Giáo án tổng hợp Lớp 1 - Tuần 11 - Năm học 2014-2015

1. Kiểm tra bài cũ:

+ Gọi 3 học sinh đọc lại bảng cộng trừ trong phạm vi 5

+ Sửa bài tập 3 trên bảng lớp. ( 3 học sinh lên bảng )

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu số 0 trong phép trừ.

- Giáo viên giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng.

* Giới thiệu phép trừ ” Một số trừ đi chính nó”

a) Giới thiệu phép trừ: 1- 1 =0

- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán

- Gợi ý để học sinh nêu

- Giáo viên viết bảng: 1 – 1 = 0

- Gọi học sinh đọc lại

b) Giới thiệu phép trừ: 3 – 3 = 0

- Tiến hành tương tự như trên.

- Cho học sinh nhận xét 2 phép tính

 1 – 1 = 0

 3 – 3 = 0

* Giới thiệu phép trừ ” Một số trừ đi 0 “

 a) Giới thiệu phép trừ 4 – 0 = 4

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và nêu vấn đề

- Giáo viên nêu: “ 0 bớt hình nào là bớt 0 hình vuông “

- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu

- Giáo viên ghi: 4 – 0 = 4 Gọi học sinh đọc lại

b)Giới thiệu phép trừ : 5 – 0 = 5

 (Tiến hành như trên )

- Cho học sinh nhận xét: 4 - 0 = 4

 5 - 0 = 5

- Giáo viên nêu thêm 1 số bài tính:

 2 – 0 = ? 3 – 0 = ? 1 – 0 =?

Hoạt động 2: Thực hành bài 1, 2(1, 2)3.

- Cho học sinh mở SGK.

o Bài 1: Tính – học sinh tự tính và sửa bài

-Giáo viên nhận xét, sửa sai

o Bài 2: Củng cố quan hệ cộng trừ

- Cho học sinh nêu cách làm

- Học sinh làm tính miệng

o Bài 3: Điền phép tính thích hợp vào ô trống

- Nêu yêu cầu bài

- Cho học sinh quan sát tranh nêu bài toán và phép tính phù hợp

- Lưu ý học sinh đặt phép tính phải phù hợp với bài toán nêu ra

- Cho học sinh giải vào bảng con

4. Củng cố dặn dò:

- Hôm nay em vừa học bài gì ?

- 2 số giống nhau mà trừ nhau thì kết quả như thế nào ?

- Một số trừ đi 0 thì kết quả như thế nào ?

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 1 - Tuần 11 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
***
Tiết 5: Tự học: TV - CGD
VẦN /UƠ/
**********************************************
Buổi chiều
Tiết 1: Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kì 1
I.MỤC TIÊU :	
 	* Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học qua các bài : 
 - Em là học sinh lớp 1, Gon gàng sạch sẽ, Giữ gìn sách vở và đồ dùng day học, Gia đình em, Lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ.
 -Học sinh có thái độ yêu quý anh chị em của mình, chăm lo học hành.
 - Học sinh biết cư xử lễ phép ứng xử trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
II. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Giới thiệu bài 
2/ Tiến hành bài học :
- Em hãy kể lại những bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay ?
- Đối với người học sinh lớp 1 em có nhiệm vụ gì ? 
- Em đã làm tốt những diều đó chưa ? 
- Gọn gàng sạch sẽ có lợi gì ? 
- Trong lớp mình, em nào sạch sẽ ? 
- Sách vở và đồ dùng học tập là những vật nào ? 
- Giữ gìn sách vở có lợi như thế nào? 
-Gia đình là gì ? 
Các em có bổn phận gì đối với gia đình?
- Đối với anh chị em trong gia đình, em cần
 có thái độ cư xử như thế nào?
- Các em đã là việc gì thể hiện tình thương yêu anh chị, nhường nhị em nhỏ. 
3.Nhận xét - dăn dò :
- GV nhận xét, khen ngợi những em có hành vi tốt.
::mnmnmn
- Đã học qua các bài : Em là học sinh lớp 1, Gọn gàng sạch sẽ, Giữ gìn sách vở và đồ dùng day học, Gia đình em, Lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ 
 - Thực hiện đúng nội quy nhà trường như đi học đúng giờ trật tự trong giờ học, yêu quý thầy cô giáo, giữ gìn vệ sinh lớp học, vệ sinh các nhân. 
- Học sinh trả lời 
 -Có lợi cho sức khoẻ, được mọi người yêu mến.
 - Học sinh tự nêu. 
 - Sách GK, vở BT, bút, thướt kẻ, cặp sách. 
 - Giữ gìn sách vở giúp em học tập tốt hơn 
 - Là nơi em được cha mẹ và
những người trong gia đình yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo. 
 -Yêu quý gia đình, kính trọng lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ 
-Phải thương yêu chăm sóc anh chị em, biết lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, có như vậy gia đình mới hoà thuận, cha mẹ vui lòng 
- HS trả lời
**********************************************
Tiết 2: HĐ tập thể
TẶNG HOA CHÚC MỪNG THẦY, CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động nhằm :
- Giáo dục sự kính trọng, lòng biết ơn của HS đối với công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo. 
- Bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp của HS.
- Rèn kĩ năng tự nhận thức, tự xác định mục tiêu, bày tỏ, chia sẻ, hợp tác. 
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG -Tổ chức theo quy mô lớp 
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các bài viết chúc mừng các thầy, cô giáo
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV CN thông báo cho HS trong lớp về nội dung kế hoạch tổ chức từ tuần trước.
-Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc thi tìm hiểu về ngày 20/11
1. Hái hoa dân chủ : Người dẫn chương trình trực tiếp công bố đáp án mỗi câu hỏi, tình huống (đã được Ban tổ chức chuẩn bị trước) Cách tiến hành có thể là :
a. Tất cả các HS trong lớp đều phải tham gia một cách tự do (lên hái hoa dân chủ và trả lời câu hỏi)
