Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021
Lịch sử:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh biết được
+ Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kỳ cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.
- Kĩ năng: Kĩ năng trình bày; kĩ năng làm việc nhóm
- Định hướng thái độ: Lòng biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Định hướng về năng lực:
+ Nhận thức lịch sử: Biết được vì sao cần phải sớm thống nhất các tổ chức cộng sản; vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng CSVN.
+ Tìm tòi, khám phá lịch sử: Tìm hiểu về hoàn cảnh đất nước và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản; Hội nghị thành lập Đảng
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Biết được ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh lịch sử : chân dung Nguyễn Ái Quốc năm 1930, chân dung các đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng ( 3/2/1930)
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Khởi động
1. Kiểm tra, nhận xét phần vận dụng của tiết trước:
- Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?
- Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
2. Giới thiệu bài
- GV cho học sinh xem chân dung Nguyễn Ái Quốc năm 1930, chân dung các đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng ( 3/2/1930)
- GV nêu câu hỏi:
+ Các em có biết đây là ai không?
+ Vậy Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng CSVN? Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Ở đâu? Để biết được điều này, mời các em cùng tìm hiểu qua bài: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
B. HĐ hình thành kiến thức ( HĐ khám phá)
ết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét B. Bài mới : (27 p) 1. GV giới thiệu bài : 2. Phần nhận xét : Bài tập 1. - Gọi HS đọc bài - HS thảo luận theo cặp để nối nghĩa thích hợp - 1 số HS trả lời - GV : Các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ. - Cho HS nhắc lại nghĩa của từng từ. Bài tập 2. Yêu cầu HS đọc đề bài 2 - GV ghi bảng các từ in đậm trong sgk. - Gọi một số HS nêu câu TL + Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng của người và động vật + Mũi của thyền không dùng để ngửi được + Tai của cái ấm không dùng để nghe được. - GV : Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai (BT1) ta gọi là nghĩa chuyển. Bài tập 3 : GV hướng dẫn HS hiểu đề. HS suy nghĩ, giải thích : - Giống : + Răng đều nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng. + Mũi : cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước. + Tai : cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai. - GV : Nghĩa của những từ đồng âm khác hẳn nhau (VD : treo cờ, chơi cờ tướng) Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ- vừa khác, vừa giống nhau. Nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một nghĩa gốc, TV trở nên hết sức phong phú. 3. Phần ghi nhớ : HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Lấy một số ví dụ minh họa. 4. Luyện tập : Bài 1 : HS đọc đề bài - HD HS : Gạch một gạch dưới nghĩa gốc, hai gạch dưới nghĩa chuyển. - HS làm bài vào vở. Gọi HS nối tiếp nêu câu a,b, c. GV nhận xét. Bài 2 : 1 HS đọc yêu cầu BT. - HS làm việc theo nhóm 4 - Các nhóm thi đua nhau . Nhóm nào làm nhanh và tìm được nhiều là nhóm đó thắng cuộc. + lưỡi : lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi lê,... + miệng : Miệng bát, miệng hũ, miệng bình,... + cổ : cổ chai, cổ lọ, cổ áo, cổ tay,... + tay : tay áo, tay ghế, tay tre, tay súng, tay vợt,... + lưng : lưng ghế, lưng núi, lưng đồi, lưng trời, lưng đê,... 5. Củng cố, dặn dò : - Học nhắc lại phần ghi nhớ. Tìm thêm một số từ nhiều nghĩa. - Nhận xét giờ học. ________________________________ Âm nhạc: ( Thầy Duyệt dạy) ________________________________ Toán KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản) và cấu tạo của số thập phân. - Biết đọc, viết các số thập phân ở dạng đơn giản. II. Đồ dùng: Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học : A. Kiểm tra bài cũ : ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - LT viết lên bảng: 1dm ; 5dm ; 1cm ; 1mm + Mỗi số đo chiều dài trên bằng một phần mấy của mét? - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét B. Bài mới : 1. Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân - GV kẻ bảng như SGK lên bảng - GV lần lượt nêu các câu hỏi để HS trả lời, hình thành nội dung bài học - Gv vừa viết lên bảng vừa giới thiệu : 0,1 đọc là : không phẩy một 0,01 đọc là : không phẩy không một 0,001 đọc là : không phẩy không không một - Phần b : tương tự - GV kết luận: Các số 0,1 , 0,01 , 0, 001 , 0,07 , 0,009 , đều là số thập phân. 2. Luyện tập Bài 1 : GV chỉ vào từng vạch trên tia số, cho HS đọc phân số thập phân và số thập phân ở vạch đó. - Chẳng hạn : một phần mười ; không phẩy một. Bài 2 : GV hướng dẫn HS viết theo mẫu của từng phần a, b rồi tự làm bài và chữa bài. Kết quả : a. 0,7m b. 0,09m 0,5m 0,03m 0,002m 0,008m 0,004m 0,006 kg Bài 3 : GV vẽ bảng (như SGK) lên bảng phụ rồi cho HS làm bài và gọi HS chữa bài. Lưu ý : Khi HS chữa bài, yêu cầu HS đọc các số đo độ dài viết dưới dạng STP. - Chấm chữa bài C- Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. ______________________________ CHIỀU: ( GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) ____________________________ Thứ Tư, ngày 04 tháng 11 năm 2020 English: ( Cô Lài dạy) _____________________________ Kể chuyện CÂY CỎ NƯỚC NAM I. Yêu cầu cần đạt : - Dựa vào tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện . II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ trong SGK - Băng ghi nội dung chính của từng tranh. III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: (5p) ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - LT mời lần lượt mời 2 bạn lên kể câu chuyện đã nghe, đã đọc Ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. B. Dạy bài mới : (27) 1. Giới thiệu bài 2. GV kể chuyện - Yêu cầu HS quan sát tranh đọc thầm các yêu cầu trong SGK. - GV kể 2 lần, HS nghe và ghi lại tên một số cây thuốc quý trong truyện - GV giải thích một số từ ngữ : trường năng, dược sơn. 3. Hướng dẫn kể chuyện a) Kể chuyện theo nhóm - HS dựa vào tranh minh họa và lời kể của GV, nêu nội dung của từng bức tranh. - HS dựa vào nội dung kể chuyện trong nhóm. b). Thi kể chuyện trước lớp - HS thi kể chuyện theo nhóm trước lớp theo hình thức nối tiếp. - Tổ chức thi kể toàn bộ câu chuyện c). Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Câu chuyện kể về ai? - Câu chuyện có ý nghiã gì? - Vì sao truyện có tên gọi là Cây cỏ nước Nam? C. Củng cố dặn dò (3p) - Nhận xét giờ học. ______________________________ Lịch sử: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học sinh biết được + Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. + Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kỳ cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn. - Kĩ năng: Kĩ năng trình bày; kĩ năng làm việc nhóm - Định hướng thái độ: Lòng biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. - Định hướng về năng lực: + Nhận thức lịch sử: Biết được vì sao cần phải sớm thống nhất các tổ chức cộng sản; vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng CSVN. + Tìm tòi, khám phá lịch sử: Tìm hiểu về hoàn cảnh đất nước và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản; Hội nghị thành lập Đảng + Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Biết được ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh lịch sử : chân dung Nguyễn Ái Quốc năm 1930, chân dung các đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng ( 3/2/1930) - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: A. Khởi động 1. Kiểm tra, nhận xét phần vận dụng của tiết trước: - Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài? - Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? - Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành? 2. Giới thiệu bài - GV cho học sinh xem chân dung Nguyễn Ái Quốc năm 1930, chân dung các đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng ( 3/2/1930) - GV nêu câu hỏi: + Các em có biết đây là ai không? + Vậy Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng CSVN? Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Ở đâu? Để biết được điều này, mời các em cùng tìm hiểu qua bài: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời B. HĐ hình thành kiến thức ( HĐ khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản. * GV giới thiệu: Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã HĐ tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Từ năm 1926 trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 9/1929, ở VN lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các nhà tổ chức đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp giúp đỡ nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng chưa tổng hợp được sức mạnh chung. * HS làm việc theo cặp, cùng trao đổi các câu hỏi sau: 1. Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì? 2. Vì sao cần phải sớm thống nhất các tổ chức cộng sản? 3. Muốn thống nhất được ba tổ chức cộng sản đòi hỏi người lãnh tụ phải có những khả năng gì? Ai có thể làm được được điều đó? 4. Vào thời điểm này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang họat động ở đâu? - Đại diện các cặp trình bày - HS nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức: Cuối năm 1929, phong trào cách mạng VN rất phát triển, đã có ba tổ chức cộng sản ra đời và đã lãnh đạo các phong trào; thế nhưng để có ba tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng phân tán, không hiệu quả. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hợp nhất ba tổ chức này thành một tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm được điều đó và lúc đó cũng chỉ có Người mới làm được. Chúng ta cùng tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng CSVN. Hoạt động 2: Trình bày những hiểu biết về Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. * Học sinh làm việc theo nhóm 4: Các nhóm hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1. Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu? vào thời gian nào? ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Ai chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở Hồng Kông? ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Em biết những gì về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc? ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 5. Em hãy trình bày kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 6. Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật? ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Đại diện các nhóm lên dựa vào phiếu để trình bày những hiểu biết về Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Để tổ chức hội nghị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cộng sản phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, nguy hiểm. Cuối cùng hội nghị đã thành công. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc thành lập một Đảng CSVN duy nhất ở nước ta. Hoạt động 3: Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. * GV nêu câu hỏi, HS trả lời: - Sự thống nhất các tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng VN? - Em hãy nói ý nghĩa của việc thành lập Đảng? * HS rút ra nội dung bài học. C. HĐ luyện tập, vận dụng ( HĐ nối tiếp) * Luyện tập - Học thuộc ghi nhớ nắm được và nhớ được mốc lịch sử ngày thành lập Đảng 3 - 2 - 1930. - Thuộc ý nghĩa lịch sử. * Vận dụng: + Hãy hát một bài hát hoặc đọc bài thơ ca ngợi về Đảng CSVN và Bác Hồ kính yêu. ______________________________ Toán KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (TIẾP THEO) I.Yêu cầu cần đạt : - Biết đọc viết các số thập phân ( các dạng đơn giản thường gặp) - Cấu tạo của số thập phân có phần nguyên và phần thập phân. - Làm được BT1, BT2. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: (5p) ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - LT mời lần lượt gọ 4 bạn. Viết các phân số thập phân sau thành các số thập phân = dam.; dm =m..; mm = m; 5 cm =..dm - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét B.Dạy bài mới: (27p) 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu về số thập phân (tiếp theo) Ví dụ 1. GV treo bảng phụ viết sẵn bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc. - HS viết 2m 7dm dưới dạng có đơn vị đo là mét. - GV giới thiệu 2m được viết thành 2,7m. - GV giới thiệu cách đọc: 2,7m đọc là hai phẩy bảy mét. - Tương tự giới thiệu 8,56m; 0,195m. - GV nêu kết luận: các số 2,7 ; 8,56 ; 0, 195 cũng là các số thập phân. 3. Giới thiệu cấu tạo số thập phân 8 , 56 Phần nguyên Phần thập phân 4. Luyên tập Bài 1 : GV ghi bảng các số trong SGK 9,4 ; 7,98 ; 25,477 ; 206,075 ; 0,307 - Gọi 3 HS đọc lần lượt các STP Bài 2 : Cho HS làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài HS phải đọc từng số thập phân đã viết được. 5; 82; 810 Bài 3 :( HS có thể về nhà làm thêm). C. Củng cố dăn dò: (3 p) - Nhận xét giờ học. _____________________________ Tập đọc TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. Yêu cầu cần đạt : - Đọc diễn cảm được toàn bài , ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do . - Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai- ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành (trả lời được các câu hỏi trong SGK ;thuộc 2 khổ thơ ). * Đối với HS HTT : Thuộc cả bài thơ và nêu ý nghĩa của bài II. Đồ dùng dạy học : + Ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình + Bảng phụ viết đoạn thơ cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: (5p) ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - LT mời lần lượt 3 HS nối tiếp đọc ba đoạn bài Những người bạn tốt và trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? + Điều kì diệu gì khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. B.Bài mới : (27p) 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - 1 HS khá đọc bài thơ. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. - HS đọc phần chú giải trong SGK - HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài - HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi trong SGK + Những hình ảnh nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên sông Đà? + Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà? + Những câu thơ nào trong bài thể hiện phép nhân hóa? c. Học thuộc bài thơ - HS có thể chọn khổ thơ cuối để đọc diễn cảm - HS đọc theo cặp sau đó thi đọc trước lớp - HTL từng khổ thơ và cả bài thơ. Thi đọc thuộc lòng. C.Củng cố dặn dò: (3p) - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bài thơ ___________________________ Thứ Năm, ngày 5 tháng 11 năm 2020 Toán HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN - ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN I-Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu nhận biết tên các hàng số thập phân( dạng đơn giản thường gặp - Tiếp tục học cách đọc, viết số thập phân. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: (5p) ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - LT mời lần lượt HS 3 bạn lên bảng: * Điền các phân số thâp phân vào chỗ trống: 0,2 =; 0,05 = ..; 0,045 = .. - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét B. Bài mới: (27p) 1.Giới thiệu bài 2. Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của số thập phân. a) Các hàng và mối quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau của số thập phân. Phân tích các hàng của số thập,phân 375,406 và ghi vào bảng sau: Số thập phân 3 7 5 , 4 0 6 Hàng Trăm chục đơn vị Phần mười Phần trăm Phần nghìn - HS quan sát và đọc bảng phân tích trên. - Nêu các hàng của phần nguyên, các hàng của phần thập phân trong số thập phân trên. - Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng cao hơn kề nó? Cho ví dụ. - Mỗi đơn vị của một hàng bằng một phần mấy của hàng thấp hơn kề nó? Cho ví dụ. - HS nêu tên các hàng và giá trị của mỗi hàng một số ví dụ. 3. Luyện tập Bài 1 :Cho HS tự làm bài rồi chữa bài - GV viết lần lượt từng số lên bảng - HS lần lượt trả lời. Bài 2, 3 : HS làm vào vở, chấm và chữa bài. Nhận xét giờ học _________________________________ Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Giúp HS : - Luyện tập về tả cảnh sông nước; xác định được cấu tạo bài văn tả cảnh, các câu mở đoạn, sự liên kết về ý nghĩacác đoạn văn trong bài văn. - Thực hành viết các câu mở đoạn cho đoạn văn; yêu cầu lời văn tự nhiên sinh động. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa vịnh Hạ Long và Tây Nguyên. III. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1.HS hoạt động theo nhóm Đọc đoạn văn Vịnh H Long và trả lời các câu hỏi cuối đoạn văn. Mở bài:Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của nước Việt Nam. Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh. Kết bài: Núi non, sông nước tươi đẹpmãi mãi giữ gìn. + Phần thân bài gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả gì? - Các đoạn văn của phần thân bài và ý của mỗi đoạn. Đoan 1 : Tả sự kì vĩ của Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo. Đoạn 2 : Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long. Đoạn 3 : Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa. + Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn văn và trong cả bài? HS : Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau. Bài tập 2. - Đoạn 1. Câu mở đoạn b. - Đoạn 2 : Câu mở đoạn c Bài tập 3. HS đọc yêu cầu bài 3. - HS làm bài tập vào vở bài tập. - Gọi một số HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò. - Viết một đoạn văn trong bài văn miêu tả cảnh sông nước. ____________________________ Tin học: ( Thầy Thắng dạy) ____________________________ Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu: Giúp HS: - Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển cuả một số từ nhiều nghĩa trong câu. - Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ. II. Đồ dùng dạy và học:Vở bài tập của HS III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: (5 p) ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - LT mời lần lượt HS nêu các đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại; nêu quan hệ giữa các đơn vị đo. - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ. - Tìm nghĩa chuyển của các từ: miệng , cổ. B. Dạy bài mới : (27 p) 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 : - Cả lớp làm vào vở nháp- 1 HS làm vào bảng phụ - Gọi 2-3 HS đọc bài làm của mình - Cả lớp và Gv nhận xét. - Chữa bài của HS làm ở bảng phụ Kết quả : 1- d; 2 - c; 3 - a; 4 - b. Bài 2 : - Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung? HSTL. GV: Từ “chạy” là từ nhiều nghĩa . Các nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nghĩa chung của từ chạy trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh. Bài 3: Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng (ăn cơm). Bài 4: GV cho HS đọc bài làm của mình và nhận xét những câu đúng C. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học - Ghi nhớ các từ nhiều nghĩa trong bài, tìm thêm một số từ nhiều nghĩa khác. ______________________
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc