Giáo án Địa lí Lớp 5

I.MỤC TIÊU :

- Kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta .

- Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta .

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc .

- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng số liệu về mật độ dân tộc của một số nước Châu Á (phóng to )

- Lược độ mật dộ dân số Việt Nam ( phóng to ) .

- Các hình minh họa trong SGK -Phiếu học tập của HS

 

doc53 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ta có số dân đứng thứ ba ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới (theo tạp chí Dân số và Phát triển , năm 2004 Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới )
*Hoạt động 2 : Gia tăng dân số ở Việt Nam .
-GV treo biểu đồ dân số Việt Nam như SGK yêu cầu đọc .
-GV hỏi để hướng dẫn HS cách làm việc với biểu đồ : 
+Đây là biểu đồ gì , có tác dụng gì ? 
+Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ ? 
+Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào ? 
-GV nêu : Hai em ghi trên bảng phụ cho cả lớp cùng theo dõi .
+Biểu đồ thể hiện dân số nước ta những năm nào ? Cho biết dân số nước ta từng năm
+Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người ?.
+Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người ? 
+Ước tính trong vòng 20 năm qua , mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người ? 
+Sau 20 năm , ước tính dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người ? 
+Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta ? 
-Gọi HS trình bày kết quả . 
-GV chỉnh sửa . 
-GV giảng thêm . 
*Hoạt động 3 : Hậu quả của dân số tăng nhanh 
-Chia thành nhóm yêu cầu làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự gia tăng dân số .
-Cho báo cáo kết quả 
-GV nêu .
 3/Củng cố : Liên hệ thực tế : Em biết gì về tình hình gia tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân ? 
	-Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò :Về nhà học bài, chuẩn bị bài Các dân tộc, sự phân bố dân cư . 
3 HS trả lời .
-HS đọc bảng số liệu 
+Bảng số liệu về số dân các nước Đông Nam Á . Dựa vào đó ta có thể nhận xét về dân số của các nước Đông Nam Á .
+Vào năm 2004
+Là triệu người 
-HS làm việc, trả lời 
+Là 82,0 triệu người 
+3 trong các nước Đông Nam Á 
+Nước ta có số dân đông 
HS đọc biểu đồ ( tự đọc thầm ) 
-HS đọc tên biểu đồ và nêu: Đây là biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, dựa vào biểu đồ có thể nhận xét sự phát tyriển của dân số Việt Nam qua các năm .
+Trục ngang thể hiện các năm , trục dọc thể hiện số dân được tính bằng đơn vị triệu người .
+Biểu hiện số dân của một năm, tính bằng đơn vị triệu người . 
-Làm việc theo cặp 
+Dân số nước ta qua các năm : 
-Năm 1979 là 52,7 triệu người 
-Năm 1989 là 64,4 triệu người
-Năm 1999 là 76,3 triệu người
+Tăng khoảng 11,7 triệu người 
+Tăng khoảng 11,9 triệu người
+Tăng thêm hơn 1 triệu người 
+Tăng lên 1,5 lần .
+Dân số nước ta tăng nhanh . 
-1 HS trình bày , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
-1 HS khá trình bày lớp theo dõi 
-Mỗi nhóm có 6-8 HS cùng làm việc để hoàn thành phiếu .
-Lần lượt từng nhóm báo cáo , cả lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 9 : Chủ đề : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .
Tiết :9 	MÔN : ĐỊA LÍ 
	 BÀI : CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ 
I.MỤC TIÊU : 
Kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta .
Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta . 
Nêu được một số đặc điểm về dân tộc . 
Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng số liệu về mật độ dân tộc của một số nước Châu Á (phóng to ) 
Lược độ mật dộ dân số Việt Nam ( phóng to ) . 	
Các hình minh họa trong SGK 	-Phiếu học tập của HS 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 2 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ? 
Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân ? Tìm một ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em . 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố dân cư của nước ta . 
*Hoạt động 1 : 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam .
-Yêu cầu đọc SGK và trả lời .
+Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? 
+Dân tộc nào có đông nhất ? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu ? 
+Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ ? (GV gợi HS nhớ lại kiến thức lớp 4 bài Một số dân tộc ở Hòang Liên Sơn , Một số dân tộc ở Tây Nguyên …) 
+Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của nhân dân thể hiện điều gì ? 
-GV nhận xét, bổ sung . 
-GV chốt ý 
*Hoạt động 2 : Mật độ dân số Việt Nam .
GV hỏi : Em hiểu thế nào là mật độ dân số ? 
GV nêu : Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên .
-GV giảng .
-GV treo bảng thống kê mật độ dân số của một nước Châu Á .
+So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước Châu Á .
+Kết quả so sánh chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam .
-GV kết luận .
*Hoạt động 3 : Sự phân bố dân cư ở Việt Nam 
-GV treo lược đồ và hỏi : Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì ? 
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ .
+Chỉ trên lược đồ và nêu : 
*Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2 ? 
*Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2 ? 
*Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người/km2 ?
*Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2 ? 
*Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt ?
*Việc dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, vùng ven biển gây ra sức ép gì cho dân cư các vùng này ?
*Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế của vùng này ?
*Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng. Nhà nước ta đã làm gì ? 
-Yêu cầu phát biểu .
-GV nhận xét chỉnh sửa 
3/Củng cố : Giáo viên tổng kết tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học bài và chuẩn bị bài Nông nghiệp .
-HS suy nghĩ trả lời , HS khác nhận xét bổ sung .
+Nước ta có 54 dân tộc 
+Dân tộc kinh ( Việt) đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển .Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên .
+Ở vùng núi phía Bắc là : Dao, Mông , Thái , Mường, tày … 
+Ở vùng Tây Nguyên là : Gia –rai, Ê-đê , Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi … 
+Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà
-Một vài HS nêu theo ý hiểu của mình 
-HS nghe giảng 
Mật độ dân số huyện A là : 
 52000 : 250 = 208 (người/km2) 
-1 HS nêu kết quả trước lớp ,lớp nhận xét 
-Bảng số liệu cho biết mật độ dân số của một nước châu Á .
+Mật độ dân số nước ta lớn hơn gấp 6 lần mật độ dân số thế giới , lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Cam-pu-chia , lớn hơn 10 lần mật độ dân số của Lào , lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc .
+Mật độ dân số Việt Nam rất cao .
-HS đọc tên : Lược đồ mật độ dân số Việt Nam . Lược đồ cho ta thấy sự phân bố dân cư ở nước ta .
+Nơi có mật độ dân số lớn hơn 1000 người/km2 là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố HCM và một số thành phố khác ven biển . 
+Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ , đồng bằng ven biển miền Trung .
+Vùng trung du Bắc Bộ , đồng bằng Nam Bộ , đồng bằng ven biển miền Trung , cao nguyên Đắl Lắk , một số nơi ở miền Trung 
+Vùng núi 
+Đông ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn .
+Làm cho vùng này thiếu việc làm .
+Thiếu lao động cho sản xuất. 
+Tạo việc làm tại chỗ .Thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới .
-1 HS lên bảng chỉ các vùng dân cư theo mật độ . 
Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 10 : Chủ đề : Trọng thầy mới được làm thầy .
Tiết :10 	MÔN : ĐỊA LÍ 
	BÀI : NÔNG NGHIỆP 
I.MỤC TIÊU : 
Nêu được vùng phân bố của một số loại cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta trên Lược đồ nông nghiệp Việt nam . 
Vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. 
Đặc điểm của cây trồng nước ta : đa dạng, phong phú 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Lược đồ nông nghiện Việt Nam . 	-Các hình minh họa trong SGK 
Phiếu học tập của HS 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 2 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có đông dân nhất, phân bố chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống ở đâu ? 
Điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ sự phân bố dân cư ở Việt nam . 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Trong bài địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của ngành nông nghiệp nước ta . 
*Hoạt động 1 : Vai trò của ngành trồng trọt 
-Treo lược đồ nông nghiệp và yêu cầu nêu tên tác dụng của lược đồ . 
+Nhìn trên lược đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn ? 
+Từ đó rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp ? 
-GV kết luận . 
*Hoạt động 2 : Giá trị của lúa gạo và các cây trồng công nghiệp lâu năm .
-Cho cả lớp trao đổi : 
+Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng ? 
+Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo ở nước ta ?
-GV nêu .
+Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới ? 
-Khi HS trả lời , GV có thể vẽ lên bảng thành sơ đồ các điều kiện để Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới 
+Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên ? 
+Em biết gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này ?
+Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta ? 
*Hoạt động 3 : Sự phân bố cây trồng ở nước ta .
-Yêu cầu làm việc theo cặp , quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam trình bày sự phân bố các loại cây trồng của Việt nam .
-Nêu tên cây: nêu và chỉ vùng phân bố của cây đó trên lược đồ , có thể giải thích lí do vì sao cây được trồng nhiều ở vùng đó . 
-Cho HS thi trình bày về sự phân bố các loại cây trồng ở nước ta . 
-GV tổng kết cuộc thi 
-GV kết luận . 
*Hoạt động 4 : Ngành chăn nuôi ở nước ta . 
-Làm việc theo cặp 
+Kể tên một số vật nuôi ở nước ta ? 
+Trâu, bò , lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào ?
+Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc . 
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV sửa chữa 
3/Củng cố : Giáo viên tổng kết tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Lâm nghiệp và thủy sản
-Lược đồ nông nghiệp Việt nam giúp ta nhận xét về đặc điểm của ngành nông nghiệp .
+Kí hiệu cây trồng có số lượng nhiều hơn kí hiệu con vật . 
+Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng .
-Nghe câu hỏi , nêu ý kiến 
+Cây lúa 
+HS nêu theo hiểu biết của mình 
-HS nghe giảng 
+Xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới vì : 
*Có các đồng bằng lớn (Bắc Bộ , Nam Bộ ) 
*Đất phù sa màu mỡ 
*Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa 
*Có nguồn nước dồi dào .
+Các cây công nghiệp lâu năm như : chè, cà phê, cao su …
+Đây là loại cây có giá trị xuất khẩu cao : cà phê, caosu , chè của Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới .
+Ngành trồng trọt đóng góp tới ¾ giá trị sản xuất nông nghiệp .
-HS cùng cặp quan sát lược đồ trình bày, HS kia theo dõi , bổ sung .
-3 HS lần lượt trả lời trước lớp , lớp theo dõi nhận xét , bổ sung . 
-HS làm việc trao đổi và trả lời 
+Trâu, bò, lợn, gà , vịt …
+Được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng 
+Thức ăn chăn nuôi đảm bảo , nhu cầu của người dân về thịt , trứng , sữa …ngày càng cao , công tác phòng dịch được chú ý .
-1 HS trả lời , HS khác bổ sung . 
. 
Tiết :11 	MÔN : ĐỊA LÍ 
	BÀI : LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN . 
I.MỤC TIÊU : 
Dựa vào sơ đồ, biểu đồ trình bày những nét chính về ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản .
Các hoạt động chính . 	+Sự phát triển 
Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng . Không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . 	-Các sơ đồ bảng số liệu , biểu đồ trong SGK 
Phiếu học tập của HS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
Kể một số loại cây trồng ở nước ta .
Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới ? 
Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phải triển ổn định và vững chắc ? 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Lâm nghiệp và thủy sản sẽ giúp các em hiểu vai trò của rừng và biển trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta . 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*Hoạt động 1 : Các hoạt động của lâm nghiệp .
+Theo em ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì ? 
-Treo sơ đồ các hoạt động chính của lâm nghiệp và yêu cầu HS nêu .
-Yêu cầu HS kể việc trồng và bảo vệ rừng .
+Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải chú ý điều gì ? 
-GV kết luận . 
*Hoạt động 2 : Sự thay đổi về diện tích rừng ở nước ta .
-Treo bản đồ số liệu về diện tích rừng của nước ta .
+Bảng số liệu thống kê về điều gì ? Dựa vào bảng có thể nhận xét về điều gì ? 
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau , thảo luận và trả lời . 
+Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào ? 
+Nêu diện tích rừng của từng năm đó ? 
+Từ năm 1980 đến năm 1995 , diện tích rừng nước ta tăng hay giảm ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó ? 
+Từ năm 1995 đến năm 2005 diện tích rừng thay đổi như thế nào ? Nguyên nhân ? 
-Cho HS trình bày 
+Các hoạt động trồng rừng , khai thác rừng chủ yếu ở vùng nào ? 
+Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng ? 
-GV kết luận .
*Hoạt động 3 : Ngành khia thác thủy sản 
-Treo biểu đồ sản lượng thủy sản và nêu câu hỏi : 
+Biểu đồ biểu diễn điều gì ?
+Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì ?
+Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều gì?
Tính theo đơn vị nào ?
+Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì ? 
+ Các cột màu xanhû trên biểu đồ thể hiện điều gì ? 
Lưu ý : HS có trình độ khá , nắm vững cách xem lược đồ thì GV không cần tiến hành bước hướng dẫn kể trên . 
-Chia thành các nhóm nhỏ , yêu cầu thảo luận 
+Ngành thủy sản gồm những gì ? 
+So sánh sản lượng thủy sản năm 1990 và năm 2003 
+Kể tên các loại thủy sản được nuôi nhiều ở nước ta ? 
-Cho trình bày ý kiến 
-GV chỉnh sửa câu trả lời 
-Gọi HS đọc ghi nhớ 
*Trồng rừng , ươm cây, khia thác gỗ 
+Lâm nghiệp có hai hoạt động chính , đó là trồng và bảo vệ rừng , khai thác gỗ và lâm sản khác .
-Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng …
-Phải hợp lí, tiết kiệm không khia thác bừa bãi, phá hoại rừng .
-HS đọc bảng số liệu 
-HS làm việc theo cặp 
+Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980 , 1995 , 2004
*Năm 1980 : 10,6 triệu ha 
*Năm 1995 : 9,3 triệu ha
*Năm 2005 : 12,2 triệu ha
+Mất đi 1,3 triệu ha . Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi .
+Tăng thêm được 2,9 triệu ha .Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt .
-Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi , nhận xét 
+Ở vùng núi, một phần ven biển 
+Vùng núi là vùng dân cư thưa thớt vì vậy : 
*Hoạt động khai thác rừng bùa bãi trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện .
*Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động .
-HS đọc tên biểu đồ và nêu : 
+Sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm . 
+Thời gian tính theo năm 
+Sản lượng thủy sản tính theo đơn vị nghìn tấn .
+Thể hiện thủy sản khai thác được 
+Thể hiện sản lượng thủy sản nuôi trồng được . 
-Mỗi nhóm 4 HS trả lời câu hỏi SGV 
-Mỗi nhóm cử đại diện trả lời 1 câu hỏi , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
-2 HS đọc ghi nhớ 
3/Củng cố : Cần phải làm gì để bảo vệ các loài thủy sản ? . –Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Công nghiệp .
Tiết :12	MÔN : ĐỊA LÍ 
	BÀI : CÔNG NGHIỆP 
I.MỤC TIÊU : 
Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp .
Biết được nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp .
Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp .
Kể tên và xác định trên bản đồ một số địa phương có mặt hàng thủ công nghiệp . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ hành chính Việt Nam . 	-Các hình minh họa trong SGK 
Phiếu học tập của HS 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì ? Phân bố chủ yếu ở đâu ? 
Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản ? 
Ngành thủy sản phân bố ở đâu? Kể tên một số tỉnh có ngành thủy sản phát triển ? 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Trong giờ học này các em cùng tìm hiểu về ngành công nghiệp của nước ta . 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*Hoạt động 1 : Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng .
-Cho cả lớp báo cáo kết quả sưu tầm về các tranh chụp họat động sản xuất công nghi

File đính kèm:

  • docĐIA 5.doc