b. Hình thức tham gia là các tổ. Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hoạt động dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình.
-Lựa chọn người dẫn chương trình(lớp trưởng và lớp phó)
2. Tặng hoa nói lời chúc với thầy cô.
Bước 2:Tiến hành
-Trang trí không gian lớp: Kê bàn ghế hình chữ U. Mỗi tổ đội ngồi 1 phía.
-Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, thông báo nội dung chương trình
-Thực hiện các phần của buổi lễ:
+ cá nhân hs 3 tổ lần lượt lên hái hoa trả lời câu hỏi cộng điểm cho tổ mình
+ Người dẫn chương trình lên điều khiển: lần lượt mời các cá nhân lên thực hiện phần bốc thăm trả lời câu hỏi của mình. 
+Nên tổ chức các hoạt động văn nghệ tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, hào hứng. 
+ Lần lượt lên tặng hoa hoặc nói lời chúc với thầy cô giáo.
Bước 3: tổng kết
-Buổi hái hoa kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.
**********************************************
Tiết 4: Mĩ thuật
VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ Ở ĐƯỜNG DIỀM 
 I/ MỤC TIÊU: 
 - HS tìm hiểu trang trí đường diềm đơn giản và bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của
 đường diềm. 
 - Biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm. 
 - Biết được vẻ đẹp của trang trí đường diềm. - HS KG: Vẽ được màu vào các hình vẽ ở đường diềm, tô màu kín hình, đều, không chờm ra ngoài hình. 
 II/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Các đồ vật có trang trí đường diềm. Bài vẽ đường diềm. 
 - HS: Vở tập vẽ, màu vẽ. 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
 - Giới thiệu các đồ vật và bài vẽ đường diềm đã chuẩn bị trước lớp kết hợp đặt câu hỏi: 
 + Đường diềm được vẽ ở vị trí nào của đồ vật?
 + Đường diềm được vẽ bằng hoạ tiết gì?
 + Hoạ tiết, màu sắc được vẽ như thế nào?
 - Kết luận hoạt động 1. Kết hợp chỉ mẫu. 
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ:
 - Giới thiệu tranh qui trình kết hợp thao tác vẽ. 
 - Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước. 
d/ Hoạt động 3: Thực hành:
 - Tổ chức cho HS thực hành. 
 - Theo dõi, giúp đỡ HS. 
e/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. 
 - Nêu các yêu cầu cần nhận xét. 
 - Cho HS chọn bài vẽ tốt. 
 - Kết luận, đánh giá, xếp loại từng sản phẩm. 
3/ Củng cố:
 - Cho HS nêu lại cách vẽ màu vào đường diềm. 
 - Liên hệ, giáo dục. 
4/ Nhận xét, dặn dò:
 Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. 
- Trưng bày dụng cụ học tập. 
- Quan sát, trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung. 
- Quan sát, theo dõi
- Quan sát, theo dõi. 
- Quan sát, nhận xét. 
- Thực hành vẽ. 
+ HS khá, giỏi vẽ được màu vào các hình vẽ ở đường diềm, tô màu kín hình, đều, không ra ngoài hình. 
- Quan sát, theo dõi. 
- Nhận xét, góp ý. 
- Cá nhân chọn. 
- 2 – 3 em nêu. 
-Lắng nghe rút kinh nghiệm. 
**********************************************
Thứ 3 ngày 18 tháng 11 năm 2014
Tiết 1+2 : TV - CGD
LUYỆN TẬP 
**********************************************
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP ( Trang60)
I. MỤC TIÊU: 
 - Làm được các phép tính trừ trong phạm vi các số đã học. 
 - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp. 
 - Nâng cao chất lượng môn toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bộ thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ 4 em đọc lại phép tính trừ trong phạm vi 5. 
5 5 5
2 3 1
