Giáo án Tổng hợp Khối Tiểu học - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Hoạt động ngoài giờ lên lớp (2A)

HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM

MÚA HÁT CÙNG BẠN BÈ

I. MỤC TIÊU

- Qua một số bài hát, HS nhận thức được những tình cảm của mình với bạn bè.

- Giáo dục học sinh biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

Một số bài hát thiếu nhi nói về tình cảm bạn bè

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Khởi động (5’)

- Cho lớp hát bài: Chào người bạn mới đến- Nhạc và lời: Lương Bằng Vinh

- Thầy thấy lớp chúng mình chọn bài hát rất ý nghĩa và hát cũng rất hay, thầy khen cả lớp (HS vỗ tay)

2. Khám phá (12’)

- Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3-4 em, sưu tầm những bài thơ, bài hát rồi đọc thơ hoặc hát ở nhóm những bài thơ, bài hát về chủ đề ca ngợi bạn bè.

- GV theo dõi các nhóm làm việc

3. Trải nghiệm (14’)

- Đại diện nhóm lên trình bày và thể hiện tình cảm của mình đối với bạn bè đồng thời thể hiện năng khiếu của mình trước lớp

- HS nhóm khác cùng GV nhận xét.

4. Tổng kết (4’)

- GV nhận xét chung tiết học.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối Tiểu học - Tuần 3 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết học
- Nhắc HS về ôn lại nội dung bài học.
___________________________________________
Đạo đức (3A)
GIỮ LỜI HỨA (tiết 1)
I MỤC TIÊU :
1. HS hiểu :
- Thế nào là giữ lời hứa.
- Vì sao phải giữ lời hứa.
 2. HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
 3. HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những với những người hay thất hứa . 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV hỏi :
- Em hãy nêu Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng ? Em đã thực hiện được điều nào ?
Hai em trả lời, giáo viên và cả lớp nhận xét, bổ sung và tuyên dương học sinh trả lời tốt.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc (9') 
* Mục tiêu : HS biết thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
* Cách tiến hành:
1. GV kể chuyện Chiếc vòng bạc vừa kể vừa cho HS xem tranh minh hoạ.
2. HS thảo luận các câu hỏi trong VBT cuối truyện.
3. HS tiếp trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét bổ sung
4. GV kết luận : 
 Tuy rất bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên giữ lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người cảm động và kính phục.
 Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 9') .
*Mục tiêu : HS biết được vì sao phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không giữ được lời 
hứa với người khác.
 * Cách tiến hành
Vài em đọc các tình huống của bài tập 2 trong VBT
HS thảo luận theo nhóm 4 người.
GV gọi đại diện tiếp nối trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
GV kết luận 
Hoạt động 3 : Tự liên hệ (9’) 
*Mục tiêu : HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
* Cách tiến hành
GV nêu yêu cầu liên hệ.
GV gọi HS tiếp nối liên hệ trước lớp
GV kết luận và khen ngợi những HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. Củng cố - dặn dò (2') 
- GV nhận xét tiết học.
- GV hướng dẫn HS thực hành : Thực hiện tốt việc giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
___________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp (3A)
HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
MÚA HÁT CÙNG BẠN BÈ
I. MỤC TIÊU
- Qua một số bài hát, HS nhận thức được những tình cảm của mình với bạn bè.
- Giáo dục học sinh biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
Một số bài hát thiếu nhi nói về tình cảm bạn bè
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Khởi động (5’)	
- Cho lớp hát bài: Chào người bạn mới đến- Nhạc và lời: Lương Bằng Vinh
- Thầy thấy lớp chúng mình chọn bài hát rất ý nghĩa và hát cũng rất hay, thầy khen cả lớp (HS vỗ tay)
2. Khám phá (12’)	
- Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3-4 em, sưu tầm những bài thơ, bài hát rồi đọc thơ hoặc hát ở nhóm những bài thơ, bài hát về chủ đề ca ngợi bạn bè.
- GV theo dõi các nhóm làm việc
3. Trải nghiệm (14’)
- Đại diện nhóm lên trình bày và thể hiện tình cảm của mình đối với bạn bè đồng thời thể hiện năng khiếu của mình trước lớp
- HS nhóm khác cùng GV nhận xét.
4. Tổng kết (4’)
- GV nhận xét chung tiết học.
_______________________________________
Buổi chiều 
Đạo đức (Lớp 5)
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
HS cần biết:
 - Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Bước đầu có khả năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
 - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
* Giáo dục kĩ năng sống :
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (Biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động: Khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa).
- Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Phiếu bài tập ( Hoạt động 2).
 - Bảng phụ. Thẻ màu dùng cho hđ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV hỏi :
Vì sao em là học sinh lớp Năm phải gương mẫu hơn so với các lớp khác ?
Em hãy nêu một số việc làm thể hiện mình là học sinh lớp 5 ?
Hai em trả lời, giáo viên và cả lớp nhận xét, bổ sung và tuyên dương học sinh trả lời tốt.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
 Hoạt động 1: Tìm hiểu “ Chuyện của bạn Đức” (8’)
- 1 HS đọc truyện – Cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 2:
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
+ Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó?
+ Sau khi gây chuyện Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm đó của 2 bạn đúng hay sai?
+ Khi gây chuyện Đức cảm thấy thế nào?
+ Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao lại làm như vậy?
 - GV nhận xét và chốt kiến thức.
 Hoạt động 2: Thế nào là người sống có trách nhiệm (BT1-SGK) (8’)
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ( Mẫu phiếu theo thiết kế Đạo đức trang 14).
 - HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
 GV hỏi : Điều gì sẽ xẩy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm?
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (7’)
 -GV nêu lần lượt từng ý kiến.
 - HS bày tỏ bàng cách giơ thẻ và giải thích.
 - GV nhận xét, kết luận:
 + Tán thành các ý (a , đ ); 
+ Không tán thành các ý (b, c, d).
3. Củng cố, dặn dò (4’)
 - Về nhà sưu tầm những câu chuyện, bài bài báo kể về những bạn có trách nhiệm với việc làm của mình.
 - Tìm hiểu xung quanh những tấm gương của một bạn mà em biết đã có trách nhiệm với việc mình làm.
___________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp (5)
CHỦ ĐIỂM VÒNG TAY BẠN BÈ:
 KẾT BẠN CÙNG TIẾN
I. MỤC TIÊU 
Thông qua việc “kết bạn cùng tiến”, giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp, ở trường 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Tranh ảnh về chủ đề tình bạn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3’)	
- GV giới thiệu nội dung, yêu cầu bài học
- Một số học sinh nhắc lại
2. Khám phá (12’)	
- HS nói trước lớp chọn bạn kết đôi với mình
- Cùng với bạn chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong năm học này và trình bày vào giấy, có trang trí
VD. Trong năm học ...
 Chúng tôi sẽ cùng nhau phấn đấu :.....
- GV cử 1 HS dẫn chương trình
3. Trải nghiệm (16’)
Ra mắt “ Đôi bạn cùng tiến”
- Giới thiệu chương trình
- Các đôi bạn cùng tiến trong lớp lần lượt tự giới thiệu trước lớp và nói về hướng phấn đấu, giúp đỡ nhau của mình.
- Bạn dẫn chương trình mời các bạn kể những câu chuyện về đôi bạn cùng tiến đã sưu tầm.
- Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ
4. Tổng kết (4’)
- Gv khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt
- Tổng kết, nhận xét tuyên dương, dặn dò.
__________________________________
Thể dục (2B)
QUAY TRÁI, QUAY PHẢI. 
TRÒ CHƠI: LỘI QUA ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết cách thực hiện quay phải, quay trái tương đối chính xác.
- Làm quen với trò chơi Lội qua đường. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tình.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN 
Học tại sân trường.
Kẻ sân chơi trò chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1-Phần mở đầu: (6p)
-HS tập hợp 2 hàng dọc
-GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
-HS chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
-HS đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2-Phần cơ bản: (20p)
-GV cho hs giải tán, sau đó hô tập hợp hàng dọc, dóng hàng,điểm số từ 1 đến hết.1-2 lần.
-Học quay phải,quay trái: Tập 4-5 lần.
-GV làm mẫu và giải thích động tác.
-Lần 1,2 hs làm chậm –gv theo dõi sữa sai.
Lần 2-3,4 hs luyện tập –gv theo dõi nhận xét.
-HS luyện tập theo nhóm-gv theo dõi chung.
-HS thực hiện trò chơi: Qua đường lội.
+ GV nêu tên trò chơi rồi hướng dẫn thực hiện.
+ HS chơi thử sau đó chính thức chơi.
3-Phần kết thúc: (7p)
-HS đứng tại chổ vỗ tay và hát.
-gv nhận xét tiết học.
________________________________________________________
Thứ Tư, ngày 7 tháng 10 năm2020
Buổi sáng
Thể dục (2B)
QUAY TRÁI, QUAY PHẢI. ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY TRÒ CHƠI: NHANH LÊN BẠN ƠI
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết thực hiện quay phải, quay trái, học động tác vươn thở và tay.
- Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN 
Học tại sân trường.
Kẻ sân chơi trò chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1-Phần mở đầu: (6p)
-Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc-gv phổ biến nd,yêu cầu giờ học.
-Khởi động:
2-Phần cơ bản: (20p)
-Quay phải,quay trái:
+ GV hô hs thực hiện 4 –5 lần quay phải quay trái.
+Xen kẻ giữa các lần gv sữa sai cho hs.
-Động tác vươn thở:
+Lần 1,2 gv nêu tên động tác,sau đó vừa giải thích vừa làm mẫu-hs theo dõi.
+Lần 3, 4 gv hô- hs thực hiện- gv sữa sai.
-Động tác tay( tương tự)
3-Phần kết thúc: (6p)
-HS cúi người thả lỏng cơ thể.
-GV nhận xét tiết học.
_____________________________________
Tiết đọc thư viện (Lớp 4)
ĐỌC CẶP ĐÔI
I. MỤC ĐÍCH.
- HS được tự do chọn bạn, chon sách để đọc;
- HS được GV hỗ trợ để chọn sách phù hợp với trình độ đọc.
- HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em.
- HS có thêm cơ hội tương tác trực tiếp với sách.
- Giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu
- Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc.
II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS 
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động 1. Giới thiệu: 2- 3 phút
- Sau khi đã ổn định chỗ ngồi cho học sinh, giáo viên có thể nhắc lại cho các em về nội quy thư viện.
(Phải giữ trật tự trong thư viện / Mượn sách phải có đôi bàn tay sạch/ Lấy sách nơi nào trả nơi ấy; không nên đùa giỡn trong thư viện/ không vẽ bậy lên sách.)
- Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia. Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cặp đôi.
Hoạt động 2. Đọc cặp đôi:
* Trước khi đọc: 5 - 6 phút.
	Ở hình thức đọc cặp đôi này, các em sẽ cùng đọc sách với bạn của mình. Các cặp đôi có thể chọn một quyển sách mà các em thích để ngồi đọc cùng nhau. Trong khi các em đọc, cô sẽ di chuyển xung quanh phòng và hỗ trợ các em. Nêu có từ nào, hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để cô đến giúp nhé
- Hướng dẫn học sinh chọn bạn để tao thành cặp đôi và ngồi gần với nhau. 	
Bây giờ chúng ta sẽ đứng lên và chọn bạn để tạo thành cặp đôi. Các em có thể chọn bạn ngồi cạnh mình, hoặc một người bạn mà các em thích đọc cùng. Sau khi chọn bạn, tạo thành một cặp rồi, các em hãy ngồi cạnh nhau. 
Dành 1-2 phút để học sinh chọn bạn và ngồi theo cặp đôi. Nếu có học sinh nào lẻ, cho học sinh chọn một nhóm để tạo thành nhóm 3.
- Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em. 
Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? 
(Màu xanh)
- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. 
(Để sách bên tay trái và mở sách bằng ngón tay trái và tay trỏ)
Gọi HS lên thực hành.
- Mời lần lượt 4-5 cặp đôi lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các cặp đôi hãy lên chọn một quyển sách mà các em muốn đọc cùng nhau! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có .. phút để đọc theo cặp đôi.
Mời 4-5 cặp đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 4-5 cặp lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả cặp đôi chọn được sách.
Nếu có cặp đôi nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các cặp đôi khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ các học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh.
* Trong khi đọc: 10- 20 phút
- Khi học sinh đang đọc, giáo viên di chuyển đến hỗ trợ học sinh để kiểm tra xem các cặp đôi có thực sự đang đọc cùng nhau không. Đảm bảo các cặp đôi ngồi cạnh nhau khi đọc, không ngồi đối diện nhau. Nhắc nhỏ học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
- Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em.
- Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn.
- Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần.
* Sau khi đọc: 6- 7 phút.
- Thời gian đọc cặp đôi đến đây là hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này chúng ta có thể đến thư viện mượn sách về nhà để tiếp tục đọc.
- Nhắc học sinh mang sách đến ngồi gần giáo viên một cách trật tự. Bây giờ các cặp đôi hãy mang theo sách và đến ngồi gần thầy/cô (trên sàn trong phòng thư viện)/ngồi trở lại bàn (ở lớp học).
- Mời 3-4 cặp đôi chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. Cặp đôi nào muốn chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc? Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng cặp đôi chia sẻ:
+ Các em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
+ Các em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao?
 + Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Điều gì các em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
+ Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?
+ Nếu các em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không?
+ Câu chuyện các em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làmcho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?
+ Các em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?
+ Theo các em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?
Sau khi mỗi nhóm chia sẻ xong. Cảm ơn các em vì đã chia sẻ về quyển sách của mình.
Nếu giáo viên tổ chức hoạt động mở rộng- viết và vẽ hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng rổ trả sách của từng kệ (trong thư viện) hoặc để lại trên bàn giáo viên (ở lớp học).
Bây giờ các em hãy mang sách lên trả lại vào đúng vị trí.
Hoạt động 3: Hoạt động mở rộng: Viết vẽ
a. Trước hoạt động
- Chia nhóm học sinh
- Giải thích hoạt động
- Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức: Vẽ, viết về nhân vật em yêu thích mà em vữa đọc trong truyện.
b. Trong hoạt động
- Di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
- Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh.
c. Sau hoạt động
- Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự.
- Mời 2-3 nhóm chia sẻ.
- Khen ngợi sự nỗ lực của học sinh trong phần này.
___________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp (2A)
HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
MÚA HÁT CÙNG BẠN BÈ
I. MỤC TIÊU
- Qua một số bài hát, HS nhận thức được những tình cảm của mình với bạn bè.
- Giáo dục học sinh biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
Một số bài hát thiếu nhi nói về tình cảm bạn bè
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Khởi động (5’)	
- Cho lớp hát bài: Chào người bạn mới đến- Nhạc và lời: Lương Bằng Vinh
- Thầy thấy lớp chúng mình chọn bài hát rất ý nghĩa và hát cũng rất hay, thầy khen cả lớp (HS vỗ tay)
2. Khám phá (12’)	
- Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3-4 em, sưu tầm những bài thơ, bài hát rồi đọc thơ hoặc hát ở nhóm những bài thơ, bài hát về chủ đề ca ngợi bạn bè.
- GV theo dõi các nhóm làm việc
3. Trải nghiệm (14’)
- Đại diện nhóm lên trình bày và thể hiện tình cảm của mình đối với bạn bè đồng thời thể hiện năng khiếu của mình trước lớp
- HS nhóm khác cùng GV nhận xét.
4. Tổng kết (4’)
- GV nhận xét chung tiết học.
____________________________________________________________
Thứ Năm, ngày 8 tháng 10 năm2020
Buổi sáng
Tự nhiên và xã hội (3B)
BỆNH LAO PHỔI
I. MỤC TIÊU 
- Biết cần tiêm phòng lao phổi, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi. 
- Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm thực hiện hành vi của bản thân trong việc phòng lây nhiễm bệnh lao từ người bệnh sang người không mắc bệnh . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các hình trong SGK trang 12 , 13
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm trả lời câu hỏi sau : Em hãy nêu cách phòng bệnh đường hô hấp ?
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học 
- Một số em nhắc lại.
2. Các hoạt động
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK (9’)
* Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
* Cách tiến hành :
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát các hình 1 , 2, 3, 3, 4 trang 12 SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau ( chủ yếu yêu cầu HS khá giỏi )
+ Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì ?
+ Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào ?
+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người lành sang người bệnh bằng con đường nào ?
+ Bệnh lao phổi gây tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh ?
Bước 2: GV gọi HS nêu kết quả quan sát được
Cả lớp và GVnhận xét chốt lại đáp án đúng
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (9’)
* Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 3 người
GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 13 SGK, kết hợp liên hệ với thực tế trả lời các câu hỏi sau :
+ Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi.
+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi.
+ Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ?
Bước2 : Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trả lời trước lớp
Cả lớp nhận xét bổ sung, rút ra kết luận.
* Kết luận : 
- Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra.
- Ngày nay, không chỉ có thuốc chữa khỏi bệnh lao phổi mà còn có thuốc tiêm phòng lao.
- Trẻ em được tiêm phòng lao có thể không mắc bệnh này trong suốt cuộc đời.
Hoạt động 3 : Đóng vai ( 8')
* Mục tiêu: 
- Nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời.
- Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị nếu bị bệnh. 
* Cách tiến hành :
Bước 1 : GV nêu 2 tình huống :
+ Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp em sẽ nói gì với bố mẹ em để bố mẹ đưa đi khám bệnh ?.
+ Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ ?
Bước 2: Trình diễn :
Đại diện nhóm lên trình diễn trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
3. Củng cố, dặn dò (3').
- Vài em đọc mục bạn cần biết ở cuối bài
- Nhận xét chung tiết học
___________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp (3B)
HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
MÚA HÁT CÙNG BẠN BÈ
I. MỤC TIÊU
- Qua một số bài hát, HS nhận thức được những tình cảm của mình với bạn bè.
- Giáo dục học sinh biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
Một số bài hát thiếu nhi nói về tình cảm bạn bè
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Khởi động (5’)	
- Cho lớp hát bài: Chào người bạn mới đến- Nhạc và lời: Lương Bằng Vinh
- Thầy thấy lớp chúng mình chọn bài hát rất ý nghĩa và hát cũng rất hay, thầy khen cả lớp (HS vỗ tay)
2. Khám phá (12’)	
- Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3-4 em, sưu tầm những bài thơ, bài hát rồi đọc thơ hoặc hát ở nhóm những bài thơ, bài hát về chủ đề ca ngợi bạn bè.
- GV theo dõi các nhóm làm việc
3. Trải nghiệm (14’)
- Đại diện nhóm lên trình bày và thể hiện tình cảm của mình đối với bạn bè đồng thời thể hiện năng khiếu của mình trước lớp
- HS nhóm khác cùng GV nhận xét.
4. Tổng kết (4’)
- GV nhận xét chung tiết học.
Buổi chiều
Hoạt động ngoài giờ lên lớp (2B)
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CÂU HỎI THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU 
- Thấy rõ tầm quan trọng của câu hỏi và có kĩ năng đặt câu hỏi hiệu quả
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Một số tranh ảnh trong tài liệu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tầm quan trọng của câu hỏi ? (12’)
- HS đọc truyện Câu hỏi hay nhất
- HS thảo luận :
+ Vì sao Bi được cô giáo khen ?
+ Các em học được gì từ Bi ?
- Rút bài học : Em muốn học giỏi thì phải hỏi nhiều, hỏi ngay những điều em chưa hiểu ?
- HS thảo luận : Câu hỏi giúp gì cho em trong cuộc sống ?
+ HS trả lời : hiểu biết, lớn nhanh, ...
 Hoạt động 2 : Cách đặt câu hỏi (13’)
- HS thảo luận : Em đặt câu hỏi trong những trường hợp nào ?
- H

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_tieu_hoc_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan