Giáo án Tin học Khối 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Xuyến

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới: Học toán với phần mềm Cùng học toán 5.

 - GV: Giới thiệu phần mềm.

1/ Giới thiệu phần mềm cùng học toán 5:

- Là phần mềm giúp em học, ôn luyện và làm bài tập môn toán theo chương trình SGK.

- Em sẽ được học số thập phân, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

- Ngoài ra, phần mềm còn giúp em luyện các thao tác sử dụng chuột và bàn phím.

2/ Màn hình khởi động của phần mềm:

 - Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động phần mềm.

 - Để vào chương trình, em nháy chuột tại dòng chữ Bắt đầu trên cánh cổng.

3/ Thực hiện một bài toán:

- Để điền số, em nháy chuột vào các nút số ở góc phải màn hình hoặc gõ các số tương ứng vào.

- Để điền dấu, em nháy chuột vào các dấu tương ứng trên màn hình hoặc gõ trực tiếp vào.

- Nháy chuột lên nút Kiểm tra kết quả để xem kết quả đúng hay sai.

- Để làm lại phép tính từ đầu, em nháy chuột lên nút Làm lại từ đầu .

- Để chuyển sang câu tiếp theo em nháy nút Làm bài khác .

4/ Kết thúc ôn luyện:

- Để quay về màn hình chính em nháy nút Đóng cửa sổ .

- Để thoát khỏi phần mềm, em nháy chuột lên nút Thoát khỏi chương trình .

Tiết 2

- Nhắc lại cách luyện tập cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành làm các dạng toán trên màn hình chính.

Tiết 3

- Nhắc lại cách luyện tập cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành làm các dạng toán trên màn hình chính.

Tiết 4

- Nhắc lại cách luyện tập cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành làm các dạng toán trên màn hình chính.

 4) Củng cố, dặn dò:

 - Xem trước bài: Học xây lâu đài bằng phần mềm SAND CASTLE BUILDER.

 5) Nhận xét:

 

doc56 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Khối 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Xuyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t vị trí trên màn hình thì phải có một vật ở phía trước, một vật ở phía sau. Muốn chuyển một vật liệu từ phía trước ra phía sau hoặc ngược lại, em chỉ cần nháy đúp chuột lên vật liệu này.
 + Xóa một vật liệu: Muốn xóa một vật liệu trên bãi hãy kéo thả nó vào xô không có cát, phía dưới bên trái màn hình.
 + Xây dựng lại từ đầu: Muốn làm lại từ đầu, nháy chuột lên xô không có cát, sau đó nháy nút .
 + Sử dụng lại vật liệu khác: Muốn sử dụng các vật liệu khác, nháy chuột lên xô cát bên phải.
5/ Một số mẫu lâu đài, thành lũy: 
- GV: Giới thiệu một số mẫu lâu đài, thành lũy của phần mềm ở trang 50, 51, 52 của SGK.
6/ Kết thúc làm việc với phần mềm:
- Muốn ra khỏi màn hình làm việc chính hãy nháy chuột vào xô không có cát, sau đó nháy chuột vào dòng chữ Exit.
* Thực hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.
Tiết 3
- Nhắc lại quy tắc chơi cho HS.
* Thực hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.
Tiết 4
- Nhắc lại quy tắc chơi cho HS.
* Thực hành:
- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành.
 4) Củng cố, dặn dò:
 - Xem trước Bài: Luyện tập nhanh tay tinh mắt với phần mềm The Monkey Eyes.
 5) Nhận xét:
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 11
 Bài 3: Luyện tập nhanh tay tinh mắt với phần mềm The Monkey Eyes
A/ Mục đích, yêu cầu:
HS hiểu được các chức năng chính của phần mềm và có thể thao tác thành thạo với trò chơi chính của phần mềm và nhận biết các vị trí khác nhau của hai bức tranh.
Giúp HS rèn luyện trí nhớ và kĩ năng quan sát nhanh.
Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.
C/ Tiến trình lên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
39’
30’
10’
5’
35’
5’
30’
3’
2’
Tiết 1
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Luyện tập nhanh tay tinh mắt với phần mềm The Monkey Eyes.
 - GV: Giới thiệu phần mềm.
1/ Giới thiệu phần mềm:
 - The Monkey Eyes (Mắt Khỉ)là một phần mềm rèn luyện trí nhớ và kĩ năng quan sát nhanh rất thú vị và bổ ích cho các bạn học sinh nhỏ tuổi. 
- Nhiệm vụ của em là phải chỉ ra các vị trí khác nhau giữa hai bức tranh. Em cần nháy chuột chính xác lên vị trí khác nhau nằm trên một trong hai bức tranh. Thời gian để suy nghĩ rất ngắn và em phải thật nhanh tay để có thể thắng cuộc.
- Phần mềm còn giúp em luyện tập thao tác sử dụng chuột.
- GV: Giới thiệu cách khởi động phần mềm.
2/ Khởi động phần mềm:
 - Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động phần mềm.
 - Nháy chuột vào vị trí bất kì để vào màn hình chính của phần mềm.
Tiết 2
- GV: Giới thiệu cách bắt đầu bài luyện tập.
3/ Bắt đầu bài luyện tập:
- Để bắt đầu bài luyện nhanh tay tinh mắt, em thực hiện một trong hai cách sau:
 + Nhấn phím F2.
 + Nháy chuột vào hình ngôi sao, chọn Game ->Start New Game.
* Em nhìn thấy gì trên màn hình khi bắt đầu trò chơi?
 - Hai bức tranh thật sinh động và rất giống nhau sẽ xuất hiện trên hai ngăn trái và phải của màn hình. Nhiệm vụ của em phải làm lúc này là tìm thật nhanh xem hai bức tranh này có những khác nhau gì và ở vị trí nào.
 - Hai bức tranh sẽ có đúng năm vị trí khác nhau. Nếu tìm thấy một vị trí khác nhau giữa hai bức tranh, hãy nháy chuột chính xác lên vị trí vừa tìm thấy.
 - Thời gian để em quan sát và tìm ra các vị trí khác nhau giữa hai bức tranh là rất ngắn. Tại vị trí là một đồng hồ cát đếm ngược chỉ ra thời gian còn lại để làm bài luyện này. Thời gian được tính bằng giây.
- Mỗi lần tìm ra được một vị trí chính xác trên màn hình em sẽ được thưởng điểm. Em có thể xem điểm của mình tại vị trí . Nếu tìm được toàn bộ 5 vị trí khác nhau giữa hai bức tranh thì sẽ được thưởng thêm rất nhiều điểm nữa.
- Với mỗi lần khởi động phần mềm, em sẽ chỉ được phép đoán sai năm lần (hay em chỉ được phép có năm lần chơi). Tại vị trí của màn hình chỉ ra số lượt chơi còn lại. Mỗi lần nháy chuột sai vị trí em sẽ mất một lượt chơi.
* Các thao tác cần thực hiện:
 - Nếu tìm thấy một vị trí khác nhau giữa hai bức tranh, hãy nháy chuột lên vị trí này. Nếu đúng, thanh tiến độ phía dưới màn hình sẽ thể hiện tăng lên một vạch và em được thưởng điểm, ngược lại em sẽ mất một lượt chơi, số lượng biểu tượng sẽ giảm đi 1.
 - Nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, có thể nhờ sự giúp đỡ cửa máy tính (nhiều nhất 5 lần). Nhấn phím F3 để yêu cầu trợ giúp. Trên màn hình sẽ xuất hiện những hình chữ nhật nhấp nháy, đó chính là những vị trí cần tìm. Phía dưới bên trái màn hình là hình các quả táo , đó là số lần trợ giúp còn lại chưa dùng đến.
 - Nếu muốn tạm dừng cuộc chơi (nghỉ giải lao) hãy nhấn phím F4. Hai bức tranh sẽ tạm thời bị che khuất, Nhấn phím F4 để tiếp tục chơi.
-> Nếu tìm thấy hết các vị trí khác nhau trên hai bức tranh trước thời hạn tức là em đã thắng, phần mềm sẽ đưa ra một thông báo chúc mừng và hướng dẫn em mở tiếp hai bức tranh khác. Cứ như vậy em tiếp tục được chơi cho đến khi phát hiện hết các điểm khác nhau của tất cả các cặp tranh có trong phần mềm. Khi đó em sẽ là người chiến thắng tuyệt đối khi đó em sẽ nhận được một lời chúc mừng và được ghi tên trong danh sách những người đã từng tham gia trò chơi này và đạt điểm cao.
- GV: Giới thiệu cách kết thúc trò chơi.
 4/ Kết thúc trò chơi:
 - Muốn kết thúc trò chơi em hãy nhấn phím ESC, nếu nhấn phím này trong khi đang chơi thì sẽ xuất hiện hộp thoại và em nháy chuột vào nút Yes để thoát khỏi phần mềm.
* Thực hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.
Tiết 3
- Nhắc lại quy tắc chơi cho HS.
* Thực hành:
- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành.
Tiết 4
- Nhắc lại quy tắc chơi cho HS.
* Thực hành:
- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành.
 4) Củng cố, dặn dò:
 - Xem trước Chương 4: Em tập gõ 10 ngón.
 5) Nhận xét:
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 12
Chương 4: EM TẬP GÕ 10 NGÓN
Bài 1: Những gì em đã biết
A/ Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ lại các hàng phím và các chức năng của các phím đặc biệt, biết được tác dụng của việc gõ 10 ngón.
- Biết tư thế ngồi làm việc, cách đặt tay đúng để có thể gõ 10 ngón.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.
C/ Tiến trình lên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
29’
10’
15’
20’
3’
2’
Tiết 1
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Những gì em đã biết.
 - GV: Em hãy cho biết cách đặt tay trên bàn phím?
1/ Nhắc lại các quy định gõ bàn phím:
- Sơ đồ bàn phím và quy định các ngón tay phụ trách các phím được mô tả trong hình 66 trang 59 của SGK. 
- GV: Em hãy cho biết phím cách dùng để làm gì?
2/ Ý nghĩa và cách gõ phím cách:
- Phím cách là phím dài nhất trên bàn phím. Phím này dùng để gõ dấu cách giữa hai từ trong câu. Giữa hai từ chỉ cần gõ một dấu cách. Phím cách do hai ngón cái phụ trách.
- GV: Em hãy cho biết phím Shift dùng để làm gì?
3/ Quy tắc gõ phím Shift:
- Phím Shift dùng để gõ các kí tự trên và các chữ in hoa. Phím Shift cần được gõ đồng thời với các phím khác trên bàn phím. Phím Shift do hai ngón út phụ trách.
* Chú ý:
- Nếu đèn Caps Lock bật sáng thì hiệu ứng gõ chữ in hoa, in thường bị đảo lại: gõ phím sẽ trở thành chữ in hoa, gõ cùng phím Shift sẽ được in thường.
- Đèn Caps Lock không ảnh hưởng đến quy định gõ các kí tự trên với phím Shift.
* Thực Hành:
- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập B1, B2, B3 trang 64 của SGK.
Tiết 2
- GV: Giới thiệu cho HS cách dùng tên đã đăng kí để truy cập vào Mario?
4/ Luyện gõ bằng phần mềm Mario:
- Để phần mềm đánh giá được quá trình rèn luyện và học tập gõ bàn phím em cần đăng kí tên truy cập vào Mario.
- Nếu đã khởi tạo tên từ trước và đã dùng Mario để luyện tập thì mỗi lần chạy phần mềm cần nạp tên của mình để Mario theo dõi kết quả học tập. Mỗi lần được khởi động, Mario sẽ tự động nạp tên người dùng gần nhất trước đó.
5/ Ôn luyện:
- Luyện gõ hàng phím cơ sở:
 + Nháy chuột chọn mục Lessons -> Home Row Only.
 + Nháy chuột tại khung tranh số 2.
 + Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
- Luyện gõ hàng phím cơ sở và hàng phím trên:
 + Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Top Row.
 + Nháy chuột tại khung tranh số 2.
 + Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
- Luyện gõ hàng phím cơ sở, hàng phím trên và hàng phím dưới:
 + Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Bottom Row.
 + Nháy chuột tại khung tranh số 2.
 + Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
- Luyện gõ các hàng phím và hàng phím số:
 + Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Numbers.
 + Nháy chuột tại khung tranh số 2.
 + Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Thực Hành:
- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập B4, B5, B6 trang 64 của SGK.
 4) Củng cố, dặn dò:
Em hãy nhắc lại cách đặt tay trên bàn phím?
Xem tiếp Bài: Luyện gõ các kí tự đặt biệt.
 5) Nhận xét:
- HS: Xem sách và trả lời.
- HS: Ghi bài.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 13
Bài 2: Luyện gõ các kí tự đặc biệt
A/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết cách gõ các kí tự đặc biệt.
- Vận dụng để gõ các kí tự đặc biệt.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.
C/ Tiến trình lên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
25’
14’
10’
25’
	3’
2’
Tiết 1
1) Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Luyện gõ các kí tự đặc biệt.
 - GV: Giới thiệu cho HS cách gõ các kí tự đặc biệt.
1/ Cách gõ các kí tự đặc biệt:
- Các kí tự thường dùng không phải là chữ cái và chữ số được gọi là các kí tự đặc biệt. Trên bàn phím có hai khu vực chứa kí tự đặc biệt:
 + Khu vực các kí tự đặc biệt nằm trên hàng phím số.
 + Khu vực các kí tự đặc biệt bên phải bàn phím. Tất cả các kí tự đặc biệt này đều do ngón út phụ trách.
2/ Cách gõ kết hợp kí tự đặc biệt với phím Shift:
 - Các kí tự đặc biệt trên hàng phím số phải gõ cùng với phím Shift.
 - Các kí tự đặc biệt trong khu vực phím bên phải nếu là kí tự trên thì phải gõ cùng với phím Shift bên trái.
 * Thực Hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS luyện gõ với phần mềm Word.
 Tiết 2
- GV: Hướng dẫn cho HS luyện gõ với phần mềm Mario.
3/ Luyện gõ bằng phần mềm Mario:
* Luyện gõ các kí tự đặc biệt mức rời rạc:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Symbol.
- Nháy chuột tại khung tranh số 1.
- Gõ các chữ, số và kí tự đặc biệt xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Luyện gõ các kí tự đặc biệt mức nhóm:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Symbol.
- Nháy chuột tại khung tranh số 2.
- Gõ các chữ và kí tự đặc biệt xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Ôn luyện toàn bộ bàn phím:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Keyboard.
- Nháy chuột tại khung tranh số 1.
- Gõ các chữ, số và kí tự đặc biệt xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Thực hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.
 4) Củng cố, dặn dò:
 - Em hãy nhắc lại cách gõ các kí tự đặc biệt?
 - Xem tiếp Bài 3: Luyện gõ từ và câu.
 5) Nhận xét:
- HS: Lắng nghe và ghi bài.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 14
Bài 3: Luyện gõ từ và câu
A/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết cách gõ từ và câu.
- Vận dụng gõ từ và câu.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.
C/ Tiến trình lên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
20’
19’
8’
15’
10’
5’
2’
Tiết 1
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Luyện gõ từ và câu.
- GV: Giới thiệu cho HS thế nào là một từ, câu, đoạn văn bản.
1/ Thế nào là một từ soạn thảo, một câu, một đoạn văn bản:
- Từ soạn thảo: Một từ soạn thảo bao gồm một vài chữ cái viết liền nhau. Các từ soạn thảo viết cách nhau qua dấu cách hoặc các dấu tách câu như dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu chấm than (!),
- Câu: Một câu bao gồm một hay nhiều từ và thường được kết thúc bởi các kí tự kết thúc câu như dấu chấm (.), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!),
- Đoạn văn bản: Đoạn văn bản bao gồm một số câu hoàn chỉnh và được kết thúc bằng dấu xuống dòng. Khi gõ văn bản, phím Enter dùng để kết thúc một đoạn văn bản và xuống dòng.
- GV: Giới thiệu cho HS cách gõ một từ soạn thảo.
2/ Cách gõ một từ soạn thảo:
- Các kí tự (chữ cái) trong một từ soạn thảo cần được gõ nhanh, chính xác và liên tục. Giữa các từ soạn thảo gõ một dấu cách để phân biệt. Không nên dừng tay trong khi đang gõ một từ soạn thảo.
- Sau khi kết thúc một từ soạn thảo, một câu hoặc một đoạn văn bản có thể dừng tay nghỉ để chuẩn bị gõ sang câu hoặc từ soạn thảo tiếp theo.
- GV: Giới thiệu cho HS cách gõ phím Enter.
3/ Cách gõ phím Enter:
- Phím Enter dùng để kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh và xuống dòng. Phím Enter do ngón út tay phải phụ trách.
* Thực hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1, T2 của SGK.
Tiết 2
- GV: Hướng dẫn cho HS luyện gõ với phần mềm Mario.
4/ Luyện gõ bằng phần mềm Mario:
* Luyện gõ từ tại hàng phím cơ sở:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Home Row Only.
- Nháy chuột tại khung tranh số 3.
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Luyện gõ từ tại hàng phím cơ sở và hàng phím trên:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Top Row.
- Nháy chuột tại khung tranh số 3.
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Luyện gõ từ tại hàng phím cơ sở, hàng phím trên và hàng phím dưới:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Bottom Row.
- Nháy chuột tại khung tranh số 3.
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Luyện gõ từ, số tại các hàng phím và hàng phím số:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Numbers.
- Nháy chuột tại khung tranh số 3.
- Gõ các từ và số xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Thực hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.
* Bài tập:
- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài tập B1, B2, B3 của SGK.
 4) Củng cố, dặn dò:
 - Em hãy nhắc lại thế nào là từ soạn thảo?
 - Em hãy nhắc lại thế nào là đoạn văn bản?
 - Xem trước Bài 4: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím.
 5) Nhận xét:
- HS: Lắng nghe và ghi bài.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Tiến hành làm bài tập.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 15
Bài 4: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím
A/ Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ lại cách đặt tay, quy tắc gõ phím.
- Vận dụng để gõ tất cả các phím
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.
C/ Tiến trình lên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
15’
24’
10’
25’
3’
2’
Tiết 1
1) Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím.
- GV: Nhắc lại cách gõ toàn bàn phím bằng phần mềm Mario
1/ Ôn luyện gõ toàn bàn phím bằng phần mềm Mario:
* Ôn luyện toàn bàn phím mức rời rạc:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> All Keyboard.
- Nháy chuột tại khung tranh số 1.
- Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Ôn luyện toàn bàn phím mức gõ các từ đơn giản:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> All Keyboard.
- Nháy chuột tại khung tranh số 2.
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Ôn luyện toàn bàn phím mức gõ các từ tổng quát:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Keyboard.
- Nháy chuột tại khung tranh số 3.
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Thực hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.
Tiết 2
- GV: Giới thiệu cho HS cách đánh giá kĩ năng gõ bàn phím.
2/ Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím:
- Mục đích chính của việc luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón là khả năng gõ nhanh và chính xác.
- Mỗi khi em hoàn chỉnh một bài luyện tập cụ thể, mario sẽ hiện một cửa sổ thông báo kết quả bài luyện vừa thực hiện trong đó có hai chỉ số đánh giá là WPM và Tỉ lệ chính xác.
 + WPM – số từ gõ chính xác trong một phút là giá trị chính dùng để đánh giá khả năng gõ bàn phím nhanh và chính xác.
 + Tỉ lệ chính xác được tính bằng tỉ số giữa các kí tự gõ đúng trên tổng số phím đã gõ. Giá trị này được quy định thành tỉ lệ phần trăm. Số này càng cao thì khả năng gõ phím chính xác của em càng tốt.
* Bài tập:
- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập B1, B2, B3, B4 của SGK.
 4) Củng cố, dặn dò:
Xem trước Chương 5: Em tập soạn thảo.
 5) Nhận xét:
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành làm bài tập.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 16
Chương 5: EM TẬP SOẠN THẢO
Bài 1: Những gì em đã biết
A/ Mục đích, yêu cầu:
Học sinh biết khởi động phần mềm soạn thảo Word, nhận diện giao diện làm việc của Word, con trỏ soạn thảo và một số phím có chức năng đặc biệt trong soạn thảo cũng như cách sử dụng chúng, học sinh biết gõ chữ thường không dấu.
Học sinh nắm được những tính năng ưu việt của máy tính trong việc soạn thảo.
Có thái độ học tập nghiêm túc.
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.
C/ Tiến trình lên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
14’
5’
10’
5’
5’
5’
5’
15’
10’
3’
2’
Tiết 1
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Những gì em đã biết.
- GV: Cho HS nhắc lại hình dạng của những biểu tượng dùng để trình bày chữ, các nút lệnh căn lề, các nút lệnh dùng để sao chép văn bản.
- Các nút lệnh dùng để trình bày chữ:
- Các nút lệnh dùng để căn lề:
- Các nút lệnh dùng để sao chép văn bản: 
- GV: Cho HS nhắc lại cách trình bày chữ trong văn bản như: Chọn phông chữ, cỡ chữ, trình bày chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân.
1/ Trình bày chữ trong văn bản:
* Bài tập:
 - GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài B1, B2 của SGK.
* Thực hành:
 - GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T1 của SGK.
- GV: Cho HS nhắc lại cách căn lề.
2/ Căn lề:
* Bài tập:
 - GV: Hướng dẫn cho HS làm bài B3 của SGK.
* Thực hành:
 - GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T2 của SGK.
Tiết 2
- GV: Cho HS nhắc lại cách sao chép, di chuyển văn bản.
3/ Sao chép, di chuyển văn bản:
* Bài tập:
 - GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài B4, B5 của SGK.
* Chú ý: Em có thể di chuyển một phần văn bản bằng cách chọn phần văn bản đó rồi kéo thả chuột tới vị trí mong muốn.
* Thực hành:
 - GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T3 của SGK.
- Ngoài ra, em có thể thay đổi màu chữ cho đẹp mắt.
* Các bước thực hiện:
- Chọn đoạn văn bản cần đổi màu chữ.
- Nháy chuột ở mũi tên bên phải nút Màu chữ .
- Nháy chuột để chọn màu chữ em muốn.
* Thực hành:
 - GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T4 của SGK.
 4) Củng cố, dặn dò:
 - Xem trước Bài: Tạo bảng trong văn bản.
 5) Nhận xét:
- HS: Nhắc lại.
- HS: Tiến hành làm bài tập.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Nhắc lại.
- HS: Tiến hành làm bài tập.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Nhắc lại.
- HS: Tiến hành làm bài tập.
- HS: Tiến hành thực hành.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Tiến hành thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 17
Bài 2: Tạo bảng trong văn bản
A/ Mục đích, yêu cầu:
Học sinh biết cách tạo bảng trong văn bản.
Học sinh biết tác dụng của công cụ tạo bảng trong thực tế để sắp xếp tra cứu các thông tin với nhau.
Có thái độ học tập nghiêm túc.
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.
C/ Tiến trình lên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
20’
14’
5’
5’
23’
5’
2’
Tiết 1
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Tạo bảng trong văn bản.
- GV: Giới thiệu cho HS cách tạo bảng.
1/ Tạo bảng:
* Các bước thực hiện:
 - Chọn nút lệnh Insert Table (chèn bảng) trên thanh công cụ.
 - Kéo thả chuột để chọn số hàng và số cột cần thiết cho bảng.
Bảng gồm 2 hàng 4 cột
* Thực hành:
- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T1, T2 của SGK.
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_quyen_3_chuan.doc