Đề tài Các thủ thuật dùng câu hỏi trong giờ dạy ngoại ngữ

- Đối với một số câu hỏi có câu trả lời nghắn có thể hỏi cả lớp và để cả lớp tự do, sau đó gọi cá nhân kiểm tra.

 - Luôn thay đổi phương thức hỏi.

 Trò – trò

 Trò – thày

 - Nếu các câu hỏi và câu trả lời được làm trước lớp nên mở rộng vùng giao tiếp của học sinh, tức là không nên chỉ để hai học sinh ngồi cạnh nhau hỏi nhau, có thể học sinh cuối dãy hỏi học sinh đầu dãy và ngược lại.

 

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các thủ thuật dùng câu hỏi trong giờ dạy ngoại ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài.
	Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, câu hỏi luôn luôn được sử dụng như một công cụ phổ biến của thầy giáo và gần như không thể thiếu trong một giờ dạy trên lớp. Song không phải lúc nào câu hỏi của thày cũng mang lại kết quả dạy học như mong muốn.
	Nếu quan sát ta sẽ thấy câu hỏi của giáo viên trong một giờ học chiếm phần lớn thời gian trên lớp, có nhiều trường hợp câu hỏi là một thủ thuật gần như duy nhất trong suốt một giờ dạy. Nhìn chung các câu hỏi quen thuộc với giáo viên thường là những câu hỏi dùng để kiểm tra baì cũ, kiểm tra mức độ đọc hiểu, nắm bài khóa, ngữ pháp, từ vựng
	Cũng do quan niệm “câu hỏi để kiểm tra” cho nên trong các giờ học người đặt câu hỏi chủ yếu vẫn là giáo viên. Rất ít khi học sinh có dịp được đặt câu hỏi (ngoài việc tập đặt câu hỏi để mang tính luyện tập cấu trúc ngữ pháp trong giờ dạy ngữ pháp hoặc trường hợp hỏi những câu hỏi thắc mắc, yêu cầu giáo viên làm rõ hơn)
Tình trạng này dẫn đến một số tiêu cực sau:
+ Học sinh không có điều kiện luyện tập, sử dụng câu hỏi có ý giao tiếp.
+ cách học của học sinh mang tính thụ động đối phó, thiếu chủ động tích cực.
+ Do dùng câu hỏi theo cảm tính, chưa có ý thức hỏi để làm gì, nhằm mục đích dạy học gì, nên giáo viên đã chưa phát huy hết được khả năng phong phú của thủ thuật này, dẫn đến có lúc choán nhiều thời gian trên lớp mà không đạt được mục đích dạy học một cách có hiệu quả.
	Chính vì lẽ đó tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này nhằm trình bày một số khả năng khai thác thủ thuật câu hỏi nhằm thực hiện những mục đích dạy học khác nhau trong quá trình dạy học và gợi ý cách thức tiến hành việc hỏi câu hỏi nhằm giúp giáo viên phát huy có hiệu quả khả năng phong phú của thủ thuật này trong các giờ dạy ngoại ngữ. 
	2. Mục đích nghiên cứu.
	Ngày nay để nâng cao phương pháp trong việc dạy tiếng Anh ở trường phổ thông là một đòi hỏi rất quan trọng. Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích phần náo đó giúp cho đồng nghiệp cũng như mình có kỹ năng tốt hơn trong việc dùng câu hỏi giúp họ sử dụng các thủ thuật này tốt, lôi cuốn học sinh vào bài hơn.
	3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
	- Học sinh lớp 6,7,8,9
	- Phạm vi nghiên cứu tại trường THCS Chiềng Sinh-Tuần Giào-Điện Biên.
	4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
	Với đề tài này, tôi đề cập đến các thủ thuật dùng câu hỏi trong giờ dạy ngoại ngữ. Nhưng chúng ta phải dùng câu hỏi như thế nào? Đây là câu hỏi thú vị, đề tài này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. Mặt khác với đề tài này giáo viên sẽ biết :
	- Dùng câu hỏi để làm gì?
	- Cách khai thác thủ thuật dùng câu hỏi.
	- Cách tiến hành câu hỏi. 
	5. Phương pháp nghiên cứu.
	Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
	- Đọc để nắm bắt thông tin.
	- Trao đổi với đồng nghiệp.
	- Viết.
	- Điều tra, trắc nghiệm đối với học sinh khối 6.
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
	1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
	1.1. Cơ sở pháp lý.	
Nhằm tạo cho đất nước những thế hệ tương lai, có tầm hiểu biết sâu rộng về mọi mặt là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên. Chính vì vậy mỗi giáo viên phụ trách giảng dạy ở mỗi bộ môn ở các trường phổ thông phải có phương pháp giảng dạy tốt, mỗi giáo viên phải biết khuyến khích học sinh giúp các em hứng thú tham gia các hoạt động trong lớp và phải là trung tâm của các hoạt động trong lớp, phải tạo cho học sinh có nhiều cơ hội luyện tập một cách sáng tạo và có hiệu quả trong suốt giờ học. Vì vậy làm thế nào để cuốn hút học sinh vào bài học và phát triển óc sáng tạo tự tin của các em là một nhiệm vụ quan trọng mà tất cả các giáo viên phải làm.
	1.2. Cơ sở lý luận.
	Làm thế nào để dạy ngữ pháp Tiếng Anh một cách có hiệu quả và giáo viên phải làm cách nào để giúp học sinh hiểu được cách đặt và sử dụng câu hỏi có hiệu quả là vấn đề mà tất cả các giáo viên dạy Tiếng Anh nên quan tâm đến.
	1.3. Cơ sở thực tiễn.
Trong 8 năm dạy Tiếng Anh ở trường phổ thông, bản thân tôi tự nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm và viết ra đề tài “thủ thuật dùng câu hỏi trong Tiếng Anh”. Tôi hy vọng rằng vơí đề tài của mình sẽ phần nào đóng góp được một chút ít kinh nghiệm cho giáo dục của huyện nhà.	
	2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
	2.1. Khái quát phạm vi nghiên cứu.
	- Xã Chiềng Sinh là một xã nằm ở xa trung tâm huyện Tuần Giáo, tuy nhiên địa bàn xã lại nằm dọc theo quốc lộ 6 do đó xã cũng có rất nhiều thuận lợi cả về kinh tế văn hóa và giáo dục.
	-Mặt khác chính quyền địa phương cũng rất quan tâm, khuyến khích về đầu tư cho giáo dục.
	-Trường được xây dựng khang trang có đủ phòng chức năng, trường nằm ở gần trung tâm xã và sát quốc lộ 6 nên cũng dễ dàng cho các em đến trường và giao tiếp với nhau.
	-Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết và có chuyên môn vững nên cũng tạo nhiều cơ hội cho các em học sinh học tập.
	2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu. 
	Để nắm được khả năng và mức độ tiến triển về kỹ năng luyện tập hỏi đáp trong môn tiếng Anh của học sinh, trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh 6 tôi không ngừng vận dụng đổi mới phương pháp và các biện pháp giúp các em nắm bắt khả năng, kỹ năng tiếp cận khai thác và vận dụng các câu hỏi hiệu quả. Để đánh giá được khả năng đó của học sinh trước khi áp dụng và thực hiện những phương pháp và thủ thuật mới tôi đã tiến hành kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh và thu được kết quả như sau:
tổng số học sinh
tiếp cận tốt và hiểu câu hỏi để giải quyết bài tập
gặp khó khăn trong việc nghe hiểu câu hỏi để trả lời câu hỏi
tiếp cận và không thể nghe hiểu câu hỏi
152
48=31,6%
73=48%
31=20,4%
	Vì vậy là một giáo viên Tiếng Anh, chúng ta luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục các em. Chính vì lẽ đó chúng ta cần cố gắng hết sức để truyền đạt kiến thức và tìm ra phương pháp thích hợp để giảng dạy cho các em đạt hiệu quả cao. 
	2.3. Nguyên nhân của thực trạng của đề tài nghiên cứu.
	Mặc dù Chiềng Sinh là xã xa với trung tâm huyện Tuần Giáo nhưng ở đây cơ sở vật chất được nghành đầu tư và trang bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên thì nhận thức của người dân chưa cao,(gần như 100% người dân làm nông ngiệp). Họ chưa thực sự đầu tư cho con em học tập, vì vậy phát triển giáo dục ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác vì cha mẹ các em làm nông nghiệp cho nên thời gian đầu tư cho việc học của các em còn ít, các em phải giúp đỡ cha mẹ việc đồng ruộng. Một số em còn nghĩ Tiếng Anh chỉ là một môn phụ cho nên các em còn có phần sao nhãng, chưa đầu tư vào môn học này. Qua điều tra cho thấy: 55% các em chủ động và hứng thú với bài học Tiếng Anh, 25% các em các em thụ động và 20% các em thực sự lười biếng.
	3. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.
	3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
	Câu hỏi được sử dụng cho các mục đích khác mhau trong quá trình dạy học ngoại ngữ như sau:
a) Giai đoạn giới thiệu ngữ liệu dùng câu hỏi để:
	- Gây không khí trước khi vào bài.
	- dẫn dắt vào bài mới.
	- Tạo tình huống, ngữ cảnh, giới thiệu bài học.
	- Tạo nhu cầu giao tiếp.
	- Làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ luyện tập.
	- Hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh nắm bắt ngữ liệu mới.
	- Kiểm tra mức độ hiểu ngữ liệu mới vừa được giới thiệu.
b) Giai đoạn thực hành dùng câu hỏi để:
	- Kiểm tra nội dung đọc hiểu hoặc nghe hiểu.
	- Luyện tập ngữ liệu mới.
- Hướng dẫn gợi ý tập trung sự chú ý của học sinh vào những nội dung chính hoặc những nội dung cần phát hiện để hiểu bài tốt hơn.
	- Luyện tập các kĩ năng nghe nói.
	- Lấy phản hồi thông tin.
c) Giai đoạn kiểm tra đánh giá.
	- Giáo viên dùng câu hỏi để kiểm tra đánh giá xem học sinh có hiểu bài hay không, xem học sinh nắm bắt được bao nhiêu kiến thức.
	3.2. Các giải pháp chủ yếu.
a) Khai thác vốn sẵn có của học sinh:
	Trước đây, khi vào bài của một nội dung tiết học nào đấy giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi để khai thác những kiến thức sẵn có của học sinh đồng thời hướng sự chú ý, dẫn dắt học sinh vào nội dung mới.
	Những câu hỏi trước khi đọc hoặc trước khi nghe là những ví dụ tiêu biểu cho loại câu hỏi này. Mục đích chỉ đạo của những câu hỏi này là để hỏi những nội dung sau:
	- What do you know?
	- What don’t you know?
	- Do you want to find out more?
	Ví dụ: Các câu hỏi trước khi vào bài khóa về Hype Park ở London:
	- What do you know about Hype Park in London?
	- What is it? Where? How big?
	- What is it famous for?
	- What don’t you know about this park?
	- What do you want to know about it?
	- Read / listen and find out the answers.
Sau đó học sinh đọc bài khóa, nghe về Hype Park so sánh những hiểu biết sẵn có với nội dung trong bài hóa để được những nhận thức mới.
b) Câu hỏi tạo cho các hoạt động tiếp theo được thực hiện có ý nghĩa.
	Ở giai đoạn trước khi vào bài, giáo viên còn có thể ra các câu hỏi mà để có thể trả lới được chúng, học sinh phaỉ thực hiện một nhiệm vụ hoặc một yêu cầu tiếp theo nào đó như đọc, nghe hay hỏi đápcó cớ,có động cơ hơn như một đề tài được đặt ra để giải quyết, và vì vậy làm cho bài tập được thực hiện có ý nghĩa hơn.
	Ví dụ: Trong Tiếng Anh 6, Unit 15 B, chúng ta có thể vào bài bằng các câu hỏi như:
Do you know what is the longest river/ highest mountain/ biggest lake in the world?
	-Read / listen and find out.
	-Does your friend like these things? (liệt kê)
	-
	-
	-
	-Talk to him and find out.
c) Câu hỏi để dàn dựng tình huống, ngữ cảnh.
	- Những câu hỏi này thường có kèm theo tranh hoặc không.
	Ví dụ:
	a) Look at the picture:
	Where are these people?
	How do you know?
	b) Listen to the dialogue and find out:
	- How many people are talking?
	- Where are they?
	- What are they talking about?...
d) Câu hỏi khai thác từ vựng cần thiết cho bài mới.
	Ví dụ:
	- Make a list of words you can use to describe your house.
	- Think of the words and expressions you can add to the following lists to describe a person about appearance, character, habits...
e) Câu hỏi gợi ý.
	- Đây là những loại câu hỏi gợi mở giúp học sinh tham gia đóng góp ý kiến , đóng góp thông tin, những hiểu biết có sẵn của bản thân để dựa vào đó có thể hiểu được bài tốt hơn. luyện tập sử dụng ngôn ngữ tốt hơn.
	Câu hỏi gợi ý có những tác dụng tích cực sau:
	- Qua những câu hỏi gợi ý, học sinh được tham gia một cách tích cực vào bài học, thời gian học sinh được nói trong lớp tăng lên.
	- Những câu hỏi gợi ý khơi dậy được những vốn kiến thức sẵn có của học sinh, củng cố được bài, đồng thời phát triển được kỹ năng tư duy,
kỹ năng học (learning strategy) của học sinh.
	- Bài học trở nên hấp dẫn và thú vị, làm cho học sinh có động cơ học tập tốt hơn.
i.i. Kiểm tra nghĩa cấu trúc ngữ pháp:
	Ví dụ: 
Cấu trúc - They'd had lunch when she got there.
	Các câu hỏi có thể là:
	Did she have lunch with them?
	Did she see / meet them at lunch?...
i.ii. Kiểm tra ý nghĩa chức năng của câu (functional concepts):
	Ví dụ:
Câu: I've left my coffee in the kitchen. (in a dialogue about a party)
	Các câu có thể hỏi là:
	Where was the speaker's coffee?
	Where was the speaker now?
	Why did the speaker tell this to the host?
	What did the speaker want?
f) Câu hỏi đọc hiểu/ nghe hiểu.
	Đây là những câu hỏi được giáo viên sử dụng phổ biến cho việc luyện kỹ năngđọc hiểu và nghe hiểu. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả những câu hỏi này giáo viên cũng cần nắm được các dạng câu hỏi này, mức độ khó dễ của các câu hỏi đó. Có thể tóm tắt các loại câu hỏi đọc hiểu và nghe hiểu như sau:
+ Loại câu hỏi chia theo hình thái cấu trúc:
	- Yes / No questions
	- Or- questions (alternative questions)
	- Who, what, where questions
	- How questions
	- Why questions
	- True / False
+ Loại câu hỏi phân chia theo nội dung câu trả lời:
	- Các loại câu hỏi được trả lời bằng cách lấy trực tiếp các câu có sẵn trong bài.
	- Các câu hỏi được trả lời bằng các thông tin lựa chọn trong bài.
	- Các câu hỏi được trả lời bằng các ý gián tiếp (hàm ý) trong bài.
	- Các câu hỏi đòi hỏi sự suy luận, đánh giá để trả lời.
	Trong thực tế, câu hỏi khó hay dễ không nhất thiết phụ thuộc vào mức độ phức tạp của dạng cấu trúc của câu hỏi mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đòi hỏi về nội dung trả lời như được đề cập ở mục b). 
Giáo viên nên phối hợp hai yêu tố trên để có được cách hỏi các câu hỏi cho phù hợp với trình độ học sinh.
	3.3. Tổ chức, triển khai thực hiện.
	Ngoài việc nắm vững nên hỏi những câu hỏi gì, trong trường hợp nào, thầy giáo còn cần phải biết cách tổ chức tiến hành hoạt động hỏi câu hỏi và trả lời để khắc phục được những nhược điểm đã đề cập ở phần đầu. Cụ thể là: thầy giáo nên xem xét những vấn đề như: hỏi gì? hỏi ai? hỏi như thế nào? trong nhóm? hay trong cặp? trước lớp hay đứng trên bảng hỏi xuống lớp?... Nhìn chung, đây là những vấn đề rất cần được thày giáo xem xét, cân nhắc trong mỗi tình huống cụ thể lớp học không có một cách thức nào là hay nhất hoặc duy nhất đúng.
	* Sau đây là một số gợi ý cho giáo viên tham khảo.
	- Hỏi trước khi gọi học sinh sẽ tập trung được sự chú ý của cả lớp vào câu hỏi, cả lớp phải làm việc.
	- Hỏi cả học sinh giơ tay và không giơ tay để cho học sinh kém có cơ hội trả lời câu hỏi.
	- Đối với một số câu hỏi có câu trả lời nghắn có thể hỏi cả lớp và để cả lớp tự do, sau đó gọi cá nhân kiểm tra.
	- Luôn thay đổi phương thức hỏi.
	Trò – trò
	Trò – thày
	- Nếu các câu hỏi và câu trả lời được làm trước lớp nên mở rộng vùng giao tiếp của học sinh, tức là không nên chỉ để hai học sinh ngồi cạnh nhau hỏi nhau, có thể học sinh cuối dãy hỏi học sinh đầu dãy và ngược lại.
	-Nên khuyến khích học sinh khá thay giáo viên đứng trước lớp điều khiển, hỏi các học sinh khác...
	*Một số chú ý khi dùng câu hỏi:
	- Khi dùng câu hỏi giáo viên cần phải chú ý đến các đối tượng học sinh, cần tạo cho các em có điều kiện luyện tập sử dụng câu hỏi.
	- Cần phải dẫn dắt học sinh thực hành hỏi và trả lời theo hướng chủ động tích cực.
	- Cần phải xác định được chúng ta đặt câu hỏi để làm gì? nhằm mục đích dạy học gì?
	- Cần phải kết hợp hài hòa kỹ năng dùng câu hỏi ở cả ba giai đoạn: giai đoạn giới thiệu ngữ liệu, giai đoạn thực hành, giai đoạn kiểm tra đánh giá.
	- Cần tạo cho học sinh kỹ năng tự đặt câu hỏi.
	- Không nên lúc nào cũng thày hỏi, trò trả lời mà cần phải kết hợp hài hòa giữa thày và trò...
	4. Kết quả nghiên cứu.
	Qua giảng dạy mỗi người giáo viên đều đúc rút cho mình một kinh nghiệm quý báu riêng. Với một thời gian giảng dạy tuy chưa dài nhưng tôi đã cảm nhận được đôi chút và có được chút kinh nghiệm về việc dạy và học môn Tiếng Anh đặc biệt là “các thủ thuật dùng câu hỏi”. Dùng câu hỏi tốt đó là một điều rất quan trọng vì nó chính là chìa khóa cho thành công của bài học. Có sử dụng câu hỏi tốt và hài hoà học sinh mới hứng thú và tiếp thu bài tốt. Khi người thày lên lớp để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh thì nên kết hợp từng bước các phương pháp, thủ thuật dùng câu hỏi, tạo thành phương pháp tốt nhất cho phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh, không nên cứng nhắc vận dụng mãi một phương pháp. Cố vận dụng thực hành càng nhiều càng tốt, tìm và sửa lỗi cho các em trong khi thực hành. Người thày luôn là người đạo diễn, chỉ đạo các em thực hành trong mọi tình huống giao tiếp, vận dụng câu hỏi một cách thuần thục. Qua thời gian tôi thực hiện như trên ở các lớp tôi phụ trách luôn tạo được sự hứng thú và tham gia tích cực từ học sinh, đồng thời tôi thực hiện được việc rèn luyện ngữ pháp theo hướng giao tiếp. Từ đó học sinh hiểu được kiến thức ngôn ngữ và nâng cao được khả năng vận dụng. Từ đó chất lượng luôn giữ được ở mức cao: bình quân trên 90% đạt yêu cầu, cụ thể kết quả sau khi áp dụng thủ thuật:
tổng số học sinh
tiếp cận tốt và hiểu câu hỏi để giải quyết bài tập
gặp khó khăn trong việc nghe hiểu câu hỏi để trả lời câu hỏi
tiếp cận và không thể nghe hiểu câu hỏi
152
97= 63,8 %
38=25 %
17=11,2 %
III. KẾT LUẬN
	1. Bài học kinh nghiệm.
	Nói tóm lại những gì tôi làm cũng không ngoài mục đích giảng dạy bộ môn Tiếng Anh hiệu quả theo phương pháp giao tiếp với sách giáo khoa hiện hành. Vấn đề là với việc sử dụng thủ thuật dùng câu hỏi trong Tiếng Anh nếu không khéo giáo viên lại trở về với phương pháp cũ khiến lu mờ chức năng rèn luyện các kỹ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết, không đạt được mục tiêu giúp học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Bên cạnh đó tôi quan tâm việc tìm hiểu và nghiên cứu từng tiết dạy để chọn ra các câu hỏi thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong từng tiết dạy. Sự linh hoat, chú ý thay đổi các thủ thuật chọn các câu hỏi phù hợp, phân bổ thời gian hợp lý, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh là mục tiêu tôi hướng tới. Và qua thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã đạt được kết quả mong muốn.
Trong quá trình thực hiện, tôi được sự ủng hộ từ nhà trường, tổ chuyên môn, tôi nhận được sự đồng tình cũng như những góp ý xây dựng của đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài. 
	2. Những kiến nghị đề xuất.
	* Đối với tổ chuyên môn: Tổ chức báo cáo chuyên đề liên quan đề tài tôi đã nghiên cứu để tiếp tục phát huy hướng giảng dạy tích cực trong bài giảng, đặc biệt là việc sử dụng thủ thuật dùng câu hỏi trong Tiếng Anh. Trên cơ sở đó tôi sẽ có điều kiện phát huy đề tài nghiên cứu, hoàn thiện thêm đề tài, mở rộng phạm vi áp dụng.
	* Đối với phòng giáo dục và địa phương:
	Cần quan tâm hơn nữa đến môn Tiếng Anh cũng như phong trào học Tiếng Anh, tạo điều kiện hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh như: xây dựng phòng chức năng, đầu tư phương tiện dạy học như tranh ảnh, phương tiện nghe nhìn và các tài liệu tham khảo dành cho cả giáo viên và học sinh...
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong năm học 2012-2013 bước đầu đã thu được kết quả tương đối tốt. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong các đồng nghiệp đọc và đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. 
Kính mong ban thi đua các cấp xem xét tạo điều kiện.
Xin chân thành cảm ơn!
 Chiềng Sinh, ngày 3 tháng 10 năm 2014
	Xác nhận của CĐ Xác nhận của nhà trường Người viết 
 Trần Quang Thông
MỤC LỤC
 	Trang
Lời giới thiệu 	1
I. Mở đầu	2
1. Lý do chọn đề tài.	2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.	2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.	2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.	2
5. Phương pháp nghiên cứu.	3
II. Nội dung của đề tài.	3
1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.	3
1.1. Cơ sở pháp lí. 	 	3
1.2. Cơ sở lí luận.	 	3
1.3. Cơ sở thực tiễn.	3
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.	3
2.1. Khái quát phạm vi.	3-4
2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu	4
2.3. Nguyên nhân của thực trạng của đề tài nghiên cứu.	4
3. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.	4
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.	4-5
3.2. Các giải pháp chủ yếu.	 5-6
3.3. Tổ chức chiển khai thực hiên:	7-8
4. Kết quả nghiên cứu.	8-9
III. Kết luận.	9
1. Bài học kinh nghiệm.	9
2. Kiến nghị đề xuất.	9
SÁCH THAM KHẢO
1. Teach English ( Adrian Doff )
2. Methodology hand book for Viet Nam
3. Methodology book for Teacher 1
4. Methodology book for Teacher 2
5. English book 6,7,8,9
MỤC LỤC
 	Trang
Lời giới thiệu 	1
I. Mở đầu	2
1. Lý do chọn đề tài.	2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.	2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.	2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.	2
5. Phương pháp nghiên cứu.	3
II. Nội dung của đề tài.	3
1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.	3
1.1. Cơ sở pháp lí. 	 	3
1.2. Cơ sở lí luận.	 	3
1.3. Cơ sở thực tiễn.	3
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.	3
2.1. Khái quát phạm vi.	3-4
2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu	4
2.3. Nguyên nhân của thực trạng của đề tài nghiên cứu.	4
3. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.	4
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.	4-5
3.2. Các giải pháp chủ yếu.	 5-6
3.3. Tổ chức chiển khai thực hiên:	7-8
4. Kết quả nghiên cứu.	8-9
III. Kết luận.	9
1. Bài học kinh nghiệm.	9
2. Kiến nghị đề xuất.	9
SÁCH THAM KHẢO
1. Teach English ( Adrian Doff )
2. Methodology hand book for Viet Nam
3. Methodology book for Teacher 1
4. Methodology book for Teacher 2
5. English book 6,7,8,9

File đính kèm:

  • docSKKN CUA TRAN THONGTG.doc
Giáo án liên quan