Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

 HS biết quy tắc tính diện tích hình tròn.

II/Đồ dùng:

 Một nhóm một hình tròn trong bộ đồ dùng học toán.

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

-Viết công thức tính chu vi hình tròn.

-Nêu công thức tính S hình bình hành?

B/Bài mới:

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

- HS lấy hình tròn có chia các phần bằng nhau theo bán kính

- GV treo hình tròn đã chia sẵn lên bảng.

- Ghép các hình đã chia thành một hình bình hành.

- So sánh diện tích hình tròn và diện tích hình mới tạo được?

- Hãy nhận xét về độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành?

- Một HS lên trình bày cách tính kết quả.

- Qua cách tính đó, HS nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết độ dài bán kính.

- GV ghi bảng công thức, HS nêu quy tắc.

HS thực hành làm bài 1(a, b); bài 2 (a, b); bài 3. KK HS hoàn thành cả 3 bài tập.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Đông Dương, tay
hòm chìa khóa, tuần lễ Vàng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
b. Tìm hiểu bài:
- Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì?
-Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
-Từ câu chuyện này, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất
nước?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
c. Đọc diễn cảm.
- GVmời 1 HS đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
Hoạt động 4: Cũng cố
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
 - GV nhận xét tiết học; 
 C/Hướng dẫn học ở nhà
HS về ôn lại bài đọc
_________________________
Thứ tư, ngày 23tháng 1 năm 2019
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình tròn khi biết :
- Bán kính của hình tròn.
- Chu vi của hình tròn.
II/Đồ dùng: 
- Hình minh họa bài 3.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu cách tính chu vi hình tròn.
- Nêu cách tính diện tích hình tròn.
B/Bài mới:
HS thực hành làm bài tập 1; 2. KK HS hoàn thành thêm bài 3. 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
- HS tự làm, sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra.
Kết quả: a) 113,04 cm2 ; b) 0,38 dm2.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: 
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Muốn tính diện tích hình tròn ta phải biết được yếu tố gì trước?
- Bán kính hình tròn biết chưa?
- Tính bán kính bằng cách nào?
- HS thực hành tính, 1 HS làm ở bảng phụ để chữa bài.
 Đáp số: 3,14 cm2.
Bài 3:
- HS nêu y/c bài toán.
- HS thảo luận trao đổi cách giải.
Đáp số : 1,6014 m2
-HS nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích hình tròn
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại cách tính diện tích hình tròn khi biết chu vi.
- Làm lại bài tập sgk Toán 5
___________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ : Công dân
I/Mục tiêu:
- HS hiểu nghĩa của từ Công dân; xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh.
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
 HS đọc đoạn văn ở tiết trước, chỉ rõ câu ghép dược dùng trong đoạn văn.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- Mở rộng vốn từ công dân
2/Hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: 
- Một HS đọc y/c bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến: Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ.
- HS thảo luận theo cặp làm bài.
- Đại diện nhóm làm bài tập trên bảng lớp.
Công là của nhà nước, của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ, khéo tay.
Công dân, công cộng, công chúng
Công bằng, công lí, công minh, công tâm
Công nhân, công nghiệp
- Giải nghĩa một số từ:
 + Công bằng: theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
 + Công cộng: Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
 + Công lí: lẽ phải phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
 + Công nghiệp: Ngành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên, làm ra tư liệu
sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.
 + Công chúng: đông đảo người đọc, xem nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên...
 + Công minh: công bằng và sáng suốt.
 + Công tâm: lòng ngay thẳng, chỉ vì việc chung, không vì tư lợi hoặc thiên vị.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài.
+Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân, dân chúng.
 +Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
Bài 4: Dành cho HS có năng khiếu
- Ba tổ thi viết các từ về chủ đề vừa học
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân.
_____________________________
CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Cánh cam lạc mẹ
I/Mục tiêu;
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Làm được bài tập 2 a .
II/ Đồ dùng dạy học:
- VBT, bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài
- Nghe viết bài Cánh cam lạc mẹ và phân biệt r,d,gi 
2/Hướng dẫn HS nghe-viết.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a.Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- GV đọc toàn bài thơ.
- Hỏi HS về nội dung bài thơ (Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè).
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Cho HS nêu từ khó: vườn hoang, trắng sương, khản đặc,
- Cho HS luyện viết các từ đó vào vở nháp. 
c. Viết chính tả.
- Nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ.
- GV đọc chính tả, HS chép bài.
- GV đọc lại bài cho HS khảo lỗi. HS đổi vở để khảo lỗi cho nhau.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bài 2a:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài hoặc thảo luận cùng bạn làm bài.
- Gọi 1 HS lên ghi bảng thứ tự các từ cần điền. Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện đã điền hoàn chỉnh.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã ôn luyện.
Thứ năm, ngày 24 tháng 1 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Tả người
( Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần; đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng. 
II/Đồ dùng:
- Một số tranh ảnh minh họa nội dung đề văn.
III/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người
2/ Hướng dẫn HS làm bài.
- GV mời một HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một vài HS nêu đề bài mình lựa chọn.
- GV nhắc HS về yêu cầu cần đạt của bài viết: bố cục rõ ràng, đủ 3 phần, đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.
3. HS làm bài
- GV theo dõi, giúp đỡ một số HS lúng túng.
- GV thu bài.
4.Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Lập chương trình hoạt động.
___________________________
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu:
- HS biết tính chu vi và diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn, diện tích hình tròn.
-Một HS lên bảng viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.
B/Bài mới:
HS làm bài 1, 2, 3 - SGK. KK HS làm thêm bài 4. 
Hoạt động 1: Làm việc nhân
Bài 1: HS trình bày bài giải theo hai cách khác nhau.
- HS tự làm, sau đó đổi vở, kiểm tra chéo cho nhau.
 Đáp số: 106,76 (cm)
Hoạt động 2: Làm việc cả lớpcặp đôi
Bài 2: Công thức nào được vận dụng để giải bài tập này?
- GV hướng dẫn HS giải.
 Đáp số : 94,2 cm
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của BT.
- GV hướng dẫn : Diện tích hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nửa
hình tròn.
 Đáp số : 293,86 (cm2)
Bài 4:
- HS làm bài, giải thích (Khoanh vào A)
Hoạt động 4: Củng cố
- Khi giải các bài toán hình học về tính diện tích của một hình hoặc một phần của hình, ta phải phân tích được cấu tạo của hình đó, từ đó quy về việc tính diện tích của các hình đã biết công thức tính.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà hoàn thành bài tập ở sgk
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
II-/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
- HS làm lại các bài tập 2,4 trong tiết LTVC trước.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Nhận biết các cách nối trong câu ghép và dùng quan hệ từ để nối các vế của câu ghép
2/ Phần nhận xét:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1:
- Một HS đọc y/c bài tập 1.
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn.
- HS nêu những câu ghép vừa tìm được.
Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở,/một người nữa tiến vào...
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, /nhưng tôi có quyền nhường và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối, /đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Bài 2:
-HS làm việc các nhân.
- GV gọi 3 HS lên bảng xác định các vế trong từng câu ghép.
- Hai HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Vài HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Phần luyện tập.
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung bài tập, HS xác định y/c bài tập
- HS đọc lại đoạn văn, làm bài.
- HS chữa bài, GV chốt lại lời giải đúng:
 +Câu 1 là câu ghép có hai vế câu.
 +Cặp quan hệ từ trong câu là: Nếu...thì...
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài tập 2:
- Khôi phục lại từ bị lược trong câu ghép.
Hỏi HS khá, giỏi: Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó.
Bài tập 3:
- Tấm chăm chỉ hiền lành còn cám thì lười biếng, độc ác.
- Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe.
- Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà hoàn thành bài tập ở sgk
- Ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/Mục tiêu:
 - HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
 - HS kể một vài đoạn của câu chuyện Chiếc đồng hồ.
 -Nêu ý nghĩa câu chuyện.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a. Giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- HS đọc đề bài trên bảng lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- Một số HS nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể.
 Hoạt động 2: Làm việc cặp
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét theo các tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện có hay có mới không?
 + Cách kể, giọng điệu, cử chỉ.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể chuyện tự nhiên hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
Hoạt động: Củng cố
- HS nhắc lại yêu cầu khi kể chuyện
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc trước gợi ý tiết kể chuyện tuần sau
_____________________________
Thứ sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
I/Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. 
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20-11 (theo nhóm). 
II/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
- Các em đã tham gia các hoạt động tập thể nào?
- Muốn tổ chức một hoạt động đạt kết quả tốt, các em phải làm gì?
2/Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: 
- HS đọc y/c bài tập 1.
- GV giải nghĩa: việc bếp núc (việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa...)
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi:
 + Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
 + Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
+Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: 
- Một HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS học theo N4: Lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo VN.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- GV nhận xét tiết học; 
C/Hướng dẫn học ở nhà:
-HS về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài sau
TOÁN
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
- HS thực hành làm bài 1. KK HS làm thêm bài 2.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã học?
- Biểu đồ có tác dụng ý nghĩa gì trong thực tiễn?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
 a.Ví dụ 1: GV treo tranh VD 1 lên bảng và giới thiệu biểu đồ hình quạt:
- Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?
- Biểu đồ biểu thị cái gì?
- Số sách trong thư viện được chia làm mấy loại và những loại nào?
- HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại.
- Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?
- Nhìn vào biểu đồ, hãy nhận xét về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách trong thư viện.
- Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?
- GV kết luận:
 + Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt.
 + Tác dụng của biểu đồ hình quạt có khác so với các dạng biểu đồ đã học ở chỗ không biểu thị số lượng cụ thể mà biểu thị tỉ số phần trăm của các số lượng giữa các đối tượng biễu diễn.
 + Biểu đồ hình quạt có tác dụng biễu diễn các tỉ số số phần trăm giữa các đại lượng nào đó so với toàn thể.
Hoạt động 2 : Làm việc nhóm
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS :
- Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh.
- Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp.
Bài 2: Hướng dẫn HS nhận biết:
- Biểu đồ nói về điều gì?
- Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài học
- Ôn tập giải toán về tỉ số phần trăm có sử dụng thông tin từ biểu đồ.
 C/Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn kĩ năng đọc biểu đồ hình quạt.
__________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần qua
- Phổ biến kế hoạch tuần tới
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Các tổ tự đánh giá
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Đánh gía hoạt động trong tuần
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Tham gia tổ chức thành công trải nghiệm Ngày Tết quê em với gian hàng đẹp và ý nghĩa
- Quyên góp được một số tiền ủng hộ các bạn nghèo ăn tết
- HS đi học chuyên cần, đúng giờ; trong tuần không có HS vắng học. 
- Phần lớn các em có ý thức học bài làm bài, không còn hiện tượng quên sách vở đồ dùng HT 
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt;
- Hăng say giải bài trên báo; sử dụng tốt công nghệ thông tin trong giờ học; 
- Tham gia tập luyện tốt thi điền kinh cấp huyện. Tuyên dương: Bảo Yến, Hà An, Phương Anh, Khánh Ly, Hoàng
 + Tồn tại: Tình trạng ăn quà vặt vẫn còn; một số em vận dụng vào giải toán có lời văn hạn chế do chưa nắm vững kiến thức, chưa tự giác tự phục vụ, bảo quản của công chưa tốt, chưa có ý thức giữ gìn những nơi công cộng; 
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần tới
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường.
- Chăm chỉ học tập chuyên cần, cần thường xuyên ôn lại bài cũ và học trước bài mới
- Giữ gìn tài sản và của công
- Ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường
- Nắm chắc kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
-Nghỉ tết Nguyên Đán an toàn và không tham gia những điều nghiêm cấm như bắn pháo, đốt pháo, đánh bạc, tham gia giao thông phải chấp hành luật
TUẦN 21
Thứ ba, ngày 22 tháng 1 năm 2019
KHOA HỌC
Sự biến đổi hóa học (Tiết 2)
I/Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- KNS: KN biết cách tìm tòi, xử lí thông tin; KN bình luận đánh giá.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 78,79, 80, 81 SGK.
- Cát, vôi. Xi măng, Nước,
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Lấy ví dụ về biến đổi hoá học? Biến đổi hoá học là hiện tượng gì?
B/Bài mới:
1/Tình huống xuất phát
- Nếu nhúng que tăm vào giấm gạo và viết lên đó một vài chữ và để khô, hơ trên lửa sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
2/ Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- HS thảo luận nhóm và ghi ra những phỏng đoán của mình
3/Đề xuất câu hỏi và nêu phương án thực nghiệm
Ta có nhìn thấy chữ không?
Muốn đọc bức thư phải làm thế nào?
Điều kiện gì làm giấm khô và biến đổi hoá học?
4/Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
HS làm việc theo nhóm 4 nhúng que tăm vào giấm gạo và viết lên đó một vài chữ và để khô, hơ trên lửa và mô tả lại TN, đối chiếu với dự đoán của mình
5/Kết luận kiến thức mới:
- HS nêu ý kiến của nhóm mình và GV chốt kiến thức
+Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như thí nghiệm trên gọi là gì?
 +Sự biến đổi hóa học là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi lí học
+ GV tổ chức cho các nhóm nghiên cứu hiện tượng 1 ở sgk tráng 80 và rút ra kết luận 
- HS nhắc lại nội dung: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự BĐHH, các chất đã biến đổi hoàn toàn khác các chất ban đầu. Các các chất trộn lẫn với nhau , biến sang dạng khác mà vẫn giữ nguyên thể của nó gọi là sự biến đổi lí học.
- GV nhận xét giờ học; 
C/Hướng dẫn học ở nhà:
GV dặn HS không đến gần các hố vôi đang tôi, vì nó tỏa nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
___________________________
ĐẠO ĐỨC 
Em yêu quê hương (Tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng góp phần tham xây dựng quê hương.
- Yêu mến,tự hào về quê hương mình,mong muốn góp phần xây dựng quê huơng.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu quê hương.
KNS: HS sẽ tích cực, cố gắng học tập để sau này xây dựng quê hương đất nước.
 II/Chuẩn bị đồ dùng:
Giấy, bút màu,sách bài tập
III/Các hoạt động:
A/Bài cũ:
-Vì sao chúng ta cần phải yêu quê hương của mình?
B/bài mới:
1/Khởi động:
Cả lớp nghe hát bài Quê hương
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (BT4)
- Hướng dẫn các nhóm trưng bày và giưới thiệu sản phẩm.
- HS trưng bày và giới thiệu tranh nhóm mình.
- Hs cả lớp xem tranh và bình luận.
- GV nhận xét về tranh các nhóm.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT2)
- Gv nêu lần lượt từng ý kiến.
- Hs bày tỏ thái độ bằng cách dơ thẻ màu quy ước.
- GV mời vài HS giải thích lý do.
- Gv kết luận: Tán thành: a,d
 Không tán thành: b,c
Hoạt động 3: Xử lý tình huống
- GV yêu cầu các nhóm HS xử lý tình huống BT3
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận: 
+Th (a) : Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình, vận động các bạn cùng tham gia.
+ TH (b): Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là việc làm góp phần làm sạch,đẹp làng xóm.
Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm
- Yêu cầu HS trình bày kết quả sưu tầm.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát..........
- Gv nhắc nhở tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
C/Hướng dẫn học ở nhà
 - HS cần biết thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể.
KĨ THUẬT 
Chăm sóc gà
I/Mục tiêu :
 HS cần phải:
-Nêu được mục đích,tác dụng của việc chăm sóc gà
-Biết cách chăm sóc gà
-Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II/Chuẩn bị :
- Một số tranh ảnh minh hoạ trong Sgk
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1.Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
-G nêu khái niệm: về việc chăm sóc gà như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa để giúp gà không bị rét hoặc nóng.
-?Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
-G NX và tóm tắt nội dung chính của h/đ 1
-?Nêu mục đích, ý nghiã của việc nuôi dưỡng gà. 
- G tóm tắt ND chính của hoạt động 1.
 Hoạt động2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà..
a)Sưởi ấm cho gà con
-?Nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật
-G NX và giải thích Sgv tr71
-?Em hãy nêu dụng cụ dùng để sưởi ấm cho gà con.
-?Nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà con nhất là gà không có mẹ
-? Nêu cách sưởi ấm cho gà con.
- G NX và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở như Sgk tr65
 b)Chống nóng , chống rét, phòng ẩm, phong ngộ độc thức ăn cho gà.
-?Nêu cách chống nóng chống rét, phòng ẩm cho gà
- G NX và nêu tóm tắt tác dụng của các việc trên theo ND sgk tr65
-? Gia đình hoặc địa phương em chống nóng, chông rét, phòng ẩm cho gà ntn.
-? Nêu những thức ăn không được cho gà ăn.
- G NX và kết luận h/

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_20_nam_hoc_2018_2019.doc