lời câu hỏi.
 Chia sẻ trước lớp.
B / Học về Gió: 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)
* Mục tiêu: Nhận xét và biết được trời có gió hay không gió, gió nhẹ hay gió mạnh. 
- HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
1 : Nhận biết về gió ( Áp dụng phương pháp : Bàn tay nặn bột ) 
+ Bước 1 : GV giao nhiệm vụ HS làm việc cá nhân: Em hãy nêu cảm nhận của mình để biết được khi nào thì trời có gió ? 
+ Bước 2: Gọi HS lên trình bày.
+ Bước 3 : Cho HS nêu ý kiến thắc mắc 
+ Bước 4 : Chọn phương án tối ưu nhất 
+ Bước 5 : Cho HS suy nghĩ cá nhân và giao nhiệm vụ : quan sát hình ảnh 2 lá cờ, 2 ngọn cỏ lau và trả lời câu hỏi :
? Hình nào cho biết trời đang có gió ? Vì sao em biết ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ : Nêu những gì em nhận thấy khi có gió thổi vào người ?
- Cho HS quan sát hình vẽ cậu bé đang cầm quạt và nêu cảm giác của cậu bé.
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV cho HS dùng quạt giấy, tự quạt và trả lời câu hỏi : Em cảm thấy thế nào khi được mình cầm quạt quạt vào người.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : 
- Khi trời lặng gió, cây cối đứng im.
- Gió nhẹ làm lá cây, ngọn cỏ lay động.
- Gió mạnh làm cho cành lá nghiêng ngả.
- Gió mạnh đến mức làm cho nhà cửa, cây cối bị đỗ gây thiệt hại về người và của gọi là bão.
* Khi có bão, em cần làm gì để giữ an toàn?
- GV : Khi có bão chúng ta cần ở trong nhà chắc chắn, không được đi ra ngoài. Phải đóng cửa sổ, che chắn nhà cửa, rút các nguồn điện tránh sấm sét hay cây cối đổ vào người vào nhà rất nguy hiểm...
- HS làm việc cá nhân.
- HS 1 : Khi lá cây lay động 
- HS2 : Thấy người mát mẻ, dễ chịu.
- HS 3 : Khi thấy cây cối nghiêng ngả 
? Có phải cứ trời có gió thì cây cối nghiêng ngả ? 
? Có phải cứ trời có gió sẽ làm cho cơ thể chúng ta mát mẻ ?
? Có phải lúc nào trời cũng có gió ? 
- Quan sát ngoài trời 
- Quan sát tranh , ảnh
- Quan sát SGK
- Quan sát SGK
- HS làm việc cá nhân. 
- ... mát mẻ, dễ chịu, ...
- ... mát
- Vài hs trình bày.
- HS tự dùng quạt giấy quạt vào mình, suy nghĩ và tự trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- HS tự liên hệ.
2. Hoạt động thực hành: (15 phút)
* Mục tiêu: HS có kĩ năng biết được trời có gió hay không gió, gió nhẹ hay gió mạnh. Từ đó biết bảo vệ sức khỏe khi đi khi có gió mạnh (bão)...
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
a : Quan sát ngoài trời
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau :
+ Cây lá ngoài sân trường có lay động không ? Từ đó em có kết luận gì ?
* Kết luận : 
- Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được khi đó có gió hay không có gió.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động vận dụng : ( 3 phút) 
- Khi đi dưới trời nắng em cần làm gì?
 - Khi đi dưới trời nắng em cần làm gì?
- Để môi trường không khí được trong lành không bị ô nhiễm, ko bị bão lũ xảy ra chúng ta không được chặt phá rừng và vứt rác bừa bãi, không xả khói nhà máy và khói các loại phương tiện giao thông bừa bãi; trồng cây gây rừng, chăm sóc và bảo vệ cây... 
 - Về ôn lại các kiến thức đã học về trời nắng, trời mưa và gió.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Trời nóng, trời rét.
- HS quan sát và trả lời.
- HS nghe.
Đội ô, nón, mũ, đeo khẩu trang và áo chống nắng...
Mặc áo mưa, che ô, tránh trú mưa...
----------------------------------------------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
(Ghép Bài 30: Trời nắng – trời mưa ; Bài 32: Gió 32. Bỏ trò chơi trang 63, 67)
---------------------------------------------------------- 
Kĩ năng sống
TIẾT 46: QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI THÂN
----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2020
Tiếng Việt: 
TIẾT 5, 6: VẦN / OAM/, /OAP/, / OĂM/, /OĂP/, /UYM/, /UYP/
( Thiết kế trang 246)
------------------------------------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
Toán 
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I..MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số.
2. Kĩ năng: - Vận dụng kĩ năng so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.
- HS làm bài tập 1, 2(a, b), 3(a, b), 4.
3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán.
4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép bài tập bài tập 1, 2(a, b), 3(a, b), 4.
- HS: Vở ô li toán, sách giáo khoa.
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi: “ Bắn tên”.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách tiến hành: - GV cho HS chơi, nhận xét trò chơi, chữa bài...
 - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS chơi
- HS nhắc lại đầu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút)
* Mục tiêu: Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
a. So sánh 62 và 65:
- Cho HS thao tác trên các thẻ que tính và các que tính để nhận ra có: - HS thao tác trên vật thật: 6 bó que tính, thêm 2 que tính (GV đính 6 bó que tính , thêm 2 que tính rời ) và cho HS thao tác trên que tính:
- Có bao nhiêu que tính?
- Tương tự với 6 chục và 5 que tính rời và hỏi: Có mấy que tính ?
- 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 62 và 65 có cùng giống nhau là có mấy chục?
- 2 so với 5 thì thế nào?
- Chốt:
+ Số 62 và 65 có cùng số chục là 6 nhưng 2 đơn vị bé hơn 5 đơn vị, nên ta có 62 62.
GV ghi bảng.
b. So sánh 63 và 58: - HS thao tác trên vật thật và HS so sánh số chục với số chục, vì 6 chục lớn hơn 5 chục, nên số 63 > 58 hay 58 < 63.
HS thao tác trên que tính theo yêu cầu của giáo viên. Chia sẻ trước lớp.
- Có 62 que tính.
- 65 que tính.
- 6 chục và 2 đơn vị.
- 6 chục và 5 đơn vị.
- Cùng có 6 chục.
- 2 bé hơn 5
- HS lặp lại.
HS thao tác trên que tính, theo yêu cầu của giáo viên. Chia sẻ trước lớp.
3. Hoạt động thực hành: (20 phút)
- HS làm bài tập 1, 2(a, b), 3(a, b), 4.
* Mục tiêu: Rèn HS kĩ năng biết so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu, làm cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Lưu ý HS so sánh hàng đơn chục, nếu hành chục bằng nhau thì so sánh đến hàng đơn vị....
* Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Bài 3 : Cho HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Bài 4: Cho HS làm vào vở
- HS chơi trò chơi: “ Ai nhanh hơn” .
- Cho HS đọc lại các số.
 Bài tập phát triển năng lực: 
- Cho HS làm vở, GV quan sát, nhận xét nhanh...
4. Hoạt động vận dụng: ( 2’)
- Trò chơi: “ Rung bảng vàng”
- Nhận xét, dặn dò.
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Điền dấu >, <, = : 
34 < 38 55 < 57 90 = 90
36 > 30 55 = 55 97 < 92
37 = 37 55 > 51 92 < 97
25 42
91
80
- Khoanh vào số lớn nhất: a) ; b) 
18
60
- Khoanh vào số bé nhất: a) ; b) 
- 1 HS lên bảng làm, chữa bài.
Viết các số 72, 38, 64 
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 38, 64, 72.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 72, 64, 38.
* Bài 5: Viết các số 92, 37, 68 
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 37, 68, 92.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 92, 68, 37.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------
 Thủ công
CẮT- DÁN HÌNH TAM GIÁC 
I/.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt và dán hình tam giác.
- Kẻ, cắt, dán được hình tam giác theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
- HS có thể đại trà: kẻ, cắt, dán được hình hình tam giác theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng trên giấy vở ô li. 
- HS khéo tay: kẻ và cắt dán được hình tam giác theo 2 cách. Đường cắt thẳng, hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt thêm được hình tam giác có kích thước khác.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện KN sử dụng kẻ, cắt, dán được tam giác thành thạo, nhanh.
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê yêu thích môn học. Rèn đôi tay khéo léo cho HS.
4. Góp phần hình thành và phát triển năng lực : 
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình tam giác mẫu dán trên giấy màu.
- HS : Giấy ô li, dụng cụ thủ công như kéo, hồ dán.
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS hát.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách chơi: HS hát
- GV cho HS HS hát, nhận xét...
 - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS hát.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)
* Mục tiêu: Biết cách kẻ, cắt và dán hình tam giác.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
 * Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Cho HS quan sát mẫu và gợi ý cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước lớp:
+ Hình tam giác có mấy cạnh?
