Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu: HS biết:

- Tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Biết cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.

II/Đồ dùng: Bảng phụ.

III/ Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- Gọi 2 HS chữa bài 3, 4 trong SGK.

- GV nhận xét

B/Bài mới:

HS thực hành làm bài tập 1; 2. KK HS làm thêm bài 3, 4.

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài.

- GV tóm tắt bài toán lên bảng.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khỉ, dơi, voi, hổ, lợn, ngựa, trâu, bò....
C/Củng cố, dặn dò:
- Động vật sinh sản bằng những các nào?
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực xây dựng bài.
___________________________
LỊCH SỬ
 Tiến vào Dinh Độc Lập
I/Mục tiêu: HS biết:
- Ngày 30- 4-1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
II/Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính VN.
- Hình minh họa trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hiệp định Pa-ri về VN được kí kết vào thời gian nào ? ở đâu?
- Nêu ý nghĩa của hiệp định Pa- ri đối với lịch sử dân tộc ta?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
- Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pa- ri?
- GV chỉ bản đồ VN và giới thiệu cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân 1975.
Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào dinh độc lập.
- HS thảo luận theo nhóm 5 để trả lời các câu hỏi sau:
 + Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tấn công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
 +Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
 +Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng?
 +Sự kiện quân ta tiến vào dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
 +Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
- HS trả lời,các nhóm khác bổ sung,GV nhận xét.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta.
- Đánh tan giặc Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS phát biểu suy nghĩ về sự kiện lịch sử ngày 30- 4-1975.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________
Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2018
TOÁN
 Luyện tập chung
I/Mục tiêu: HS biết:
- Tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS chữa bài 3, 4 trong SGK.
- GV nhận xét
B/Bài mới:
HS thực hành làm bài tập 1; 2. KK HS làm thêm bài 3, 4. 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
Hỏi:
- Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
- Hướng chuyển động của ô tô và xe máy như thế nào?
- Khi ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C thì tổng quãng đường ô tô và xe máy đã
đi được là bao nhiêu?
- Sau một giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu?
- Muốn tính thời gian để ô tô và xe máy đi hết quãng đường ta làm thế nào?
-1 HS làm bài trên bảng, HS khác nhận xét.
- Hướng dẫn HS rút ra công thức:
t = s : (v1 + v2)
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: - GV gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài toán.
- HS nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở.
 Đáp số : 45 km.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 3: - GV gọi HS nêu nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán.
- GV lưu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo mét hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo mét/phút.
 Đáp số : 750m/phút
Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài và nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở. GV gọi HS đọc bài giải, GV nhận xét bài làm của HS. 
C/Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính thời gian của hai chuyển động ngược chiều và cùng lúc ta làm thế nào?
- HS hoàn thành bài tập trong VBT
____________________________
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra ( Tiết 2 )
I/Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL(mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1).
- Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: Làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II/Đồ dùng:
Bảng phụ, thăm các bài TĐ và HTL
III/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Kiểm tra tập đọc và HTL (Khoảng 1/4 số HS)
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm.
3/HS làm bài tập.
- Một HS đọc bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Một HS nêu y/c bài tập.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại những câu đúng.
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS tiếp tục về nhà luyện đọc.
____________________________
Thứ tư, ngày 27 tháng 3 năm 2018
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 4 )
I/Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1). 
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HK II. Nêu được dàn ý chung của văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích.
II/Đồ dùng:
- Bảng phụ, thăm các bài TĐ và HTL.
III/ Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Kiểm tra tập đọc và HTL (Khoảng 1/4 số HS).
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1- 2 phút.
- HS đọc bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời.
- GVđánh giá, ghi điểm. 
3. Làm bài tập.
Bài 1:
 Có 3 bài văn miêu tả được học là Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
Bài 2:
- HS nêu dàn ý của bài văn.
- Nêu chi tiết hoặc câu văn trong bài mà em thích và nói rõ vì sao?
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại dàn ý của bài văn mình đã chọn.
____________________________
Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu: HS biết:
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
II-Hoạt động dạy học;
A-Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3, 4.
B-Bài mới:
HS thực hành làm bài tập 1; 2. KK HS hoàn thành cả 3 bài tập. 
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài.
- Có mấy chuyển động đồng thời?
- Hãy nhận xét về hướng chuyển động của hai người?
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng và giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo sau đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.
- Quãng đường xe máy cách xe đạp lúc khởi hành là bao nhiêu?
- Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì khoảng cách xe đạp và xe máy là bao nhiêu?
- Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu km?
- Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp được tính bằng cách nào?
- HS làm và chữa bài.
- Muốn tính thời gian gặp nhau của hai chuyển động cùng chiều ta làm thế nào?
- GV giới thiệu công thức: t = s : (v2 – v1 ).
*HS đọc đề bài câu b)
- Muốn biết xe đạp cách xe máy bao nhiêu km ta làm thế nào?
- HS làm bài và trình bày bài giải.
- HS khác nhận xét, GV xác nhận.
- HS nhắc lại quy tắc tìm thời gian đuổi kịp nhau của 2 chuyển động cùng chiều.
Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán, nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS đọc bài giải và nhận xét cách làm của bạn.
Bài 3: - GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi:
- H: Khi bắt đầu đi ô tô cách xe máy bao nhiêu km ?
- H: Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy bao nhiêu km ?
- H: Sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy ?
- H: Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ?
Đáp số : 16 giờ 7 phút.
2- Củng cố, dặn dò:
- HS so sánh cách giải 2 dạng toán chuyển động cùng chiều và ngược chiều.
- HS nhắc lại 5 bài toán về chuyển động đều.
- Về nhà hoàn thành bài tập 3. 
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 5 )
I-Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-viết đúng chính tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè .
- Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Viết chính tả.
- GVđọc bài chính tả một lượt.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Hướng dẫn HS những từ ngữ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo. ...... 
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
 HĐ 2: Làm bài tập.
- HS đọc y/c bài tập.
- HS giới thiệu về nhân vật em chọn tả.
- HS làm bài và trình bày đoạn văn trước lớp.
- GV nhận xét, chấm một số đoạn văn hay.
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
_______________________________
Thứ 5 ngày 28 tháng 3 năm 2013
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho2; 3; 5 và 9.
II- Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3.
B-Bài mới:
HS thực hành làm bài tập 1; 2; 3(cột 1); 5. KK HS hoàn thành cả 5 bài tập. 
Bài 1: - HS đọc y/c đề bài.
- Gọi HS đọc lần lượt các số.
- Cả lớp nhận xét cách đọc.
- Hãy nêu cách đọc các số tự nhiên.
- Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết?
Bài 2: - HS hoàn thành bài tập.
- Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì?
- Hai số chẵn liên tiếp có đặc điểm gì?
- Hai số lẻ liên tiếp có đặc điểm gì?
Bài 3: - HS đọc y/c đề bài.
- Khi so sánh các số tự nhiên ta dựa vào đâu?
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 4: - HS tự làm bài rồi chữa bài.
Kết quả là: a) 3999; 4856; 5486 b) 3762; 3726; 2763; 2736.
Bài 5: - HS tự đọc đề, làm bài.
- Chữa bài. Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
3-Củng cố, dặn dò:
- Ôn cách đọc viết, so sánh số tự nhiên và các dấu hiệu chia hết trên số tự nhiên.
- Hoàn thành bài tập.
___________________________
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 6 )
I-Mục đích yêu cầu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc- HTL(mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1). 
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu văn trong những ví dụ đã cho.
II-Đồ dùng:
 Bảng phụ, thăm các bài TĐ và HTL.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (Khoảng 1/4 số HS).
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời.
- GVđánh giá, ghi điểm.
3. Làm bài tập.
a. Từ cần điền là nhưng: nhưng là từ nối câu 3 với câu 2.
b.Từ cần điền là chúng: Chúng ở câu 2 thay thế cho từ lũ trẻ ở câu 1.
c. Các từ ngữ lần lượt cần điền là: nắng, chị, nắng, chị, chị.
- nắng ở câu 3,câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
- chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
- Chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6.
4-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị làm tiết kiểm tra viết.
_____________________________
Thứ 6 ngày 29 tháng 3 năm 2013
Tiếng Việt
Kiểm tra : Đọc hiểu – Luyện từ và câu
I-Mục đích, yêu cầu:
- Đọc hiểu nội dung đoạn văn (mức độ yêu cầu như ở tiết 1). 
- Dựa vào nội dung bài, biết chọn ý đúng cho các câu trả lời.
II-Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Đọc thầm đoạn văn trong SGK trang 177.
 HĐ 2: HS làm bài kiểm tra.
- GV hướng dẫn HS nắm vững y/c bài kiểm tra ở VBT, cách làm bài.
- HS đọc bài văn, đọc chú thích.
- HS làm bài và trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
1/ Tên bài văn: Mùa thu ở làng quê.
2/Tác giả cảm nhận mùa thu bằng thị giác, thính giác và khứu giác.
3/Chỉ những hồ nước.
4/Vì những hồ nước...
5/Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
6/xanh mướt, xanh lơ.
7/Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.
8/Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.
9/Một câu. Đó là câu”chúng không còn...trái đất”
10/Bằng cách lặp từ ngữ: Từ lặp lại là từ: Không gian.
2-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
____________________________
Toán
 Ôn tập về phân số
I-Mục tiêu: Giúp HS :
Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
II-Hoạt động dạy học.
A-Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3; 4.
B-Bài mới:
HS thực hành làm bài tập 1; 2; 3(a,b); 4; . HS khá, giỏi hoàn thành cả 5 bài tập.
Bài 1: - HS đọc y/c đề bài.
- GV treo tranh vẽ, yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
- Phân số gồm mấy phần ? là những phần nào?
- Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? tử số cho biết gì?
- Hỗn số gồm mấy phần? là những phần nào?
- Phân số kèm theo trong hỗn số cần thỏa mãn điều kiện gì?
- Nêu cách đọc hỗn số ? cho VD?
Bài 2: - HS đọc y/c bài tập.
- Rút gọn phân số là làm gì?
- Sử dụng tính chất nào để có thể rút gọn phân số?
- HS làm và chữa bài.
- Trong các phân số đã rút gọn, hãy chỉ ra phân số tối giản.
- Phân số tối giản có đặc điểm gì?
Bài 3: -HS nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số.
-HS làm và chữa bài.
Bài 4: - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số.
- HS tự làm và giải thích cách làm.
4-Củng cố, dặn dò:
- Ôn đọc, viết, so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
___________________________
Khoa học
 Sự sinh sản của côn trùng
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên một số côn trùng.
- Hiểu được quá trình phát triển của một số côn trùng: bướm cải, ruồi, gián.
- Biết được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về sự sinh sản, quá trình phát triển của côn trùng để có ý thức tiêu diệt những côn trùng có hại.
II-Đồ dùng:
- Bảng nhóm. Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Tìm hiểu về bướm cải.
- Em biết những loài côn trùng nào?
- Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con?
- GV giới thiệu quá trình phát triển của bướm cải.
- Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải?
- ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
- Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng
 gây ra đối với hoa màu, cây cối?
HĐ 2: Tìm hiểu về ruồi và gián.
- HS hoạt động theo nhóm 4: tìm hiểu về sự sinh sản của ruồi và gián, cách diệt ruồi và gián.
- Gián sinh sản như thế nào? Ruồi sinh sản như thế nào?
- Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?
- Ruồi thường đẻ trứng ở đâu? Gián thường đẻ trứng ở đâu?
- Nêu những cách diệt ruồi mà bạn biết?
- Nêu những cách diệt gián mà bạn biết?
- Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?
4-Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng vẽ chu trình sinh sản của bướm cải, của ruồi và gián.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về tìm hiểu về loài ếch.
____________________________________
TUẦN 29
Thứ 2 ngày 1 tháng 4 năm 2013
Tập đọc
Một vụ đắm tàu
I-Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; 
đức hi sinh cao thượng của Ma- ri-ô.
II-Đồ dùng: 
 Tranh minh họa chủ điểm và bài học trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đưa tranh minh họa và giới thiệu chủ điểm Nam và nữ.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
Đoạn1: Từ đầu...."về quê sống với họ hàng" 
Đoạn 2: Từ “Đêm xuống.... băng cho bạn".
___________________________
Tiếng Việt
Kiểm tra 
I-Mục đích, yêu cầu:
-Viết đúng nội dung đề bài. Bố cục bài đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
-Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Hướng dẫn làm bài.
- GV viết các đề bài trong SGK lên bảng.
- HS lần lượt đọc các đề bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c từng đề bài.
 HĐ 2: HS làm bài.
- HS có thể tự chọn một trong các đề bài GV đã nêu trên.
- HS làm bài.
 HĐ 3: Đánh giá.
Bài viết được đánh giá về các mặt:
- Nội dung kết cấu có đủ 3 phần: mở bài, thânbài, kết luận; trình tự miêu tả hợp lí.
- Hình thức diễn đạt:Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
III.Củng cố, dặn dò:
- Thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra.
____________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp.
I. MỤC TIÊU:
	- HS nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 28.
	- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 29.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
- GV nhận xét bổ sung.
 * Nhận xét về học tập:
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
 - Giáo viên gọi đại diện trình bày bổ sung.
 - Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài........
 * Nhận xét về các hoạt động khác.
 - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản......
 * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
 * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ.
Kế hoạch tuần 29:
 - Đẩy mạnh học tập.
 - Đi học chuyền cần .
 - Vệ sinh sạch sẽ, nề nếp đội tốt .
	Thể dục
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi "Bỏ khăn"
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi "Bỏ khăn". Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: 1 còi, 10-15 quả bóng 150g, 2 HS 1 quả cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 Phần
 Nội dung
Thời gian
Phương pháp
Mở đầu
- GV phổ biến nhiệm vụ, y/c giờ học.
- Cho HS thực hiện một số động tác khởi động (lớp trưởng điều khiển).
* Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
* Kiểm tra bài cũ: KT một số động tác của bàI TD phát triển chung.
6-10p
Đội hình 4 hàng ngang.
Cơ bản
* Đá cầu:
- GV tổ chức cho HS tâng cầu bằng mu bàn chân theo tổ (Tổ trưởng điều khiển).
- GV tổ chức cho HS phát cầu bằng mu bàn chân theo nhóm.
- Gọi HS giải thích động tác.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- Gọi một số HS thực hiện động tác tốt lên trình diễn.
 * Trò chơi: "Bỏ khăn"
- GV cho HS đứng thành vòng tròn lớn và một vòng tròn nhỏ.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét HS chơi trò chơi. 
14-16p
5-6p
Luyện tập theo tổ nhóm. 
Chơi theo đội hình trò chơi. Cán sự lớp điều khiển.Có áp dụng hình thức thi đua.
Kết thúc
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu.
5-6p
Đội hình vòng tròn.
____________________________
Thể dục
Môn thể thao tự chọn.
Trò chơi " Hoàng Anh, Hoàng Yến"
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân.
 Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chơi TC:" Hoàng Anh, Hoàng Yến". 
 Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Sân trường: Vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn.
- 1 còi, 24 quả cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Phần
 Nội dung
Thời gian
Phương pháp
Mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Cho HS khởi động chạy nhẹ nhàng, đi vòng tròn hít thở sâu. Xoay các khớp.
6-10p
Đội hình 4 hàng ngang sau đó chuyển sang đội hình vòng tròn.
Cơ bản
 a. Môn thể thao tự chọn.
- Đá cầu:
+ GV chia lớp thành các nhóm.
+ Các nhóm thực hiện ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
+ Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: Nhóm trưởng điều khiển.
 b. Trò chơi: " Hoàng Anh, Hoàng Yến"
- GV phổ biến trò chơi và luật chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét học sinh chơi.
14-16p
5-6p
Luyện tập theo tổ nhóm. 
Chơi theo đội hình sáng tạo. 
Kết thúc
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu.
5-6p
Đội hình vòng tròn.
_________________________
_______________________
Kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng (tiết 2)
I-Mục tiêu: HS biết:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp được từng bộ phận máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
II-Đồ dùng: 
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
II-Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
 * Lắp từng bộ phận.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng.
- HS thực hành lắp và GV theo dõi uốn nắn cho những em còn lắp chưa đúng quy trình.
 * Lắp ráp máy bay trực thăng.
 HĐ 2: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, ý thức thái độ học tập.
- Dặn chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
Đạo đức
Em tìm hiểu về Liên hợp qu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_28_nam_hoc_2017_2018.doc