Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu:

 Sau bài học, HS biết:

- Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

- KNS: KN biết cách tìm tòi, xử lí thông tin; KN bình luận đánh giá.

II/Đồ dùng dạy học:

 - Hình trang 78,79, 80, 81 SGK.

- Cát, vôi. Xi măng, Nước,

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- Lấy ví dụ về biến đổi hoá học? Biến đổi hoá học là hiện tượng gì?

B/Bài mới:

1/Tình huống xuất phát

- Nếu nhúng que tăm vào giấm gạo và viết lên đó một vài chữ và để khô, hơ trên lửa sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

2/ Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh

- HS thảo luận nhóm và ghi ra những phỏng đoán của mình

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Điện Biên Phủ là “pháo đài không thể công phá”?
15. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
C/Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những nội dung ôn tập.
_________________________
KHOA HỌC
Sự biến đổi hóa học (Tiết 2)
I/Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- KNS: KN biết cách tìm tòi, xử lí thông tin; KN bình luận đánh giá.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 78,79, 80, 81 SGK.
- Cát, vôi. Xi măng, Nước,
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Lấy ví dụ về biến đổi hoá học? Biến đổi hoá học là hiện tượng gì?
B/Bài mới:
1/Tình huống xuất phát
- Nếu nhúng que tăm vào giấm gạo và viết lên đó một vài chữ và để khô, hơ trên lửa sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
2/ Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- HS thảo luận nhóm và ghi ra những phỏng đoán của mình
3/Đề xuất câu hỏi và nêu phương án thực nghiệm
Ta có nhìn thấy chữ không?
Muốn đọc bức thư phải làm thế nào?
Điều kiện gì làm giấm khô và biến đổi hoá học?
4/Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
HS làm việc theo nhóm 4 nhúng que tăm vào giấm gạo và viết lên đó một vài chữ và để khô, hơ trên lửa và mô tả lại TN, đối chiếu với dự đoán của mình
5/Kết luận kiến thức mới:
- HS nêu ý kiến của nhóm mình và GV chốt kiến thức
+Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như thí nghiệm trên gọi là gì?
 +Sự biến đổi hóa học là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi lí học
+ GV tổ chức cho các nhóm nghiên cứu hiện tượng 1 ở sgk tráng 80 và rút ra kết luận 
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự BĐHH, các chất đã biến đổi hoàn toàn khác các chất ban đầu. Các các chất trộn lẫn với nhau , biến sang dạng khác mà vẫn giữ nguyên thể của nó gọi là sự biến đổi lí học.
- GV nhận xét giờ học; dặn HS không đến gần các hố vôi đang tôi, vì nó tỏa nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
___________________________
Thứ ba, ngày 23 tháng 1 năm 2018
TOÁN
Diện tích hình tròn
I/Mục tiêu:
 HS biết quy tắc tính diện tích hình tròn. 
II/Đồ dùng:
 Một nhóm một hình tròn trong bộ đồ dùng học toán.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-Viết công thức tính chu vi hình tròn.
-Nêu công thức tính S hình bình hành?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS lấy hình tròn có chia các phần bằng nhau theo bán kính
- GV treo hình tròn đã chia sẵn lên bảng.
- Ghép các hình đã chia thành một hình bình hành.
- So sánh diện tích hình tròn và diện tích hình mới tạo được?
- Hãy nhận xét về độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành?
- Một HS lên trình bày cách tính kết quả.
- Qua cách tính đó, HS nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết độ dài bán kính.
- GV ghi bảng công thức, HS nêu quy tắc.
HS thực hành làm bài 1(a, b); bài 2 (a, b); bài 3. KK HS hoàn thành cả 3 bài tập.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 1:- HS đọc đề bài.
- HS thực hành tính diện tích hình tròn có bán kính r.
Kết quả: a) 78,5 cm2; b) 0,5 dm2 ; c) 1,13 m2
Lưu ý HS : Khi bán kính là một phân số hoặc hỗn số phải đổi ra số thập phân trước rồi mới tính.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: - HS đọc đề bài.
- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính ta làm thế nào?
- HS thực hành tính.
Kết quả: a) 113,04 cm2 ; b) 40,69 dm2 ; c) 2,01 m2 
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: - HS đọc đề và làm bài.
Đáp số: 6358,5 cm2.
- Liên hệ thực tế: Về nhà xem bàn ăn nhà em có là hình tròn không? Tính xem diện tích bằng bao nhiêu?
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 em nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn
- Ôn công thức, quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
- Hoàn thành bài tập trong VBT.
_________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ : Công dân
I/Mục tiêu:
- HS hiểu nghĩa của từ Công dân; xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh.
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
 HS đọc đoạn văn ở tiết trước, chỉ rõ câu ghép dược dùng trong đoạn văn.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- Mở rộng vốn từ công dân
2/Hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: 
- Một HS đọc y/c bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến: Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ.
- HS thảo luận theo cặp làm bài.
- Đại diện nhóm làm bài tập trên bảng lớp.
Công là của nhà nước, của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ, khéo tay.
Công dân, công cộng, công chúng
Công bằng, công lí, công minh, công tâm
Công nhân, công nghiệp
- Giải nghĩa một số từ:
 + Công bằng: theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
 + Công cộng: Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
 + Công lí: lẽ phải phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
 + Công nghiệp: Ngành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên, làm ra tư liệu
sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.
 + Công chúng: đông đảo người đọc, xem nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên...
 + Công minh: công bằng và sáng suốt.
 + Công tâm: lòng ngay thẳng, chỉ vì việc chung, không vì tư lợi hoặc thiên vị.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài.
+Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân, dân chúng.
 +Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
Bài 4: Dành cho HS có năng khiếu
C/Củng cố, dặn dò:
- Ba tổ thi viết các từ về chủ đề vừa học
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân.
_____________________________
Thứ tư, ngày 24 tháng 1 năm 2018
TẬP ĐỌC
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
I/Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng. 
- Hiểu nội dung của bài văn: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng.
II/Đồ dùng:
 Ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hai HS đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ.
- Nêu nội dung chính của bài.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh và GV giới thiệu bài đọc
2/Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a. Luyện đọc:
- Một HS khá,giỏi đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn
- GV giúp HS hiểu mọt số từ ngữ: tài trợ, đồn điền, tổ chức, đồng Đông Dương, tay
hòm chìa khóa, tuần lễ Vàng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
b. Tìm hiểu bài:
- Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì?
-Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
-Từ câu chuyện này, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất
nước?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
c. Đọc diễn cảm.
- GVmời 1 HS đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
- GV nhận xét tiết học; HS về ôn lại bài đọc
_________________________
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình tròn khi biết :
- Bán kính của hình tròn.
- Chu vi của hình tròn.
II/Đồ dùng: 
- Hình minh họa bài 3.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu cách tính chu vi hình tròn.
- Nêu cách tính diện tích hình tròn.
B/Bài mới:
HS thực hành làm bài tập 1; 2. KK HS hoàn thành thêm bài 3. 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
- HS tự làm, sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra.
Kết quả: a) 113,04 cm2 ; b) 0,38 dm2.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: 
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Muốn tính diện tích hình tròn ta phải biết được yếu tố gì trước?
- Bán kính hình tròn biết chưa?
- Tính bán kính bằng cách nào?
- HS thực hành tính, 1 HS làm ở bảng phụ để chữa bài.
 Đáp số: 3,14 cm2.
Bài 3:
- HS nêu y/c bài toán.
- HS thảo luận trao đổi cách giải.
Đáp số : 1,6014 m2
C/Củng cố, dặn dò:
-HS nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích hình tròn
- Ôn lại cách tính diện tích hình tròn khi biết chu vi.
- Làm bài tập VBT Toán 5
___________________________
Thứ năm, ngày 25 tháng 1 năm 2018
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu:
- HS biết tính chu vi và diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn, diện tích hình tròn.
-Một HS lên bảng viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.
B/Bài mới:
HS làm bài 1, 2, 3 - SGK. KK HS làm thêm bài 4. 
Hoạt động 1: Làm việc nhân
Bài 1: HS trình bày bài giải theo hai cách khác nhau.
- HS tự làm, sau đó đổi vở, kiểm tra chéo cho nhau.
 Đáp số: 106,76 (cm)
Hoạt động 2: Làm việc cả lớpcặp đôi
Bài 2: Công thức nào được vận dụng để giải bài tập này?
- GV hướng dẫn HS giải.
 Đáp số : 94,2 cm
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của BT.
- GV hướng dẫn : Diện tích hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nửa
hình tròn.
 Đáp số : 293,86 (cm2)
Bài 4:
- HS làm bài, giải thích (Khoanh vào A)
C/Củng cố, dặn dò:
- Khi giải các bài toán hình học về tính diện tích của một hình hoặc một phần của hình, ta phải phân tích được cấu tạo của hình đó, từ đó quy về việc tính diện tích của các hình đã biết công thức tính.
- Về nhà hoàn thành BT VBT
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/Mục tiêu:
 - HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
 - HS kể một vài đoạn của câu chuyện Chiếc đồng hồ.
 -Nêu ý nghĩa câu chuyện.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a. Giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- HS đọc đề bài trên bảng lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- Một số HS nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể.
 Hoạt động 2: Làm việc cặp
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét theo các tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện có hay có mới không?
 + Cách kể, giọng điệu, cử chỉ.
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể chuyện tự nhiên hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại yêu cầu khi kể chuyện
- GV nhận xét tiết học.
- Đọc trước gợi ý tiết kể chuyện tuần 21.
_____________________________
TẬP LÀM VĂN
Tả người
( Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần; đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng. 
II/Đồ dùng:
- Một số tranh ảnh minh họa nội dung đề văn.
III/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người
2/ Hướng dẫn HS làm bài.
- GV mời một HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một vài HS nêu đề bài mình lựa chọn.
- GV nhắc HS về yêu cầu cần đạt của bài viết: bố cục rõ ràng, đủ 3 phần, đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.
3. HS làm bài
- GV theo dõi, giúp đỡ một số HS lúng túng.
- GV thu bài.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Lập chương trình hoạt động.
___________________________
Thứ sáu, ngày 26 tháng 1 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
I/Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. 
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20-11 (theo nhóm). 
II/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
- Các em đã tham gia các hoạt động tập thể nào?
- Muốn tổ chức một hoạt động đạt kết quả tốt, các em phải làm gì?
2/Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: 
- HS đọc y/c bài tập 1.
- GV giải nghĩa: việc bếp núc (việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa...)
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi:
 + Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
 + Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
+Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: 
- Một HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS học theo N4: Lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo VN.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- GV nhận xét tiết học; HS về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài sau
_________________________
TOÁN
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
- HS thực hành làm bài 1. KK HS làm thêm bài 2.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã học?
- Biểu đồ có tác dụng ý nghĩa gì trong thực tiễn?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
 a.Ví dụ 1: GV treo tranh VD 1 lên bảng và giới thiệu biểu đồ hình quạt:
- Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?
- Biểu đồ biểu thị cái gì?
- Số sách trong thư viện được chia làm mấy loại và những loại nào?
- HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại.
- Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?
- Nhìn vào biểu đồ, hãy nhận xét về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách trong thư viện.
- Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?
- GV kết luận:
 + Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt.
 + Tác dụng của biểu đồ hình quạt có khác so với các dạng biểu đồ đã học ở chỗ không biểu thị số lượng cụ thể mà biểu thị tỉ số phần trăm của các số lượng giữa các đối tượng biễu diễn.
 + Biểu đồ hình quạt có tác dụng biễu diễn các tỉ số số phần trăm giữa các đại lượng nào đó so với toàn thể.
Hoạt động2 : Làm việc nhóm
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS :
- Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh.
- Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp.
Bài 2: Hướng dẫn HS nhận biết:
- Biểu đồ nói về điều gì?
- Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học
- Ôn tập giải toán về tỉ số phần trăm có sử dụng thông tin từ biểu đồ.
- Ôn kĩ năng đọc biểu đồ hình quạt.
__________________________
ĐỊA LÍ
Châu Á
I/Mục tiêu: 
- Nêu được đặc điểm về dân cư của châu Á.
- Nêu được một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á.
- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.