+ Độ dài của các cạnh như thế nào?
* Hướng dẫn HS vẽ hình.
- GV vẽ mẫu và hướng dẫn HS vẽ hình có cạnh là 7 ô.
- Hướng dẫn HS kẻ hình chữ nhật đơn giản chỉ cần cắt 2 cạnh là lấy ra được hình tam giác.
-  3 cạnh.
-  không bằng nhau.
- HS thực hành trên giấy màu( theo cách các em tự chọn).
3. Hoạt động thực hành: (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Kẻ, cắt, dán được hình tam giác theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
 * Hướng dẫn HS kẻ và cắt trên giấy vở: 
- GV nhận xét, HD những em còn lúng túng.
- Cho HS hoàn thành và HD HS dán sản phẩm vào vở.
* Bài tập phát triển năng lực: :
- HS khéo tay: kẻ và cắt dán được hình tam giác theo 2 cách. Đường cắt thẳng, hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt thêm được hình tam giác có kích thước khác.
4. Hoạt động vận dụng: ( 2’)
- Học sinh nhắc lại cách cắt hình tam giác đơn giản. Em nào chưa hoàn thành về nhà hoàn thành nốt sản phẩm ở nhà.
- Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng học tập, kỹ thuật kẻ, cắt dán và đánh giá sản phẩm của học sinh.
 - Thu dọn vệ sinh.
 - Học sinh chuẩn bị giấy màu, có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài sau: Chuẩn bị cắt dán và trang trí ngôi nhà (tiết 1).
+ HS nhắc lại cách kẻ, cắt hình tam giác.
- HS thực hành trên giấy màu ( theo cách các em tự chọn) .
------------------------------------------------------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------------------
Vichtoria
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2020
Tiếng Việt:
TIẾT 7, 8: VẦN /OĂNG/, /OĂC/, / UÂNG/, / UÂC/
HOÀN THÀNH VIẾT CHỮ HOA.
( Thiết kế trang 246)
---------------------------------------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................------------------------------------------------------
Toán 
LUYỆN TẬP TRANG 144
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
2. Kĩ năng: - Vận dụng kĩ năng biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.
- HS làm bài tập 1, 2 (a, b), 3 ( cột a, b), 4
3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán.
4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép bài bài tập 2 (a, b), 3 ( cột a, b), 4.
- HS: Vở ô li toán, sách giáo khoa.
 2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi: “ Bắn tên”.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách chơi: - GV cho HS chơi, nhận xét trò chơi, chữa bài...
 - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS chơi
- HS nhắc lại đầu bài
2. Hoạt động thực hành: (29 phút)
- HS làm bài tập 1, 2 (a, b), 3 ( cột a, b), 4.
* Mục tiêu: Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Bài 1: Bài tập yêu cầu gì? 
- Cho HS đọc lại các số vừa viết.
- Bài tập yêu cầu viết số.
- HS làm cá nhân ra vở ô li, chia sẻ trước lớp.
a, 30, 13, 12, 20.
b, 70, 44, 96, 69.
c, 81, 10, 99, 48. 
* Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài
Cho HS phân tích mẫu: Số liền sau của 80 là số nào?
- Cho HS làm bài cá nhân và chia sẻ trước lớp.
- Muốn tìm số liền sau của 1 số, ta làm thế nào?
- Viết theo mẫu: - Số liền sau của 80 là 81.
- Số liền sau của 23 là 24.
- Số liền sau của 84 là 85.
- Số liền sau của 70 là 71.
- Số liền sau của 98 là 99.
- Muốn tìm số liền sau của 1 số, ta đếm thêm 1 số hoặc cộng thêm 1.
* Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu bài, làm.
HS chơi trò chơi: “ Bắn tên”
Điền dấu (>, < ,= ) 
a) 34 45
 78 > 69 81 < 82
 72 90
 62 = 62 61 < 63
- Từ so sánh rồi điền dấu
- HS nêu lại cách so sánh.
* Bài 4: Hướng dẫn HS làm theo mẫu
Số 87 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Cho HS làm và chữa bài.
 * Bài tập phát triển năng lực: 
- Cho HS làm vở, GV quan sát, nhận xét ...
3. Hoạt động vận dụng: ( 2’)
- HS thi đọc các số từ 1 đến 100.
4. Hoạt động sáng tạo: ( 1’)
- HS làm bài tập: Anh có 4 chục cái kẹo và 7 cái kẹo. Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
- GV cùng HS nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_25_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan