Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

ĐỊA LÍ

 TIẾT 10. NÔNG NGHIỆP

I. Mục tiêu:

HS cần:

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

 - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.

 - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta trên lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

 - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nụng nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cõy cụng nghiệp ở vựng nỳi, cao nguyờn; trõu, bũ ở vựng nỳi, gia cầm ở đồng bằng .

 - Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng do đảm bảo nguồn thức ăn. Giải thích vỡ sao cõy trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng vỡ khớ hậu núng ẩm ( K-G)

II. Đồ dùng dạy học:

 - Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

 - Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

 ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?

 Điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ sự phân bố dân cư ở Việt Nam.

2. Giới thiệu bài

 GV nêu nhiệm vụ học tập.

3. Bài mới:

HĐ1. Vai trò của ngành trồng trọt

Mục tiêu: Biết vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp.

Cách tiến hành:

- GV treo lược đồ nông nghiệp Việt Nam .

- HS quan sát và nêu tên, tác dụng của lược đồ.

? Nhìn trên lược đồ, em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?

? Em rút ra kết luận gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?- HS trình bày- HS nhận xét.

- GV kết luận.

HĐ2. Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam

Mục tiêu: Biết các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.

- HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ( Mẫu phiếu học tập theo thiết kế Địa lí trang 66 ).

 - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

 - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.

 - GV kết luận.

HĐ3. Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm

Mục tiêu: Biết giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trao đổi các vấn đề sau:

? Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?

? Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?

? Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới?

? Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?

? Em biết gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này?

? Với những cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp nước ta?

- HS trình bày- HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV kết luận.

HĐ 4. Sự phân bố cây trồng ở nước ta

Mục tiêu: Biết sự phân bố cây trồng ở nước ta.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.

- HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và trình bày sự phân bố các loại cây trồng của Việt Nam.

- Các nhóm cử đại diện thi trình bày.

- GV nhận xét và tuyên dương HS trình bày hay và đúng.

HĐ 5. Ngành chăn nuôi ở nước ta

Mục tiêu: Biết đặc điểm của ngành chăn nuôi ở nước ta.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2.

- HS thảo luận các vấn đề sau:

 + Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?

 + Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?

 + Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?

 Đại diện nhóm trình bày.

 GV kết luận.

4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- GV nhận xét tiết học.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thích được lí do mình thích.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài cho ôn tập tiết 4.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LỊCH SỬ
TIẾT 10. BÁC HỒ ĐỌC “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”
I. Mục tiêu: 
- Nêu một số nét chính cuộc mít tinh ngày 2-9 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập .
- Ghi nhớ : đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà .
II. Đồ dùng dạy học:
- Đĩa hình về ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
III. Hoạt động dạyhọc:
1. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Tám?
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét .
2. Giới thiệu bài(1/)
 Trong lịch sử nước ta đã có một mùa thu cách mạng, mùa thu đổi đời để người dân nước Việt Nam từ một vong quốc nô trở thành một đất nước độc lập. Để khẳng định lại điều đó, vào ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình diễn ra sự kiện lịch sử gì ? Mời các em hãy tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập:
Các em cần tìm hiểu : 
- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khi nào? ở đâu?
- Không khí của buổi lễ như thế nào?
- Bản Tuyên ngôn Đọc lập khẳng định điều gì?
- Tình cảm của Bác Hồ và nhân dân được thể hiện ra sao?
3. Bài mới:
HĐ1. Không khí của buổi lễ. (5/)
Mục tiêu: Biết một số nét về không khí của buổi lễ.
Cách tiến hành: 
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu cá nhân:
- Ngày 2- 9- 1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- Em hãy nêu một số nét về không khí của buổi lễ?
- Bác Hồ xuất hiện trên lễ đài như thế nào?
Học sinh nghiên cứu SGK đoạn: Từ đầu đến hoan hô như sấm dậy” và trả lời các câu hỏi trên.
Kết luận: Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Không khí buổi lễ độc lập thật tưng bừng mà trang nghiêm. Cả Hà Nội rợp cờ hoa và biểu ngữ, người từ các ngã đổ về Ba Đình đông như trẩy hội.Bác Hồ ăn mặc đơn sơ, thân mật.
HĐ2. Tuyên ngôn Độc lập. (12/)
Mục tiêu: Biết nội dung chính của Tuyên ngôn Độc lập?
Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4:
- Nêu nội dung chính của Tuyên ngôn Độc lập?
- Quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và quần chúng nhân dân như thế nào? 
- Học sinh tìm hiểu đoạn : Với dáng điệu .đến hết- Thảo luận
- Đại diện trình bày kết quả.
- Học sinh nhận xét- Giáo viên nhận xét
 Kết luận: Với lời nói của Bác điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng, từng câu, từng chữ đi vào lòng người, “Tuyên ngôn Độc lập” nêu rõ quyết tâm sắt đá, tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của 20 triệu người Việt Nam: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập tự do ấy
Và bây giờ mời các em hãy cùng cha anh sống lại những giây phút thiêng liêng đó của dân tộc qua đoạn băng sau. (Giáo viên máy chiếu)
HĐ3. Ý nghĩa lịch sử. (7/)
Mục tiêu: Biết ý nghĩa lịch sử của sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
Cách tiến hành: 
- Giáo viên: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 2
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập?
- Học sinh thảo luận- Cử đại diện trình bày
Kết luận: Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết: Nước Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do và quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do, độc lập
4. Củng cố , dặn dò(5/)
- Trong lịch sử dân tộc ta đã có những bản tuyên ngôn Độc lập nào?
(Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, bài thơ thần của Lý Thường Kiệt có giá trị như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ở thế kỉ thứ 10.
Năm 1428, sau khi quét sạch quân xâm lược nhà Minh, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết bài Bình Ngô đại cáovà bài thơ này cũng được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta ở thế kỉ 15.
Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: Kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Được sống trong cảnh thanh bình của ngày hôm nay, em cần phải nghĩ gì và làm gì? 
- Học sinh đọc tóm tắt bài học.
- GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KHOA HỌC
TIẾT 19. PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
 KNS: Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường đường bộ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
- Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì?
+ Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ tâm sự?
 - GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu MĐ, YC của tiết học
3. Bài mới:
Hoạt động1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông(10/)
Mục tiêu: HS biết nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
Cách tiến hành
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin của các tổ.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- GV yêu cầu HS các tổ lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Các em hãy kể cho mọi người cùng nghe về tai nạn giao thông mà em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
- GV ghi nhanh các thông tin lên bảng.
 + Ngoài những nguyên nhân mà bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
 - HS trình bày- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - GV kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ. 
Hoạt động 2: Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó(9/)
Mục tiêu :
- HS biết những việc làm vi phạm luật giao thông đường bộ của những người tham gia giao thông trong hình .
- Nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS quan sát hình minh hoạ trang 40 SGK, trao đổi và thảo luận để:
+ Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?
+ Điều gì có thể xẩy ra với người vi phạm giao thông đó?
+ Hậu quả của vi phạm đó là gì?
- Đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét bổ sung.
+ Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Một số biện pháp an toàn giao thông(8/)
Mục tiêu : HS nêu được một số biện pháp an toàn giao thông.
Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS quan sát tranh minh hoạ trang 41SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông và ghi vào bảng nhóm.
- Các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 14 tháng 11 năm 2019
TOÁN
TIẾT 49. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 Biết : - Cộng các số thập phân.
 	 - Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
 	 - Giải bài toán có nội dung hình học
II. Đồ dùng dạy học
 	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
 - HS nêu cách cộng hai phân số
 - GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
 	GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Luyện tập(27/ )
* GV tổ chức cho HS làm các BT trong SGK
 Bài 1 Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a
 	- HS làm vào vở nháp ; GV nhận xét và viết kết quả vào bảng lớp.
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a + b
5,7 + 6,24 = 11,94
14,9 + 4,36 = 19,26
0,53 + 3,09 = 3,62
b + a
6,24 + 5,7 = 11,94
4,36 + 14,9 = 19,26
3,09 + 0,53 = 3,62
- HS nhận xét để tự nêu được: Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
 - GV nhận xét và bổ sung, giúp HS biểu diễn: a + b = b + a
 Bài 2 a,c
- HS làm bàivào vở; yêu cầu HS tính tổng và dùng tính chất giao hoán để thử lại.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HS lên bảng chữa bài; yêu cầu HS đặt tính dọc.
 Bài 3 HS đọc đề toán, nhận diện dạng toán và giải
 - HS làm bài vào vở; GV giúp đỡ HS yếu; 1 HS làm vào bảng phụ
 - GV cùng HS chữa bài: Bài giải 
 Chiều dài hình chữ nhật là:
 16,34 + 8,32 = 24,66( m)
 Chu vi hình chữa nhật là:
 ( 24,66 + 16,34) x 2 = 82( m)
 Đáp số: 82 m.
 4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KỂ CHUYỆN
TIẾT 10. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT4)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT, TT, thành ngữ, tục ngữ ) về chủ điểm đã học( BT1)
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài(1/)
 GV nêu MĐ ,YC của tiết học.
2. Ôn tập(32/)
* GV tổ chức, hướng dẫn HS làm các BT:
 Bài 1: Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT
- HS thảo luận nhóm, làm bài tập1 trong vở bài tập - 2 HS làm vào bảng nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
- GV lưu ý HS: Một từ đồng thời có thể diễn tả một nội dung theo chủ điểm này hay chủ điểm kia hoặc một từ có thể thuộc một số từ loại khác nhau
- GV cùng HS chữa bài.
 Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
- HS làm việc theo nhóm; 2 HS làm vào bảng nhóm.
- GV cùng HS chữa bài:

bảo vệ
bình yên
đoàn kết
bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn
gìn giữ
bình an, yên bình, thanh bình, yên ổn,...
kết đoàn, liên kết,...
bạn hữu, bầu bạn, bè bạn,..
bao la, bát ngát, mênh mang,...
Từ trái nghĩa
phá hoại, tàn phá, tàn hại, phá phách, phá huỷ, huỷ hoại, huỷ diệt
bất ổn, náo động, náo loạn,...
chia rẽ, phân tán, mâu thuẫn,...
kẻ thù, kẻ địch,...
chật chội, chật hẹp,...

3. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tiết sau tiếp tục kiểm tra TĐ, HLT
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 10. TÌNH BẠN
I. Mục tiêu
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết thân ái , giúp đỡ lẫn nhau , nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn.
 - Cư xử tốt với bạn bè trong lớp, trong trường và trong cuộc sống hằng ngày.
 KNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học
- Bài hát Lớp chúng ta kết đoàn
- Phiếu học tập
III. Hoạt động day học
1. Bài cũ(5) . 
- Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ bài học trước.
- Nhận xét 
2. Giới thiệu bài: (1/)
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Em sẽ làm gì? (7/)
 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 2.
 - HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập (GV chuẩn bị sẵn)
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
Hoạt động 2: Cùng nhau học tập gương sáng(8/)
 - GV tổ chức cho HS học tập theo nhóm 4.
 - Mỗi nhóm lựa chọn và kể cho nhau nghe một câu chuyện về tấm gương trong tình bạn mà các em đã chuẩn bị trước ở nhà.
 - Đại diện nhóm lên kể trước lớp và trả lời câu hỏi:
 	+ Câu chuyện đã kể về những ai?
 	+ Chúng ta học tập được gì từ câu chuyện mà em đã kể?
 - GV nhận xét và khen ngợi những HS kể hay, truyền cảm.
 - GV kể thêm một vài câu chuyện.
 Hoạt động 3: Liên hệ bản thân(5/)
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - HS sử dụng phiếu tự điều tra đã hoàn thành ở nhà. Các thành viên của nhóm sẽ đưa ra những việc đã làm và chưa làm được. Từ đó thống nhất những việc nên làm để có một tình bạn đẹp của cả nhóm và ghi vào bảng nhóm.
 - Các nhóm dán kết quả lên bảng lớp.
 - GV nhận xét và khen những nhóm có những việc đúng và tốt cho tình bạn.
 - GV kết luận.
 Hoạt động 4: Trò chơi Ai nhanh hơn? (7/)
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
 - GV chia lớp thành 2 nhóm. Thời gian chơi 10 phút.
 - Mỗi nhóm thay phiên nhau đọc những câu ca dao tục ngữ về tình bạn. Mỗi lần đọc đúng sẽ được thưởng một ngôi sao màu vàng. Bên nào có nhiều ngôi sao hơn bên đó sẽ thắng.
 - HS tiến hành chơi.
 - GV nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2.
TẬP ĐỌC
TIẾT 20. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT5)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu của HS.( đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn)
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân, và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Phiếu ghi tên các bài TĐ, HTL; 
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài. (1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Ôn tập TĐ- HTL. (15/)
Mục tiêu: Ôn tập các bài tập đọc đã học từ tuần 1-9.( đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn)
Cách tiến hành: 
- GV mời từng HS lên bốc thăm bài đọc
- HS đọc trong SGK theo chỉ định trong phiếu
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bài.
- HS đánh giá - GVnhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài tập: (17/)
Mục tiêu: Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng
 dân, và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
Cách tiến hành: 
- 1HS đọc , lớp đọc thầm yêu cầu bài tập 2.
- GV lưu ý hai yêu cầu:
 + Nêu tính cách một số nhân vật
 + Phân vai để đọc 1 trong 2 đoạn.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4:
 + Tìm tên nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật trong đoạn trích?
- GV nhận xét, bổ sung
 + Phân vai cụ thể để tập đọc một trong hai đoạn của vở kịch Lòng dân
- Mỗi nhóm chọn một đoạn kịch đọc theo cách phân vai.
- HS đọc trước lớp trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc giỏi nhất.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2019
TOÁN
TIẾT 50. TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
- Biết tính tổng nhiều số thập phân
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (5/)
 - Hỏi HS cách cộng hai số thập phân và thực hiện phép tính:
 23,6 + 4,5 ; 10,98 + 2,06
 - GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu MĐ, YC của tiết học
3. Bài mới: Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân(13/)
Mục tiêu: Biết tính tổng nhiều số thập phân
Cách tiến hành
a. Ví dụ:
 - GV nêu bài toán; HS theo dõi- TLCH:
 + Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng?
 + Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5 =?
 - HS làm bài và trình bày bài- HS nhận xét.
 - GV chuẩn kiến thức: Ta phải đặt tính và tính như sau: 
 78,75
* Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân. b. Bài toán
- GV nêu bài toán.
+ Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
- HS giải bài toán- HS trình bày cách giải bài toán.
- GV nhận xét. Bài giải
 Chu vi của hình tam giác là:
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 ( dm)
 Đáp số: 24,95 dm
4. Luyện tập(14/)
Mục tiêu: 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện nhất.
Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS làm và chữa bài.
Bài 1:a,c. Tính 
- HS tự tính vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- Bốn HS lên bảng chữa bài; GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
- GV và HS nhận xét.
 Bài 2: Tính rồi so sánh
 - HS nêu kết quả; GV điền vào bảng
a
b
c
(a + b) + c
a + ( b + c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8) + 1,2 = 10,5
2,5 + ( 6,8 + 1,2) = 10,5
1,34
0,52
4
( 1,34 + 0,52) + 4 = 5,86
1,34 + ( 0,52 + 4) = 5,86
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân
 - GV viết lên bảng: ( a + b) + c = a + ( b + c) 
 Bài 3: a,c. Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính?
- GV gợi ý về sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính cho thuận lợi
- HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
- HS chữa bài; GV yêu cầu HS giải thích đã sử dụng tính chất nào?
5. Củng cố dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 19. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I(TIẾT 6)
I. Mục tiêu: 
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 ( chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d ) . Thực hiện được toàn bộ BT2 ( K-G)
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa ( BT4).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, phiếu ghi nội dung BT1, BT2.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài(1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn giải bài tập: (32/)
 Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu BT
 + Vì sao cần thay đổi những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác? ( Vì các từ đó được dùng chưa chính xác)
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
- GV hướng dẫn HS chữa bài và đưa ra lời giải đúng
Câu
Từ dùng không chính xác
Lí do
Thay bằng từ đồng nghĩa
Hoàng bê chén nước bảo ông uống
bê( chén nước)
bảo( ông)
Chén nước nhẹ, không cần bê.
Cháu bảo ông là thiếu lễ độ
 bưng
 mời
Ông vò đầu Hoàng
vò( đầu)
Vò là chà đi xát lại,...
không thể hiện đúng hành động của ôngh vuốt tay nụe nhàng trên tóc cháu
 xoa
“ Cháu vừa thực hành xong bài tập ông ạ!”
thực hành( xong bài tập)
Thực hành là từ chỉ chung việc áp dụng lí thuyết vào thực tế,...
 làm

 Bài 2: 
 - HS làm bài cá nhân. Sau đó GV dán 3 phiếu trên bảng, gọi 3 HS lên thi đua điền nhanh
 - GV hướng dẫn HS chữa bài, kết luận lời giải đúng.
 - Lời giải: no; chết; bại; đậu; đẹp. 
 Bài 3 HS đọc yêu cầu BT
 - GV lưu ý HS: 
 + Mỗi em có thể đặt hai câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm hoặc đặt một câu chứa đồng thời hai từ đồng âm.
 + Cần chú ý dùng từ đúng với nghĩa đã cho.
- HS làm vào vở; GV giúp đỡ HS yếu.
- HS tiếp nối nhau đọc các câu văn.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 4 
- HS làm việc độc lập.
- GV lưu ý HS: cần dặt câu đúng với nghĩa đã cho.
- HS tiếp nối nhau đọc các câu văn; GV nhận xét, bổ sung. 
3. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KHOA HỌC
 TIẾT 20. ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (TIẾT1)
I. Mục tiêu: 
Ôn tập kiến thức về :
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì .
- Cách phòng tránh các bệnh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
+Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3 Bài mới:
HĐ1. Ôn tập về con người và sức khoẻ(12/)
Mục tiêu : Ôn tập về đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì .
Cách tiến hành
- GV phát phiếu học tập cho từng HS (GV chuẩn bị sẵn)
- HS tự hoàn thiện phiếu học tập.
- GV cho HS biểu điểm để HS tự kiểm tra bài làm của mình.
- HS suy nghĩ, TLCH:
 + Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?
 + Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới?
 + Hãy nêu sự hình thành một cơ thể người?
 + Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
 - HS trình bày- HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
HĐ2. Cách phòng tránh một số bệnh(15/)
Mục tiêu: Cách phòng tránh các bệnh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng:
+ Nhóm trưởng bốc thăm lựa chọn một trong các bệnh đã học để vẽ sơ đồ về cách phòng chống bệnh đó.
+ GV hướng dẫn, gợi ý những nhóm gặp khó khăn.
- Các nhóm dán bài làm của nhóm mình lên bảng lớp.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn tiết sau tiếp tục ôn tập.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐỊA LÍ
 TIẾT 10. NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu: 
HS cần:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
 - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_10_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan