Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 7. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài; Biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường .
- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ, 3 tờ giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( kết quả quan sát cảnh trường học)
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Luyện tập(27/)
Bài tập 1.
- Một vài HS trình bày kết quả quan sát ở nhà.
- HS lập dàn ý chi tiết. 3 HS làm vào giấy khổ to.
- HS trình bày dàn ý. GV mời 1 HS làm bài tốt trên giấy dán bài lên bảng. Cả lớp bổ sung hoàn chỉnh
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2.
- HS nêu yêu cầu BT. GV lưu ý HS: Nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài, vì phần này có nhiều đoạn.
- Một vài HS nói trước sẽ chọn viết đoạn nào.
- HS làm phần thân bài.
- GV chấm bài và nhận xét; đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới.
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
- HS nhận xét thái độ học tập của các bạn
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
êu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần) - Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách : Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số . II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - HS chữa bài tập 3 của tiết học trước. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(2/) GV nêu nội dung tiết học 3. Bài mới . Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ(8/) Mục tiêu: Biết một dạng quan hệ tỉ lệ Cách tiến hành: - GV giới thiệu ví dụ. - HS hoàn thiện bảng ở SGK vào giấy nháp - HS đọc. GV điền vào bảng trên lớp. Số ki- lô- gam gạo ở mỗi bao 5kg 10kg 20 kg Số bao gạo 20 bao 10 bao 5 bao - HS trình bày cách làm – HS nhận xét. - GV nhận xét và kết luận: Khi số ki- lô- gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần. Hoạt động 2: Bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ(9/) Mục tiêu: Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách : Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số . Cách tiến hành: - 1HS đọc đề toán – Cả lớp đọc thầm. - Bài toán cho ta biết gì và hỏi chúng ta điều gì? - HS tìm cách giải bài toán. - HS trình bày cách giải của mình. Mỗi HS giải một cách. - GV nhận xét và chốt kiến thức. Lưu ý HS: Khi gặp dạng bài này, có thể chọn một trong hai cách. 4.Luyện tập(10/) Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách : Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số . Cách tiến hành: - HS đọc bài toán - HS làm bài tập vào vở. GV giúp đỡ HS yếu - HS lần lượt chữa bài: + BT 1: Tóm tắt: Bài giải 7 ngày: 10 người Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần số người là: 5 ngày: ... người? 10 x 7 = 70 (người) Muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày cần số người là: 70 : 5 = 14 ( người) Đáp số: 14 người. + BT 2: ( K- G)Tương tự bài 1; HS giải và chữa bài. + BT 3: ( K- G) Tóm tắt Bài giải 3 máy bơm: 4 giờ 6 máy bơm gấp 3 máy bơm số lần là: 6 máy bơm: ... giờ? 6 : 3 = 2 ( lần) Dùng 6 máy bơm cần số giờ là: 4 : 2 = 2 ( giờ) Đáp số: 2 giờ - GV chấm bài. 5. Củng cố, dặn dò: (2/) - GV nhận xét tiết học. - Tiếp tục hoàn thành bài tập còn thiếu. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KỂ CHUYỆN TIẾT 4. TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI I. Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam KNS: Phản hồi, lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn ngày, tháng, năm xẩy ra vụ thảm sát ở Mĩ Sơn. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - HS kể lại câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài mới (2/) GV nêu MĐ, YC tiết học. 3. Bài mới Hoạt động 1: GV kể chuyện (7/) Mục tiêu: Nghe GV kể chuyện : Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai Cách tiến hành: - GV kể lần 1. - GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ và giải nghĩa từ khó: vĩ cầm, cựu chiến binh, cầu nguyện, linh hồn,... - HS theo dõi. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể(12/) Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện. Cách tiến hành: - HS kể theo nhóm 4. - Các nhóm cử đại diện thi kể lại nội dung câu chuyện. - GV theo dõi và nhận xét. Hoạt động 3: HD HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (8/) Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm 2 về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét. - GV nhận xét , kết luận: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 4.Củng cố, dặn dò: (2/) - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét thái độ học tập của các bạn - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KHOA HỌC TIẾT 7. TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I.Mục tiêu: HS biết: - Nêu 1 số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. - Xác định bản thân HS đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. II. Đồ dùng dạy học - Thông tin và hình trang 16, 17 SGK. - Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5/) Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người? - GV Nhận xét. 2.Giới thiệu bài mới(2/) GV giới thiệu bài, nêu nhiệm vụ học tập. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Làm việc với SGK(12/) Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16,17 SGK và thảo luận nhóm 2. Nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi? Thư kí ghi vào bảng sau: Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Tuổi trưởng thành Tuổi già - Các nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét Hoạt động 2:Trò chơi:“ Ai ? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” (13/) Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên. - HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm. - HS đưa các hình đã chuẩn bị và xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. - HS thảo luận và trình bày kết quả thảo luận. - HS nhận xét – GV nhận xét Kết luận: - Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì. - Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối,đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xẩy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình. 4. Củng cố, dặn dò(3/) - Tiết học này chúng ta học nội dung gì ? - HS nêu nội dung bài . - Nhận xét thái độ học tập của các bạn. - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ĐẠO ĐỨC TIẾT4. CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( T ) I. Mục tiêu: - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình . - Khi có việc gì sai biết nhận và sửa chữa . - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình . KNS: Kĩ năng tư duy phê phán ( Biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác ) II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ (5/) - Nêu nội dung ghi nhớ tiết 3 trong nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo - GV nhận xét 2. Giới thiệu bài (2/) GV nêu YC tiết học 3. Bài mới Hoạt động1: Noi theo gương sáng(7/) Mục tiêu: HS biết kể về một số tấm gương đã có trách nhiệm với những việc làm của mình để hiểu được thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình. Cách tiến hành: - HS kể về một số tấm gương đã có trách nhiệm với những việc làm của mình mà em biết? - Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì - Bạn đã làm gì sau đó? - Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình? - GV kể cho HS nghe một câu chuyện về người có trách nhiệm về việc làm của mình. Hoạt động 2: Em sẽ làm gì? (9/) Mục tiêu: Biết giải quyết các tình huống để nhận ra được phải có trach nhiệm về việc làm của mình. Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm4: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau: + Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào? + Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi. + Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường. +Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ ra chơi? - HS trình bày cách giải quyết tình huống - HS nhận xét. - GVnhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai(10/) Mục tiêu: Biết sắm vai để giải quyết tình huống. Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm 2: GV đưa ra tình huống: + Trong giờ ra chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Lan nhưng lại đổ cho bạn Tú. + Em sẽ làm gì khi thấy bạn Tùng vứt rác ra sân trường? - HS sắm vai giải quyết tình huống- HS nhận xét. - GVnhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: (2/) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau : Có chí thì nên. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2020 TOÁN TIẾT 19. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách : Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số . II . Hoạt động dạy học 1. Bài cũ(5/) - Nêu cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ ? - GV nhận xét 2.Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC tiết học 3. Luyện tập (27/) * GV tổ chức cho HS làm BT 1,2 trong SGK. + BT 1:HS đọc đề toán, tự tóm tắt rồi giải HS tự làm và chữa bài - Một HS làm vào bảng phụ Tóm tắt Bài giải 3000 đồng/ 1 quyển: 25 quyển 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là: 1500 đồng/ 1 quyển: ... quyển? 3000 : 1500 = 2 ( lần) Nếu mua vở với giá 1500 đồng một quyển thì mua được số quyển vở là: 25 x 2 = 50 ( quyển) Đáp số: 50 quyển vở + BT 2: N2 - GV gợi ý HS tìm cách giải bài toán: Trước hết tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng khi có thêm 1 con, sau đó tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng bị giảm đi bao nhiêu. - HS làm và chữa bài. - GV nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: (2/) GV nhận xét tiết học ––––––––––––––––––––––––––––––––––– TẬP ĐỌC TIẾT 8. BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy bài thơ với giọng vui, tự hào . - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Mọi người phải sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Thuộc lòng 1,2 khổ thơ. - Học thuộc và đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.( K-G) II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc; tranh ảnh về trái đất. - Bảng phụ. III Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - HS đọc bài Những con sếu bằng giấy. Nêu nội dung chính của bài? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài mới (2/) GV nêu MĐ, YC tiết học. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Luyện đọc(10/) Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài thơ với giọng vui, tự hào . Cách tiến hành: - 1 HS khá đọc bài. - GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào từ gợi tả gợi cảm - HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó: giữa, bom H, Bom A, giữ... - HS đọc nối tiếp GV giúp HS nắm nghĩa từ khó: năm châu,bom H, bom A,... - HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(8/) Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Mọi người phải sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trả lời được các câu hỏi trong SGK Cách tiến hành: -1 HS đọc bài thơ - Cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK: + Hình ảnh trái đất có gì đẹp? ( trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh ..) + Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì?( Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quí cũng thơm) + Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? ( Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân ) + Bài thơ muốn nói với em điều gì? ( Trái đất là của tất cả trẻ em...) - GV tổ chức cho HS trình bày câu trả lời - GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm(10/) Mục tiêu: Thuộc lòng 1,2 khổ thơ. Học thuộc và đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.( K-G) Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm . - HS thi đọc diễn cảm. - Nhẩm HTL khổ thơ em thích . HS K- G đọc thuộc cả bài thơ - Thi đọc thuộc lòng . - GV nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò: (2/) - Nhận xét thái độ học tập của các bạn. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 8. LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu: - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2( 3 trong số 4 câu), BT3. - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4( Chon 2 hoặc 3 trong số 4 ý a,b,c,d), đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4( BT5) - Thuộc được 4 thành ngữ , tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4 ( K-G) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT1,2 và làm miệng BT3,4. - GV nhận xét 2.Giới thiệu bài mới (1/) GV nêu MĐ, YC tiết học 3. Luyện tập(27/) GV tổ chức cho HS làm các BT trong SGK. BT1: - HS đọc yêu cầu BT1, làm vào vở - HS nối tiếp đọc các thành ngữ, tục ngữ sau khi đã hoàn thành. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: + Ăn ít ngon nhiều. + Ba chìm bảy nổi + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. + Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. - GV có thể giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ đó - HS học thuộc lòng 4 thành ngữ, tục ngữ tên ( K- G). BT2: - Tiến hành tương tự BT1. GV chốt lại lời giải đúng. Các từ trái nghĩa với từ in đậm là: lớn, già, dưới, sống. BT3: - HS làm cá nhân - HS thi đọc nhanh các thành ngữ, tục ngữ sau khi đã điền. - GV chốt lại lời giải đúng: Các từ trái nghĩa thích hợp vào mỗi ô trống là: nhỏ, vụng , khuya. BT4: - HS đọc yêu cầu BT4; GV giúp HS tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa bằng gợi ý: những từ trái nghĩa có cấu tao giống nhau sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn. - HS nối tiếp nói nhanh những cặp từ tìm được. - GV nhận xét. BT5: - GV gợi ý: Có thể đặt một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt hai câu, mỗi câu chứa một từ. - HS làm vào vở nháp - Đọc câu mình vừa đặt. GVnhận xét, sửa sai. - HS chữa vào vở. 4.Củng cố, dặn dò(2/) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Buổi 2. TẬP LÀM VĂN TIẾT 7. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài; Biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường . - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí . II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, 3 tờ giấy khổ to. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( kết quả quan sát cảnh trường học) - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học. 3. Luyện tập(27/) Bài tập 1. - Một vài HS trình bày kết quả quan sát ở nhà. - HS lập dàn ý chi tiết. 3 HS làm vào giấy khổ to. - HS trình bày dàn ý. GV mời 1 HS làm bài tốt trên giấy dán bài lên bảng. Cả lớp bổ sung hoàn chỉnh - GV nhận xét, bổ sung. Bài tập 2. - HS nêu yêu cầu BT. GV lưu ý HS: Nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài, vì phần này có nhiều đoạn. - Một vài HS nói trước sẽ chọn viết đoạn nào. - HS làm phần thân bài. - GV chấm bài và nhận xét; đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới. 4. Củng cố, dặn dò: (2/) - HS nhận xét thái độ học tập của các bạn - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––– LỊCH SỬ TIẾT 4. XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX I. Mục tiêu *Kiến thức: - Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: + Về kinh tế : Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt + Về xã hội : Xuất hiện các tầng lớp mới như chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân. - HSNK:+ Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế xã hội nước ta do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. + Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đó tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội. *Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử. *Định hướng thái độ: - Học sinh thông cảm với nỗi thống khổ của nhân dân ta, căm thù âm mưu dã tâm của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam. *Định hướng năng lực: - Năng lực nhận thức lịch sử: + Trình bày một số nét cơ bản về kinh tế, xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử: + Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ) + Nêu được những nét mới về kinh tế, xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Nêu được cảm nghĩ của bản thân khi quan sát hình 3: nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc. II. Đồ dùng dạy học GV : - Hình minh họa sách giáo khoa - Máy chiếu ; Phiếu học tập HS : Sưu tầm tranh ảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động (5p): - Nhóm trưởng điều hành kiểm tra: Cuộc phản công ở Kinh thành Huế có tác động gì đến lịch sử nước ta? - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài: + GV sử dụng một số ảnh về xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX + Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ? – Học sinh nêu ý kiến + GV thiệu bài. 2. Khám phá Hoạt động 1.Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (10 p) Mục tiêu: - Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX: xuất hiện nhà máy , hầm mỏ , đồn điền , đường ô tô, đường sắt. Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi cùng đọc sách giáo khoa, quan sát tranh và trả lời các câu hỏi : + Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế VN có những ngành nào là chủ yếu ? + Sau khi đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã làm gì? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào ? + Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế? -Nhóm trưởng điều hành các nhóm làm việc : cá nhân- chia sẻ trong nhóm – thống nhất ý kiến – trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, kết luận : Từ cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Hoạt động 2:Những thay đổi trong xã hội VN cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân (15 p) Mục tiêu: - Biết một vài điểm mới về tình hình xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: Xuất hiện các tầng lớp mới : chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân. - Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đó tạo ra các tầng lớp , giai cấp mới trong xã hội.( NK) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 ((HS làm việc với thông tin trong SGK, theo hình thức: cá nhân hoạt động – chia sẻ trong nhóm – ghi kết quả vào phiếu học tập) Tiêu chí so sánh Trước khi thực dân Pháp xâm lược Sau khi thực dân Pháp xâm lược Các ngành nghề chủ yếu Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Đời sống nông dân và công nhân Câu hỏi gợi ý : + Trước khi thực dân Pháp vào xâm lựơc xã hội VN có những tầng lớp nào? + Sau khi thực dân Pháp xâm lựơc, xã hội VN có thêm những tầng lớp nào? + Nêu những nét chính về đời sống của nhân dân VN trong thời kì này? - Lớp trưởng điều hành: Tổ chức cho 4 HS (đại diện 4 nhóm) thi trình bày (GV trình chiếu minh họa theo tiến trình trình bày của HS). HS nhận xét, bình chọn. - GV nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương HS trình bày tốt. ( HS nắm được một vài diểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: + Về kinh tế : xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt. + Về xã hội : xuất hiện các tầng lớp mới như chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân). - GV hỏi :Tại sao lại có sự biến đổi KT- XH như vậy? - Học sinh thảo luận, trả lời Kết luận: Trước đây xã hội Việt Nam chủ yếu chỉ có địa chủ, phong kiến và nông dân, nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp, mới công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...thành thị phát triển, lần đầu tiên ở Việt Nam có đường ô tô, xe lửa nhưng đời sống nông dân và công nhân thì ngày càng kiệt quệ và khổ sở. - Đọc nội dung chính trong SGK 3. Hoạt động luyện tập vận dụng (5p) - HS đọc nội dung cần ghi nhớ. - GV trình chiếu hình ảnh nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc: Nêu cảm tưởng của em khi quan sát bức ảnh. (viết 3 – 5 câu) - Nhận xét thái độ học tập của các bạn. - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc