Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 15 Năm học 2015-2016

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Chia hết và có dư).

 - Vận dụng làm tốt các bài tập có liên quan theo yêu cầu.

- Có ý thức cần cù chăm chỉ học tập.

II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3.

 - HS: Bảng con, vở nháp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp BT1 trang 71. (2 phép tính cuối cột a, b). Khi chữa bài HS nhắc lại cách tính.

- HS- Gv nhận xét.-> GV củng cố cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 15 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: gọi điện, truy cập Internet, cung cấp mạng Internet,
Hoạt động truyền hình
Hoạt động truyền thanh
- Gv đưa ra các ‎ y kiến HS bày tỏ trước lớp việc làm đó là đúng hay là sai và giải thích lí do. - > Lớp- Gv nhận xét
GV chốt: 
Các hoạt động thông tin liên lạc :
Bưu điện, đài truyền hình, đài phát thanhlà những cơ quan thông tin liên lạc làm nhiệm vụ nhận, chuyển, phát tin tức, thư tín, bưu phẩm,giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
3. Củng cố – Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- Nêu ích lợi của các hoạt động thông tin.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương, 
 Ngày soạn : 26/ 11/2015
 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2015
CHIỀU
Tiết 1:	TOÁN*
LUYỆN TẬP BẢNG CHIA 9
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Thuộc bảng chia 9 và vận dụng bảng chia 9 trong tính toán và giải bài toán có phép chia 9.
- HS vận dụng kiến thức làm BT	
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Vở toán.
 - GV: SGK, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 – 3 HS đọc thuộc bảng nhân 9. 
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Thực hành
*Bài 1: Tính nhẩm: 
18 : 9 = 27 : 9 = 63 : 9 = 54 : 9 = 
45 : 5 =	 72 : 9 = 81 : 9 = 0 : 9 =
90 : 9 = 36 : 9 = 9 : 9 = 9 : 0 =
9 x 5 = 9 x 7 = 9 x 8 = 9 x 4 = 
- HS lần lượt nêu cách viết đúng của phép tính.
- GV củng cố cho HS bảng nhân 9.
*Bài 2: Tìm x:
 a. X x 9 = 63 b. X x 8 = 72 	7 x X = 49 
- HS đọc yêu cầu BT. -> HS nhắc lại cách tìm thừa số, số chia.
- GV hd HS cách trình bày.
- HS tự làm bài vào vở( GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài).
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 3: Có 90 kg gạo, chia đều 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS phân tích bài toán. HS lên bảng giải BT. HS dưới lớp làm vào vở.
- HS, GV nhận xét, chữa bài..
3. Củng cố- Dặn dò: 
- HS đọc thuộc lòng bảng chia 9.
- HS nhắc lại cách tìm thừa số, số chia.
- GV nhận xét, dặn dò HS.
Tiết 2:	TOÁN *
ÔN LUYỆN: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: STK 
	 - HS: Bảng con, phấn, vở viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh thực hiện 1 số phép chia:
 86 : 4 84 : 7 
- HS, GV nhận xét.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1: Đặt tính rồi tính 
 45 : 3 96 : 4 98 : 7 84 : 6
- HS đọc yêu cầu BT. Bài gồm mấy yêu câu( đặt tính- tính)
- HS nêu cách tính.-> 4 HS lên bảng lần lượt làm từng phần( Lớp làm bảng con theo dãy bàn)
- GV củng cố cho HS cách thực hiện phép chia.
*Bài 2: Có 43 con cá đem xếp vào rổ, mỗi rổ xếp 5 con. Hỏi xếp được nhiều nhất mấy rổ và còn thừa bao nhiêu con cá ? 
 - HS đọc yêu cầu BT. HS phân tích đề toán. GV HD cách trình bày cho HS.
- 1 HS lên bảng làm. - HS dưới lớp làm vở. HS, GV chữa bài.
*Bài 3 
	Hình vẽ bên có bao nhiêu góc vuông ? Bao nhiêu góc không vuông?
 a) 4góc vuông, 2góc không vuông 
 b) 4góc vuông, 3góc không vuông 
 c) 5 góc vuông, 3góc không vuông 
- HS tự làm bài sau đó GV chữa bài
3. Củng cố - Dặn dò:
 - HS nhắc lại cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 - GV Củng cố chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
 - GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3: 	TIẾNG VIỆT* 
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN MẪU CÂU AI THẾ NÀO?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1)
- Xác định đúng phương diện so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2). Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì) thế nào?
- Trau dồi vốn Tiếng Việt
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Vở viết.	- GV: phấn, thước kẻ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm những từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ :
 Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
 Một dòng xanh mát.
- HS lên bảng tìm, gạch chân - >HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: HD học sinh làm bài tập.
*Bài 1: Tìm những từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây? 
 Lạng Sơn mận trắng
Hà Nội đào phai
Huế mai vàng thắm
Sài gòn nắng tươi
Tàu như con thoi
Chở đầy mong nhớ. 
- 1 HS đọc yêu cầu- >HS thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời -> Nhận xét chốt bài làm đúng
* Bài 2: Trong những câu dưới đây, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào? Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm đó. 
- 1 HS đọc yêu cầu.
a) Trung thu trăng sáng như gương 	b) Trăng tròn như quả bóng
 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 	 Bạn nào đá lên trời.
- HS thảo luận theo nhóm đôi- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- GV và HS nhận xét chốt bài làm đúng
* Bài 3: Đặt 2 câu theo mẫu Ai thế nào? Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Thế nào? 
- HS đọc y/c BT 3- HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS làm miệng trước lớp.
.- Nhận xét chốt bài làm đúng
3. Củng cố- Dặn dò :
- HS lấy một VD có từ chỉ đặc điểm.->HS đặt câu theo mẫu câu Ai làm gì?
- Củng cố từ chỉ đặc điểm , mẫu câu Ai thế nào? 
- GV nhận xét, dặn dò HS.
 Ngày soạn : 26/ 11/2015
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 2 tháng 12 năm 2015
SÁNG
Tiết 1:	TẬP ĐỌC
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng 1 số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên. 
- HS hiểu đặc điểm của nhà Rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà Rông + TLCH trong SGK.
- HS tích cực tham gia học tập, xây dựng bài.
II/ ĐỒ DÙNG :
GV: - Tranh minh hoạ nhà Rông ( SGK).
HS: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc đoạn 1 và HS đọc đoạn 3 và nêu ND bài Hũ bạc của người cha.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV - HD - HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp từng câu 
- Kết hợp luyện đọc một số từ: Chiêng, trống...
+ Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
+ Em hiểu thế nào là cồng chiêng, nông cụ... 
+ Yêu cầu HS đọc theo nhóm. 
+ Gọi một số nhóm lên đọc.
*Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- HS đọc lại bài và TLCH 1, 2, 3, 4 (SGK)
- GV nêu câu hỏi 1: ?Vì sao nhà rông phải chắc và cao? 
- 1HS đọc đoạn 2, 3.	
 - GV nêu câu hỏi : ?Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
	 ? Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
- HS, GV nhận xét, bổ sung ý kiến- GV chốt lại kiến thức.
*Hoạt động3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài
+ Gọi 4 em HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn. 
+ 2 HS em thi đọc toàn bài.
- Lớp nhận xét- bình chọn bài đọc hay.
 3. Củng cố dặn dò:
- Qua bài tập đọc em hiểu điều gì? 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC
BÀI 7s: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG (TIẾT 2)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp.
- Có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm, láng giềng.
II/ ĐỒ DÙNG : 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu 1 số việc mà em đã giúp đỡ hàng xóm láng giềng? 
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học.
+Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh về tình làng, nghĩa xóm. 
+Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh trưng bày tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được.
- Yêu cầu từng học sinh lên trình bày trước lớp. HS chỉ yêu cầu trưng bày tư liệu.
- HS gới thiệu ngắn về những tư liệu mà mình sưu tầm được. HS giới thiệu những tư liệu có kèm theo lời nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
+Mục tiêu: Đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
+Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về các hành vi, việc làm có trong vở Bài tập Đạo đức - bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh tự liên hệ theo các việc làm trên.
- HS liên hệ 1 số việc làm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai.
+Mục tiêu: Có khả năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong 1 số tình huống phổ biến.
+Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận từng tình huống. Mỗi nhóm 1 tình huống => đóng vai.
- 1 số HS đóng vai ngắn, lời thoại đơn giản.
- 1 số HS đóng vai với yêu cầu phải nêu được những quyết định và ứng xử đúng.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong từng tình huống.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- Vài HS đọc phần kết luận chung, lớp đọc 1 lần.
- GV liên hệ: Tìm những câu thơ, câu tục ngữ nói về sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. HS phát biểu, GV bổ sung.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
CHIỀU
Tiết 1:	TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA L
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa L.
 - HS viết đúng chữ hoa L (2 dòng); viết đúng tên riêng Lê Lợi (1 dòng) và câu ứng dụng: Lời nóicho vừa lòng nhau (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp).
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Mẫu chữ viết hoa L; Tên riêng Lê Lợi .
- HS: Bảng con
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Yết Kiêu
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: HD HS viết trên bảng con.
- Luyện viết chữ hoa:
+ 2 HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: L
+ 2 HS nhắc lại cấu tạo, cách viết chữ L
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu chữ L
+ HS tập viết chữ L trên bảng con - GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Lê Lợi
+ GV giới thiệu về Lê lợi (1385 - 1433), là 1 vị anh hùng
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Lời nói cho vừa lòng nhau.
+ HS nêu nội dung câu tục ngữ - GV bổ sung 
+ HS tập viết trên bảng con: Lựa, Lời - GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa
với chữ thường.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS.
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu tục ngữ đúng quy định.
*Hoạt động 3: Đánh giá, nhận xét, chữa bài. 
- GV thu một số bài - nhận xét từng bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại bài viết. 
- 2 HS nhắc lại cấu tạo, cách viết chữ hoa L.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương 
Tiết 2: 	THỦ CÔNG
 CẮT, DÁN CHỮ V
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết cắt, dán chữ V.
- Kẻ, cắt, dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG: 
	- GV: Mầu, giấy thủ công.
 - HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- HS nhắc lại quy trình cắt dán chữ U, H. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: : Hướng dẫn quan sát mẫu và thực hành:
- GV treo chữ mẫu V lên bảng.
- HS quan sát, nhận xét cấu tạo của chữ v
- GV hướng dẫn HS quy trình cắt, dán chữ V.
- Vài HS nhắc lại cách cắt, dán chữ V.
- HS thực hành cắt, dán chữ V.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS và giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm:
- HS dán sản phẩm vào vở.
- GV đánh giá SP của HS. Tuyên dương những HS làm đúng, đẹp.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học. 
- HS nhắc lại các bước cắt dán chữ V .
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết3	HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
NGHE KỂ CHUYỆN CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Giúp HS biết được tên tuổi và những chiến công vẻ vang của các vị anh hùng dân tộc
-Tự hào,kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc
-Tích cực học tập ,rèn luyện theo gương các vị anh hùng dân tộc
II/ ĐỒ DÙNG 
-Các tư liệu, truyện kể về các anh hùng dân tộc
-Các câu hỏi, câu đố, trò chơi liên quan
-Giấy A4, bút dạ, bảng nhóm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: 
Bước 1:Chuẩn bị
*Đối với GV: - Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về các anh hùng dân tộc qua sách, báo người lớn tuổi trong gia đình
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi, HD HS thảo luận
- Phân công HS chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ,trò chơi..
*Đối với HS:- Tự sưu tầm các câu chuyện về các anh hùng dân tộc theo sự HD.
- Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ, rò chơi..
Bước 2:Kể chuyện
- Mở đầu HS biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề
- GV có thể đưa ra 1 số câu hỏi để hướng vào nội dung các câu chuyện sẽ kể
+Những người ntn được gọi là anh hùng dân tộc?(anh hùng dân tộc là những người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc,được nhân dân suy tôn và lịch sử dân tộc ghi nhận...) 
+Kể tên 1 số anh hùng dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ?
- GV mời HS kể 1 số thông tin về các anh hùng dân tộc mà các em đã sưu tầm được
- GV kể cho HS nghe những câu chuyện nói lên chiến công vẻ vang, sự mưu trí dũng cảm của các anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, ...
- Sau mỗi câu chuyện kể,GV đưa ra 1 số câu hỏi,yêu cầu HS thảo luận như:
+Người anh hùng dân tộc vừa được kể trong câu chuyện vừa rồi là ai?
+Những chiến công nổi bật được nhắc đến trong chuyện là gì?
- Y/c HS thảo luận nhóm 2 hoặc nhóm 4+ Kq t/l được ghi ra giấy A4.
+ Sau thời gian quy định (3-5 phút) GV y/c đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
NX,bổ sung
+GV KL
Bước 3:Tổng kết đánh giá
-GV NX ý thức thái độ của HS 
-Tuyên dương những cá nhân, nhóm đó sưu tầm, kể chuyện hay, thảo luận tích cực
3. Củng cố- Dặn dò.
- Hệ thống kiến thức. 	
- Nhận xét tiết học.
 Ngày soạn : 27/ 11/2015
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 3 tháng 12 năm 2015
SÁNG
Tiết 3:	CHÍNH TẢ 
NGHE - VIẾT: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài "Nhà rông ở Tây Nguyên".
- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống cặp vẫn dễ lẫn ưi/ ươi. Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/ x.
- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Bảng phụ viết 2 lần NDBT2. - HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ : HS viết bảng lớp, bảng con. mũi dao, con muỗi, bò sát,...
- GV nhận xét và sửa chữa. 
- 1 HS đọc lại bài trên bảng lớp.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
+ Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK
- GV nêu câu hỏi: . Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? 
	 . Đoạn văn gồm? câu? 
	. Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả? 
 	 . Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi?
+ Viết từ khó:- HS tự viết từ khó viết ra nháp, bảng lớp. GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+ Đánh giá, nhận xét , chữa bài:
- GV đọc cho HS soát lỗi. GV thu một số bài, nhận xét từng bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2(128): - 1 HS nêu yêu cầu BT.- >GV giúp HS hiểu yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở nháp.- >2 nhóm HS lên bảng thi làm cả bài.
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn. - >1 HS đọc lại các từ vừa điền.
Bài 3a(128): - 1 HS nêu yêu cầu của bài và tìm những tiếng có thể ghép với xâu.
- 1 HS tìm những tiếng có thể ghép với xâu/sâu.
VD: xâu kim/ chim sâu; xẻ gỗ/ chim sẻ.
- 2 HS đọc các từ vừa ghép được.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi?
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: 	 TOÁN
TIẾT73: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Giúp HS biết cách sử dụng bảng nhân.
- HS làm tính nhân nhanh, thành thạo. HS làm được BT1, 2, 3.
- Giáo dục HS yêu thích toán học.
II/ ĐỒ DÙNG :
GV: - GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
HS: - Phấn màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2HS lên bảng - dưới lớp làm bảng con:
 425: 6 ; 572:7 
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:- GV giới thiệu trực tiếp.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Giới thiệu cấu tạo bảng nhân
- Hàng đầu tiên gồm mấy số? (10 số từ 1-> 10 là các thừa số). 	 
- Cột đầu tiên gồm mấy số? (10 số từ 1-> 10 là các thừa số).	
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên ra, mỗi số trong một ô là tích của hai số mà một số ở hàng và một số ở cột tương ứng.
- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân: hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2, hàng11 là bảng nhân 10.
*Hoạt động 2: Cách sử dụng bảng nhân
- GV nêu ví dụ : 4 x 3 = ?
- Tìm số 4 ở cột đầu tiên và tìm số 3 ở hàng đầu tiên rồi dóng xuống gặp nhau ở ô số 12. Số 12 là tích của 4 và 3
 Vậy 4 x 3 = 12 . HS nhắc lại phép nhân.
*Hoạt động 3: Thực hành
 *Bài 1: Gọi HS đọc bài.	 
- Bài yêu cầu em làm gì? HS sử dụng bảng nhân để tìm tích của hai số.
- Học sinh tìm và nêu kết quả
 *Bài 2: Điền số : 
+ Bài yêu cầu em làm gì? ( tìm tích 2 số, tìm một thừa số chưa biết)
- HS nhắc lại cách tìm một thừa số khi biết tích và một thừa số kia.
- Lớp làm vở -> gọi vài HS lên điền kết quả trên bảng.
- GV, HS chữa bài.
 *Bài 3: - Gọi HS đọc bài.	
+ Bài toán cho biếtgì? Bài toán hỏi gì? 
+ Tìm số huy chương bạc em làm thế nào? 
- Cho HS làm vở. 
- Gọi một em HS lên chữa bài. GV chốt nội dung cơ bản.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Ôn tập các bảng nhân
CHIỀU
Tiết 2: 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1).
- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2). Dựa theo tranh gợi ý, viết hoặc nói được câu có hình ảnh so sánh (BT3). Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
- HS yêu quý các dân tộc trên khắp đất nước ta.
II. ĐỒ DÙNG:- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm BT1, 2 ở tiết LTVC tuần trước (1HS làm BT1, 1HS làm BT2). 
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:- GV giới thiệu trực tiếp.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: HD HS làm bài tập.
Bài 1(126):- 1 HS đọc yêu cầu của bài - GV ghi bảng.
- GV lưu ý: HS chỉ kể tên dân tộc thiểu số, DT Kinh có số dân đông không phải là DT thiểu số.
- HS làm việc theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày KQ.
- GV chốt lại các DT thiểu số ở các miền: Bắc, trung, Nam.
Bài 2(126): - 2 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV đưa nội dung bài tập giúp HS nắm vững y/c của BT.
- HS làm bài cá nhân (viết vào vở nháp những từ cần điền).
- 4 HS chữa bài (mỗi em làm 1 phần).
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Vài HS đọc lại các câu văn đã điền hoàn chỉnh.
? Em cần có tình cảm gì đối với các dân tộc trên đất nước ta?
Bài 3(126):- 2 HS đọc yêu cầu của BT. 
 - Lớp đọc thầm - quan sát từng cặp tranh vẽ.
 - 4 HS nối tiếp nhau nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau.
 - HS làm bài cá nhân: Mỗi em tập viết 1 câu văn có hình ảnh so sánh.
 - HS nối tiếp nhau đọc câu văn trước lớp.
 - Lớp, GV nhận xét, bổ sung, chốt câu đúng.
Bài 4(126): - 2 HS đọc y/c của BT.->HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 3 HS chữa bài trên bảng phụ.-> Lớp, GV nhận xét, chốt từ điền đúng.
- 3 HS đọc lại các câu văn đã điền hoàn chỉnh.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- 1 HS nhắc lại các DT thiểu số ở BT1.
- 2 HS đặt câu văn có hình ảnh so sánh.
- GV chốt lại kiến thức cần nhớ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương
Tiết 3:	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp của tỉnh nơi em đang sống.
- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp. HS giới thiệu 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2015_20.doc
Giáo án liên quan