Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019
I/Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với một từ ở bài tập 3* HS có năng khiếu đặt được 2, 3 câu với 2, 3 thành ngữ, tục ngữ.
II/Đồ dùng dạy học:
- Từ điển.
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: GV kiểm tra nhóm 4
- Thế nào là từ đồng âm?
- Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ?
- GV nhận xét
đánh giá Bài tập 3: 1 HS nêu yêu cầu, phân tích bài toán, thảo luận nhóm 4 hoàn thành BT - GV củng cố kỹ năng giải toán liên quan đến diện tích Diện tích căn phòng là: 6 x 4 = 24 (m2) Số tiền mua gỗ là: 280.000 x 24 = 6.720.000 (đồng) Bài tập 4: Tiến hành tương tự BT 3 Chiều rộng khu đất là 20 x = 150 (m) Diện tích khu đất bằng m2 là: 200 x 150 = 30.000 (m2) Đổi ra ha 30.000 m2 = 3ha ĐS: 3 ha 2/ Nhận xét - GV nhận xét, củng cố lại kiến thứC C/Hướng dẫn học ở nhà: -Chuẩn bị bài Luyện tậpchung trang 31 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác I/Mục tiêu: - Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với một từ ở bài tập 3* HS có năng khiếu đặt được 2, 3 câu với 2, 3 thành ngữ, tục ngữ. II/Đồ dùng dạy học: - Từ điển. - Bảng phụ. III/Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: GV kiểm tra nhóm 4 - Thế nào là từ đồng âm? - Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ? - GV nhận xét B/Bài mới: 1/Khởi động: -GV cho HS kể tên các bài học trong chủ điểm Cánh chim hoà bình và nêu nêu nội dung của mỗi bài tập đọc -GV nhận xét và dẫn vào bài mới 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện tập - HS làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt. Bài 1: HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài tập vào VBTTV - Hữu có nghĩa là “bạn bè”: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu. -Hữu có nghĩa là “có”: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng. Bài 2: : HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài tập vào VBTTV -Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): hợp tác, hợp nhất, hợp lực. -Hợp có nghĩa là “ đúng với yêu cầu, đòi hỏi ... nào đó”: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp. Bài 3: : HS làm việc cá nhân, nối tiếp nhau đặtc âu - Yêu cầu HS chọn từ ở bài tâp 1, 1 từ ở bài tập 2 để đặt câu, GV nhận xét. Hoạt động 2: Cũng cố - HS thi viết nhanh các từ chủ đề Hữu nghị - Hợp tác - Thi đọc thuộc các câu thành ngữ và tục ngữ đã học C/Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học thuộc lòng 3 câu thành ngữ. CHÍNH TẢ: Nhớ viết: Ê-mi-li, con ... I/Mục tiêu: - Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do. Yêu cầu bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả. - Nhận biết được các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ và ghi dấu thanh theo yêu cầu bài tập 2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ ở bài tập 2, 3. * Đối với HS có năng khiếu làm đầy đủ BT3, hiểu được nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ. II/Đồ dùng dạy học: - 3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài tập 3. III/Hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ - HS viết các chữ sau: sông suối, ruộng đồng, buổi hoàng hôn, tuổi thơ, đùa vui, ngày mùa, lúa chín, dải lụa. - Nêu cách đánh dấu thanh của những chữ có nguyên âm đôi B/Bài mới: 1/Khởi động: - GV nêu nhiệm vụ học tập. 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả - HS đọc yêu cầu của bài, luyện viết các từ ngữ dễ viết sai: Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng loà. Hoạt động 2: HS nhớ viết: Làm việc cá nhân - GV nhắc nhở HS trước khi viết bài. - HS nhớ lại đoạn chính tả cần viết và viết chính tả. - GV chấm 1/3 lớp và hướng dẫn HS chữa bài, khen ngợi động viên hS Hoạt động 3: Luyện tậP BT1: Làm việc cá nhân BT2: Làm việc cặp đôi - Nêu quy tắc đánh dấu thanh những tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ? BT3: Thi giữa 3 tổ hoàn thành các câu thành ngữ Hoạt động 4: Củng cố - HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh C/Hướng dẫn học ở nhà: - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2017 TẬP LÀM VĂN: Luyện tập làm đơn I/Mục tiêu: - Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đúng nội dung cần thiết, trình bày lý do, nguyện vọng rõ ràng. * GDKNS: KN ra quyết định ( Làm đơn trình bày nguyện vọng), KN thể hiện sự cảm thông ( Chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam). II/Đồ dùng dạy học: - Một số mẫu đơn đã học ở lớp Ba. - Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn. - PP/KTDH: Phân tích mẫu; Rèn luyện theo mẫu, Tự bộc lộ. III/Hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ - GV chấm bài tập ( Bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ). - GV nhận xét. B/Bài mới: 1/Khởi động: - Người ta muốn đề xuất một việc gì đó lên cấp có thẩm quyền thông thường người ta phải làm gì? 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn xây dựng mẫu đơn - HS đọc bài văn Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng. - GV giao việc cho HS: - Đọc và hiểu nội dung bài văn để từ đó làm bài tập 2 một cách dễ dàng. - Đọc phần chú ý trong SGK. - HS quan sát bảng phụ có ghi mẫu đơn và tìm hiểu: - Phần quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy ? - Ta cần viết hoa những chữ nào ? - GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày lá đơn. Hoạt động 2: HS viết đơn ( HS làm việc nhóm 4) - HS đọc thầm lại bài văn. - GV phát mẫu đơn cho HS. - HS điền vào mẫu đơn theo đúng yêu cầu. - HS trình bày kết quả - HS nhận xét. - GV nhận xét. C/ Hướng dẫn học ở nhà - Về nhà hoàn thiện lá đơn, viết vào vở và chuẩn bị bài sau. TOÁN: Luyện tập chung I /Mục tiêu: -Tính diện tích các hình đã học - Giải các bài toán liên quan đến diện tích. - Bài tập cần làm BT1, BT2. - HS có năng khiếu cố gắng làm hết các BT trong SGK II/Hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ - HS đổi chéo vở kiểm tra VBT Toán 5 - GV kiểm tra nhận xét. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài -GV nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Cho HS làm việc cặp đôi, tự làm bài rồi chữa bài Bài giải: Diện tích nền căn phòng là: 9 x 6 = 54(m2) 54 m2 = 540000 cm Diện tích một viên gạch là: 30 x 30 = 900 ( c m2) Số viên gạch dùng để lát kín nền că phòng là: 540000: 900 = 600 (viên) Đáp số : 600 viên Bài 2: HS thảo luận nhóm 4 đọc yêu cầu tìm hiểu bài toán rồi làm bài theo các phần a, b. Đáp số: a: 3200 m2 b. 16 tạ Bài tập 3,4 HS có năng khiếu hoàn thành và chữa bài tại lớp nếu có thời gian Hoạt động 3: Cũng cố - HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà: - HS ôn lại bảng đơn vị đo diện tích và các phép tính với phân số LUYỆN TỪ VÀ CÂU Cũng cố và mở rộng vốn từ : Hữu nghị - Hợp tác I/Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập và mở rộng vốn từ ngữ về chủ đề : Hữu nghị – Hợp tác. - Tập đặt câu với các từ ngữ thuộc chủ đề : Hữu nghị – Hợp tác. II/Đồ dùng daỵ hoc: - Bảng nhóm III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: -GV kiểm tra HS làm lại bài 2,3 sgk tiết trước B/Bài mới: 1/Khởi động: - GV nêu mục tiêu bài học 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện tập Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : hữu nghị, hữu ái, hữu cơ, hữu dụng, hữu ý.( HS làm việc cặp đôi) a, Tình giai cấp. (hữu ái) b, Hành động đó là chứ không phải vô tình. ( hữu ý) c, Trở thành người ( hữu dụng) d, Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. (hữu cơ) e, Cuộc đi thăm của Chủ tịch nước. (hữu nghị) Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: hợp tác, hợp lí, hợp lực, hợp nhất, hợp tuyển. .( HS làm việc cặp đôi) a, Bộ đội cùng nhân dân chống thiên tai. (hợp lực) b, Cách giải quyết hợp tình, (hợp lí) c, hai xã nhỏ thành một xã lớn. (hợp nhất) d, Sự về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực. (hợp tác) e, Bộ thơ văn thời Lý – Trần. (hợp tuyển) Bài 3: Dựa vào nghĩa của tiếng hòa xếp các từ sau thành 2 nhóm: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận, hòa vốn. - Thảo luận nhóm hai hoàn thành bài tập Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ Bài 4:Tìm 3 thành ngữ ( hoặc tục ngữ, ca dao)nói về tinh thần hợp tác - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn - Đồng tâm hợp lực - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - HS làm việc nhóm 4 thi tìm nhanh - Nhận xét tiết học C/Hướng dẫn học ở nhà: -Về nhà tìm thêm các câu thành ngữ tục ngữ về chủ đề đã học và chuẩn bị bài sau KỂ CHUYỆN: Kể chuyện đã nghe đã đọc ( Luyện tập thêm về nội dung kể chuyện ca ngợi hoà bình chống chiến tranh) I/Mục tiêu: - Kể được một câu câu chuyện em đã được biết qua sách báo, ti vi nói về một anh hùng, danh nhân của nước ta hay là những câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh. II/Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh minh họa cho truyện kể (nếu có) III/Hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ - HS kể lại câu chuyện đã nghe hoặc được đọc về chủ điểm Hoà bình. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét. B/Bài mới: 1/Khởi động: - GV nói lí do không học tiết học này mà được thay thế một nội dung khác. 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện - HS đọc đề bài GV ghi đề bài lên bảng. - Em hãy nêu các từ ngữ trọng tâm trong đề bài. - HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mà mình sẽ kể cho lớp nghe. Hoạt động 2: Kể chuyện - HS kể chuyện theo nhóm 4 (Các thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, góp ý cho nhau và tự đặt được một số câu hỏi để hỏi bạn). - HS thi kể chuyện trước lớp, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét và bình chọn HS kể hay. C/Hướng dẫn học ở nhà: - GV nhận xét giờ học - Về nhà viết lại vào vở nội dung câu chuyện đó. Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2018 TẬP LÀM VĂN: Luyện tập tả cảnh I/Mục tiêu: - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích. - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước. III/Hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ. - 2 HS đọc lại lá đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. - GV nhận xét. B/Bài mới: 1/Khởi động: - GV nêu nhệm vụ học tập. 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện tập Bài tập 1. ( HS thảo luận nhóm 4 và nói cho nhau nghe, báo cáo trước lớp, nhận xét) Đoạn a) - Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào? - Đoạn văn tả đặc diểm nào của biển? - Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì vào những thời điểm nào? - Tác giả sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả ? - Khi miêu tả biển, tác giả đó có những liên tưởng thú vị như thế nào ? - Theo em liên tưởng có nghĩa là gì ? Đoạn b. ( Tương tự với các câu hỏi của đoạn văn a) Bài tập 2. HS xác định yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm 4 hoàn thành vào bảng nhóm - Các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét - GV hướng dẫn HS chữa bài. Hoạt động 2: Cũng cố -GV giới thiệu một dàn bài chi tiết - HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh C/Hướng dẫn học ở nhà: - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. TOÁN: Luyện tập chung I/Mục tiêu: Biết - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức có phân số. - Giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Làm bài 1,2(a,d), bài 4. * Đối với HS có năng khiếu: Hoàn thành các bài tập còn lại. II/Hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ - HS đổi vở BT Toán kiểm tra lẫn nhau, GV kiểm tra B/Bài mới: 1/Khởi động: - GV nêu nhiệm vụ học tập. 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Cũng cố về so sánh và tính giá trị biểu thức có phân số Bài tập 1: 1 HS nêu yêu cầu, làm việc nhóm 2, HS nhắc lại cách so sánh các phân số cùng mẫu số Bài tập 2: 1 HS nêu yêu cầu. - GV chia cho 4 nhóm làm 4 bài vào bảng phụ và chữa chung trước lớp - 1 em nhắc lại quy tắc thực hiện các phép tình cộng, trừ, nhân, chia các phân số. Bài tập 3: HS đọc y/c và thảo luận nhóm 2 thi hoàn thành bài tập - Đổi 5ha = 50.000m2. - Muốn tìm 1 phân số của 1 số ta làm thế nào ? Hoạt động 2: Cũng cố giải bài toán về tỉ số Bài tập 4: HS đọc y/c và thảo luận nhóm 4 thi hoàn thành bài tập vào bảng nhóm - Muốn tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đó ta làm thế nào ? - GV nhận xét tiết học C/Hướng dẫn học ở nhà: - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I/Mục tiêu - Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 7 và phổ biến kế hoạch tuần 8 II/Chuẩn bị ; - Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình. - Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo. III/Các hoạt động dạy học 1/ Ổn định: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động 2/ Đánh giá hoạt động tuần qua: - Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua - Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần. - Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ. 3/ GV đánh giá chung : Ưu điểm: - Nề nếp: HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội. Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Tuyên dương ban cán sự lớp điều hành lớp khoa học và sáng tạo. - Học tập: Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn.Tuyên dương các tổ trưởng và lướp phó phụ tách học tập làm việc rất tích cực đã tìm ra được những bạn cá biệt để giúp đỡ trở thành đôi bạn cùng tiến. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bai tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút, đọc báo. - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh bước đầu đã biết hướng dẫn, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực. Tồn tại: Còn có một số ít bạn đang còn chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhiều. Khu vực vệ sinh còn bẩn. Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, đồ dùng cá nhân chưa gọn gàng. Còn có một số nhóm trưởng chưa biết cách điều hành nhóm của mình nên các bạn trong nhóm chưa tập trung học tập, chưa hợp tác cùng nhau do vậy mà ảnh hưởng đến nhịp độ làm việc của nhóm.Một vài bạn còn quên đồ dùng học tập, quên mũ ca lô, khăn quàng đỏ. Một số bạn về nhà còn chưa làm bài tập, chưa học bài cũ như Nam, Đạt, Phong 4/ Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp. - Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà - Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS. - Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt. - Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học. - Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra. - Hướng dẫn HS viết chữ đẹp - Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp - Rèn viết cho em Phong, Nam, Hoà 5/ Ban văn nghệ Tổ chức đọc thơ, hát về chủ đề ca ngợi người phụ nữ để chào mừng ngày 20/10 TLHPNVN TUẦN 7 Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2018 KHOA HỌC: Dùng thuốc an toàn I/Mục tiêu: Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn: - Xác định khi nào nên dùng thuốc. - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc. II/Đồ dùng dạy học: - Một số vỉ thuốc thường gặp: Ampixilin, Paractamon, - Phiếu học tập. III/Hoạt động dạy và học: A/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác hại của thuốc lá? Tác hại của rượu bia? Tác hại của ma tuý? - Khi bị người khác lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lí như thế nào? B/Bài mới: 1/Khởi động: - GV cho HS quan sát tranh sgk nêu nhiệm vụ học tập. 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2: - HS giới thiệu với các bạn về loại thuốc mà mình mang đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì ? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào? - GV nhận xét và khen những HS đã có kiến thức cơ bản về cách sử dụng thuốc. - Em đã sử dụng những loại thuốc nào ? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào ? - GV chuẩn kiến thức. Cho HS quan sát các vỉ thuốc GV đã chuẩn bị Hoạt động 2: Sử dụng thuốc an toàn - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 những vấn đề sau: Đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời trang 24. Tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Theo em, thế nào là sử dụng thuốc an toàn ? - GV nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi : “ Ai đúng, ai nhanh” - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2: - HS đọc kĩ các câu hỏi trong SGK, sau đó xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3. - Các nhóm thi đua dán kết quả của mình lên bảng lớp. - HS nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố - HS trả lời nhanh các câu hỏi: Thế nào là sử dụng thuốc an toàn? Khi đi mua thuốc, chúng ta cần lưu ý điều gì? - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà: -Nhớ thực hiện đúng những nội dung đã học - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau ĐẠO ĐỨC Bài 3: Có chí thì nên (tiết 2) I /Mục tiêu: -Qua bài học biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống,cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. * Giáo dục Tư tưởng đạo đức Bác Hồ: Bác Hồ là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt khó vươn lên trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cần học tập Bác. II/Chuẩn bị : - HS: Vở bài tập III /Các hoạt động: A/Bài cũ: - HS nhắc lại nội dung bài học tiết 1 B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm bài tập 3 SGK 1. HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được 2. Đại diện từng nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm. GV ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu : - Khó khăn của bản thân như: sức khỏe yếu,bị khuyết tật. - Khó khăn về gia đình như: nhà nghèo, sống thiếu sự chăm sóc của bố mẹ. Hoạt động 2: Tự liên hệ (bài tập 4, SGK) * Mục tiêu: HS biết cách tự liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn. * Cách tiến hành: - HS tự biết phân tích khó khăn của bản thân theo mẫu sau: - HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm. STT Khó khăn Những biện pháp khăc phục 1 2 3 4 GV kết luận: Lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn như : bạn . Bản thân các bạn đó cần nỗ lực cố gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên. - Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên. - Sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiét để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. *GV : Hơn ai hết Bác Hồ của chúng ta là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt khó vươn lên trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cần học tập Bác. C/Hướng dẫn học ở nhà - Lấy ví dụ về một số tấm gương vượt khó trong học tập. KĨ THUẬT 5 Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình I/ Mục tiêu : HS cần phải: -Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. -Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống. II/Chuẩn bị : - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường. - Một số loại phiếu học tập. III /Các hoạt động: A/Bài cũ: - HS nhắc lại nội dung bài học tiết 5 B/Bài mới: 1/Khởi động : -HS kể tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình 2/Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm hiểu dặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình: - Kể tên các dụng cụ thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình. - Ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm. - Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình. - GV lập phiếu học tập có nội dung như sau: Loại dụng cụ Tên các dụng cụ cùng loại Tác dụng Sử dụng, bảo quản Bếp đun Dụng cụ nấu Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống Dụng cụ cắt, thái thực phẩm Các dụng cụ khác. HS thảo luận nhóm theo phiếu học tập trên Báo cáo kết quả. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập. - Em hãy nêu cách sử dụng loại bếp đun ở gia đình em. - Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. Hoạt động 3: Nhận xét - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt C/Hướng dẫn học ở nhà -Dặn dò h/s sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài" Chuẩn bị nấu ăn "và tìm hiểu một số công việc chuẩn bị nấu ăn trong gia đình. Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2018 KHOA HỌC: Phòng bệnh sốt rét I/Mục tiêu: - Sau bài
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_7_nam_hoc_2018_2019.doc