+ 3 học sinh lên bảng: 5 - 2 - 1 = 
5 - 2 - 2 = 
 5 - 1 - 3 = 
+ Học sinh dưới lớp làm bảng con 
+ Nhận xét bài cũ. 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Củng cố bảng trừ trong phạm vi từ 3®5. 
- Đọc lại phép trừ trong phạm vi 5 
Hoạt động 2: Thực hành bài 1, 2(1, 3), 3(1, 3), 4
Bài 1: Tính theo cột dọc 
- Cho học sinh làm bài vào vở. 
Bài 2: Tính
- Nêu yêu cầu bài tính
- Nêu cách làm
- Cho học sinh tự làm bài và chữa bài 
Bài 3: So sánh phép tính 
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm 
- Giáo viên sửa bài trên bảng 
Bài 4: Có 2 bài tập 4a, 4b
- Cho học sinh nêu bài toán và ghi phép tính phù hợp. 
- Cho học sinh giải miệng. 
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-Giáo viên ghi phép tính
 5 – 1 = 4 + 
- Muốn thực hiện bài toán này em phải làm như thế nào ?
- Giáo viên gọi vài em đọc lại. 
 4. Củng cố dặn dò: 
- Em vừa học bài gì ? đọc lại bảng trừ phạm vi 5. 
- Dặn học sinh về ôn lại bài, học thuộc bảng cộng trừ phạm vi 5
-Chuẩn bị bài hôm sau
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương 
-Học sinh lặp lại đầu bài 
-5 em đọc - đt 1 lần
-Học sinh làm bảng con. 
-HS nêu cách làm, rồi làm bài và chữa bài. 
-Tính kết quả phép tính thứ nhất, lấy kết quả cộng (hay trừ) với số còn lại
-Vd: 5 trừ 2 bằng 3. Lấy 3 trừ 1 bằng 2
 5 – 2 – 1 = 2
- Tìm kết quả của phép tính, lấy kết quả vừa tìm được so sánh với số
 đã cho
- HS làm bài vào bảng con. 
- Mỗi dãy bàn làm 2 phép tính 
-4a)Có 5 con chim. Bay đi hết 2 con chim. Hỏi còn lại mấy con chim?
 5 – 2 = 3
-4b)Trên bến xe có 5 chiếc ô tô. 1 ô tô rời khỏi bến. Hỏi bến xe còn mấy ô tô?
 5 – 1 = 4
-Tìm kết quả của phép tính 
 5 – 1 = 4. 
 4 cộng với 0 bằng 4. Từ đó điền số 0 vào chỗ chấm. 
- 4 em 5 – 1 = 4 +0
**********************************************
Tiết 5: Tự học: TV - CGD
LUYỆN TẬP
**********************************************
Buổi chiều Tiết 1+ 2: TV - CGD
Vần có âm chính và âm cuối - mẫu 3 - /an/
**********************************************
Tiết 3: Tiếng Việt*: TV - CGD
Vần có âm chính và âm cuối - mẫu 3 - /an/
**********************************************
Tiết 4: Toán
SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ( Trang 61)
I. MỤC TIÊU: 
 Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ:
 - 0 là kết quả của phép tính trừ có 2 số bằng nhau, một số trừ đi 0 cho kết quả là chính số đó. 
 - Biết thực hiện phép trừ có số 0. 
 - Viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh SGK / 61 – Bộ thực hành toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 3 học sinh đọc lại bảng cộng trừ trong phạm vi 5 
+ Sửa bài tập 3 trên bảng lớp. ( 3 học sinh lên bảng )
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu số 0 trong phép trừ. 
- Giáo viên giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng. 
* Giới thiệu phép trừ ” Một số trừ đi chính nó”
a) Giới thiệu phép trừ: 1- 1 =0
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán 
- Gợi ý để học sinh nêu
- Giáo viên viết bảng: 1 – 1 = 0 
- Gọi học sinh đọc lại 
b) Giới thiệu phép trừ: 3 – 3 = 0 
- Tiến hành tương tự như trên. 
- Cho học sinh nhận xét 2 phép tính 
 1 – 1 = 0 
 3 – 3 = 0 
* Giới thiệu phép trừ ” Một số trừ đi 0 “
 a) Giới thiệu phép trừ 4 – 0 = 4 
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và nêu vấn đề 
- Giáo viên nêu: “ 0 bớt hình nào là bớt 0 hình vuông “
- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu 
