Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu:

- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.

- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.

- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép .

II/Đồ dùng dạy học:

- Hình minh họa trang 48,49 SGK.

- Dây thép, gang.

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của tre, mây,song?

B/Bài mới:

1/Giới thiệu bài:

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bảo quản các đồ dùng đó của gia đình mình?
C/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu tính chất của sắt, gang, thép?
- Gang, thép được sử dụng làm gì?
- GV nhận xét tiết học; chuẩn bị bài 24
__________________________________
Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2017
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu: Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,...
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có 3 bước tính.
- HS làm bài tập 1a; 2 b,c; 3 ( SGK). KK HS hoàn thành hết các bài tập. 
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,...
- Gọi HS lên chữa bài tập 3 trong SGK.
- GV và cả lớp chữa bài.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Luyện tập.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả tính nhẩm.
- Cho HS so sánh kết quả của tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy
tắc nhân nhẩm.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: 
- Mỗi dãy một bài làm và đổi chéo vở nhận xét
- Chữa bài ở bảng lớp
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 3: Giải toán.
- HS làm bài, 1 em làm ở bảng để chữa bài.
- Chữa bài HS làm ở bảng lớp.
Bài 4: GV hướng dẫn HS lần lượt thử các trường hợp bắt đầu từ x = 0, khi kết quả phép nhân lớn hơn 7 thì dừng lại.
 KQ : x = 0 ; x = 1 ; x = 2
- HS tự làm sau đó chữa bài.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm
- Ôn lại cách nhân nhẩm một số thập phân với một số tự nhiên, một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Hoàn thành VBT Toán
__________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I/Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của bài 1.
- Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu bài 3.
 Không làm bài tập 2.
II/Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
III-Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
 - HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ. Làm bài tập 3 tiết LTVC trước.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài tập 1:
- HS thảo luận theo nhóm đôi:
- HS phân biệt nghĩa của các cụm từ đã cho:
Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp..
Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài tập 2: 
- HS thảo luận nhóm 4: Ghép tiếng bảo với mỗi tiếng đã cho để tạo thành từ phức; tìm hiểu nghĩa của các từ đó.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 Bảo đảm: làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
 Bảo hiểm: giữ gìn để phòng tai nạn; trả khoản tiền thỏa thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.
 Bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
 Bảo tàng: cất giữ tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
 Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn, không để mất mát.
 Bảo tồn: giữ lại, không để cho mất đi.
- HS đặt một số câu với từ có tiếng bảo.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài tập 3: 
- HS tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
- GV phân tích ý kiến đúng: Giữ gìn thay thế từ bảo vệ.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS thi viết các từ về chủ đề đã học giữa ba tổ
- HS ghi nhớ các từ ngữ đã học trong bài.
_____________________________
Thứ tư, ngày 22 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC
Hành trình của bầy ong
I/Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
- Hiểu được những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- 3 HS , mỗi em đọc diễn cảm một đoạn của bài Mùa thảo quả.
- Nêu nội dung đoạn văn đã đọc.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh sgk và GV giới thiệu bài đọc
2/Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hai HS khá tiếp nối nhau đọc bài thơ.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- HS đọc chú giải.
- GV giải nghĩa thêm các từ: Hành trình( chuyến đi xa và lâu, nhiều gian khổ, vất vả); thăm thẳm( nơi rừng rất sâu, ít người đến được).
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS thảo luận nhóm 4, đọc thầm từng khổ thơ và trả lời câu hỏi.
- Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
- Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
- Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
- Em hiểu nghĩa của câu thơ "đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”thế nào?
- Qua hai dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.Thi đọc thuộc lòng.
- Khuyến khích HS đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
C/Củng cố, dặn dò:
- Loài ong có những phẩm chất đáng quý như thế nào? Mật ong có giá trị như thế nào? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài ong?
- GV nhận xét tiết học.Về nhà HTL bài thơ.
_____________________________
TOÁN
Nhân một số thập phân với một số thập phân
I/Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Phép nhân số thập phân có tính chất giao hoán.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi một HS chữa bài 3 VBT .
- Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000...
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 * Ví dụ 1: GV nêu bài toán.
- GV gợi ý để HS nêu hướng giải để có phép tính: 6,4 4,8 = ? (m2)
- Gợi ý HS đổi đơn vị đo để phép tính trở thành phép nhân hai số tự nhiên.
- Cho HS đổi kết quả phép nhân: 3072 dm2 = 30,72m2 để tìm được kết quả phép nhân : 6,4 4,8 = 30,72 (m2)
- HS đối chiếu kết quả hai phép nhân từ đó rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
*Ví dụ 2: GV nêu VD 2 và y/c HS thực hiện phép nhân: 4,75 1,3 =
* HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
* GV nhấn mạnh 3 thao tác: nhân, đếm và tách.
- HS phát biểu thành quy tắc nhân số thập phân với số thập phân.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: 
- HS thực hiện phép nhân ở vở, 2 em làm ở bảng để chữa bài. KK HS làm cả 
phần b.
- HS đọc kết quả và trình bày cách thực hiện. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS tự tính các phép tính nêu trong bảng; từ đó rút ra tính chất giao hoán của phép nhân; vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: 
- HS thảo luận nhóm 4 đọc đề và giải.
- Gọi HS đại diện nhóm chữa trên bảng lớp.
 ĐS : 48,04m và 131, 208m2
C/Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại quy tắc. Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhận xét giờ học, dặn HS về hoàn thành bài tập VBT
__________________________
Thứ năm, ngày 23 tháng 11 năm 2017
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001,...
- KK HS làm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ.
HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Gọi HS lên bảng làm lại bài 3.
B/ Bài mới.
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
Bài 1:
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một STP với 10; 100; 1000,...
- HS nêu kết quả của phép nhân và tự rút ra nhận xét như SGK.
- HS nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
- GV nhấn mạnh thao tác: Chuyển dấu phẩy sang bên trái.
- HS so sánh kết quả của tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
Bài 2: Củng cố kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng STP.
- HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo diện tích , rồi dịch chuyển 
dấu phẩy.
- HS làm bài rồi chữa.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 3: Ôn về tỉ lệ bản đồ.
- HS nhắc lại ý nghĩa của biểu thị tỉ lệ trên bản đồ ( 1cm trên bản đồ thì ứng với 1000 000cm = 10km trên thực tế )
- Từ đó ta có 19,8 cm trên bản đồ ứng với : 19,8 x 10 = 198 (km) trên thực tế
- HS tự làm. GV chữa bài.
C/Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001,
 - Nhận xét giờ học dặn HS hoàn thành BT ở VBT Toán
__________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/Mục tiêu:
- HS kể lại được câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa câu chuyện đã kể, biết nghe và nhận xét 
lời kể của bạn.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai; nêu ý nghĩa câu chuyện.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học, nêu mục tiêu
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS nắm y/c của đề bài.
- Một HS đọc y/c của đề bài.GV gạch dưới cụm từ: Bảo vệ môi trường.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- Một HS đọc đoạn văn trong BT1 (tiết LTVC trang 115 để nắm các yếu tố tạo thành môi trường).
- HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; nội dung của mỗi câu chuyện, cách kể chuyện, khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
C/Củng cố, dặn dò:
- Muốn kể chuyện hay cần rèn kĩ năng gì?
- HS đọc trước nội dung tiết kể chuyện tuần sau.
TẬP LÀM VĂN
Cấu tạo của bài văn tả người
I/Mục tiêu:
-Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người.(Ghi nhớ).
-Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS đọc lại lá đơn kiến nghị các em đã làm tiết trước.
- HS nhắc lại cấu tạp ba phần của bài văn tả cảnh.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- Y/C HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người
- Giới thiệu bài học
2/ Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS quan sát tranh minh họa Hạng A Cháng
- Một HS đọc lại bài văn.
- HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn.
- HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- HS rút ra ghi nhớ và GV chốt lại kiến thức như SGK
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình.
- HS nêu đối tượng các em chọn tả.
- HS lập dàn ý vào vở nháp, sửa chữa bổ sung, sau đó viết vào vở.
- Vài HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét: Bài văn tả người cần có đủ 3 phần.Phần thân bài nêu những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của người được tả.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý của bài văn tả người.
Thứ sáu, ngày 24 tháng 11 năm 20127
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả người
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I/Mục tiêu:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tra HS về việc hoàn thành bài văn tả một người trong gia đình.
- HS nhắc lại ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả người.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Hướng dẫn HS luyện tập.
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài tập 1:
- HS đọc bài Bà tôi, thảo luận nhóm 2, ghi lại những đặc điểm của người bà trong đoạn văn( mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt...)
- HS trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài tập 2:
-HS thảo luận nhóm 4, tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
-HS phát biểu ý kiến, GV ghi vắn tắt lên bảng.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả: Làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viết sẽ hấp dẫn .
- Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một người em thường gặp ( cô giáo, chú công an, người hàng xóm).
__________________________
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu: HS biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
 BT cần làm: 1; 2. KK HS làm thêm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
- HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- HS lấy VD và thực hiện phép nhân.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- Giới thiệu mục tiêu ghi tên bài
2/ Luyện tập.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: 
a, GV kẻ bảng, ghi nội dung bài 1a lên bảng.
- Cho HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
- HS so sánh giá trị của hai biểu thức khi thay cùng một giá trị số.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân. Nêu được: (a x b ) x c = a x ( bx c).
b, Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm ở bảng để chữa bài.
- Khi chữa bài yêu cầu HS giải thích phần sử dụng tính chất kết hợp trong từng bài cụ thể.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài vào vở, 2 em làm ở bảng phụ để chữa bài.
- Cho HS nhận xét phần a và b để thấy các phép tính có giá trị số giống nhau nhưng thứ tự thực hiện phép tính khác nhau nên kết quả khác.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3:
- Thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập, đại diện một nhóm chữa bài
Đáp số: 12,5 x 2,5 = 31,25 km
C/Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân.
- Dặn HS về ôn lại bài, làm BT 3 ở VBT Toán
__________________________
ĐỊA LÍ
Công nghiệp
I/Mục tiêu:
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Nêu tên một số sản phảm của các ngành công nghiệp và thủ công nhiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của nông nghiệp.
II/Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ hành chính VN.
-Hình minh họa trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? Phân bố ở đâu?
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản?
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh sgk và giới thiệu bài Công nghiệp
2/Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
- HS các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm ảnh chụp hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của ngành công nghiệp.
- Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân?
- GV thống kê các ngành công nghiệp, sản phẩm, sản phẩm đợc xuất khẩu.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Trò chơi “Đối đáp vòng tròn”
- GV chia lớp thành 6 nhóm, lần lợt mỗi đội đưa ra câu hỏi cho đội bạn trả lời, theo vòng tròn, đội 1 đố đội 2...
- Các câu hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp hoặc các sản phẩm của ngành này.
- GV tổng kết cuộc chơi.
 Hoạt động 3: Làm việc nhóm
- Một số nghề thủ công của nước ta
- Nêu tên nghề thủ công hoặc sản phẩm thủ công của nớc ta mà em biết?
- Sản phẩm của nghề thủ công đó được làm từ gì? có được xuất khẩu ra nước ngoài không?
- Địa phương ta có nghề thủ công nào?
- Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công nước ta.
- Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công nước ta?
- Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống của nhân dân ta?
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại đặc điểm ngành công nghiệp ở nước ta? Ở địa phương em có ngành công nghiệp nào không?
- Tuyên dương các HS tích cực xây dựng bài.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 13
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 12 và phổ biến kế hoạch tuần 13
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
Ưu điểm: 
*Nề nếp:
- Hưởng ứng tốt tần lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
-HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; 
-Thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; 
-Thực hiện tốt an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy;
 - Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. 
- Ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản có nhiều sáng tạo
*Học tập: 
- Chữ viết có nhiều tiến bộ;
- Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn.
- Tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã giúp đỡ bạn Danh, Trung, Luyến, Đường có nhiều tiến bộ trong học tập. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh, kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực.
- Giải bài trên bào kịp thời tuyên dương Hoàng, Thảo Hoà, Hoàng, Cẩm Trang, Gia Bảo
*Tồn tại: 
- Hôm thứ tư tổ 1 chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhở. 
- Còn có một số bạn chưa biết chưa tập trung học tập, chưa hợp tác cùng nhau nhịp độ làm việc của lớp như Ánh, Dung
- Một số bạn về nhà còn chưa làm bài tập chưa đầy đủ do chưa hiêủ bài như Trung, Tài
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB tuần 13
- Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà
- Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Hướng dẫn HS rèn viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Rèn viết cho em Danh, Luyến
5/ Ban văn nghệ Tổ chức hát và đọc thơ về thầy cô giáo
TUẦN 12
Thứ năm, ngày 23 tháng 11 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về quan hệ từ
I/Mục tiêu:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu ( BT 1, 2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của bài tập 3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho ở bài 4.( HS khá giỏi đặt được 3 câu)
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài quan hệ từ. 
- 2 HS lên bảng đặt câu với một quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
B/Bài mới:
Hoạt động 1 : Làm việc cặp đôi
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung bài tập 1
- HS làm bài vào vở, 1 em làm ở bảng phụ.
- GV hướng dẫn cách trình bày: Gạch 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với những quan hệ từ đó.
- Chữa bài.
Bài tập 2:
- HS đọc nội dung bài tập 2, thảo luận nhóm 2.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng.
+Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
+Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
+Nếu...thì : biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết-kết quả.
Hoạt động 2 : Làm việc nhóm
Bài tập 3:
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- HS điền quan hệ từ thích hợp vào ô trống.
- Lần lượt các từ cần điền là: và; và, ở, của; thì, thì ; và, nhưng;
Bài tập 4:
- HS thi đặt câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng) theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trên bảng, đọc to, rõ ràng từng câu văn.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại khái niệm quan hệ từ
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại BT 3, 4.
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Thuyết trình không khó
I/Mục tiêu
-Giúp HS hiểu thế nào là thuyết trình?
-Giúp HS tìm ra những nguyên nhân khiến mình ngại ngùng, xấu hổ khi nói trước đám đông từ đó giúp các em tìm ra những cách gia tăng sự tự tin cho các em khi nói trước đám đông.
-Rèn luyện kĩ năng bày tỏ ý kiến của mình.
II. Hướng dẫn thực hành.
A/Kiểm tra:
-Em hãy nêu các bước của kĩ năng đặt mục tiêu.
-Trình bày mục tiêu học tập của em trong tháng tới.
-Nhận xét.
B/

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_12_nam_hoc_2017_2018.doc