Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 6

I. MỤC TIÊU:

 - Nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá cây.

 - Biết cách vẽ và trang trí hoa, lá.

 - Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.

 -Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

1. Phương pháp:

 - Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.

2. Hình thức tổ chức:

 - Hoạt động cá nhân

 - Hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.

1. Giáo viên:

 - Sách dạy, học mĩ thuật lớp 1

 - Tranh ảnh hoa, lá các loại

 - Sản phẩm của HS.

2. Học sinh:

 - Sách học mĩ thuật 1

 - Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, CD hỏng, đĩa giấy .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng

2. Khởi động: (2 phút)

3. Bài học:

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 1
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 6: ÔNG MẶT TRỜI VUI TÍNH 	
(2 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau
I. MỤC TIÊU: 
	- Nhận ra và nêu được hình dạng và màu sắc của mặt trời.
	- Phát huy được trí tưởng tượng trong quá trình thể hiện hình ảnh để vẽ mặt trời và vẽ màu theo ý thích.
	- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:
	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 1
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:
	- Sách học mĩ thuật 1
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, CD hỏng, đĩa giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
	Cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời” 
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh mặt trời trong hình 6.1 và trả lời câu hỏi.
+ Hình dáng màu sắc của mặt trời như thế nào.
+ Hình ảnh, màu sắc của thiên nhiên xung quanh mặt trời như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về:
+ Các đường nét, hình vẽ có trong mỗi bức tranh?
+ Sự khác nhau của các hình vẽ và màu sắc?
+ Cách thể hiện khuôn mặt vui vẻ, ngộ nghĩnh của mặt trời?
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời
- Học sinh quan sát hình 6.2
- Nhận xét theo nội dung hình.
Hoạt động 2: Cách thực hiện:
- Giáo viên cho học sinh tham khảo các bước vẽ mặt trời trong hình 6.3.
- Giáo viên hướng dẫn các bước vẽ 
- GV chốt: Để vẽ mặt trời, em có thể tưởng tượng mặt trời với nét mặt vui vẻ, ngộ nghĩnh.
- Em có thể vẽ các hình ảnh rồi trang trí bằng các nét đậm, nét nhạt hoặc vẽ màu.
- Em vẽ màu theo ý thích nhưng cần chí ý đậm, nhạt để bài vẽ sinh động.
- GV cho học sinh tham khảo một số bức tranh vẽ mặt trời trong hình 6.4
- Giới thiệu cách tạo hình mặt trời từ vật tìm được: Đĩa CD, giấy màu
- Học sinh quan sát các bước vẽ.
- HS nhắc lại các bước vẽ.
- Cách trang trí.
- HS quan sát để có thêm ý tưởng tạo sản phẩm.
Hoạt động 3: Thực hành
* Thực hiện cá nhân:
- HS vẽ tranh có ông mặt trời theo ý thích.
- GV gợi ý hướng dẫn:
+ Hình ảnh
+ Màu sắc 
* Thực hiện theo nhóm:
- Tạo hình mặt trời và các hình ảnh phù hợp với chủ đề
- HS thực hành cá nhân.
- HS dùng CD hoặc đĩa giấy và giấy màu tạo hình Ông mặt trời.
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS tự đánh giá SP của mình theo 2 mức độ.
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
* HĐ nối tiếp:
- GV cho học sinh tham khảo hình 6.6 cách tạo hình ông mặt trời.
- Chuẩn bị bài học sau.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Đại diện nhóm giới thiệu chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 2
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU 
(3 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau
I. MỤC TIÊU: 
	- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá cây.
	- Biết cách vẽ và trang trí hoa, lá.
	- Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.
	-Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:
	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 1
	- Tranh ảnh hoa, lá các loại
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:
	- Sách học mĩ thuật 1
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, CD hỏng, đĩa giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu
-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu về hoa, lá trong tự nhiên:
-Lá cây gồm những bộ phận nào? Hình dáng như thế nào?
-Hoa có những bộ phận nào? Màu sắc như thế nào?
-HS quan sát và trả lời:
- Lá có các bộ phận: phiến lá, gân lá, cuống lá. Có lá đơn, lá kép. Hình dáng khác nhau.
- Nhụy hoa, cánh hoa, đài hoa, cuống hoa. Hoa có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Cách thực hiện
Tìm hiểu cách vẽ lá cây.
GV minh họa cách vẽ hoa, lá.
-Vẽ phác dáng chung của hoa, lá.
-Vẽ thêm các bộ phận chi tiết: cuống lá, gân lá.
-Trang trí thêm và vẽ màu.
-Vẽ hình hoa, lá bằng những nét cong.
- Vẽ các bộ phận của hoa, lá (cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa, đài hoa, cuống hoa, thân lá, gân lá, cuống lá).
-Vẽ thêm nét trang trí trên hoa, lá và vẽ màu.
Hoạt động 3: Thực hành
- Hoạt động cá nhân:
Yêu cầu HS vẽ và trang trí hoa, lá theo ý thích vào giấy (có thể vẽ nhiều loại hoa, lá trên cùng một tờ giấy).
- Hoạt động nhóm:
Yêu cầu HS cắt rời hình hoa, lá vừa vẽ sắp xếp vào tờ giấy khổ lớn thêm chi tiết để tạo thành bức tranh chung của nhóm.
- Trang trí thêm cho bức tranh sinh động.
- HS vẽ và trang trí hoa, lá theo ý thích.
Cắt rời hình hoa, lá ra khỏi tờ giấy.
- HS làm việc theo nhóm dáng hoa, lá, sắp xếp thành bức tranh của nhóm.
- Vẽ thêm hình ảnh chi tiết phù hợp.
Hoạt động 4: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
*Đánh giá:
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
- Vận dụng sáng tạo: Gợi ý cho HS về nhà cắt dán hoa, lá trang trí khung tranh, bưu thiếp. 
* Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi HS tích cực.
*HĐ nối tiếp:
- Về nhà quan sát các con vật quen thuộc. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
- HS giới thiệu chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
- HS tự đánh giá.
- HS về nhà trang trí theo gợi ý của GV
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 3
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 6: BỐN MÙA
(3 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm ( xuân, hạ, thu, đông).
- Bước đầu biết sử dụng màu nóng, màu lạnh và vẽ được bức tranh các mùa trong năm.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Giáo viên: - Hình ảnh đặc trưng của các mùa trong năm.
 - Tranh vẽ về các mùa trong năm.
 - Giấy vẽ, màu vẽ, kéo.
2. Học sinh: - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, giấy bìa, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các mùa trong năm
 - Cho HS quan sát những hình ảnh đặc trưng của các mùa trong năm. Đặt câu hỏi:
+ Em nhận ra những mùa nào trong các bức ảnh?
+ Mỗi mùa có những nét đặc trưng gì? 
( Ví dụ: Về thời tiết, cây cối, con người )
- GV chốt ý: đặc trưng từng mùa
- Cho HS quan sát hình 6.2/sgk tr30 và tìm hiểu:
 + Bức tranh nào diễn tả cảnh mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông? 
 + Hình ảnh chính trong tranh là gì? Hình ảnh phụ là gì?
 + Hình ảnh chính được đặt ở vị trí nào trong tranh? Hình ảnh phụ được đặt ở đâu?
+ Màu sắc trong tranh mang lại cảm xúc gì?
- GV chốt ý, nêu gam màu đặc trưng của từng mùa
- HS quan sát, trả lời câu hỏi
+ Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
+ Mùa xuân: thời tiết ấm áp, cây cối xanh tươi, mọi người thường ăn mặc đẹpmùa hạ trời nóng nực, hoa phượng nở đỏ thắm.
- HS quan sát hình 6.2/sgk và tìm hiểu.
+ Tranh 1: mùa xuân. Tranh 2: mùa hạ. Tranh 3: mùa đông. Tranh 4: mùa thu.
+ Hình ảnh chính đặt ở chính giữa tranh, chiếm diện tích nhiều nhất trong tranh. Hình ảnh phụ đặt xung quanh, nhỏ hơn hình chính.
+ Màu nóng như đỏ, vàng, cam mang lại cảm giác sôi nổi, ấm ápmàu lạnh như xanh, tím mang lại cảm giác mát mẻ, yên bình
 Hoạt động 2: Cách thực hiện
- GV cho HS quan sát hình 6.3a và 6.3b, nêu cách thực hiện bức tranh theo nhóm:
+ Chọn chủ đề 
+ Cách thể hiện
+ Tạo kho hình ảnh theo nội dung chủ đề
+ Sắp xếp hình ảnh thành bức tranh tập thể.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh thêm sinh động.
- Cho HS quan sát hình 6.4 để tìm thêm ý tưởng.
- HS quan sát hình 6.3a và 6.3b
+ Tranh vẽ cảnh mùa hè, mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
- Vẽ, xé, cắt dán, gắn thêm các hình ảnh khác.
- HS quan sát hình 6.4
Hoạt động 3: Thực hành
* GV cho HS ngồi theo nhóm, hoạt động cá nhân 
- GV nêu lại chủ đề bài học, hướng cho các em lựa chọn chủ đề và cách thực hiện: 
Có thể vẽ trên giấy rồi xé tạo nhân vật cho riêng mình; hoặc có thể tạo hình bằng giấy màu, vải, đất nặn, các vật liệu khác
- GV cho HS các nhóm hoạt động cá nhân
+ Tạo hình ảnh
+ Tách các hình ảnh khỏi tờ giấy ban đầu.
* Cho HS hoạt động theo nhóm
- Từ hình tượng độc lập, sắp xếp hình ảnh thành bức tranh tập thể
- Cho HS các nhóm vẽ hoặc gắn thêm hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh thêm sinh động.
- Vẽ màu phù hợp với nội dung tranh
- Cùng bạn trưng bày tác phẩm của nhóm mình
- HS ngồi theo nhóm
- HS nêu lại chủ đề bài học và bàn bạc lựa chọn cách thực hiện
- HS hoạt động cá nhân
- HS cùng nhau sắp xếp các hình ảnh tạo thành bức tranh.
- HS thêm hình ảnh cho tranh
- Vẽ màu 
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày tác phẩm
- GV nêu câu hỏi gợi ý: 
+ Tác phẩm của các bạn nói về câu chuyện gì?
+ Những hình ảnh trong tác phẩm thể hiện điều gì?
+ Hình ảnh trong tác phẩm của bạn thể hiện mùa nào trong năm?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính của tác phẩm?
- Yêu cầu đại diện các nhóm giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm.
*Đánh giá
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp
-Cho HS tự đánh giá, ghi nhận xét,đánh giá của GV
* Củng cố: 
- Cho HS nêu lại cách thực hiện bức tranh tập thể.
*HĐ nối tiếp: 
- Vẽ một bức tranh về một mùa trong năm mà em thích, và sử dụng sắc màu nóng, lạnh, đậm, nhạt để làm nổi bật nội dung chủ đề
- Chuẩn bị bài sau: chủ đề Lễ hội quê em.
- HS trưng bày tác phẩm của nhóm mình.
- HS dựa vào các câu hỏi gợi ý và giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
- Đại diện nhóm nhận xét về sản phẩm của nhóm mình
- Đại diện các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn. 
- HS tự đánh giá và ghi lời đánh giá, nhận xét của cô giáo.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 4
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 6: NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN 
(3 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau
I. MỤC TIÊU: 
 - Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề: “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân”.
- Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhón mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên: - SGK Mĩ Thuật 4
	- Tranh ảnh, sản phẩm về chủ đề ngày tết, lể hội và mùa xuân.
2. Học sinh: - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, giấy bìa, kéo, SGK Mĩ thuật 4, đất nặn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
-GV yều cầu học sinh quan sát hình 6.1 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì? Đó là những hoạt động nào? Diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Không khí , cảnh vật, màu sắc trong hình ảnh thế nào?
+ Em hãy kể tên một số lể hội mà em biết.
+ Em hãy kể tên một số hoạt động khác trong dịp tết cổ truyền của dân tộc?
- Em yêu thích hoạt động nào trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
-GV yều cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV nhận xét và tóm tắt.
-GV yều cầu HS quan sát hình 6.2 SGK.
+ Em thích sản phẩm tạo hình nào nhất? Đó là hoạt động gì của lễ hội ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình anh phụ trong mỗi sản phẩm?
+ Hình ảnh phụ có phù hợp với hình ảnh chính không?
+ Sản phẩm em thích được tạo từ chất liệu gì? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?
-GV yều cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV nhận xét và tóm tắt lại.
- Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm trình bày và nhận xét.
- Trả lời theo ý thích.
- Quan sát hình và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu các hình thức về chất liệu sản phẩm về chủ đề “ Ngày tết, lể hội và mùa xuân”.
- Các nhóm trình bày và nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- Hướng dẫn HS tìm cách thể hiện chủ đề.
- Yêu cầu quan sát hình 6.3 SGK để tìm hiểu cách tạo hình sản phẩm (vẽ, xé dán) với chủ đề “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân”.
- Thực hiện theo nội dung các hoạt động, nhân vật, bối cảnh, các hình ảnh khác.
- Tìm hiểu cách thực hiện
Hoạt động 3: Thực hành:
* Hoạt động cá nhân:
-Yêu cầu học sinh vẽ, xé dán hoặc nặn tạo hình từ vật tìm được theo nội dung đã chọn.
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở:
+ Em chọn nội dung nào?
+ Nêu hình ảnh chính, phụ của nội dung mà em thể hiện.
+Em định chọn vật liệu gì để thể hiện?
* Hoạt động nhóm:
- Yêu cầu các nhóm:
+ Thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung đề tài.
+ Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh
+ Chỉnh sửa và sắp xếp dáng người phù hợp với nội dung đề tài.
+ Thêm chi tiết tạo không gian cho sản phẩm.
- Cá nhân thực hành
- Trả lời câu hỏi
- Nhóm thực hành
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
-GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và chia sẻ về sản phẩm.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi nhóm có sản phẩm đẹp, học sinh tích cực.
*HĐ nối tiếp
- Dọn dẹp lớp học. Chuẩn bị bài sau.
- Cả nhóm trình bày
- Chia sẻ về sản phẩm của nhóm.
Lớp 5
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 6: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM
(2 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được một số hoạt động cơ bản của bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên: - SGK Mĩ Thuật 4
	- Tranh ảnh, sản phẩm về chủ đề ngày tết, lể hội và mùa xuân.
2. Học sinh: - SGK Mĩ thuật 5, giấy vẽ, giấy màu, bìa, bút chì, màu vẽ, keo dán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Quan sát hình 6.1, thảo luận nhóm để tìm hiểu về quân đội:
+ Các quân chủng?
+ Trang phục riêng?
+ Màu sắc?
+ Hoạt động của quân đội?
- Quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về hình thức tạo hình và nội dung, chất liệu, màu sắc, hình ảnh chính, hình ảnh phụ của các sản phẩm.
- Quan sát hình 6.1 để trả lời:
+ Quân chủng: Lục quân màu xanh lá cây; Không quân màu xanh da trời; Hải quân màu trắng.
+ Hoạt động: lao động, luyện tập, canh gác, chiến đấu, hoạt động cùng nhân dân, thiếu nhi..
- Quan sát và trả lời:
+ Nội dung: bộ đội
+ Hình thức: Vẽ
+ Chất liệu: Màu nước
+ Hình ảnh chính: con người
+ Hình ảnh phụ: thuyền, nước, nhà, cây
Hoạt động 2: Cách thực hiện
- Quan sát hình 6.3 để nhận biết cách thực hiện bức tranh chú bộ đội.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- Gv hướng dẫn (ghi nhớ SGK/32)
- Nêu cách thực hiện ở phần ghi nhớ.
- Đọc phần ghi nhớ ở SGK, quan sát hình 6.4 để tham khảo các bức tranh để có thêm ý tưởng tạo ra sản phẩm của nhóm.
Hoạt động 3: Thực hành
- Lựa chọn nội dung, hình thức để thể hiện sản phẩm theo nhóm.
- Theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hiện,
- Thực hành theo nhóm.
Hoạt động 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm bạn.
- Cho HS đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi nhóm HS tích cực.
* HĐ nối tiếp:
- Tạo sản phẩm chú bộ đội bằng các chất liệu khác như đất nặn, giấy màu, dây thép, giấy bồi, các vật liệu dễ tìm khác.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trưng bày và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình.
- HS nhận xét về sản phẩm của các nhóm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chu_de_mon_my_thuat_cap_tieu_hoc_chu_de_6.doc