Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)

I. Mục đích – yêu cầu:

 1. Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.

 2. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.

II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Tiếng Việt 5.

 - Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong bài tập.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k, cả lớp viết vào nháp các từ bắt đầu bằng ng/ ngh, g/ gh, c/k.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài và tập xác định trên bản đồ.
THỨ BA
NGÀY SOẠN: 27.8.2011
NGÀY DẠY:31/8/.2011
CHÍNH TẢ (tiết 2)
Nghe- viết: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. Mục đích – yêu cầu:
	1. Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến. 
	2. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình. 
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Tiếng Việt 5. 
 - Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k, cả lớp viết vào nháp các từ bắt đầu bằng ng/ ngh, g/ gh, c/k.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: HS viết chính tả. 
- GV đọc bài chính tả trong SGK. 
- GV giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến. 
- Yêu cầu HS đọc thầm laiï bài chính tả. 
- GV nhắc nhở HS quan sát trình bày bài, chú ý những từ ngữ viết sai. 
- GV đọc cho HS viết. 
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- Chấm 5- 7 quyển, nhận xét. 
c. Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài tập vào nháp. 
- Tổ chức cho HS làm miệng. 
- Cả lớp sửa sai theo lời giải đúng. 
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mô hình. 
- HS làm bài vào vở. 
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, yêu cầu H S làm bài. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cho HS sửa bài theo lời giải đúng. 
- HS theo dõi trong SGK. 
- HS đọc thầm. 
- HS viết chính tả. 
- Soát lỗi. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào vở nháp. 
- HS làm miệng. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào vở. 
- 3 HS làm bài trên bảng. 
3. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét tiết học. Dặn dò viết mỗi lỗi sai viết lại nhiều lần. 
TOÁN ( TIẾT 7)
ÔN TẬP:PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố các kỹ năng thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số. 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 1 HS lên bảng làm vài bài tập dạng đã học ở tiết trước. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập phép cộng, phép trừ hai phân số. 
- GV viết bảng + và - 
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính. 
- GV rút ra qui tắc – Gọi HS nhắc lại quy tắc. 
- GV tiến hành tương tự cho phép cộng và phép trừ hai phân số khác mẫu số. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV và HS sửa bài, yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra. 
Bài 2 (a,b): GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhắc nhở HS viết số tự nhiên dưới dạng phân số, sau đó QĐMS các phân số và thực hiện cộng trừ theo quy tắc. 
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. 
- Hướng dẫn HS tự tóm tắt sau đó làm bài vào vở. 
- GV gọi 1 HS làm bài trên bảng.
- GV chấm, sửa bài. 
- HS thực hiện phép tính. 
- 2 HS nhắc lại quy tắc. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS kiểm tra kết quả cho nhau. 
- HS tự làm bài. 
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS làm bài vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn cộng hay trừ hai phân số có cùng mẫu số ta thực hiện thế nào?
- Muốn cộng hay trừ hai phân số khác mẫu số ta thực hiện thế nào?
- GV nhận xét tiết học. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( TIẾT3 )
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc: tìm được từ đồng nghĩa với Tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT; tìm thêm ngoài bài, tìm được một số từ chứa tiếng quốc. 
2. Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương. 
II. Đồ dùng dạy - học: Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt (hoặc một vài trang phô tô gắn với bài học), sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (nếu có điều kiện). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen và đặt câu với 4 từ vừa tìm được. 
Hoạt động của GV. 
Hoạt động của HSø. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3. 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV nhận xét và ghi điểm., chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc cho HS. 
- GV cho HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV nhận xét và ghi điểm., chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 4. 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Gọi lần lượt HS đọc câu mình đặt. 
- GV và cả lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc cá nhân. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc theo nhóm4. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc cá nhân. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm việc cá nhân. (HS khá, giỏi có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các thành ngữ nêu ở BT4). 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài tập. 
Thể dục (Tiết 3)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC
(GV chuyên trách dạy)
KHOA HỌC(Tiết 3)
NAM HAY NỮ?( Đã soạn ở tuần 1)
THỨ TƯ
NGÀY SOẠN: 28.8.2010
NGÀY DẠY: 1.9.2010	
TẬP ĐỌC (TIẾT 4)
SẮC MÀU EM YÊU
I. Mục đích – yêu cầu:
Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. 
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK; Thuộc lòng những khổ thơ em thích. 
GDMT:HS có ý thức yêu quí những vẻ đẹp của môi trường tự nhiên đất nước (khổ 2,3và 8)
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ sự vật và con người trong bài thơ (nếu có). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi SGK. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. 
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng khổ thơ. 
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Gọi HS luyện đọc theo nhóm. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm; trải dài, tha thiếtở khổ thơ cuối. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
- GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV chú ý giáo dục HS ý thức yêu quý những vẽ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước ở khổ thơ 2, 3 và khổ thơ cuối.(GDMT)
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa bài thơ. 
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc. 
- Cho cả lớp đọc diễn cảm. 
- GV và HS nhận xét. 
- Học sinh nhẩm thuộc lòng những khổ thơ mà mình thích. 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
- HS khá, giỏi thuộc lòng toàn bộ bài thơ.
- HS thi đọc đọc thuộc lòng. 
Củng cố, dặn dò:Yêu cầu HS về nhà học thuộc những khổ thơ mà mình yêu thích.
TOÁN ( TIẾT 8)
ÔN TẬP: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố kỹ năng thực hiên phép nhân và phép chia hai phân số. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn cộng hay trừ hai phân số có cùng mẫu số ta thực hiện như thế nào?
- Muốn cộng hay trừ hai phân số khác mẫu số ta thực hiện như thế nào?
- GV viết bảng hai phép tính cộng, trừ hai phân số bất kỳ để HS thực hiện. 
- GV nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập về phép nhân và phép chia hai phân số. 
- GV viết bảng yêu cầu HS thực hiện phép tính. 
- GV rút ra quy tắc, yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV tiến hành tương tự cho phép chia hai phân số. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 1(cột 1, 2): GV cho HS làm bài trên bảng con. 
Bài 2 (a,b,c): Gọi HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn mẫu. 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. 
- Gọi 4 HS làm bài trên bảng. 
- GV và HS nhận xét. 
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV hướng dẫn HS tóm tắt sau đó giải bài vào vở. 
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng. 
- GV và HS nhận xét, chấm một số vở. 
- HS làm bài vào nháp. 
- HS nhắc lại ghi nhớ. 
- HS làm bài trên bảng. 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS làm bài vào vở. 
Củng cố, dặn dò:- Muốn nhân (chia) hai phân số ta thực hiện như thế nào?
Mĩ thuật (Tiết 2)
Vẽ trang trí : MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
(GV chuyên trách dạy)
KỂ CHUYỆN ( Tiết 2)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích – Yêu cầu: 	
1. Rèn kỹ năng nói: 
 - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước. 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện,biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
 	2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số sách, truyện, bài báo về các anh hùng, danh nhân của đất nước: Truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện cười, truyện Thiếu nhi, Truyện đọc lớp 5. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lý Tự Trọng và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Hd HS hiểu yêu cầu của đề bài. 
- Gọi 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. 
- GV giải nghĩa từ Danh nhân. 
- Gọi 4 HS đọc các gợi ý trong SGK. 
- Một số HS nói tên câu chuyện cần kể. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. 
- GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
- Mỗi câu chuyện HS kể xong nói ý nghĩa câu chuyện của mình
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- Cả lớp bình chọn câu chuyện kể hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. 
- HS lắng nghe. 
- 4 HS đọc yêu cầu. 
- HS khá giỏi nói tên câu chuyện ngoài SGK. 
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS thi kể chuyện theo nhóm đôi. 
- HS thi kể chuyện. HS khá giỏi kể một cách tự nhiên, sinh động.
3. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học; Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Vềđọc trước đề bài và gợi ý trong SGK tuần 3 
KĨ THUẬT (Tiết 2)
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tt)
( Đã soạn ở tuần 1)
THỨ NĂM
NGÀY SOẠN: 28.8.2010
NGÀY DẠY: 2.9.2010
TẬP LÀM VĂN (TIẾT 3)
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh (Rừng thưa, Chiều tối). 
2. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh, ảnh rừng tràm (nếu có). 
- Những ghi chép và dàn ý HS đã lập khi quan sát cảnh một buổi trong ngày đã cho về nhà của tiết tập làm văn trước. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lần lượt đọc lại bài viết hoàn chỉnh của mình. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Gọi 1 HS đọc bài văn Rừng thưa. 
- Gọi 1 HS đọc bài văn Chiều tối. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS lần lượt trình bày trước lớp những hình ảnh mình thích và nêu lý do. 
- GV và HS nhận xét. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS HS lập dàn bài sau đó, viết một đoạn văn cho phần thân bài. 
- Gọi HS lần lượt trình bày kết quả làm bài. 
- GV và HS nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS đọc bài Rừng thưa. 
- 1 HS đọc bài Chiều tối. 
- HS làm vào nháp. 
- HS nêu cảm nhận riêng về vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên ở mỗi bài.(GDMT)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm việc cá nhân. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý và đoạn văn đã viết ở lớp. 
- Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới. 
TOÁN ( TIẾT 9) 
HỖN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết về hỗn số: có phần nguyên và phần phân số. 
- Biết đọc, viết về hỗn số. 
II. Đồ dùng dạy – học:Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn nhân hai phân số ta thực hiện như thế nào?
- Muốn chia hai phân số ta thực hiện như thế nào?
- GV viết 2 phép tính lên bảng, yêu cầu HS thực hiện. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
Hoạt động của GV. 
Hoạt động của HS
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về hỗn số. 
- GV vẽ lại hình vẽ của SGK lên bảng. 
+ Có bao nhiêu hình tròn? 
- GV giới thiệu về hỗn số. 
- GV chỉ vào 2 hướng dẫn HS đọc, phân số bao giờ cũng bé hơn đơn vị. 
- GV yêu cầu HS đọc lại. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu. 
- GV có thể tiến hành cho HS làm miệng. 
Bài 2a:
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- GV nhắc HS lưu ý 2 chính bằng phân số 
- GV chấm vở, nhận xét. 
- 2 và hình tròn. 
- HS đọc hỗn số. 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm miệng. 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỗn số gồm mấy phần? Cho ví dụ. 
- GV nhận xét tiết hoc
LỊCH SỬ (TIẾT 2)
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:Học xong bài này, HS biết:
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ(NTT). 
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
II. Đồ dùng dạy - học: Hình trong SGK phóng to (nếu có). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 1. Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?
2. Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân đối với Trương Định? 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về NTT:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tìm những thông tin về Nguyễn Trường Tộ. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. 
- GV yêu cầu HS làm việc với SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Những đề nghị để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
+ Những đề nghị đó được triều đình thực hiện không? Vì sao?
+ Nêu cảm nghĩ của em về NTT.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi trên. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại những ý đúng. GV rút ra ghi nhớ SGK. 
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. 
+ Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
- GV nhận xét, chốt ý. 
- HS làm việc theo nhóm theo sự điều khiển của nhóm trưởng. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- HS đọc các thông tin trong SGK. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS trình bày kết quả làm việc.(HS khá giỏi nêu được những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của NTT không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.)
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
- HS phát biểu ý kiến. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài. 
Âm nhạc (tiết 2)
Học hát bài : REO VANG BÌNH MINH
I. Mục tiêu:
	- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát . Biết qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
	- Hát đúng giai điệu và lời ca, hát kết hợp vỗ tay ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.
	- GDMT:Yêu thiên nhiên, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc, tranh, ảnh minh họa cảnh buổi sáng
III. Hoạt động dạy học: 
 1. Bài cũ: Vài em hát lại các bài hát đã học .
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
Hoạt động 1: Học hát bài Reo vang bình minh.
- Hướng dẫn tìm hiểu về nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước.
- Hát mẫu toàn bài.
- Phân chia câu hát để HS tập lấy hơi đúng chỗ. Dạy hát từng câu.
- HS lắng nghe và đọc lời ca.
- HS hát từng câu.
Hoạt động 2 : Biểu diễn bài hát .
- GV hướng dẫn HS hát đúng bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp hoặc phách .
- Vận động theo nhạc: tư thế đứng , hai tay chống ngang hông, nghiêng đầu sang trái rồi sang phải; cũng có lúc cầm tay nhau vung nhẹ ra phía trước rồi phía sau, nhún chân  
3. Củng cố - Dặn dò:
	- Còn bài hát nào về phong cảnh buổi sáng hoặc về thiên nhiên nữa không?
	- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, đất nước.
 	- Nhận xét tiết học.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 4)
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại những từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa. 
2. Biết viết một đoạn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa đã cho. 
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS làm bài tập 2, 3, 4. 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS. 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2. 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- GV giao việc cho HS, yêu cầu các em làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV giao việc cho HS, yêu cầu các em làm việc theo nhóm đôi. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_2_nam_hoc_2011_2012_ban_2_cot.doc