II/Đồ dùng:
- Bản đồ các nước châu Á, Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Hình minh họa trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Dựa vào quả địa cầu, em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu Á?
- Nêu đặc điểm của thiên nhiên châu Á?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
+Thảo luận trong bàn trả lời câu hỏi và nêu trước lớp
- HS đọc bảng số liệu trang 103 SGK.
- Hãy so sánh dân số châu Á với các châu lục khác?
- Hãy so sánh mật độ dân số châu Á với mật độ dân số châu Phi?
- Một số nước ở châu Á phải thực hiện y/c gì thì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS quan sát hình minh họa 4 trang 105 SGK.
- Người dân châu Á có màu da như thế nào?
- Em có biết vì sao người Bắc Á có nước da sáng màu còn người Nam Á lại có nước da sẫm màu?
- Các dân tộc châu á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào?
- Em có biết dân cư châu Á tập trung nhiều ở vùng nào?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+ Hoạt động kinh tế của người dân châu Á.
- GV treo lược đồ kinh tế một số nước châu Á, HS đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện nội dung gì?
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng thống kê về các ngành kinh tế, quốc gia có ngành kinh tế đó và lợi ích kinh tế mà ngành đó mang lại.
Hoạt động kinh tế
Phân bố
Lợi ích
Khai thác dầu
Sản xuất ô tô
Trồng lúa mì
Trồng lúa gạo
Trồng bông
Nuôi trâu bò
Đánh bắt và
- Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế một số nước châu á, em hãy cho biết ngành nông nghiệp hay công nghiệp là ngành sản xuất chính của châu Á.
- Các sản phẩm nông nghiệp của người dân châu Á là gì?
- Ngoài những sản phẩm trên, em còn biết những sản phẩm nông nghiệp nào khác?
- Dân cư các vùng ven biển thường phát triển ngành gì?
- Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở các nước châu Á?
Hoạt động 4: Làm việc nhóm
- HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi
+ Dựa vào hình 3 ở bài 7, cho biết vị trí của khu vực Đông Nam Á?
+ Với khí hậu như vậy Đông Nam Á có những loại rừng gì? 
+ Việt Nam có những ngành kinh tế nào ở vực Đông Nam Á
C/Củng cố, dặn dò:
- 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ ở sgk
- GVnhận xét tiết học.
- Tìm hiểu về các nước láng giềng của VN.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 20
- Phổ biến kế hoạch tuần 21
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 19
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Tham gia tổ chức thành công Hội chợ tuổi thơ – Lễ hội bánh chưng xanh
- Quyên góp được một số tiền ủng hộ các bạn nghèo ăn tết
- HS đi học chuyên cần, đúng giờ; trong tuần không có HS vắng học. 
- Phần lớn các em có ý thức học bài làm bài, không còn hiện tượng quên sách vở đồ dùng HT 
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt;
- Hăng say giải bài trên báo; sử dụng tốt tivi trong giờ học; 
- Tham gia tập luyện tốt thi điền kinh cấp huyện. Tuyên dương: Cẩm Trang, Tài, Gia bảo, Hoàng, Kiều Anh
 + Tồn tại: Tình tạng quên khoá cửa và đóng cửa vẫn còn; một số em vận dụng vào giải toán có lời văn hạn chế do chưa nắm vững kiến thức, chưa tự giác tự phục vụ, bảo quản của công chưa tốt, chưa có ý thức giữ gìn những nưoi công cộng; chưa biết nhường nhịn giúp đỡ bạn, gây gỗ nhau. Nhắc nhở: An, Ánh, Hải Hà, Thảo Hoà
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tự nguyện
- Chăm chỉ học tập chuyên cần, cần thường xuyên ôn lại bài cũ và học trước bài mới
- Giữ gìn tài sản và của công
- Ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường
- Nắm chắc kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
TUẦN 20
Thứ năm, ngày 25 tháng 1 năm 2018
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
II-/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
- HS làm lại các bài tập 2,4 trong tiết LTVC trước.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Nhận biết các cách nối trong câu ghép và dùng quan hệ từ để nối các vế của câu ghép
2/ Phần nhận xét:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1:
- Một HS đọc y/c bài tập 1.
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn.
- HS nêu những câu ghép vừa tìm được.
Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở,/một người nữa tiến vào...
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, /nhưng tôi có quyền nhường và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối, /đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Bài 2:
-HS làm việc các nhân.
- GV gọi 3 HS lên bảng xác định các vế trong từng câu ghép.
- Hai HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Vài HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Phần luyện tập.
Bài tập 1:
- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_20_nam_hoc_2017_2018.doc