- Giáo viên ghi: 4 – 0 = 4 Gọi học sinh đọc lại 
b)Giới thiệu phép trừ : 5 – 0 = 5
 (Tiến hành như trên )
- Cho học sinh nhận xét: 4 - 0 = 4 
 5 - 0 = 5 
- Giáo viên nêu thêm 1 số bài tính: 
 2 – 0 = ? 3 – 0 = ? 1 – 0 =? 
Hoạt động 2: Thực hành bài 1, 2(1, 2)3. 
- Cho học sinh mở SGK.
Bài 1: Tính – học sinh tự tính và sửa bài 
-Giáo viên nhận xét, sửa sai 
Bài 2: Củng cố quan hệ cộng trừ 
- Cho học sinh nêu cách làm 
- Học sinh làm tính miệng 
Bài 3: Điền phép tính thích hợp vào ô trống
- Nêu yêu cầu bài 
- Cho học sinh quan sát tranh nêu bài toán và phép tính phù hợp 
- Lưu ý học sinh đặt phép tính phải phù hợp với bài toán nêu ra 
- Cho học sinh giải vào bảng con
4. Củng cố dặn dò: 
- Hôm nay em vừa học bài gì ?
- 2 số giống nhau mà trừ nhau thì kết quả như thế nào ?
- Một số trừ đi 0 thì kết quả như thế nào ?
-Học sinh lặp lại đầu bài 
-Trong chuồng có 1 con vịt, 1 con vịt chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn mấy con vịt ?
- 1 con vịt bớt 1 con vịt còn 0 con vịt 
- 1 – 1 = 0 
- 10 em - Đt 
-Hai số giống nhau mà trừ nhau thì kết quả bằng 0 
-Một số trừ đi số đó thì bằng 0 
- Tất cả có 4 hình vuông, không bớt đi hình nào. Hỏi còn lại mấy hình vuông ?
- 4 Hình vuông bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông : 4- 0 = 4 
-5 em đọc - đt 
- Số nào trừ đi 0 thì bằng chính số đó 
- Học sinh mở SGK
- Học sinh làm tính miệng
- Học sinh tự làm bài và chữa bài. 
- Học sinh tự làm bài và chữa bài. Nhận xét để thấy mối quan hệ giữa phép cộng, trừ. 
-Trong chuồng có 3 con ngựa. Có 3 con ngựa ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con ngựa?
 3 – 3 = 0 
- Trong bể có 2 con cá. Người ta vớt ra khỏi bể 2 con cá, Hỏi trong bể còn lại mấy con cá ?
 2 – 2 = 0
 **********************************************
Thứ 4 ngày 19 tháng 11 năm 2014
Tiết 1+2: TV - CGD
VẦN /AT/
**********************************************
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP ( Trang 62)
I. MỤC TIÊU: 
 - Thực hiện được phép trừ 2 số bằng nhau, phép trừ 1 số đi 0 
 - biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học. 
 - Yêu thích, chăm học toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Bộ thực hành 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng : 
 5 + 0 = 3+ 2 + 0 = 4 – 0  4 + 0 
+ Giáo viên nhận xét bài cũ. 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Củng cố phép trừ 2 số bằng nhau và phép trừ 1 số đi 0. 
- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng 
 Giáo viên đặt câu hỏi ôn lại 1 số khái niệm 
- Một số cộng hay trừ với 0 thì cho kết quả như thế nào ? 
- 2 số giống nhau mà trừ nhau thì kết quả thế nào ? 
- Trong phép cộng nếu ta đổi chỗ các số thì kết quả thế nào ?
- Với 3 số 2, 5, 3 em lập được mấy phép tính
Hoạt động 2: Thực hành bài1 (1, 2, 3), 2, 
3(1, 2), 4(1, 2), 5(a)
- Cho học sinh mở SGK nêu yêu cầu của bài tập 
Bài 1: Tính rồi ghi kết quả 
- Cho học sinh nhận xét: 
 2 – 0 = 1 + 0 = 
 2 - 2 = 1 - 0 = 
Bài 2 : Tính rồi ghi kết quả theo cột dọc 
- Lưu ý học sinh viết số thẳng cột 
Bài 3: Tính: 2 – 1 – 1 = 
 4 – 2 – 2 = 
- Cho học sinh tự làm bài và sửa bài 
Bài 4: Diền dấu , = 
- Giáo viên sửa sai trên bảng lớp
Bài 5: Học sinh quan sát tranh nêu bài toán và phép tính thích hợp 
- Cho học sinh nêu theo suy nghĩ cá nhân 
- Giáo viên bổ sung hoàn thành bài toán 
- Cho học sinh giải trên bảng con 
 4. Củng cố dặn dò: 
- Hôm nay em học bài gì ?
- Nhận xét tiết học. - Tuyên dương học sinh hoạt động tốt 
- Học sinh lần lượt lặp lại đầu bài 
- Học sinh suy nghĩ trả lời 
-  kết quả bằng chính số đó 
-  kết quả bằng 0 
- kết quả không đổi 
- Học sinh lên bảng: 
 3 + 2 = 5 5 - 2 = 3 
 2 + 3 = 5 5 - 3 = 2
- Học sinh nêu cách làm bài 
- Học sinh tự làm bài và chữa bài 
- Nhận biết cộng trừ với 0. Số 0 là kết quả của phép trừ có 2 số giống nhau 
-Học sinh nêu cách làm bài 
-Tự làm bài và chữa bài 
-Học sinh nêu: Tìm kết quả của phép tính đầu lấy kết quả vừa tìm được cộng hay trừ với số còn lại 
-Học sinh tự nêu cách làm 
-Tự làm bài và chữa bài 
a) Nam có 4 quả bóng, dây đứt 4 quả bóng bay mất. Hỏi nam còn mấy quả bóng ? 4 – 4 = 0 
b) Có 3 con vịt. Cả 3 con vịt đều chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt ? 
 3 - 3 = 0 
**********************************************
Tiết 4:Toán*
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
 -Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
 -GD học sinh ý thức thích học môn Toán.
II. Đồ dùng dạy học:	
 -GV: Bảng phụ .
 -HS : Bộ đồ dùng học Toán lớp1, bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra các bài tiết trước chưa hoàn thành. GV Nhận xét.
 2. Bài mới:
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở VBT.
 Bài 1: (Nhóm1 ) HS làm vở BT TH.
 Hướng dẫn HS nối theo mẫu 
GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:(Nhóm2 )Cả lớp làm vào VBTTH
 Hướng dẫn HS nêu cách làm Điền dấu >, < =
GV nhận xét bài viết của HS.
 Bài 4: (Nhóm3 ).
HD HS nêu cách làm bài: 
Đội nào nêu nhiều bài toán và giải đúng phép tính ứng với bài toán, đội đó thắng.
GV nhận xét thi đua của hai đội.
 Củng cố, dặn dò:
 -Xem lại các bài tập đã làm.
 -Nhận xét tuyên dương.
-1HS đọc yêu cầu
3HS làm bài ở bảng lớp, HS ở dưới làm vào SGK rồi đổi phiếu để chữa bài.
- HS tự làm bài và chữa bài
HS đọc yêu cầu bài Viết phép tính thích hợp”.
HS nhìn tranh vẽ nêu từng bài toán rồi viết kết quả phép tính ứng với tình huống trong tranh.
HS làm bài, chữa bài.Đọc cácphép tính:
2 HS đại diện 2 đội lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
Lắng nghe.
**********************************************
Tiết 5: Tiếng Viết*: TV - CGD
VẦN /AT/
**********************************************
Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tiết 5: Toán LUYỆN TẬP CHUNG( Trang 63)
I. MỤC TIÊU: 
 - Thực hiện được phép trừ, phép cộng các số đã học. - Phép cộng một số với 0.
 - Phép trừ một số trừ đi 0, phép trừ hai số bằng nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh SGK, bộ thực hành. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 3 học sinh lên bảng: 
 3 + 0 = 3 – 0 = 3 – 3 = 
+ Học sinh nhận xét sửa bài trên bảng. 
+ Nhận xét bài cũ. 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: HD phép cộng trừ trong p/vi 5 
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bảng cộng trừ trong phạm vi 5. 
- Giáo viên nhận xét. 
Hoạtđộng2:Thựchànhbài1(b), 2(1, 2), 3(2, 3), 4. 
- Cho học sinh mở SGK nêu yêu cầu từng bài tập và tự làm bài 
Bài 1: Tính theo cột dọc 
a) Củng cố về bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học 
b) Củng cố về cộng trừ với 0. Trừ 2 số bằng nhau. 
Bài 2 : Tính. 
- Củng cố tính chất giao hoán trong phép cộng 
- Lưu ý học sinh viết số đều, rõ ràng 
Bài 3: So sánh phép tính, viết = 
- Cho học sinh nêu cách làm bài 
-Giáo viên sửa sai trên bảng lớp 
Bài 4: Viết phép tính thích hợp 
- Học sinh quan sát nêu bài toán và phép tính thích hợp 
- Cho học sinh ghi phép tính trên bảng con
 3. Củng cố dặn dò: 
- Hôm nay em học bài gì ? Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
- Học thuộc các bảng cộng trừ trong p/ vi 5
- Học sinh lần lượt đọc 10 em. 
- Học sinh nêu cách làm bài 
-Tự làm bài và sửa bài 
- Học sinh nêu cách làm bài 
- Học sinh tự làm bài, chữa bài 
-Tính kết quả của phép tính trước. Sau đó lấy kết quả so với số đã cho 
- Chú ý luôn so từ trái qua phải 
- Học sinh tự làm bài và chữa bài 
 a) Có 3 con chim, thêm 2 con chim. Hỏi có tất cả mấy con chim ?
 3 + 2 = 5 
b, Có 5 con chim. Bay đi 2 con chim. Hỏi còn lại mấy con chim 
 5 - 2 = 3 
**********************************************
Tiết 2 + 3: TV - CGD
VẦN /ÂN/
**********************************************
Tiết 4: Tự học: TV - CGD
VẦN /ÂN/
**********************************************
Tiết 5: Toán*
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số đi 0. 
 - Lập bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
 -GD HS thích học Toán.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ , bảng con.
III.Hoạt động dạy học: 
Kiểm tra bài cũ: Làm bài 
 2 HS viết bảng lớp cả lớp làm bảng con
GV Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Giới thiệu bài trực tiếp
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở VTH
 Bài 1: HS làm vở THT
 Hướng dẫn HS 
GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: .HS làm vở THT
HD HS viết :
 GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3:
 Hd HS nêu cách làm (chẳng hạn: 2-1=0 
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
Bài 4: .
Cho HS nhắc lại cách tính 
 3- 0 ; 2 -2 
4
0
Củng cố, dặn dò: 
 -Vừa học bài gì?
 -Xem lại các bài tập đã làm.
- Nhận xét tuyên dương.
Đọc yêu cầu bài1:” Điền số”.
HS làm bài. Đổi vở để chữa bài: HS đọc kết quả của phép tính.
-1HS đọc yêu cầu:”Điền số”.
3HS làm bài ở bảng lớp, cả lớp làm VTH rồi chữa bài, HS đọc bài vừa làm.
-1HS đọc yêu cầu bài 3:”Điền số thích hợp”.
HS tự làm bài và đổi chéo để chữa bài.
1HS nêu yêu cầu bài 4:”nối
HS tự làm bài rồi đọc KQ vừa làm được
HS làm bài, chữa bài.Đọc các phép tính
HS trả lời 
Lắng nghe. 
**********************************************
Tiết 6: SHL
Đánh giá tuần 11 - Phương hướng tuần 12
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập của lớp trong tuần
- Biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau.
II. Chuẩn bị:
- GV tổng hợp kết quả học tập.
- Bản kết quả tự kiểm tra giữa học kì, nhận xét.
- Xây dựng phương hướng tuần 12
III. Tiến hành
I. Đánh giá tuần 11
- Đọc bản kết quả tự kiểm tra giữa học kì, nhận xét cho học sinh nghe.
1- Ưu điểm:- HS đi học đầy đủ, không còn chậm so với giờ quy định.
- Vệ sinh lớp sạch sẽ, trang phục gọn gàng.
 - Ý thức học tập đã dần đi vào nền nếp.
2- Tồn tại:- Còn rụt rè khi phát biểu ý kiến, chưa chú ý học bài.
- 1 Số bạn viết còn chậm, chưa chú ý.
- Chưa biết nghe viết : Khang, Diệp, Lo Linh.
II. Phương hướng tuần 12:
+ Nêu chỉ tiêu phấn đấu:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Giúp bạn chưa biết đọc đọc được bài.
+ Cho học sinh giơ tay biểu quyết và hứa.
III- Tổng kết
- Cho cả lớp bình chọn HS ngoan và chăm học nhất trong tuần: Chi, Tu

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc