Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách tính một số phần trăm của một số.

2. Kỹ năng: Vận dụng cách tính một số phần trăm của một số để giải bài toán có liên quan.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Ổn định tổ chức lớp: 1'

 Kiểm tra sĩ số HS:./28 - Hát đầu giờ.

 

doc40 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con thấy cách suy nghĩ của cụ Ún như thế nào?
- Cách suy nghĩ của cụ Ún mê tín. 
+ Nêu nội dung đoạn 1?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn còn lại:
2. Cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ.
+ Cụ Ún bị bệnh gì?
+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
- Cụ bị bệnh sỏi thận.
- Vì cụ sợ bị mổ và cụ không tin bác sĩ.
+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
=>Cụ Ún khỏi bệnh là nhờ có khoa học, các bác sĩ tận tình chữa bệnh.
- Nhờ bác sĩ ở bệnh viện đã mổ lấy sỏi thận cho cụ.
+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu Cụ Ún đã thay đổi như thế nào?
- Chứng tỏ cụ hiểu ra rằng thầy cúng không thể chữa khỏi bệnh cho con người, chỉ có thầy thuốc và bệnh viện mới làm được điều đó.
+ Nêu nội dung của đoạn 2?
+ Bài học giúp em hiểu điều gì?
- Bài học đã giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
Luyện đọc diễn cảm: 7'
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Toàn bài cần đọc giọng thế nào?
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn 3 – nêu những từ ngữ cần nhấn giọng?
 Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chịu đi.
 Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. Thế là cụ trốn về nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt con mời thầy Vui, học trò giỏi nhất của cụ, đến cúng trừ ma. Cúng suốt ngày đêm, bệnh vẫn không lui.
- Gọi 2 học sinh thể hiện lại.
- Yêu cầu học sinh nhầm theo bàn đoạn diễn cảm – gọi học sinh đọc.
- Học sinh đọc.
4. Củng cố kiến thức: 3’
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Cúng bái không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
==============================================
Toán
Tiết 78: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố lại cách tính một số phần trăm của một số.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tính. và vận dung giải bài toán có liên quan đến lời văn.
3. Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số HS:....../28 - Hát đầu giờ..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh đọc bài 4 VBT.
- Nhận xét đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập 
2. Nội dung:
Bài 1: 7'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
a, Tìm 15% của 320kg.
b, Tìm 24% của 235m2.
c, Tìm 0,4% của 350.
- Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
- Yêu cầu học sinh giải thích cách làm?
a, 15% của 320 kg là:
 320 15 : 100 = 48(kg)
b, 24% của 235m² là:
 235 24 : 100 = 56,4 (m²)
c, 0,4% của 350 là:
 350 0,4 : 100 = 1,4
+ Để làm bài này con vận dụng kiến thức nào? Nêu cách làm?
- Tìm một số phần trăm của một số: Lấy số đó chia 100 rồi nhân với tỉ số. Hoặc lấy số đó nhân tỉ số rồi chia 100.
Bài 2: 6'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
100%: 120kg
35%: ... kg?
+ Tính số ki-lô-gam gạo nếp bán được chính là tính gì?
- Tính khối lượng gạo nếp bán được chính là tính 35% của 120 kg.
- Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo nếp bán được là:
120 35 : 100 = 42 kg
 Đáp số: 42 kg
+ Để giải bài toán này con đã vận dụng kiến thức nào? Nêu cách giải đó?
- Giải bài toán tìm một số phần trăm của một số. Muốn tìm 1 số khi biết 1 số phần trăm của nó ta lấy số đó chia 100 rồi nhân với tỉ số. Hoặc lấy số đó nhân tỉ số rồi chia 100.
Bài 3: 7'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tìm kết quả của bài toán này con vận dụng những kiến thức nào?
- Tính diện tích hình chữ nhật, tìm một số phần trăm của một số.
- Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Diện tích mảnh đất đó là:
18 15 = 270 (m²)
Diện tích xây nền nhà trên mảnh đất đó: 270 20 : 100 = 54 (m²)
 Đáp số: 54m²
+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
+ Nêu cách giải bài toán tìm một số phần trăm của một số?
- Lấy chiều dài nhân với chiều rộng cùng 1 đơn vị đo.
- Muốn tìm 1 số khi biết 1 số phần trăm của nó ta lấy số đó chia 100 rồi nhân với tỉ số. Hoặc lấy số đó nhân tỉ số rồi chia 100.
Bài 4: 9'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài cho biết gì?
- Vườn có 1200 cây.
+ Bài yêu cầu gì?
- Tính nhẩm : 5% ; 10% ; 20% 25%
- Yêu cầu học sinh nhẩm nhanh.
- Học sinh nêu các cách nhẩm:
VD:
- Chiếm 5% cây trong vườn là:
 1200: 100 5 = 60 (cây)
- Chiếm 10% số cây trong vườn là:
60 2 = 120 (cây)
20% số cây trong vườn là:
120 2 = 240 (cây)
25% số cây trong vườn là:
60 5 = 300 (cây)
 Đáp số: 60 cây...
4. Củng cố kiến thức: 3’
+ Hôm nay được ôn lại dạng toán nào?
- Nhận xét giờ học.
- Giải bài toán tìm một số phần trăm của một số. 
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
=======================================
Tập làm văn
	Tiết 32: TẢ NGƯỜI (kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thực hành viết bài văn tả người. 
2. Kỹ năng:
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả, thể hiện tình cảm của mình đối với người đó, diễn đạt tốt, mạch lạc.
3. Thái độ: Cẩn thận, dùng từ chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài cho học sinh lựa chọn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số HS:....../28 - Hát đầu giờ..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 2’
- Kiểm tra vở viết văn.
- Nhận xét – đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’) Kiểm tra viết.
2. Nội dung:
Thực hành viết: 35 ’
- Gọi học sinh đọc 4 đề văn kiểm tra trên bảng.
- Học sinh đọc. 
- GV yêu cầu học sinh lựa chọn 1 trong 4 đề để viết.
- Nhắc học sinh: các em hãy quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết, từ kĩ năng đó em hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh.
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- Học sinh viết bài.
- Thu bài.
- Nêu nhận xét chung.
4. Củng cố : 1’
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của học sinh.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
=============================================
 Địa lí
 Bài 16: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước. 
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng trả lời và chỉ bản đồ.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bản đồ phân bố dân cư, kinh tế VN.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 	 Kiểm tra sĩ số HS:...../28 - Hát đầu giờ..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5'
+ Thưong mại gồm những hoạt động nào? Nó có vai trò gì?
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch?
+ Nhận xét – đánh giá.
- Nội thương và ngoại thương: nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được với người tiêu dùng.
- Có phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,...
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập.
2. Nội dung:
Hoạt động 1: 13'
 - GV tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân trên VBT (23 – 25).
- Học sinh làm bài.
Hoạt động 2: (16')
- Gọi học sinh trình bày kết quả trước lớp.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu?
- Có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất sống tập trung chủ yếu ở các đồng bằng và ven biển.
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- Sống ở vùng núi là chủ yếu.
+ Trong các câu của bài, câu nào đúng, câu nào sai?
- Các câu đúng là: b, c, d, g.
 Các câu sai là: a, e.
+ Kể tên các sân bay quốc tế của ta? Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất ở nước ta?
- Sân bay: Nội Bài (Hà Nội); Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất (TP HCM).
- Cảng biển: Hải Phòng; Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu học sinh chỉ bản đồ.
 + Chỉ trên bản đồ đường sắt Bắc – Nam; quốc lộ 1A.
+ Thành phố nào vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước.
- Học sinh chỉ bản đồ.
- Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
4. Củng cố kiến thức: 3’ 
- Chỉ vị trí của 1 số sân bay lớn của nước ta?
- Nhận xét giờ học:	
- Học sinh chỉ bản đồ.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
==========================================
Thực hành toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
1. Kiến thức: Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
3. Giáo dục: Tính cẩn thận,chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 1' Sĩ số 28, vắng...... 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
+ Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số?
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1')
Nêu mục tiêu tiết học
b. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 ( 7’)Tìm tỉ số phần trăm của 2 số (lấy đến 2 chữ số ở phần TP).
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV phân tích các bước làm của mẫu.
+ Nêu lại các bước làm.
+ Cần lưu ý gì khi tìm thương của 2 số?
- GV nhận xét kết quả, củng cố cách tìm phần trăm của 2 số.
+ Muốn tìm tỉ số % của hai số ta làm ntn?
Bài 2: ( 7’) Bài toán
- Đọc yêu cầu.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Xác định dạng toán
 + Em cần xác định 2 số ở đây là 2 số nào?
- Cho HS làm bài, GV cùng lớp nhận xét,chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng.
+ Em đã vận dụng kt gì để làm bài?
Bài 4( 7’) Bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Xác định dạng toán? 
+ Muốn tìm được tỉ số phần trăm của số gà trống số gà mái, em cần biết gì?
- Cho Hs làm và chữa bài.
- GV cùng lớp nhận xét kết quả.
* Bài 5( 8’)
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết giá hoa ngày lễ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với ngày thường, em cần biết gì? 
+ Như vậy 1 bông hoa hụt đi so với 4 bông hoa mua được chiếm bao nhiêu phần trăm? Vận dụng kt gì để làm?
+ Do đó, giá mua hoa ngày lễ so với giá hoa mua ngày thường tăng hay giảm và tăng hoặc giảm bao nhiêu?
- Cho HS trình bày rõ cách làm.
- GV nhận xét.
+ Ai có cách giải nào khác?
- Gv gợi ý HS có thể làm theo cách thứ 2:
+ 5 bông hoa mua ngày thường so với 4 bông hoa mua ngày lễ chiếm bao nhiêu phần trăm?( 5 : 4 = 1,25 = 125%)
+ Nếu coi số hoa mua ngày lễ là 100% thì số hoa mua ngày lễ đã bị hụt đi bao nhiêu phần trăm so với ngày thường? (125% – 100% = 25 %)
+ Như vậy nếu số tiền mua không đổi, khi số hoa bị hụt đi 25% thì giá tiền mua đã tăng bao nhiêu phần trăm?
+Vậy ta khoanh vào đâu?
4. Củng cố dặn dò (3')
+ Muốn tìm tỉ số % của 2 số ta làm ntn?
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về hoàn thành bài 3.
-2 HS nêu:
+ Tìm thương của 2 số.
+ Lấy thương nhân với 100 rồi viết kí hiệu phần trăm vào bên phải....
- HS đọc yêu cầu và mẫu.
M: 22 : 23 = 0,9565... = 95,65%
- Chỉ lấy đến 4 chữ số ở phần TP của thương.
- Cả lớp làm bài, 1 em làm trên bảng.
- Hs nhận xét, nêu cách làm.
VD:
a)22 : 27 = 0,8148... = 81,48%
b) 3,5: 49 = 0,0714...= 7,14%
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìm thương của hai só. Nhân nhẩm thương đó với 100 rồi ghi thêm kí hiệu %vào bên phải kết quả vừa tìm được.
- HS đọc bài toán, tóm tắt:
Nước biển : 72 kg
Muối : 2,4 kg
Muối chiếm  phần trăm nước biển?
+ Tìm tỉ số phần trăm của 2 số. 
+ Số kg muối và kg nước biển.
- HS làm bài, 1 em lên bảng
- HS nhận xét.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối có trong nước biển là:
2,4 : 75 = 0,032
0,032 = 3,2%
Đáp số: 3,2%
1 HS đọc BT 
Tóm tắt:
 - Gà trống: 15 con
 - Gà trống : ít hơn 60 con
- Tỉ số phần trăm của gà trống và gà mái: % ?
- Số gà mái .
- Cả lớp làm bài, 1 em làm trên bảng phụ.
- HS nhận xét.
Bài giải
 Số gà mái là :
 60 + 15 = 75 (con)
Tỉ số phần trăm của gà trống và gà mái là: 15: 75 = 0,2
0,2= 20%
Đáp số : 20%
1 HS đọc bài toán. 
Tóm tắt:
Ngày thường mua: 5 bông hoa
Ngày lễ mua : 4 bông (cùng số tiền)
Giá hoa ngày lễ tăng hay giảm: .... % so với ngày thường?
- Số hoa mua ngày lễ bị giảm so với số hoa mua ngày thường là bao nhiêu(1 bông). 
 -Tìm tỉ số phần trăm của 1 và 4. 
- Giá tiền tăng bằng tỉ số phần trăm của số hoa đã giảm.
- Cả lớp làm bài, 1 HS khá giỏi trình bày miệng cách làm.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số bông hoa mua ngày lễ giảm so với số bông hoa mua ngày thường là:
 5- 4 = 1 (bông)
1 bông hoa mua hụt đi so với 4 bông hoa mua được chiếm số phần trăm là:
 1: 4 = 0,25
 0,25 = 25%
Như vây giá hoa ngày lễ tăng 25 % so với ngày thường.
=> khoanh vào D: 25%
.
-Hs nêu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
....
 =====================================
Ngày soạn: 24/12 / 2019
Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 /12 / 2019
 Khoa học
Tiết 32: TƠ SỢI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Vải thường dùng để may chăn, màn, quần, áo.
- Biết được một số công đoạn để làm ra tơ sợi tự nhiên.
- Làm thí nghiệm để biết một số điểm chính của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng trả lời và làm thí nghiệm.
3. Thái độ: có ý thức giữ gìn quần áo.
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề. 
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- HS: chuẩn bị các bài mẫu.
- GV: chuẩn bị bát đựng nước, diêm đủ dùng theo nhóm (đủ dùng theo nhóm). Hình minh hoạ trang 66 SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số HS:......./28 - Hát đầu giờ..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? 
+ Nêu tính chất của chất dẻo?
+ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- Làm từ dầu mỏ và than đá.
- Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
- Thay thế các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
- Nhận xét – đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Tơ sợi
2. Nội dung:
Hoạt động 1: (15') 1. Nguồn gốc của các loại sợi tơ.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm bàn: Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ trang 66 SGK và cho biết những hình nào liên quan đến sợi đay. Những hình nào liên quan đến sợi tơ tằm, sợi bông.
- Học sinh thảo luận theo bàn – trình bày nhận xét.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
- Hình 1: Phơi đay có liên quan đến việc làm sợi đay.
- Hình 2: Cán bông có liên quan đến việc làm sợi bông.
- Hình 3: Kéo tơ có liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
+ Sợi bông, sợi đay, sợi tơ tằm, sợi lanh loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
- Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
=>Có nhiều loại sợi tơ khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Sợi bông, sợi lanh, sợi đay, sợi tơ tằm gọi chung là sợi tơ tự nhiên, sợi tự nhiên có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: (14') 2. Tính chất của tơ sợi.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo tổ như sau:
- Phát cho mỗi tổ 1 bộ đồ dùng học tập gồm:
+ Phiếu bài tập.
+ Hai miếng vải nhỏ các loại: sợi bông (sợi đay, sợi lanh, sợi tơ tằm, sợi len); sợi nilông.
+ Diêm.
+ Bát nước.
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng, hướng dẫn của GV
Thí nghiệm 1: nhúng từng miếng vải vào bát nước, quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khởi bát nước.
Thí nghiệm 2: lần lượt đốt từng loại vải trên, quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả.
- 2 học sinh trực tiếp làm thí nghiệm, học sinh khác quan sát hiện tượng, nêu lên hiện tượng để thư kí ghi vào phiếu.
- Một nhóm ghi phiếu thảo luận lên bảng, 2 nhóm học sinh cùng lên bảng trình bày kết quả thí nghiệm, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
- Gọi một nhóm học sinh lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Nhận xét, khen ngợi học sinh làm thí nghiệm trung thực, biết tổng hợp kiến thức và ghi chép khoa học.
Ghi nhớ: SGK.
- Học sinh đọc.
4. Củng cố kiến thức: 3’
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số tơ sợi tự nhiên?
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
- Nhận xét tiết học
- Sợi bông: mỏng, nhẹ như vải màn hoặc băng y tế, cũng có thể dày dùng làm lều, bạt...
- Thấm nước, dai, bền và không nhàu,...
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
 =========================================
Luyện từ và câu
 Tiết 32: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
- Tự kiểm tra khả năng dùng từ đặt câu của mình.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- GV: viết sẵn bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả lên bảng lớp
- HS: chuẩn bị giấy.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số HS:...../28 - Hát đầu giờ..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ: trung thực, chăm chỉ.
- Nhận xét - đánh giá.
- Bạn Hân là người rất trung thực trong học tập.
- Bạn Hải hay đối trá trong học tập.
- Bạn Huyền rất chăm chỉ học tập.
- Bạn Kiệt rất lười biếng trong học tập.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Tổng kết vốn từ.
2. Nội dung:
Bài 1: 8' 
- Gọi học sinh đọc

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_16_nam_hoc_2019_2020_chu_thi_th.doc
Giáo án liên quan